[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Ấy thế mà nhiều người vẫn nói bộ NG, CP không có cách đối phó, xử lý với anh Khựa đấy.
Nhìn gương thằng Phi đi ạ, có phải bây giờ đại nhục ko?

Ban đầu e dè, dựa hơi anh Mỹ, bị thằng Tàu nó chèn ép quá thì lại cứng một cách ngớ ngẩn, gây sự cả với thằng Đài, đến khi lỡ miệng, xin lỗi chúng nó mà chúng nó còn khinh cho như mẻ, nhục ko để đâu cho hết, đến lúc ấy lại tuyên bố: Philipin sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng, rất ngu xuẩn và kệch cỡm...

Em nói thật là riêng khoản gì thì khoản, chứ khoản ngoại giao đi dây thì nc ta có kinh nghiệm rồi, ngoại giao với Tàu từ xưa, ngay khi nhà Trần oánh bết xê lết 3 lần bọn giặc Nguyên, mà vẫn triều cống, vua Trần còn hạ mình xưng với vua Nguyên là thứ tiểu nhân, mong nhà Nguyên lượng thứ, bỏ quá cho. Cái chính là nc ta ko muốn chiến tranh, nhà Trần ko muốn chiến tranh, nhưng các chú Nguyên thích thì cứ mang quân sang, anh đập chết hết, 3 lần chứ có đùa đâu, nhưng ngoại giao thì cứ tránh đc là tốt lắm rồi., tiếp đến là ngoại giao với Pháp, với Mỹ, rồi cả thằng Tưởng Giới Thạch nữa, oke, chú muốn gì thì muốn, anh sẽ chiều trong những điều kiện nhún nhường, nhưng các chú cứ xác định là đứt, nếu muốn chơi kéo co với anh, anh có sân nhà, có thế mạnh iêng của anh...

Còn nói thật cái bọn não phẳng, hơi tí là nhảy dựng lên, đòi đánh đấm, đòi dàn quân, đòi hy sinh cho tổ quốc,..... cái bọn ấy mang bắn hết cho xong, ngu thì ngu nó vừa vừa tohoi, em xin phép nói thẳng, giwof em vừa đi nhậu về, hơi biêng biềng, có gì quá nhời các cụ bỏ quá cho
 

cutiantham

Xe máy
Biển số
OF-107372
Ngày cấp bằng
1/8/11
Số km
71
Động cơ
393,700 Mã lực
Nhìn gương thằng Phi đi ạ, có phải bây giờ đại nhục ko?

Ban đầu e dè, dựa hơi anh Mỹ, bị thằng Tàu nó chèn ép quá thì lại cứng một cách ngớ ngẩn, gây sự cả với thằng Đài, đến khi lỡ miệng, xin lỗi chúng nó mà chúng nó còn khinh cho như mẻ, nhục ko để đâu cho hết, đến lúc ấy lại tuyên bố: Philipin sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng, rất ngu xuẩn và kệch cỡm...

Em nói thật là riêng khoản gì thì khoản, chứ khoản ngoại giao đi dây thì nc ta có kinh nghiệm rồi, ngoại giao với Tàu từ xưa, ngay khi nhà Trần oánh bết xê lết 3 lần bọn giặc Nguyên, mà vẫn triều cống, vua Trần còn hạ mình xưng với vua Nguyên là thứ tiểu nhân, mong nhà Nguyên lượng thứ, bỏ quá cho. Cái chính là nc ta ko muốn chiến tranh, nhà Trần ko muốn chiến tranh, nhưng các chú Nguyên thích thì cứ mang quân sang, anh đập chết hết, 3 lần chứ có đùa đâu, nhưng ngoại giao thì cứ tránh đc là tốt lắm rồi., tiếp đến là ngoại giao với Pháp, với Mỹ, rồi cả thằng Tưởng Giới Thạch nữa, oke, chú muốn gì thì muốn, anh sẽ chiều trong những điều kiện nhún nhường, nhưng các chú cứ xác định là đứt, nếu muốn chơi kéo co với anh, anh có sân nhà, có thế mạnh iêng của anh...

Còn nói thật cái bọn não phẳng, hơi tí là nhảy dựng lên, đòi đánh đấm, đòi dàn quân, đòi hy sinh cho tổ quốc,..... cái bọn ấy mang bắn hết cho xong, ngu thì ngu nó vừa vừa tohoi, em xin phép nói thẳng, giwof em vừa đi nhậu về, hơi biêng biềng, có gì quá nhời các cụ bỏ quá cho
em like bác rùi đóa :-bd
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
em like bác rùi đóa :-bd
Bác like kỉu gì lại cho em chén diệu phạt ạ, đỏ lòm lòm ra, khổ thân iem

Em chỉ thích nói thẳng, nói thật thôi, đánh giá sự kiên gì cũng nên suy nghĩ một chút, một chính phủ tự lượng sức mình, mong muốn tránh chiến tranh cho nhân dân trong những điều kiện có thể nhất, vậy mà cả đống mấy cái mồm lẫn lũ rân chủ nửa mùa cứ gào lên là hèn nhát, là nhu nhược,

sư chúng nó chứ ạ, để đến khi người thân chúng đi lính phải hy sinh vì chiến đấu ngoài sa trường, ngồi nhà mình vẫn nơm nớp bom đạn, phải chịu cảnh thấp thỏm thì cái lũ rân chủ đang ngồi đớp hít bơ sữa ở Cali vui mừng lắm, cái đám a dua trong nước vui mừng lắm hay sao
 

Mouser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-200226
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
1,573
Động cơ
338,650 Mã lực
Website
www.facebook.com
Còn nói thật cái bọn não phẳng, hơi tí là nhảy dựng lên, đòi đánh đấm, đòi dàn quân, đòi hy sinh cho tổ quốc,..... cái bọn ấy mang bắn hết cho xong, ngu thì ngu nó vừa vừa tohoi, em xin phép nói thẳng, giwof em vừa đi nhậu về, hơi biêng biềng, có gì quá nhời các cụ bỏ quá cho
Em vote cụ cái. Chuẩn men
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,178
Động cơ
678,653 Mã lực
Cụ Viva hay hàm ý quá, nói không nói thẳng, chỉ dẫn và tranh luận cụ thể, cứ phán nhõn mỗi câu thế này, y như dân Tàu vậy...

Báo văn cáo với các cụ là có nhiều vụ chính xác là tàu ta đâm tàu ta luôn trên biển, có bằng chứng và kết luận đàng hoàng

Các cụ nên hiểu trên cái biển Đông ko chỉ mỗi ta và Khựa mà là có thể có tàu của bất cứ quốc gia nào qua lại, và khi không có bằng chứng cụ thể, ko xác định được chính xác thằng nào tát mình, thì "Lạ" là điều đương nhiên thôi ạ, ko phải bạ cái gì cũng quy Khựa,

Các cụ cũng nhớ là giờ thằng cờ hó ấy mong đợi mỏi mòn những sai lầm của ta để lu loa thiên hạ rằng là bịa đặt, rằng là vu khống, vậy khi ko xác định đc chính xác mà dám bô bô chỉ mặt nó nó là không sủa inh ỏi lên mới là "lạ"

Sai lè lè, ko có bằng chwgns nó còn lu loa đc chứ đừng nói chưa xác định đúng nó mà dám chỉ mặt nó chửi
Em vuốt Cụ rồi đới nhóe! :">. Đâu phải biển Đông của riêng nhà mềnh! Cũng đâu phải chỉ có tàu của 2 nước đi lại và làm ăn ở đấy.
Riêng về "nghệ thuật sắp đặt" thì thằng PHil cắp cặp đi học VN mấy chục năm chưa bằng.
Con chó bây giờ nó đang chực chờ mình lệch 1 ly(chứ không cần sai 1 ly) là nó phi mình 1 dặm ngay.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Các bác Ngoại Giao và Chính Trị nhà mềnh làm đúng rồi, hung hăng manh động với thằng Khựa chỉ thiệt thân thôi, ở đời phải biết mình là ai.b-)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Hoàng Sa - Trường Sa và các vấn đề trên Biển Đông

Để nhớ ơn những người đã hi sinh xương máu của mình bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hôm nay em mở topic này nhằm tìm hiểu thêm về tình hình biển đông, một phần máu thịt của người Việt Nam. Mong các cụ/mợ chung tay góp sức để topic được hoàn thiện nha.

Tư liệu phương Tây xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản in
Tư liệu phương Tây còn lưu lại đến nay cho thấy, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được xác định từ thế kỷ XV đến XIX.

Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam


1. Từ rất lâu đời (muộn nhất vào thế kỷ XV), các nhà hàng hải phương Tây đã xác định vùng quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha là những người đầu tiên của châu Âu có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đã nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các bãi ngầm san hô) rất nguy hiểm, bao quát cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự với những hiểu biết của các nhà địa lý Việt Nam cùng thời. Các cuộc khảo sát biển Đông của các nhà hàng hải phương Tây sau đó, nhất là của người Hà Lan và Pháp, ngày càng xác định rõ Pracela hay Paracels (Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam (tên gọi Việt Nam thời Pháp thuộc).
Bản đồ bán đảo Đông Dương của anh em nhà hàng hải Hà Lan Van-Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam, gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa hình của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn, đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa da Pracels (bờ Pracels), ở ngoài biển còn có Pulo Canton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận Quảng Ngãi.Tương đồng, thư tịch cổ Việt Nam cũng ghi nhận người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã từng nhiều lần tiếp xúc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong để buôn bán. Nhiều thuyền buôn của phương Tây gặp nạn ở Hoàng Sa đều cập vào bờ biển Việt Nam để xin giúp đỡ và cũng nhiều lần họ được các chúa Nguyễn cử người ra cứu hộ, cấp cho tiền bạc, lương thực và thuyền để trở về nguyên quán, như: vụ đắm tàu Grootenbroeck của Hà Lan năm 1634 trong vùng đảo Hoàng Sa. Viên thuyền trưởng đã tìm đến Hội An và Thuận Hoá để cầu cứu các chúa Nguyễn…
2. Từ thế kỷ thứ XVI, nước Đại Việt cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Phương Tây trích dẫn trên hầu hết các bản đồ thế giới hoặc khu vực Đông Á. Riêng Alexandre de Rhodes 1650, Công ty Đông Ấn La Haye năm 1658 và Taberd năm 1838 đã vẽ riêng bản đồ Việt Nam.Trong số hàng trăm bản đồ do Phương Tây thực hiện, hầu hết đều ghi rõ đất nước Việt Nam với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được gọi tên chung là Paracel hay Pracel. Bờ biển Prasel là ở Trung Bộ Việt Nam, chứ không hề ghi ở Nam Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mã Lai. Như vậy, thật hiển nhiên, khắp thế giới đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
3. Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam:"Paracels là một quần đảo thuộc về Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm thật khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó”.
4. Cuốn Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) khẳng định năm 1816, vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels:“Xứ Cochinchine, mà Quốc-Vương ngày nay đã xưng đế-hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)… vài đảo gần bờ biển, có dân cư, và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng-đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này”.
5. Cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của giám mục Taberd, xuất bản năm 1833, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dưới triều vua Gia Long:“Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong.Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.Ngoài ra, An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838, cũng khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam. Tiếp đến, The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.

6. The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) do tiến sĩ GutzLaff (1801-1851), Hội viên Hội Địa lý Hoàng gia Anh quốc, ghi nhận chính quyền An Nam đã lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels (tức Cát Vàng)...Cuốn Bách Khoa Địa Lý Hiện Đại (Geografia moderna universale) của G.R. Pagnozzi xuất bản năm 1823 dành nhiều trang nói về vương quốc An Nam có đề cập đến Paracels (Hoàng Sa). Sách Địa Lý Tóm Tắt (Compendio di Geografia) của nhà địa lý lừng danh người Ý là Adriano Balbi, xuất bản năm 1850, nêu rõ vương quốc An Nam có quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, Hải Tặc và Côn Đảo)...7. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San FranciscoNgày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam.

"Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Trần Văn Hữu nói.Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Sự kiện này minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.

8. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị GeneveHội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Theo Đất Việt
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Hoàng Sa 1974 (nguồn Wikipedia tiếng việt)

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòaHải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi còn quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Bối cảnh

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức"-tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lí, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)[1]. Vào thời điểm này, Trung Quốc là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc[1].
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong[2]. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng vào tháng 3/1969, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân xuống không còn đơn vị nào vào tháng 7/1970, đồng thời Trung Quốc giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất.Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Trung Quốc xem Hoa Kỳ là cường quốc đang mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam còn Liên Xô bị Trung Quốc xem là "chủ nghĩa đế quốc Xô Viết" nổi lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Trung Quốc. Một tài liệu của CIA ngày 12/8/1969 nhận định: “Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung – Xô. Cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc. Còn Trung Quốc tập trung sáu triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào năm 1973.[3]
Năm 1970, Hoa KỳNhật BảnHiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.[4].
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa.[2] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.[5]
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[6] Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.[6]
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Tương quan lực lượng

Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.[7]
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 396, 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407.[7] Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện.
Về vũ khí trên các tàu, 2 chiếc Tuần Dương hạm của Việt Nam Cộng hòa trang bị 1 khẩu pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước, đằng sau của khẩu đại pháo là giàn pháo 40 ly 2 nòng nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu pháo 76,2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau. Còn tàu khu trục HQ-4 được trang bị radar phòng không (DER - Destroyer Escort Radar) và hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Trong khi đó, tàu chống ngầm lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc trang bị 1 pháo 85 ly và 2 pháo 37 ly điều khiển bằng tay.[8]
Như vậy, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau.
Diễn biến

Phát hiện hải quân Trung Quốc và chiếm lại các đảo

Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) sau khi đưa một phái đoàn công binh Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Thiếu tá Hồng dẫn đầu (trong đó có một người Mỹ tên Kosh thuộc Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Ðà Nẵng) thăm dò một số đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi đạo ngắn đã phát hiện hai ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật (còn được gọi không chính xác là "đảo Cam Tuyền"), đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (còn được gọi không chính xác là "đảo Vĩnh Lạc").

Bích chương "Tây sa chiến ca" của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa


Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không chấp thuận yêu cầu, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.
Ngay sau đó, trong ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo tàu chiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.[9]
Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa chở theo một toán người nhái (biệt hải) và một đội hải kích đổ bộ xuống Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh để nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó lính Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Theo hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, toán biệt hải rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16. Cùng trong ngày hai Liệp tiềm đĩnh loại Kronstad số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Trung Quốc quyết định dùng vũ lực

Đêm 17 tháng 1 năm 1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình Hoàng Sa từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.[6]
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý !”, và nói rằng, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa.[6] Đây là trận đánh đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo".[6]
Ngày 18/1/1974, Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị **** Cộng sản Trung Quốc để thảo luận về tình hình Hoàng Sa và lập ra ban chuyên trách năm người để đối phó với các diễn biến có thể xảy ra tại Hoàng Sa. Ban chuyên trách gồm : Diệp Kiếm Anh (chủ nhiệm ban chuyên trách), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên. Ban chuyên trách nghe Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa báo cáo sau đó quyết định tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, ban chuyên trách công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, hải quân Trung Quốc lập kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch.[3]
Thành lập và phô trương lực lượng đối phó với Trung Quốc

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Cũng trong sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, lực lượng tăng cường cho Hoàng Sa bao gồm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) có mặt tại trận địa. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy không dùng được, chỉ còn một máy hoạt động. HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy là soái hạm của Hải đoàn đặc nhiệm bao gồm 4 chiến hạm HQ-4,HQ-5,HQ-10,HQ-16. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc ở trên HQ-5 là người trực tiếp chỉ huy Hải đoàn.
Khoảng xế trưa ngày 18 tháng 1, Đại tá Ngạc quyết định hải đoàn sẽ phô trương lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật để tiến về phía đảo Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ chiếm lại đảo một cách hoà bình như đã làm trước đây. Bốn chiến hạm theo đội hình hàng dọc, dẫn đầu là khu trục hạm HQ-4, theo sau là tuần dương hạm HQ-5 trương hiệu kỳ hải đội, thứ ba là tuần dương hạm HQ-16 và sau cùng là hộ tống hạm HQ-10, khởi hành từ nam đảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Hòa,tốc độ chừng 6 gút. Khoảng cách giữa các chiến hạm là hai lần khoảng cách tiêu chuẩn (1000 yard). Trên đường đến đảo Quang Hòa, Hải đoàn bị 2 chiến hạm Kronstad của Trung Quốc mang số hiệu 271 và 274 chặn đường. Hai chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 vẫn ở sát bờ bắc đảo Quang Hòa. Chiến hạm 271 của trung Quốc và soái hạm HQ-5 trao đổi với nhau bằng quang hiệu. Cả hai đều khẳng định đây là lãnh thổ của mình và yêu cầu đối phương rút lui. Để tránh đụng tàu đại tá Ngạc đưa Hải đoàn trở về phía nam đảo Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm Trung Quốc khi đó quay về đóng tại phía bắc và tây bắc đảo Quang Hòa.
Đổ bộ thất bại

