Cụ cần phải xem lại hợp đồng thế chấp tài sản đã ký 3 bên (cụ và các thành viên có liên quan đến tài sản - ông chú cụ - ngân hàng) xem điều khoản thế chấp tài sản là gì.
- Nếu hợp đồng thế chấp đó ghi rõ ràng là tài sản này chỉ để bảo đảm cho khoản vay 800 triệu kia thì cụ cứ yên tâm đứng trước pháp luật là cụ chỉ phải chịu nghĩa vụ đối với khoản gốc, lãi liên quan đến khoản vay đó.
- Nếu hợp đồng thế chấp đó ghi là tài sản này dùng để bảo đảm cho tất cả các khoản vay và bảo lãnh (nếu có) của ông chú cụ thì phía Ngân hàng nói đúng và cụ có nguy cơ bị mất nhà thật (hoặc sẽ phải phun tiền ra để trả ngân hàng nếu muốn giữ lại nhà).
Trong trường hợp này, nếu ông chú cụ sản xuất kinh doanh thua lỗ, bệnh tật, abc nói chung là có lý do chính đáng, khách quan và cụ chứng minh được cái nhà đó là tài sản, nơi sinh sống duy nhất của gia đình cụ (nói chung là càng lâm ly càng tốt) thì cụ và ông chú có thể đàm phán với Ngân hàng (tuỳ vào Ngân hàng có tính nhân văn hay không, nếu Ngân hàng đó thuộc loại cặn tàu ráo máng thì đành ôm hận mà khóc thôi) để xin trả hết nợ gốc + 1 phần nợ lãi (hoặc chỉ trả hết nợ gốc, tuỳ vào đk cụ thể), phần lãi còn lại thì xin giảm, miễn lãi. Trường hợp này áp dụng khi tổng số tiền gốc phải trả < hoặc = giá trị tiền nhà theo định giá độc lập, còn nếu lớn hơn thì khó rồi lúc đấy cụ chỉ có 2 lựa chọn là muốn giữ nhà thì cộp tiền trả nợ thay ông chú, còn ko thì xách va ly lên và đi.
- Nếu khi ký hợp đồng thế chấp tài sản mà tài sản đó theo pháp luật không chỉ của riêng cụ (có thể gồm vợ cụ, bố mẹ cụ,...) nhưng việc ký kết, công chứng chỉ có cụ (ko có văn bản ủy quyền của những người có quyền lợi về tài sản) + ông chú cụ + Ngân hàng thì cụ cứ yên tâm là Ngân hàng chỉ có quyền xử lý đối với phần tài sản của cụ trong cái nhà đó (trường hợp này chắc khó xả ra vì Ngân hàng ko có ngu đến mức vậy).
- Nếu ngoài việc ký hợp đồng thế chấp tài sản ra, cụ còn ủy quyền cho ông chú cụ toàn quyền sử dụng tài sản này để bảo đảm cho các phát sinh tín dụng tại Ngân hàng (trừ việc mang bán). Trong trường hợp này thì cách xử lý cũng như trường hợp gạch đầu dòng thứ 2.
Ở ta có một thực tế là rất nhiều người không đọc kỹ điều khoản của các hợp đồng hoặc không thèm đọc xem quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trước khi đặt bút ký vào cái hợp đồng đó. Bình thường thì nó không sao, nhưng đến khi có vấn đề xảy ra mới té ngửa, cá biệt có trường hợp còn kéo cả gia đình đến Ngân hàng phản đối, ăn vạ (nào là Ngân hàng lừa đảo chiếm dụng nhà, bla bla) nhưng chỉ tổ tốn thời gian mà gần như không giải quyết được vấn đề gì, nguy cơ phải ra đường vẫn không bị đẩy lùi.