[Funland] NHÀ BÓNG 15 -Offline mừng tổng kết WC 2018

Trạng thái
Thớt đang đóng

Seduxen

Xe điện
Biển số
OF-189294
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
3,008
Động cơ
359,990 Mã lực
Em vào ngắm ảnh xứ Đoài!
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Công nhận bác, cây tre là cây được dùng vào nhiều việc nhất, từ vũ khí, nhà cửa vật dụng. Hồi bé nhà cháu ngoài thúng mủng dần sàng thì cũng có chõng tre để nằm, mâm cơm bằng tre, phên dại che nắng và làm bình phong bằng tre. Đêm hè mang chõng ra sân nằm ngủ cho mát, nghe gió lùa bụi tre cọ thân vào nhau kẽo kẹt rì rào ngủ lúc nào ko biết; sáng hôm sau dậy thấy được bê cả vào nhà rồi! Cháu cũng hay lấy tre vót diều và làm cái vỉ đi đập châu chấu về rang! :D
Cụ nhắc đến diều làm bằng tre, chắc cái diều ở làng So này cũng làm bằng cật tre, diều lớn có thêm sáo, có diều gắn đến 5 sáo, càng nhiều sáo gắn vào âm thanh càng du dương vì âm thanh của mỗi cây sáo có tần số khác nhau, nên các tần số âm thanh giao thoa nhau tạo phách thành sóng âm có tần số khác, các tần số khác lại giao thoa các tần số khác nên tổng hợp thành vô vàn âm thanh du dương:
upload-2018-10-24-20-21-42.jpeg


View attachment 1916905
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Phên tre phơi miến ở làng So:
View attachment 1916967
Chắc là 2 quả pháo ở lễ hội làng Đồng Kỵ bên trong cũng được làm bằng cật tre và cót tre:
View attachment 1916950

View attachment 1916948

View attachment 1916982

View attachment 1916945

Lại một điếu cày khủng:
View attachment 1916959

Cái tủ quạt thóc các cụ nhắc đến đây:
View attachment 1916973

Cầu tre:
View attachment 1916974

Rặng tre này cụ nào cũng biết:
View attachment 1916981

Tre là thuyền thúng:
View attachment 1917001

View attachment 1917025

Không hẳn là tre, nhưng cùng dòng họ để làm sáo và khèn:
View attachment 1917014

View attachment 1917010
View attachment 1917009

View attachment 1917022
Không biết cái kia gọi là cái gì để bắt chuột:
View attachment 1917017
Quạt này bé hơn và dùng điện, kiểu nửa nạc nửa mỡ. Quạt quê cháu chạy cơm, dùng tay quay, bên trong có các lá gỗ làm cánh quạt, vì thế hộp quạt chỗ này cong vồng lên! :D
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Quạt này bé hơn và dùng điện, kiểu nửa nạc nửa mỡ. Quạt quê cháu chạy cơm, dùng tay quay, bên trong có các lá gỗ làm cánh quạt, vì thế hộp quạt chỗ này cong vồng lên! :D
Đúng rồi tủ quạt khi quay tay kêu cồm cộp.
Bây giờ khó tìm được quạt nào treo trên xà nhà và dùng chân kéo nhỉ
 
Chỉnh sửa cuối:

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,682
Động cơ
348,381 Mã lực
Các cụ ở nông thôn có công nhận là các đồ dùng, dụng cụ ở nông thôn được làm từ cây tre là rất nhiều không?
Bây giờ ống hút để uống nước cũng có xu hướng dùng ống hút tre thay cho ống hút nhựa để bảo vệ môi trường, nhưng ống hút tre có nhược điểm là ko phải loại dùng 1 lần.
Hoá ra avatar của anh là hình giỏ tre ạ? Thế mà hồi đầu em cứ tưởng tổ ong :D
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Đường này là Tuần Châu làm để phục vụ dự án của họ. Đường này cắt ngang con đường mà hồi bé a chạy theo nó xem mb rơi. Con đường nó bây giờ tuy nâng cấp thành đg bê tông,nhưng 2 hàng cây xà cù vẫn còn nguyên,cây xà cừ khá to,có cây đường kính cả m,mỗi lần về thanh minh,bọn a vẫn đỗ xe sát hàng cây này:



Còn ngôi miếu cổ đó ở bên cụm dân cư làng Thuỵ Khuê,phía bên trái cây Trôi cổ thụ,1 cây đc ghi nhận cây di sản.





Tuần Châu nhìn xuống từ Hang Gió đây anh:




Hang Gió nhìn ngược từ Tuần Châu:




Biển Di tích chùa Một Mái. Nội dung dòng chữ nhỏ: "Chùa Một Mái và ngôi chùa Tổ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc trong thời gian đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 3-2-1947 đến 2-3-1947. Đây cũng là nơi Người về thăm lại vào ngày 19-5-1957."

Có 1 chi tiết là Cụ đã ở xã Cần Kiệm, qua chùa Tây Phương cỡ 1km 1 thời gian ngắn ngay trước khi về đây. Cần Kiệm vẫn còn nhà lưu niệm.




