Để NH vào lấy được nhà cụ thì cũng rất mệt, cụ nên thuê thêm tư vấn luật đi. Tránh trường hợp cò quay thôi.
Trừ trường hợp không có điều khoản "tài sản này dùng để bảo đảm cho khoản vay nay và các khoản vay khác hoặc bảo lãnh (nếu có)" hoặc cầu từ tương đương như thế vậy thì đúng là Ngân hàng chẳng xơi được nhà cụ ấy. Còn nếu có thì cụ định xúi cụ ấy thi gan với Ngân hàng à, xin lỗi là xem ai mệt hơn ai và trước sau gì cụ ấy cũng phải phun tiền ra để trả nợ nếu muốn giữ lại nhà (giá trị phun ra tối thiểu = giá trị nhà nếu giá nhà thấp hơn nợ gốc, lãi) hoặc chấp nhận xách va ly lên và đi.
Còn muốn thi gan thì em sẽ nói rõ quy trình xử lý của Ngân hàng cho cụ và cụ chủ xem.
- Ngân hàng sẽ đàm phán với các bên hoặc các bên có liên quan chủ động đàm phán với Ngân hàng khi có thông báo => đưa ra hướng xử lý hợp lý cho tất cả các bên. Có thể tự thu xếp nguồn thanh toán hoặc tự bán nhà để trả nợ và có thể xin giảm, miễn 1 phần lãi.
- Đàm phán không thành công => Ngân hàng sẽ khởi kiện ra tòa.
- Tòa sẽ triệu tập các bên để hòa giải abc. Nếu hòa giải thành công thì Tòa sẽ ra văn bản có thời hạn để các bên thực hiện; nếu hòa giả không thành công hoặc hết thời hạn bên khách hàng ko thực hiện được. Thì:
- Tòa sẽ tiến hàng xử án theo yêu cầu của nguyên đơn - Ngân hàng. Em khẳng định luôn là 100% khách hàng sẽ thua sấp lưng và án phí khách hàng sẽ phải trả chứ đếch phải Ngân hàng (nộp luôn hoặc sẽ bị trừ vào tiền khi xử lý tài sản) => ra bản án và có thời hạn để bên khách hàng thực hiện.
- Quá thời hạn khách hàng ko thực hiện theo yêu cầu của Tòa, Ngân hàng chuyển yêu cầu sang cơ quan Thi hành án. Vâng, đến lúc này khách hàng mới biết thiệt là gì và chỉ còn nước đập đầu xuống gối mà khóc hận thôi. Nợ Ngân hàng vẫn phải trả còn gánh thêm tiền án phí, nhưng cái đau nhất đấy là những chiêu trò của đội Thi hành án.
+ Đáng nhẽ tài sản khách hàng thỏa thuận với Ngân hàng để tự bán trước khi bị cưỡng chế thi hành án được 10 đồng, trả nợ Ngân hàng hết 8 đồng + các chi phí khác (nếu có) thì vẫn còn cầm về được 2 đồng.
+ Còn để vào tay đội Thi hành án thì khi đưa ra bán đấu giá công khai (toàn quân xanh quân đỏ) có lẽ chỉ có thể bán được 7 đồng có khi là 6 đồng (theo luật giá đấu lần 1 là = giá theo định giá độc lập, đấu lần 2 được phép giảm tối đa 10% giá ban đầu,...). Trước khi bị đánh tụt giá tiếp do không có người mua vì chẳng có thằng bình thường nào dám vào mua (thấp hơn giá trị thực của tài sản), khách hàng có thể xin ngân hàng rút đơn thi hành án để tự bán tài sản. Sau khi bán đấu giá thành công thì tiền bán đó sẽ trừ đi tiền án phí, tiền liên quan đến kê biên bán phát mại,... phần còn lại sẽ chuyển cho ngân hàng. Lúc này có khi khách hàng chẳng nhận về được xu nào mà vẫn mang nợ Ngân hàng.