Theo hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho ông đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Quang Ảnh. Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, HQ-16 tiến đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán biệt hải lên đảo thì một tàu Trung Quốc xuất hiện, cản trước mũi, không cho HQ-16 tiến gần đến đảo. Hai tàu cọ vào nhau làm tàu Trung Quốc hư hại nhẹ. Theo Trung tá Thự, tàu Trung Quốc mang số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của HQ-16. HQ-16 chuyển hướng sau đó cho biệt hải dùng xuồng cao su tấn công từ mặt Nam của đảo Quang Hoà từ khoảng cách 1-2 hải lý. Cuộc đổ bộ thất bại. Một thiếu úy biệt hải bị bắn chết. Toán biệt hải trở về HQ-16. Chiều ngày 18 tháng 1, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho Trung tá Lê Văn Thự và ra lệnh cho ông chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán biệt hải lên đảo Quang Hoà. Sau khi nhận lệnh này, HQ-16 không còn liên lạc được với đại tá Ngạc trên soái hạm HQ-5, tàu HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng. HQ-16 chỉ còn liên lạc được với HQ-10. Những ngày sau đó do bị thương khi hải chiến với tàu Trung Quốc, HQ-16 không thể chấp hành lệnh đổ bộ của đại tá Ngạc.[8]
Vào khoảng 23 giờ ngày 18, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ban hành Lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách hòa bình các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh. Đại tá Hà Văn Ngạc chia lực lượng tham chiến thành hai phân đoàn đặc nhiệm: phân đoàn I là chủ lực gồm khu trục hạm HQ-4 và tuần dương hạm HQ-5 do hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 chỉ huy; phân đoàn II có nhiệm vụ yểm trợ gồm tuần dương hạm HQ-16 và hộ tống hạm HQ-10 do hạm trưởng tuần dương hạm HQ-16 chỉ huy.
Theo tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và tường thuật của Đại tá Hà Văn Ngạc, 8 giờ 30 ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt hải của Việt Nam Cộng hòa gồm 74 người do Ðại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy tiếp tục đổ quân vào đảo Quang Hòa. Đại tá Ngạc chỉ thị lực lượng này không được nổ súng trước và có nhiệm vụ yên cầu toán quân Trung Quốc rời đảo. Trên đảo đang có một đại đội của Hải quân Trung Quốc trấn giữ. Theo báo cáo của Biệt đội trưởng, chiến sĩ Ðỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đã bị hỏa lực trong bờ bắn tử thương ngay tại bãi biển. Sau đó Trung úy Lê Văn Ðơn cũng tử thương. Việc đổ bộ thất bại. Hai toán Biệt hải được lệnh rút về HQ-5. Tổng số thương vong của Hải quân Việt Nam Cộng hòa gồm 2 người chết và 2 bị thương.[10]
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp)

Việt Nam Cộng hoà khai chiến

Việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về Bộ tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải. Chừng ít phút sau đó (vào khoảng 9 giờ 30 sáng) phó đô đốc Hải quân Việt nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại theo chỉ thị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu[11] ra khẩu lệnh vắn tắt "khai hỏa" cho Đại tá Ngạc trên băng siêu tần số SSB (single side band) và không có chi tiết gì khác hơn.[7]
Ban đầu đại tá Ngạc dự định cho hạm đội bắn pháo lên đảo để dọn đường cho lính thủy đổ bộ. Sau đó do các hạm trưởng khác phản đối, đại tá Ngạc quyết định tiêu diệt các tàu Trung Quốc trước. Lúc 10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam Cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát rất hạn chế, nên từ Tuần dương hạm HQ-5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10. Do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng nên Soái hạm chỉ có thể liên lạc với các chiến hạm còn lại bằng máy PRC 25.
Tình hình chiến sự

Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại tác xạ nên không phát huy được hoả lực buộc phải lùi ra xa. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ rồi chìm, HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy bị nghiêng trên 10 độ phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân HQ-5, Bùi Ngọc Nở, HQ-5 sau 15 phút chiến đấu bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và 40 ly bị vô hiệu hoá.[12]
Khoảng 11 giờ 25, sau khi nhận được tin HQ-16 trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10, đồng thời phát hiện một chiến hạm của Trung Quốc loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng hỏa tiễn kép loại hải hải cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao, Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5, rút lui về phía đông nam, hướng về vịnh Subic, Philippines vì ông nghĩ rằng Hải đội không thể để bị thiệt hại một khu trục hạm trong khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ có tổng cộng 2 chiếc.[7]
Nhưng theo trung tá Thự, đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì "lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng" "nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa". Ông cho rằng chuyện phía đông xuất hiện một chiến hạm Trung Quốc có trang bị hỏa tiễn chỉ là tưởng tượng vì "cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn".[8] Các tàu phía Trung Quốc cũng bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy, không đủ sức đuổi theo.
Việt Nam Cộng hoà rút lui

Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Số tàu chiến chi viện của Trung Quốc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể bao gồm 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 thuộc lớp tàu Hải Nam. Phó đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết "Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam". Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối,[11] thậm chí Hạm đội 7 từ chối cả việc cứu những thủy thủ của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển.[13] Sau khi Bộ tư lệnh cân nhắc tương quan lực lượng, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa[14].
Khoảng 14 giờ 30 ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì HQ-5 được lệnh của Tư lệnh hải quân từ Ðà Nẵng: "HQ-4 và HQ-5 phải quay trở lại Hoàng Sa, nếu cần thì ủi bãi". Nhưng không lâu sau đó có một lệnh tiếp theo từ Ðà Nẳng, cho HQ-4 và HQ-5 trở về lại Ðà Nẵng. Trên đường rút lui, HQ-16 đưa 8 quân nhân lên giữ đảo Hoàng Sa.
Kết thúc chiến sự

Đêm hôm đó, 3 chiến hạm Việt Nam Cộng hòa bị hư hại được lệnh rút về căn cứ. Về đến Đà Nẵng, khi kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước gặp sức cản của nước bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước. Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó".[8] Còn hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và chìm. HQ-4 rút lui từ đầu do trở ngại tác xạ nên chỉ bị thiệt hại nhẹ. Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở HQ-5 thiệt hại rất nặng: "đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm".[12]
Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa

Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này.[3] Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.[6] Ngày 20 tháng 1, 4 phi cơ MiG-21MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc[15].
Kết quả

Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, không thể điều khiển phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, 396 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng trên 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.
Hải quân Việt Nam Cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.[16]
Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến[17]
Những năm gần đây, một số ý kiến trong nước đề nghị nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận các binh sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận hải chiến này là liệt sĩ.
Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ[18]. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong làm anh hùng và được tặng huân chương hạng nhất.[19]
Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
Phản ứng ngoại giao

Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình như:

  • "Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974
  • "Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa" ngày 14/2/1974
  • Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.
  • "Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, 1975
Chính sách nhất quán của Việt Nam Cộng hoà là bảo vệ đến cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên bộ cũng như trên biển. Việt Nam Cộng hoà không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam[20].
Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.[21] Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định về phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: "Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản ứng gì."[22].
Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với đồng minh Việt Nam Cộng hoà.[20] Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam Cộng hoà, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo cho Việt Nam Cộng hòa biết việc Trung Quốc điều quân đe dọa Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không thể thấy được". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện cả một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.[20]
Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và nhận được sự cố tình làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc).[23] Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo[24].
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-3-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt -Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28-9-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa[25].
Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc[26]. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.
Chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa

Sau khi chiếm được Hoàng Sa, Trung Quốc tập trung 43 chiến hạm tại quần đảo này để đề phòng Việt Nam Cộng hòa phản công tái chiếm.[27]
Ngày 19/1/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F5 (120 máy bay), 4 ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.[27]
Đồng thời hải quân Việt nam Cộng hòa thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó. Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này. Hải đoàn thực hiện một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập tác xạ trong một ngày tại một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng cù lao Chàm phía đông nam Ðà Nẵng. Nhưng cuối cùng việc tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ.
Đại tá Ngạc tin rằng "cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn". Các tàu chiến của Việt nam Cộng hoà là các tuần dương hạm cũ (WHEC) sử dụng trong lực lượng phòng vệ duyên hải Mỹ (US Coast guard) từ lâu, thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là để chiến đấu, vừa chậm chạp vừa nặng nề nên khó chống trả lại với các chiến hạm chiến đấu tối tân hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, còn 2 hải pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam Cộng hòa đặt thêm vào lái tàu là nơi đã được dùng làm sàn đáp trực thăng.[20]
Ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng Việt Nam Cộng hoà "không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa". Hơn nữa Việt Nam Cộng hoà phải bảo toàn lực lượng hải quân để bảo vệ duyên hải (vùng biển gần bờ) và chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà "đang tập trung lực lượng chuẩn bị tiêu diệt Việt Nam Cộng hoà"[20]. Việc tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn. Sau khi các mục tiêu này được giải quyết, Việt Nam Cộng hoà sẽ dùng các biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao thu hồi Hoàng Sa.[20]
Đánh giá

Chiến thuật

Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại Khóa Chỉ huy tham mưu đặc biệt tại Long Bình, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa, nhận định Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc là nơi quân lực Việt nam Cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".[7]
Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau :

  • Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 rút lui giữa trận đánh vì khẩu 76 ly tự động bị hư không sử dụng được.[8]
  • Hải đội của Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn : phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau.[8]
  • Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui ". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải một mình phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.[8]
  • Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.[2]
  • Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.[8]
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng hoà gặp bất lợi rất lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị trở ngại kỹ thuật nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến. Điều này cho thấy hải quân Việt Nam Cộng hoà chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém dẫn đến HQ-5 bắn trúng HQ-16. Chỉ có HQ-10 và HQ-5 chiến đấu từ đầu đến cuối trận chiến. Như vậy lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hoà thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm do không có kế hoạch tác chiến và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị **** cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".[8]
Chiến lược

Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định dù Hải quân Việt nam Cộng hoà có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó Quân Cộng Sản đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam cộng hoà phải dồn lực lượng chống Cộng Sản nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa. Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam cộng hoà đã kiếm chế không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam Cộng hoà và Trung Quốc.[7]
Tóm lại, về lâu dài, với lực lượng khi đó, Đại tá Hà Văn Ngạc cho rằng Việt Nam Cộng hoà không thể giữ được chủ quyền tại Hoàng Sa trước kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974? ( theo Dantri.com.vn)



Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam khi đó là Trần Văn Hữu tuyên bố: cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam; và tuyên bố này không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam cộng hòa tiếp nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi, còn quân đội Việt Nam cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Xung đột xảy ra trong bối cảnh nào?
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). Vào thời điểm này, Trung Quốc là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam cộng hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Năm 1961, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không xảy ra thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng, từ năm 1969, Trung Quốc bắt đầu giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Trung Quốc xem Hoa Kỳ là cường quốc đang mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, còn Liên Xô bị Trung Quốc xem là "chủ nghĩa đế quốc Xô viết" nổi lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Trung Quốc.
Một tài liệu của CIA ngày 12/8/1969 nhận định: “Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung - Xô. Cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc.
Còn Trung Quốc tập trung 6 triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung vào năm 1973”.

Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm, Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng, Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ (Hạm đội 7). Theo nhận định của Hải quân Việt Nam cộng hòa thì đây là “sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và là nguy cơ cho Việt Nam cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa”.
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm.
Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở bằng máy bay hạng nặng C-47 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị xây dựng sân bay nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc và giao tranh xảy ra sau đó.
Lực lượng hai bên khi xung trận
Phía Việt Nam cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 396, 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến. Sau khi trận chiến đã kết thúc thì Liệp tiềm đĩnh số 282 và Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện.

Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274 của Trung Quốc chụp từ tàu của Việt Nam cộng hòa trước khi nổ súng
Về vũ khí trên các tàu, 2 chiếc Tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa trang bị 1 khẩu pháo 127 ly (5 inch) đặt tại boong trước, đằng sau của khẩu đại pháo là giàn pháo 40 ly 2 nòng nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 nòng). Tại boong sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu pháo 76,2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại boong giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và boong sau. Còn tàu khu trục HQ-4 được trang bị radar phòng không (DER - Destroyer Escort Radar) và hai giàn pháo 76,2 ly có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Trong khi đó, tàu chống ngầm lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc trang bị 1 pháo 85 ly và 2 pháo 37 ly điều khiển bằng tay.
Như vậy, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau.
(Còn tiếp)
Theo Đức Toàn (tổng hợp)
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Tks bạn BM21! Vấn đề Biền Đông với Hoàng Sa, Trường Sa rõ ràng là vấn đề nóng nhất hiện nay trong công cuộc giữ chủ quyền biển đảo của VN. Chúng ta luôn nói và kiên định Hsa- Tsa là một phần máu thịt của VN, nhưng rõ ràng hiện tại một phần máu thịt đó đang chưa trở về với đất mẹ. Không những vậy nguy cơ bị xâm lược, thôn tính, mất chủ quyền biển đảo ngày càng hiển hiện khi người hàng xóm ngày càng lớn mạnh và bộc lộ dã tâm quá rõ ràng. Chúng ta đã mua sắm liên tiếp các loại vũ khí hiện đại, tăng cường củng cố phòng vệ các đảo, ngoại giao đa phương và lôi kéo nước lớn vào cuộc. Song dù cố gắng rất nhiều vẫn là chưa đủ khi mà đối phương lớn mạnh và chúng ta gặp nhiều khó khăn kinh tế, nhiều tư tưởng chưa đồng thuận trong chiến lược và biện pháp đấu tranh. Hơn bao giờ hết, vấn đề biển đảo này càng cấ bách, có thớt này để bàn luận sẽ giúp các ofer nâng cao hiểu biết và thêm tinh thần động lực góp chút phần nhỏ bé trong công cuộc giữu nước. Mong Mod cho duy trì topic và mong các kụ thảo luận trên tinh thần mở mang hiểu biết cho anh em nhé!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tks bạn BM21! Vấn đề Biền Đông với Hoàng Sa, Trường Sa rõ ràng là vấn đề nóng nhất hiện nay trong công cuộc giữ chủ quyền biển đảo của VN. Chúng ta luôn nói và kiên định Hsa- Tsa là một phần máu thịt của VN, nhưng rõ ràng hiện tại một phần máu thịt đó đang chưa trở về với đất mẹ. Không những vậy nguy cơ bị xâm lược, thôn tính, mất chủ quyền biển đảo ngày càng hiển hiện khi người hàng xóm ngày càng lớn mạnh và bộc lộ dã tâm quá rõ ràng. Chúng ta đã mua sắm liên tiếp các loại vũ khí hiện đại, tăng cường củng cố phòng vệ các đảo, ngoại giao đa phương và lôi kéo nước lớn vào cuộc. Song dù cố gắng rất nhiều vẫn là chưa đủ khi mà đối phương lớn mạnh và chúng ta gặp nhiều khó khăn kinh tế, nhiều tư tưởng chưa đồng thuận trong chiến lược và biện pháp đấu tranh. Hơn bao giờ hết, vấn đề biển đảo này càng cấ bách, có thớt này để bàn luận sẽ giúp các ofer nâng cao hiểu biết và thêm tinh thần động lực góp chút phần nhỏ bé trong công cuộc giữu nước. Mong Mod cho duy trì topic và mong các kụ thảo luận trên tinh thần mở mang hiểu biết cho anh em nhé!
Theo quan điểm riêng của nhà cháu thì với số lượng máy bay tàu chiến như hiện tại thì chưa đủ, anh bạn 16 tốt nhà mềnh dạo này đang phô trương sức mạnh hải quân dữ lắm. Không biết các cụ OF ở đây có cao kiến gì không ?
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Khả năng tác chiến và tinh thần của HQ VNCH là dấu hỏi. E ko theo chủ nghĩa xét lại nhưng thấy lực lượng lúc đó có HQ10-HQ16 là chiến đấu quyết liệt. Trong khi đó HQ 05, HQ 04 ko trợ chiến được gì lại còn gây thiệt hại bắn hỏng tàu nhà, rút lui quá sớm làm mất nhuệ khí.

Hạm trưởng của 2 tàu này cần phải chịu trách nhiệm lớn về thất bại của trận chiến này. Dễ chừng trong vụ này có bàn tay của Hoa Nam tình báo ? Ko lí do gì khi tham chiến pháo của HQ 04 lại bất ngờ gặp sự cố. Ưu thế về số lượng cân bằng tại sao lại rút lui quá sớm khi cuộc chiến chưa phân thắng bại ? bỏ mặc đồng đội trôi dạt trên biển?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ngày đó nó cạy thế là nước lớn, lại thêm cái mỏ nó lu loa ra bên ngoài tốt và được mẽo ngầm thỏa thuận nên nó mới cả gan làm như vậy. Nghĩ lại mà thấy tức
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Gặp nhân chứng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974






Cuối tuần qua, đại diện báo Đại Đoàn Kết đã tìm về miền Tây Nam Bộ để gặp lại những nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Qua từng câu chuyện cảm động được các ông kể, chúng tôi cảm nhận cảm xúc đặc biệt mà những người Việt đã phải trải qua khi chứng kiến biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm chiếm bằng vũ lực.

Tin liên quan » Tàu Trung Quốc ngang ngược cắt cáp Viking II thế nào?
» Khi chủ quyền bị xâm phạm, chúng ta rất sẵn sàng!
Chiến đấu tới hơi thở cuối cùng

Giai đoạn 1973 – 1974, khi Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris đã được ký kết, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trở thành việc riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, cùng với rút quân trên bộ, Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ cũng được lệnh rút hỏi khu vực Biển Đông.


Đại diện Báo Đại đoàn kết trao đổi với các nhân chứng của trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ông Nguyễn Văn Chọn, thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 (trái); Ông Tư Hà, thủy thủ tuần dương hạm Nhật Tảo - HQ-10 (giữa) Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ. Ngay sau đó, Trung Quốc tiến hành liên tiếp các cuộc đổ bộ xâm chiếm các đảo đá và bãi ngầm trên quần đảo Hoàng Sa, cho đến khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện được vào tháng 1-1974 và xảy ra trận thủy chiến để bảo vệ Hoàng Sa.
Ông Trần Văn Hà (tên thường gọi Tư Hà, 58 tuổi, hiện cư ngụ tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), thủy thủ tàu Nhật Tảo (HQ - 10), một trong 4 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa tham gia vào trận chiến kể lại: "Chiều 18-1, khi đang tuần tra ở vùng biển Đà Nẵng – Quy Nhơn, tàu chúng tôi bất ngờ nhận được lệnh đi Hoàng Sa. Không khí của các thủy thủ tàu lúc đó đều hết sức căng thẳng, nhưng tất cả đều sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại. Cũng ngay chiều cùng ngày chúng tôi được học các ký hiệu nhận dạng tàu địch để sẵn sàng chiến đấu."
Theo ông Hà bồi hồi nhớ lại, cùng với tàu HQ-10, còn có 3 tàu khác của Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến là tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4). "Sáng 19-1, khi tàu Nhật Tảo tới đúng tọa độ vị trí tập trung thì đã thấy 3 tàu bạn có mặt, nhưng cách khu vực tập hợp vài hải lý còn có thêm 4 tàu Trung Quốc cùng xuất hiện. Linh tính tôi mách bảo chắc chắn sắp xảy ra giao tranh giữa hai phía".
Tiếp đó, các tàu Việt Nam liên tục phát tín hiệu hàng hải yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía tàu Trung Quốc cũng phản ứng lại tương tự. Tới 10h30 cùng ngày, khi Trung Quốc tiếp tục bất hợp tác, có dấu hiệu cố tình gây sự, dùng bạo lực tấn công xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam thì không còn cách nào khác, tàu Nhật Tảo được lệnh khai hỏa.
Ngay sau đó, liên tục các tiếng nổ lớn dồn dập oang trời từ cả hai phía. Riêng tàu HQ-10 bị hỏa lực của địch bắn dữ dội; thông tin cháy ở các buồng máy 1, sau đó là buồng máy số 2 được truyền đi liên tục qua bộ đàm. "Bộ phận thủy thủ cơ khí chúng tôi được lệnh lên boong tàu hỗ trợ lực lượng trực chiến lúc này đã bị chết phần nửa. Xác chết đầy trên boong; tàu bị hư hỏng nặng và bốc cháy nhiều vị trí. Ngay cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà cũng bị chết do đài chỉ huy bị hỏa lực địch bắn trúng”.

