Tháng 12 năm 1930, một người đàn ông mang cổ cánh và chứng khoán tới Ngân hàng US để bán (lúc này đang là giữa khủng hoảng tài chính bắt đầu từ những năm 1929 rồi). Ngân hàng bảo đây là một khoản đầu tư có lợi và khuyên ông đừng dại bán. Rõ ràng là những lời khuyên khá chân thành, thế mà dấm dớ thế nào, ông kia ra khỏi ngân hàng và loa lên là ngân hàng mất mẹ khả năng thanh toán và không chịu trả tiền cho ông.
Chuyện nhỏ như con kiến nhưng đã tạo ra một làn sóng hoảng sợ lớn nhất trong lịch sử ngân hàng nước Mỹ, chỉ trong vòng vài giờ mà dân tình bu kín ngân hàng và hát bài ca "trả tiền bố mày đây".
Đương nhiên ngân hàng nhận tiền của các ông bà thì phải cho vay thằng khác thì mới có thể tạo ra lợi nhuận để trả lời chứ. Tiền không phải là sinh lí, tờ 100 không ngủ với tờ 50 để đẻ ra được thêm 2 tờ 75, nó cần được bơm vào hệ thống, thực hiện chức năng đầu tư, và thông qua những số nhân tiền tệ để tạo ra giá trị tài sản, số dư và lãi để trả các ông bà. Vì thế ngân hàng mà để lắm tiền mặt là ngân hàng không có đầu tư, vậy nó lấy gì để trả lãi các ông các bà, hihi...
Tuy nhiên điều này tạo nên tâm lí chung là "bomeroi, bọn này éo có tiền, chúng nó tiêu tiền của bomay rồi", và càng làm nhiều người kéo đến để đòi hơn. Đây chính là cơn lũ không chỉ quét đi 1 NH mà là cả 1 hệ thống tài chính, và tất cả chúng ta đều là người mất.
Thế là vào kì nghỉ Noel năm 1930 đen tối của ngàng ngân hàng ấy, Tổng thống Rooservelt cho ra soát lại hết khả năng thanh khoản của các ngân hàng, và ra những chính sách để bảo vệ định chế tài chính, trong đó có luật về dự trữ bắt buộc và cho vay liên ngân hàng
Luật Ngân hàng của Mèo Méo Meo ra đời năm 1933 và được nhân bản ở rất nhiều ngân hàng trung ương ở các nước trên thế giới.
Khi có rủi ro thanh khoản, bao gồm bank runs và silent bank runs (rút tiền trên mạng), guideline chung sẽ là:
Làm chậm dòng người: thông qua việc đảm bảo thanh toán đủ nhưng chậm hơn, do điều phối dòng tiền từ quĩ dự trữ. Với silent bank runs thì tắc app cũng nằm trong lịch trình được hướng dẫn ahihihi
Bán tài sản của ngân hàng đang có, bao gồm các khoản đầu tư, ngoại tệ, vàng ngân hàng nắm giữ, và cả cổ phiếu nữa. Đó là trường hợp bán NH với giá rẻ hoặc bị thôn tín và tái cơ cấu với 0 đồng... Ngân hàng luôn có tài sản, anh chị đã từng đi vay tiền ngân hàng, đã phải cầm cố thế chấp chửa. Có ngân hàng nào xuất tiền cho vay mà không cầm dao đằng chuôi đâu, phỏng ạ? Lúc cần, nó sẽ bán hết các khoản đầu tư này cho ngân hàng bán buôn: investment banks.
Vay ngắn hạn, vay qua đêm từ ngân hàng bạn và ngân hàng TW: Đây là điểm mấu chốt nhất để các mắt xích không đứt và không tạo nên rủi ro cho cả một hệ thống tài chính. Ngân hàng TW luôn nắm giữ dự trư bắt buộc của các ngân hàng, nên nó là BỐ MẸ của các ngân hàng. Lúc con đau yếu, nó bơm máu thông qua việc cho vay. Lãi suất qua đêm là cách định giá cho những khoản vay giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa ngân hàng NN và ngân hàng con.
Ví dụ một anh rút hết tiền ở ngân hàng A, anh gửi vào ngân hàng B. Lúc này anh B sẽ tay sau cho anh A vay qua lãi suất liên ngân hàng. Anh A đỡ phải trả lãi cho người khách, anh B thì ăn được lãi liên ngân hàng. Case này anh gửi tiền tự hạ giá mình từ 6-7% xuống còn 0, ngân hàng A tự nhiên chiếm dụng vốn free 1 thời gian, cho vay đầu tư >6 hay 7%, mất chút chi phí vay qua đêm từ B hoặc từ TW để trả bác khách, nhưng cuối cùng vẫn có lãi (từ chiếm dụng vốn miễn phí, và từ đầu tư). Túm lại là giao dịch này bác khách hàng trả lương cho Người Vận Chuyển thôi, chứ anh A và anh B đều chưa chắc đã thiệt gì.
Một bối cảnh nữa là ông khách nằng nặc đi Rút tiền trước hạn ở Ngân hàng S, và đi mua ngay cái nhà. Thằng bán nhà sau đó lại gửi vào ngân hàng B. Thiếu hụt tiền trong ngắn hạn, Ngân hàng S hoàn toàn có thể xin vay ngân hàng TW hoặc vay thẳng từ thằng B để trả tiền mặt cho ông đi mua nhà, vì tầm này bán nhà xong có ai để mấy cục gạch trong nhà để ngắm đâu.
Túm lại là nếu thằng A tèo, thì thằng B cho thằng A vay cũng tèo, vì thằng B cũng đi vay từ trong công chúng mà. Mà một khi thằng A B tèo thì công chúng sẽ không để yên, hiệu ứng rút hàng hoạt sẽ cho tèo từ A tới Z luôn. Sụp đổ liên tiếp sẽ làm chúng ta mất hết, chưa kể trộm cướp lại còn gia tăng. Thế nên Bố Mẹ của các Ngân hàng, cụ kị của A B sẽ không cho thằng nào tèo cả.
Chỉ ngán mỗi cái đúng dịp ai đó phải đi trả nợ thì app treo, không ck được nên như ngồi trên đống lửa thôi. Nhưng chắc mai kia sẽ ổn, phỏng ạ?
Nguồn em chép fb ạ