Nhà Mỹ rẻ hơn VN chắc chủ yếu do đất rộng người thưa, cơ sở hạ tầng quốc gia tốt. Mỹ rộng gấp 30 lần VN, trong khi dân số chỉ gấp 3.
Thêm nữa thuế bất động sản cũng kiềm chế đầu cơ phần nào.
Nếu ở trong thành phố tương đối Tier 2 city thì 1.2m-1.7m là mua được căn nhà đẹp, đất rộng 700-800m2 trở lên rồi. Số tiền đấy mang vào Vinhomes mua được nhà 300-400m2 tùy thời điểm.
Mỹ có thuế đất, Vinhomes có tiền bảo trì, tính theo thu nhập bình quân từng nơi chắc cũng ngang ngang.
Với em Mỹ dễ sống hơn VN
Cụ làm em buồn cười quá. Thuế là thuế mà phí bảo trì là bảo trì, 2 khái niệm khác hẳn nhau. Không có phí bảo trì thì ai làm an ninh bảo vệ, chăm sóc cảnh quan, cắt cỏ tỉa cành? Cho nên ngoài thuế đất thì hiển nhiên Mỹ cũng phải có phí bảo trì. Tiền công lao động của Mỹ cao hơn nhiều so với VN nên phí chắc cũng cao hơn nhiều. Nếu xét cùng khối lượng công việc bảo trì thì tiền bỏ ra nếu tính theo thu nhập bình quân thì chắc phải ngang nhau, chứ Mỹ rẻ hơn thì em thấy có phần vô lý.
Xưa nay quyết định đắt rẻ là ở quan hệ cung cầu. Mỹ đất rộng người thưa, những khu vực ko ai muốn ở giá sẽ rất rẻ, nhưng không có nghĩa chỗ nào của nó cũng rẻ. Nếu ở trung tâm, giá ở Mỹ nó đắt ko thể tưởng tượng, nhiều khi có tiền cũng ko mua được, cụ nào phát biểu nhà VN đắt gấp 5 lần Mỹ là quá liều lĩnh, Mỹ phải cụ thể là Mỹ nào. Nếu so giá trung tâm, thật VN chỉ là tôm tép nhãi nhép so với thế giới. Thị trường có cái lý của nó. Ngoài ra so sánh cũng phải quy về cùng hệ quy chiếu, bởi thuế đất ở VN gần như bằng 0 còn thuế Mỹ rất đắt, giờ mà điều chỉnh giống nhau, ví dụ cho thuế đất ở Mỹ về gần 0 ấy, khẳng định giá vọt lên kinh khủng luôn, nhà giàu Mỹ nhiều lắm. Hay điều chỉnh ngược lại, giờ nhà phố ở VN đánh thuế vài trăm triệu 1 tỷ 1 năm, khẳng định giá sụt kinh hoàng, người ta sẽ chỉ giữ đủ ở thôi chứ ko có chuyện ôm vứt đấy.
Còn cụ gì nói mảnh đất vẫn là mảnh đất, đấy là lấy hệ quy chiếu là mảnh đất mà trong quan hệ cung cầu để định giá, quan trọng nhất là con người, phải lấy cái đấy làm hệ quy chiếu thì mới chuẩn được. Cụ để lại cho con mảnh đất thì sau này nếu dân số nhiều lên thì rất nhiều con cháu nhà khác sẽ phải cày bục mặt để trả giá cho mảnh đất cụ để lại. Công lao động cụ bỏ ra để mua mảnh đất ở hiện tại, em lấy ví dụ 1 con số nào đấy, 100 giờ lao động chẳng hạn, thì sau này đến đời con cháu cụ nó sẽ ko còn là 100 nữa, mà sẽ là vài trăm. Tất nhiên cũng hoàn toàn có thể có chiều ngược lại, ví dụ thiên thạch lao xuống VN chết sạch dân chỉ còn 1/3, thì cái 100 giờ lao động của cụ nó sẽ ko là 100 mà chỉ vài chục thôi. Lúc em còn bé đất rẻ bèo à, bán cả cái nhà chỉ đủ mua cái xe đạp, nhưng giờ thì chắc dư mua nghìn cái.