Ông Hà nhớ như in: "Khi tàu đã mất khả năng khiển dụng, HQ-10 phát tín hiệu cầu cứu sang các tàu bạn, tuy nhiên lúc này cả HQ-4 và HQ-5 đã rời đi, còn tàu HQ-16 tuy chưa rút kịp nhưng cũng bị hư hỏng nặng, khó có thể tương trợ HQ-10. Ngay trong khoảnh khắc đó, chúng tôi nghe lệnh mới từ Bộ Chỉ huy yêu cầu thủy thủ tàu đào thoát xuống các bè lưới trôi trên biển”.


Ông Trần Văn Hà, một trong những thủy thủ thoát khỏi tàu sau cùng và nằm lênh đênh trên biển trong khu vực xảy ra trận chiến nên đã chứng kiến và kể lại: "Dù bị hư hỏng nặng, phần nửa thủy thủ tàu đã chết, tuy nhiên những thủy thủ bị thương không còn khả năng đào thoát vẫn tiếp tục bám giữ vị trí chiến đấu. Các khẩu pháo 40 ly từ HQ-10 vẫn nổ giòn giã vào tàu Trung Quốc khiến các tàu này phải vất vả chống trả. Cuộc đấu súng cứ thế kéo dài tới chiều tối mới kết thúc khi hỏa lực từ tàu HQ-10 ngừng hẳn và chìm xuống biển sâu".

"Có lẽ đến lúc đó những thủy thủ còn lại trên tàu đã kiệt sức hoặc bị trúng đạn. Họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để hơn 20 đồng đội đào thoát thành công trên các bè lưới. 58 người con nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này vì đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc Việt Nam”, ông Tư Hà xúc động.

"Cảm nhận chủ quyền dân tộc nơi đảo xa"

Ông Nguyễn Văn Chọn (61 tuổi, hiện ngụ tại xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 kể lại: "Sáng ngày 19-1, tàu HQ-6 được lệnh tức tốc ra Hoàng Sa hỗ trợ trận chiến. Tuy nhiên, do xuất phát chậm, HQ-6 đã không thể tới kịp hỗ trợ đồng đội, cùng lúc đó thì tin hộ tống hạm Nhật Tảo bị nạn khiến chúng tôi hết sức lo lắng về số phận của anh em thủy thủ tàu. Thật may, 4 ngày sau tin anh Tư Hà (tên thường gọi của ông Trần Văn Hà-NV) cùng 19 thủy thủ khác được tàu Hà Lan cứu sống đã phần nào khiến chúng tôi nguôi ngoai. Sau đó hầu hết chúng tôi được phân công nhiệm vụ khác”.

Từng nhiều lần tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa, ông Chọn cho biết: "Trong giai đoạn từ năm 1971 – 1973, tuần dương hạm HQ-6 từng nhiều lần được lệnh tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong những lần ấy, tôi từng trực tiếp phát hiện các bia chủ quyền có khắc ngự bút của vua Minh Mạng, ngoài ra có một đảo tương đối lớn (không nhớ tên) còn có cả Đài Khí tượng do Pháp dựng từ các thập kỷ trước đó”.

Về sau này, trong các tài liệu còn lưu giữ lại xác nhận Đài Khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa là do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một đơn vị hải quân của Chính quyền Sài Gòn cũ. Điều này cho thấy hồi ức của ông Chọn là có cơ sở, hơn nữa cũng phù hợp với các thư tịch từ thời Nhà Nguyễn đã xác định.

"Cuộc chiến đã lùi xa hơn 38 năm, dù không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha nhưng chúng tôi luôn nhận thức nơi biên cương ấy vẫn là vùng biển đảo chủ quyền của dân tộc Việt Nam; là máu, là nước mắt mà biết bao con người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ", ông Chọn tâm sự.

Theo Thạch Sơn - Thành Luân (Đại Đoàn Kết)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hành trình tìm kiếm bốn sách Atlas Hoàng Sa nơi trời Tây

Trong số 150 bản đồ minh chứng lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) nhiều kỷ niệm hơn cả với bốn cuốn Atlas về địa lý và pháp lý của Nhà nước Trung Hoa.

Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
Việt kiều sưu tầm bản đồ Hoàng Sa được tặng bằng khen
Đang sống và làm việc ở tiểu bang Connecticut (Mỹ), ông Thắng không giấu nổi niềm vui khi triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" vừa mở cửa hôm 22/8, thu hút hàng ngàn lượt tham quan mỗi ngày. Trong số gần 150 bản đồ, tư liệu, văn bản được tập hợp từ các nhà nghiên cứu trưng bày lần này, phần lớn là bản đồ do ông Trần Thắng gửi tặng cho Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
Ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa - Giáo dục Việt Nam tại Mỹ (IVCE), say sưa kể về hành trình sưu tầm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, trong đó quý nhất là bốn tập sách Atlas của nhà nước Trung Hoa. Ảnh: Nguyễn Đông Bằng chất giọng xứ Quảng, nói tiếng Việt đôi lúc bập bẹ, ông Thắng gọi bốn tháng tạm gác công việc của một kỹ sư máy bay đi sưu tầm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa ở trời Tây là một "hành trình", và "chuyện về bốn bản đồ Atlas mang tính pháp lý do nhà nước Trung Hoa phát hành đầu thế kỷ XX, minh chứng lãnh thổ nước này chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam không thể không kể vì có quá nhiều kỷ niệm".
Đầu tháng 8/2012, khi thu thập bản đổ Trung Hoa cổ do các nước phương Tây phát hành, ông Thắng tình cờ thấy được sách "Postal Atlas of China" năm 1933 phát hành tại Nam Kinh do Cục Bưu Chính phát hành (Directorate General of Posts) đang được một người ở New York (Mỹ) rao bán trên mạng với giá 5.000 USD. Các hình ảnh tổng thể về Trung Hoa và tỉnh Quảng Đông chỉ rõ miền Nam nước này là tỉnh Hải Nam.
Atlas "Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ" do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933. Gọi ngay cho người rao bán bản đồ, ông Thắng nghỉ việc để chạy xe một mạch đến xem. Tiếp nhà sưu tập "tay ngang" trong căn nhà bày la liệt bản đồ thế giới, người đàn ông tên Kevin Brown, một chuyên gia về bản đồ và thành viên của hội bản đồ Mỹ và Thế giới, "chào hàng" bằng việc giới thiệu chỉ sưu tầm và bán những bản đồ có giá trị, rồi không quên "khoe" mình vừa bán một bản đồ cổ của Ấn Ðộ cho đại học danh tiếng Princeton với giá 45.000 USD.
Đặt cuốn sách kích thước 62 x 38cm, bản đồ có kích thước 62 x 76 cm, được in bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Trung mà ông Thắng muốn mua lên bàn, ông Kevin Brown nói sách này từ một người cộng tác với ông ở Ðài Loan, vừa gửi đến New York được 2 tuần. Và ông Thắng là người đầu tiên hỏi mua khi thông tin về cuốn sách vừa được rao bán trên mạng 4 ngày.
Ông Trần Thắng trò chuyện cùng chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ trong lần về Đà Nẵng để tặng thêm nhiều bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Ảnh: Nguyễn Đông "Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy sách to như thế này. Hồi hộp lật từng trang bản đồ vì không biết Hoàng Sa và Trường Sa có nằm trong sách này hay không, tôi đã không giấu nổi cảm xúc khi tìm hết cuốn Atlas mà không thấy 2 chữ ParacelSpratly. Sách này cũng cho thấy bản đồ Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam", ông Thắng kể. Chưa vội mua ngay, ông gửi hình ảnh nhờ bạn bè đọc được tiếng Trung và biết chắc chắn tên sách là "Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ" do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh.
Sau khi nhận thông báo từ ông Trần Thắng về cuốn sách, Sứ quán Việt Nam tại Washington DC thông báo về Ủy ban biên giới quốc gia. "Tôi đợi 10 ngày vẫn không thấy hồi âm từ Ủy ban biên giới. Hằng ngày tôi mong đi làm về sớm để xem sách Atlas này còn trên Ebay hay không vì sợ người ta mua mất, và quyết định tự tìm tiền mua. Tôi không muốn mất cơ hội này bằng quan niệm không có việc của chính phủ hay của cá nhân, cái gì thấy có lợi cho xã hội là làm", ông Thắng chia sẻ.
Nhưng lấy đâu ra tiền để mua? Câu hỏi khiến người đàn ông độc thân ở tuổi 43 không khỏi vò đầu bứt trán. Ông điện thoại liên lạc vài người bạn bên Mỹ và Việt Nam để giới thiệu việc sưu tầm bản đồ và đang cần tiền mua sách Atlas "Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ". Nhận được 3.000 USD từ đạo diễn Nguyễn Quang Bình, việc đầu tiên ông Thắng làm là gọi điện cho ông Kevin trả giá xuống 3.500 USD.
Người bán gật đầu đồng ý, nhưng lại đang đi chơi chứ không có ở New York. "Tôi nhắn ông ta xóa thông tin trên Ebay vì không muốn người ta sớ rớ đến sách này, tôi muốn ôm sách về nhà cho xong việc! Khi ông Kevin vừa về nhà, tôi chạy xuống nhà ông ta ôm sách ra về, không biết giá trị của sách trong tương lai đi về đâu nhưng thực sự cảm xúc của tôi hân hoan vô cùng", ông Thắng kể lại bằng giọng hồi hộp.
Những bản đồ và Atlast ông Thắng tặng cho Đà Nẵng đã được thẩm định và tập hợp trưng bày tại 5 địa phương và sắp tới sẽ được triển lãm tại 10 địa phương khác trong cả nước. Ảnh: Nguyễn Đông Trong khoảng thời gian chờ đợi mua sách Atlas 1933, ông lại phát hiện sách Atlas 1908 do Phái bộ truyền giáo Trung Hoa phát hành tại London. Ðây là sách Atlas đầu tiên về địa lý Trung Hoa, được xây dựng dựa trên chương trình bản đồ của nhà Thanh. "Sách nằm tại London với giá là 1.000 USD và tôi mua khá dễ dàng với sách này với giá 700 USD".
Vài tuần sau ông Thắng lại tìm được sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ do nhà nước Trung Hoa phát hành năm 1919, được in bằng 3 ngôn ngữ Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp. "Sách nằm tại Ba Lan trong một tiệm sách cổ, tôi liên lạc thường xuyên với tiệm để so sách với sách 1933. Khổ nỗi là Ba Lan và New York chênh lệch giờ nhau nên phải thức 3 đến 4 giờ sáng mới nói chuyện điện thoại với họ được", ông Thắng kể.
Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Ðồ do nhà nước Trung Hoa phát hành năm 1919. Chủ tiệm sách cổ khi đó nói đã giữ sách này 10 năm nay. Dù không có ai hỏi mua nhưng giá của cuốn atlas lên đến 10.000 USD và đang chuẩn bị đem đi đấu giá trong hạng mục China ở London. Lo lắng cuốn sách vụt khỏi tầm tay nhưng ông Thắng vẫn trả giá xuống 5.000 USD cùng lời hứa sẽ lấy sách trong vòng một tháng, cùng yêu cầu người bán phải bỏ thông tin rao bán trên mạng.
Lúc đó chính bản thân nhà sưu tập này không dám chắc rằng mình có đủ tiền để mua sách. Nhờ những thông tin ông công bố bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa lên mạng, một phụ nữ tên Mai bên San Francisco đã gửi email ngỏ ý giúp đỡ. Ông Thắng dồn hết số tiền có được từ bạn bè và huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đóng góp để mua sách.
Như có "duyên trời", sau đó ông dễ dàng có được cuốn Atlas phát hành năm 1917 do Phái bộ truyền giáo Trung Hoa phát hành tại London mà không mất chút công sức và tiền bạc, vì sách này để trên mạng download miễn phí trong thư viện của ÐH danh tiếng Cornell, nơi có thư viện về Châu Á lớn nhất trên thế giới.
"Suốt mấy tháng ròng tìm hiểu thông tin về sách Trung Hoa Dân Quốc Dư Ðồ do nhà nước Trung Hoa phát hành, tôi được biết thực sự không có thông tin về sách này tại bất kỳ một thư viện nào. Một phần do chiến tranh và thời cách mạng văn hóa Trung Quốc các sách cũ bị đốt sạch. Ngoài ra, theo lời dẫn nhập trong sách Atlas 1919 viết, sách in với số lượng ít. Do đó hai sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Dư Ðồ 1919 và 1933 là cực kỳ hiếm, có giá trị về mặt lịch sử và pháp lý cao", ông Thắng nói.
Ông tiết lộ rằng trong tuần vừa qua có ông Tuấn thuộc Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam tại Hà Lan liên hệ về việc tổ chức triển lãm tại Hà Lan. "Tôi mong muốn thực hiện các cuộc triển lãm tương tự như của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các quốc gia lớn như Australia, Ðức, Anh, Nhật, Mỹ để tạo sự ủng hộ của quốc tế về biển Ðông cho Việt Nam", ông Thắng nhấn mạnh.
Trong chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ vào cuối tháng 7, ông Thắng được gặp và nhận được lời đề nghị của Chủ tịch nước nên mang triển lãm đến Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington DC cho họ xem. "Tôi tin rằng hành trình giới thiệu về địa lý và lịch sử quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam còn đi rất xa để khẳng định về chủ quyền của Việt Nam", người Việt yêu nước nói.
Nguyễn Đông
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Triển lãm những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam


(Dân trí) – Ngày 20/9, tại Bảo tàng Văn hóa Huế (số 23-25 đường Lê Lợi, TP Huế) đã khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” giới thiệu cho người xem những bằng chứng về 2 đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam.

[FONT=&quot]Với 50 bản đồ cổ cùng nhiều tư liệu ảnh, họa đồ quý giá do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, nhà nghiên cứu Phan Thuận An, làng Mỹ Lợi (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) cho mượn và hiến tặng để trưng bày.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhiều bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ 16 đến 20 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nhiều bản đồ Trung Quốc do phương tây vẽ cùng thời điểm trên cũng không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều bản đồ do Trung Quốc công bố không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.[/FONT]
[FONT=&quot]Đặc biệt, có 1 bằng khen Châu bản thời Bảo Đại của nhà nghiên cứu Phan Thuận An trưng bày ở bảo tàng. Nội dung Châu bản là Văn phòng ngự tiền gửi vua Bảo Đại đề xuất thưởng huân chương Ngũ hạng long tinh cho Quý khâm sứ đại thần thương ràng ngạch binh Thanh – khố Trung kỳ. Lý do đã có nhiều công lao trong việc dẹp yên các miền man di dấy loạn và việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa.[/FONT]
[FONT=&quot]Triển lãm nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 20 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993 - 2013), 10 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại (2003 - 2013) do tỉnh TT-Huế và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 20/10/2013.
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]​


Châu bản Tờ trình do Ngự tiền văn phòng tâu vua Bảo Đại (do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung cấp) ban thưởng về bộ phận có công lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa và dẹp loạn man di

[FONT=&quot]Đại Nam Nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1834 dưới triều Minh Mạng có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán[/FONT]


[FONT=&quot]Toàn cảnh đảo Hoàng Sa (Pattle Island) chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng[/FONT]

[FONT=&quot]Lính bảo an của người Việt đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1938, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng[/FONT]


[FONT=&quot]Kho lương thực của lính bảo an người Việt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1951[/FONT]


[FONT=&quot]Bản đồ Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA thực hiện năm 1594[/FONT]


[FONT=&quot]Bản đồ Insulae Indiae Orientalis do Jodocus Hondius thực hiện năm 1632. Hai bản đồ này nằm trong số những bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ 16 đến 20 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam[/FONT]


[FONT=&quot]Bản đồ Trung Quốc tên Qvangtvung Imperii Sinarum Provincia do Jacob Van Meurs (Hà Lan) vẽ năm 1665 không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam[/FONT]


[FONT=&quot]Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904[/FONT]


Học sinh Huế hào hứng tìm các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trên loạt bản đồ Việt Nam, châu Á, Đông Nam Á do phương Tây vẽ từ TK 16-20 có 2 đảo trên của Việt Nam

[FONT=&quot]Bản đồ Chinese Empire do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904[/FONT]


[FONT=&quot]Bản đồ Trung Hoa dân quốc phan tỉnh tân đồ, do Vũ Xương Á Tân đại học xã xuất bản năm 1933, thời Trung Hoa dân quốc không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam[/FONT]

[FONT=&quot]D2a, D2b, D2c tập Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908. Đây là atlas chính thức, được in đầu tiên tại Trung Quốc với số lượng giới hạn, do The China Inland Mission biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính nhà Thanh. Gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề đả động gì đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam[/FONT]













[FONT=&quot]Đại Dương[/FONT]
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Trường Sa 1988 – Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc



(Cựu binh Trường Sa 14-3-1988) - Nhớ lại trận hải chiến Trường Sa 1988
64 thủy thủ hải quân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc ngày 14/3/1988.
Sự hy sinh anh dũng của những người lính biến Việt Nam 25 năm trước tại địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.
Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau.
Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
Vào tháng 3/2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương tích ấy “nhắc nhở”, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.
Ra đi
Anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Hiện anh ở trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 (hiện bức tranh này được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân).

Càng đến gần ngày 14/3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.
Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổi đôi mươi, anh cùng người bạn thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3/1987.
Nhập ngũ cùng thời gian còn có anh nông dân Dương Văn Dũng, tạm biệt đám ruộng ở khu vực Bình An (nay thuộc P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn 83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắn.

Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3/1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ-604 thẳng tiến ra Trường Sa.
Anh Dũng kể, 20h ngày 11/3, anh cùng mọi người lên tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.
Khoảng 15h ngày 13/3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.
Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ-604, dùng loa yêu cầu tàu HQ-604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.
Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út. Ảnh: Nguyễn Tú.

“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan Văn Đức nhớ lại.
Đến 21h cùng ngày, tàu HQ-604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó. Lúc 3h sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.
Anh Đức kể, đến 4h sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20-30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK-47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.
Hàng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh.

“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao tránh được”, anh Đức nói.
Chiến sự
Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.
“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết. Ngay lúc ấy, anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo”, anh Đức thuật lại.
“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.
Sau trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam. Ảnh tư liệu.

Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức: “Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ-604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ-604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.
Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn.
Còn về phần anh Dũng, tàu HQ-604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì tàu bị đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.
Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18h cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông.
“Khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao vào ngày 14/3/1988, các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế. Họ đã dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất, 3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất tích… (sau đó Trung Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ).
Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16/3/1988). Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa… Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân”. (Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân).
BTN
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma (Kỳ 2)

Thứ bảy, 09/03/2013, 12:22 (GMT+7)
(Cuộc sống Trường sa - Hoàng sa) - Gạc Ma, sáng 14-3-1988. Một vòng tròn bất tử. Những loạt đạn chát chúa. Những lưỡi lê sắc lạnh. Nhiều chiến sĩ VN ngã xuống. Nhưng người khác vẫn ào lên giữ vững ngọn cờ.

Bãi san hô dậy sóng… 25 năm đã trôi qua, nhưng người chiến sĩ hải quân Nguyễn Văn Lanh anh hùng năm xưa vẫn không thể nào quên được buổi sáng đặc biệt này – buổi sáng mà anh và đồng đội đã quyết tử lao vào cuộc chiến không cân sức để thực thi chiến dịch CQ 88, chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo VN. Nhiệm vụ trong đêm
Những ngày trước sáng 14-3-1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước sự lăm le chiếm đóng bất hợp pháp của hải quân Trung Quốc (TQ). Người chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông.
Ảnh chụp con tàu HQ-604 ngày 10-3-1988. Bốn ngày sau, tàu bị bắn chìm tại vùng biển Gạc Ma - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

Rưng rưng xem lại những đoạn phim, những kỷ vật đẫm máu đồng đội, anh Nguyễn Văn Lanh nhớ lại: chiều tối 13 thì tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma (còn tàu HQ-505 có mặt ở Cô Lin, tàu HQ-605 thẳng tiến Len Đao). Khi tàu HQ-604 thả neo, nhiều chiến sĩ công binh trẻ măng vẫn còn say sóng, chưa kịp ăn thứ gì thì lữ đoàn phó Trần Đức Thông và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã kêu gọi anh em bắt tay khẩn cấp vào nhiệm vụ giữ đảo.
Đêm 13-3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Anh Lanh cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma. Còn việc bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chủ quyền VN do tổ của thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm. Họ phải dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cứ tập trung nhiệm vụ, mặc kệ tàu chiến TQ đang lảng vảng quanh đó.
Rạng sáng hôm sau, tức ngày 14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền.
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao và vị trí các tàu hải quân VN, trước khi xảy ra cuộc tấn công xâm chiếm Gạc Ma của quân TQ

Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô.
Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo…
Gần 6 giờ sáng, tàu chiến TQ bắt đầu cho xuồng nhỏ áp sát rạn san hô Gạc Ma. Một lát sau, các xuồng khác lại tiếp tục được thả xuống với lính hải chiến TQ nai nịt đầy đủ vũ khí để đổ bộ.
Vòng tròn bất tử
Sau khi bắn cháy tàu HQ-604, tàu chiến Trung Quốc bắt đầu dồn dập nhả đạn vào tàu HQ-505. Bị trúng đạn pháo của đối phương, một phần tàu bốc cháy. Trong khoảnh khắc một mất một còn, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu HQ-505 lao thẳng lên rạn san hô Cô Lin. Tàu gối một nửa thân trước lên cạn, nửa sau nằm dưới nước. Con tàu biến thành công sự không thể chìm và những người lính quyết tử để bảo vệ ngọn cờ chủ quyền.
Các tàu chiến Trung Quốc sau khi bắn chìm tàu HQ-604 ở Gạc Ma liền kéo sang tấn công tàu HQ-605. Những loạt pháo hạng nặng 100 li dồn dập nhả vào con tàu vận tải không hề trang bị hỏa lực hải chiến. Tàu HQ-605 bốc cháy dữ dội. Thuyền trưởng Sơn ra lệnh cho mọi người rời tàu.
Trước tình thế đó, trên bãi san hô Gạc Ma, các chiến sĩ VN đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc (mà sau này nhiều người vẫn gọi vòng tròn ấy bằng cụm từ thiêng liêng: vòng tròn bất tử). Nhưng lúc ấy, ngoài nhóm nhỏ lính hải quân chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 của thiếu úy Phương, đa số là công binh chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay. Lúc này anh Lanh vừa mới quay lại tàu lấy thêm vật liệu xây dựng để đưa xuống đảo thì trung tá Trần Đức Thông kêu gọi tất cả mọi người còn trên tàu HQ-604 biết bơi hãy nhảy hết xuống biển, tiếp ứng cho anh em trên bãi san hô. Anh Lanh ra mạn boong hướng về đảo, nhảy xuống biển cùng nhiều chiến sĩ khác, nhanh chóng bơi vào vùng đồng đội sắp bị tấn công.
Trước mắt anh Lanh, cuộc đụng độ không cân sức bắt đầu bùng nổ. Lính TQ đổ bộ dày đặc lên đảo với AK sáng quắc lưỡi lê cố tràn vào vòng tròn chiến sĩ VN. Lính TQ cố giật và hạ cờ VN. Còn chiến sĩ VN trên tay chủ yếu chỉ có xà beng, cuốc xẻng, vật liệu xây dựng vẫn quyết tử giữ bằng được lá cờ. Mấy lần lính TQ cố tràn vào đều bị bật ra. Đến khi chúng nhả đạn mới áp sát được vào chỗ thiếu úy Phương đang giữ chặt ngọn cờ. Anh Lanh lúc này cũng đã lao vào sát cánh cùng đồng đội Phương. Hai bên giành giật ngọn cờ. Bất ngờ lính TQ nổ súng thẳng vào đầu thiếu úy Phương. Anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ loang máu.
Trung sĩ Nguyễn Văn Lanh (sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang) kể tiếp: “Sau khi anh Phương bị bắn, lính TQ định cướp lá cờ nhưng tôi giằng lại được. Một tay tôi cầm cờ, một tay cầm xà beng đánh lại…”. Thấy khó hạ gục được người lính công binh VN kiên cường, lính TQ đã đâm anh từ phía sau rồi cuối cùng bắn thẳng vào anh bằng AK.
Trên toàn rạn san hô Gạc Ma, trận chiến lúc ấy đã bùng nổ dữ dội. Lính đổ bộ TQ lùi ra xa để đại liên, pháo 37 li từ tàu chiến của chúng bắn thẳng vào các chiến sĩ VN vẫn đang quyết tử bám trụ giữ đảo. Trên tàu HQ-604, trận chiến cũng diễn ra bi tráng. Anh Mai Văn Hải, công binh E83, có mặt trên tàu lúc đó, nhớ trước khi đổ bộ giáp trận trên đảo, các tàu chiến TQ đã lùi ra đề phòng các súng nhỏ như AK, B40, B41 của tàu VN. Sau đó, chúng mới lợi dụng ưu thế hỏa lực tầm xa mạnh như pháo 100 ly, 37 li bắn dồn dập vào tàu HQ-604.
Loạt đạn đầu tiên của tàu TQ bắn trúng phòng báo vụ tàu HQ-604. Trước mắt Hải, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ lao xuống phòng động cơ, định cho máy tàu nổ để ủi lên bãi san hô Gạc Ma. Nhưng ngay lúc đó phòng máy bị trúng đạn bốc cháy, không còn thấy bóng anh ngược ra. Tàu cũng không còn khả năng lao lên bãi. Anh Hải ngược lên phòng điện trên mặt boong, gặp trung tá Trần Đức Thông và đại úy Phòng. Nhưng cũng đúng khoảnh khắc ấy, từng tràng đại liên từ phía TQ bắn thẳng vào. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông trúng đạn vào đầu gục xuống. Đại úy Phòng cũng hi sinh.
Tàu HQ-604 mất dần dưới mặt biển, mang theo nhiều chiến sĩ và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, lữ đoàn phó Trần Đức Thông!
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hải chiến Trường Sa 1988: cá mập (KỲ 3)

Đạn pháo hay AK của Trung Quốc vẫn chưa phải đã hết. Các chiến sĩ còn phải đối diện với một điều khủng khiếp khác: cá mập.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/28527/gap-nhan-chung-tran-hai-chien-bao-ve-hoang-sa-nam-1974.htmlKhi tạm biệt người vợ vừa cưới ra đi, chỉ đến lúc lên tàu anh Lê Văn Đông cùng các đồng đội mới được biết nhiệm vụ của các anh là đi đóng giữ ba đảo đá quan trọng của Trường Sa.
Khi lính Trung Quốc bắt đầu đổ bộ lên Gạc Ma và uy hiếp chiến sĩ trên đảo, những người ngoài tàu, trong đó có anh Đông, được lệnh vẫn bình tĩnh, kiên quyết làm tiếp nhiệm vụ bốc xếp vật liệu xuống các xuồng nhôm để chở vào đảo.
Khi nghe tiếng súng nổ ở đảo Gạc Ma, các chiến sĩ dồn sang một bên boong tàu nhìn bất lực, trong tay không có vũ khí. Lúc này Trung Quốc cho các xuồng nhỏ chạy quanh tàu Việt Nam gọi loa xua đuổi, đe dọa bắt tàu rời khỏi khu vực đảo. Chỉ sau đó ít lâu, tàu bị dập pháo mù mịt.
Nhiều chiến sĩ đang bốc xếp hàng trên boong trúng đạn tử thương tại chỗ. Anh Đông bị thương. Chỉ được vài phút con tàu gần như bị phá hủy và bắt đầu chìm. Nhiều chiến sĩ, hoặc bị bắn rơi, hoặc chủ động nhảy xuống biển. Anh Đông cũng nhảy xuống. Như anh kể, lúc tàu nghiêng xuống và chìm dần, áp lực nước đẩy anh và một số người ra xa.
"Tàu to và chìm quá nhanh. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Khi nhảy xuống biển, nhìn sang xung quanh thấy anh em thương vong, vẫy vùng, nhiều người không biết bơi. Tôi uống đầy bụng nước, sờ tay lên mặt và người đầy máu. Tiếng súng nổ, tiếng la hét hỗn loạn. Nhiều anh em khóc. Tôi lúc đó cũng hoang mang và tủi thân, nghĩ chắc chắn mình sẽ chết. Tôi thầm chào vĩnh biệt ba mẹ, anh em và vợ rồi cũng khóc. Lúc đó thật hoảng loạn", anh Đông kể.
Anh Lê Văn Đông (phải) và anh Trần Thiện Phụng (anh Phụng cũng là 1 trong 9 người bị bắt đi Trung Quốc), Ảnh anh Lê Văn Đông cung cấpSau đợt dập pháo, Trung Quốc cho xuồng nhỏ chạy quanh xả AK vào những chiến sĩ đang dập dềnh trên biển. Anh Đông may mắn vớ được một thanh gỗ trôi nổi và một vỏ bao tải gạo phủ lên đầu.
Được một lúc, anh Đông gặp một đồng đội cũng đang ôm một mảnh gỗ. Anh bị thương rất nặng đang hấp hối. Anh thều thào nhờ anh Đông nếu còn sống thì giúp chuyển lời về gia đình anh, nhưng chưa kịp hết câu thì tắt thở. Một tay bị thương tê liệt, một tay ôm mảnh gỗ, anh Đông trôi nổi trên biển nhiều giờ đồng hồ.
Cùng trong nhóm chiến sĩ đang bốc xếp hàng trên boong với anh Đông, nhưng anh Mai Văn Hải không biết bơi. Khi pháo bắn vào, anh Hải và nhiều chiến sĩ người chạy vào trong khoang tìm chỗ trú ẩn, người chạy vào kho vũ khí. Theo lời anh Hải, các anh được trang bị súng AK, nhưng lúc đó toàn bộ súng... đang ở trong kho. Thậm chí có nhiều khẩu được tháo ra lau chùi còn chưa lắp lại. "Vì chúng tôi có định đánh nhau đâu. Toàn lính công binh, chỉ nghĩ đi xây nhà".
Gia đình anh Mai Văn Hải đang xem lại đoạn phim tài liệu trong máy tính của phóng viên, Ảnh Hằng Nhom Anh Hải nói trên tàu có lực lượng chiến đấu hải quân, sau đó có bắn trả nhưng lực lượng quá mỏng nên bị áp đảo. Tàu chìm nhanh, anh Hải cùng số chiến sĩ trong khoang nhanh chóng chìm cùng tàu. Nhưng khi nước dồn vào khoang, áp lực nước lại đẩy anh Hải qua cửa sổ trồi lên mặt biển cùng một số đồ đạc. Anh Hải túm được mảnh gỗ và - cũng như anh Đông - trôi nổi trên biển.
Gần giống tình huống của anh Hải, nhưng khốc liệt hơn, anh Nguyễn Văn Thống - khi đó là Tiểu đội trưởng. Anh Thống là một trong những chiến sĩ đầu tiên mang cờ vào đảo. Trước đó, theo lệnh của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, những chiến sĩ biết bơi mang cờ vào trước cắm định vị trên đảo. Anh Thống cùng một số chiến sĩ bơi vào cắm được cờ trên đảo, sau đó anh quay ra nối dây từ đảo ra tàu để kéo xuồng ra vào đảo chở vật liệu.
Khoảng 6h sáng, khi Trung Quốc tấn công, anh Thống lúc đó đang ở trong cabin nấu ăn cho anh em. Pháo bắn trúng tàu, anh Thống bị một mảnh thành tàu (hoặc pháo?) phạt ngang mặt, rồi liên tiếp toàn thân trúng đạn. Khi tàu chìm ngập xuống nước, lật nghiêng, anh Thống cũng bị áp lực nước đẩy bắn ra ngoài qua cửa sổ cabin.
Anh Thống nói, khi tàu chìm và trước đó có nhiều chiến sĩ rơi xuống mặt biển, nhưng họ lập tức bị lính Trung Quốc chạy xuồng xung quanh dùng AK bắn hạ. (Anh Đông phải lấy bao tải đội lên đầu ngụy trang).
"Tôi may mắn (hoặc không may?) hơn anh em khác là lúc đó đang ở trong cabin tàu. Tàu chìm ngập xuống nước rồi tôi mới bị bật lên, nổi lên trên chậm hơn anh em nên lính Trung Quốc không để ý. Hơn nữa, toàn thân tôi bị thương dập nát nên họ cũng tưởng tôi chết rồi nên không bắn nữa" Anh Thống kể lại.
Vừa may một mảnh gỗ to trôi gần, anh Thống gắng sức trèo lên đó trôi dập dềnh. Sau đó một chiếc xuồng cao su trôi dạt đến gần, anh với sang nằm ngã gọn trong xuồng, và chính chiếc xuồng đã cứu anh thêm từ một tai họa nữa.
Anh Nguyễn Văn Thống, Ảnh Hằng NhomĐạn pháo hay AK của Trung Quốc vẫn chưa phải đã hết. Các chiến sĩ còn phải đối diện với một điều khủng khiếp khác: cá mập. Vùng biển Trường Sa được xác định có khá nhiều cá mập. Anh em lính vẫn bảo nhau đi xuồng nhỏ phải cẩn thận. Những người bị thương tuyệt đối không xuống bơi, ngửi thấy mùi máu chúng tấn công ngay. (Ông Phan Xuân Dạch, thủ trưởng cũ của anh Thống xác nhận đúng vùng biển này nhiều cá mập. Cách đây vài năm một chiến sĩ Trường Sa từng bị cá mập cắn mất một bên chân).
Bản thân anh Thống trong lúc dập dềnh đó cũng suýt bị làm mồi cho một con cá. Nó cố gắng tấn công anh ba lần nhưng chiếc xuồng cao su đã làm vật che đỡ cho anh Thống. Con cá khi không thể cắn đứt chiếc xuồng cao su thì bỏ đi. Ngay sau đó khoảng vài chục phút, anh Thống gặp anh Đông, nhưng chính anh Đông không nhận ra người đồng đội/đồng hương của mình đã bầm dập tơi tả.
Khoảng 5h chiều, Trung Quốc cho tàu nhỏ rà soát vùng biển. Anh Đông, anh Thống và 7 người khác (trong đó có anh Hải) bị Trung Quốc bắt. Đến đêm tàu Việt Nam tiếp cận được khu vực và cứu vớt thêm được một số đồng chí.
Kết thúc biến cố ngày 14/3/1988, Trung Quốc tạm thời chiếm giữ Gạc Ma và Len Đao. Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm án ngữ trên đảo Cô Lin và giữ được đảo này.
Phía Trung Quốc mất 8 binh sĩ. Việt Nam mất 3 tàu vận tải. Ngoài 9 người bị Trung Quốc bắt giữ, có 64 chiến sĩ hy sinh. Và đau lòng hơn cả, mãi sau này chỉ vài người được tìm thấy hài cốt. Những người còn lại - như anh Thống và anh Lê Văn Dũng nhận định - có thể đã làm mồi cho cá mập.
Vùng biển Gạc Ma một ngày đau đớn, ngập đỏ máu những người con trẻ trung của dân tộc. Đúng hôm nay (27/7/2011), chúng tôi ngồi viết lại những dòng chữ này ghi lại công ơn các anh. Nhân ngày Kỷ niệm Thương binh - liệt sĩ, xin thành kính gửi tới các anh lòng biết ơn và sự tiếc thương vô hạn. Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên các anh và nguyện sẽ tiếp bước các anh, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Danh sách 64 chiến sĩ đã hy sinh ngày 14-3-1988
1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).9 - Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
10- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
11- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
12- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
13- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
14- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).
15- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
16- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
18- Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
19- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
20- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
22- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
23- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).
24- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
25- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
26- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
27- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
28- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
29- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
30- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
31- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
32- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
33- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
34- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
35- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
37- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
38- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
39- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
40- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
41- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).

42- Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.
43 - Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
44- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
45- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
47- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
48- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
50- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
51- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
52- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
54- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
55- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
58- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
59- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
60- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định).
61- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. BÌnh).
63- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
64- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top