Hầm nơi Ông Cụ ở:





Ngước lên sưa nở trắng trời:



Trắng gì trắng thế:




Lúc rơi vẫn màu:


 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Phên tre phơi miến ở làng So:
View attachment 1916967
Chắc là 2 quả pháo ở lễ hội làng Đồng Kỵ bên trong cũng được làm bằng cật tre và cót tre:
View attachment 1916950

View attachment 1916948

View attachment 1916982

View attachment 1916945

Lại một điếu cày khủng:
View attachment 1916959

Cái tủ quạt thóc các cụ nhắc đến đây:
View attachment 1916973

Cầu tre:
View attachment 1916974

Rặng tre này cụ nào cũng biết:
View attachment 1916981

Tre là thuyền thúng:
View attachment 1917001

View attachment 1917025

Không hẳn là tre, nhưng cùng dòng họ để làm sáo và khèn:
View attachment 1917014

View attachment 1917010
View attachment 1917009

View attachment 1917022
Không biết cái kia gọi là cái gì để bắt chuột:
View attachment 1917017
Xứ Đoài có câu "Đẹp đình So, to đình Chàng". Đình Chàng là đình làng Chu Quyến trên Ba Vì, làng này xưa có tên là Chu Chàng nên mới gọi là đình Chàng.
Đình này có địa thế phải nói là đẹp nhất xứ Đoài: Mặt nhìn về sông Đáy hướng Đông, ngay trước là hồ lớn cong hình bán nguyệt, giữa hồ có đảo, sau lưng là núi Sơn Lộ. Đình này còn bộ sạp Lim và các cấu kiện, chi tiết gần như nguyên vẹn! Tết rồi em về táng cờ, nhưng chưa đến tuổi nên ko được vào táng! :D




Đành lủi ra ngoài chụp:


 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Em vào ngắm ảnh xứ Đoài!
Về xứ Đoài đi Sen! Có lẽ đồng Đoài mùa này là đẹp nhất - theo kiểu buồn! Lúa mới gặt xong, đồng khô xác xơ trơ gốc rạ, xa xa ruộng nhà ai đốt rơm, mới mùi khói thôi mà đã nghe cay cả mắt! Dưới kia vài thửa ruộng cày sớm, luống cày chắc cũng thấm sương mà cho vài loại cây dại vươn lên, tuy ngắn ngủi giữa 2 vụ nhưng vẫn như cố chứng tỏ 1 sức sống mãnh liệt. Ngồi đê sông Đáy giữa mênh mông hoàng hôn xứ Đoài hình như suy nghĩ cũng lớn lao hơn mọi ngày. Mình nghĩ về thế cuộc, về những thịnh suy nhưng cuối cùng vẫn chỉ là vô thường trong sự xoay vần của con tạo, chẳng có gì là mãi mãi, mình từ quê đi ra phố rồi để lại trở về với quê thôi! Bỗng tít tít, có tin nhắn lão Quên mất Nick: Bia đê! Thế là lại hối hả quay ngược, chả kịp về đến cổng làng! :D
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Một hôm được lên đỉnh... núi Chùa Thầy chụp ảnh:

upload-2018-10-24-22-33-59.jpeg


upload-2018-10-24-22-34-42.jpeg


upload-2018-10-24-22-31-52.jpeg


Cảnh đình làng So:
upload-2018-10-24-22-38-46.jpeg
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,993
Động cơ
455,403 Mã lực
Các cụ Pum, cụ chuot08 có biết sự tích xương ở hang Cắc Cớ không? có nhiều giả thiết quá.
Hhồi năm 1972 khi nhà cháu được nghe 1 bác giữ coi giữ Chùa Thầy kể là các bộ xương đó là xương của quân Cờ Đen (Giặc Cờ Đen có tướng là Lưu Vĩnh Phúc được triều đình Huế ngầm chi tiền thuê đánh đuổi Pháp, tướng Lưu Vĩnh Phúc là dư đảng của quân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, sau này LV Phúc được làm Tổng thống của Đài Loan) bị quân Pháp vây ở núi này, giết hết rồi ném xác xuống hang Cắc Cớ.

Nhiều phỏng đoán khác nhau
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 trước Công nguyên). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), Lữ Gia giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, các nhà sử học, giới khảo cổ VN có nhiều phỏng đoán khác nhau, hầu hết đều không giống với truyền thuyết.
Chưa có một cuộc nghiên cứu nào được tiến hành, vì thế, tất cả ý kiến của các nhà khoa học đưa ra đều chỉ dừng ở mức phỏng đoán, chứ không có căn cứ chính xác. Theo ý kiến của một nhà sử học không nêu tên thì đây là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15. Một nhà sử học khác cũng không muốn nêu tên cho rằng, vào cuối thế kỷ 19, quân Cờ Đen (nhà Thanh) do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy. Người dân ở đây chạy vào hang để tránh và chết ở trong. Một nhà khảo cổ học khác thì phỏng đoán các bộ xương này có thể là của chính quân Cờ Đen. Theo ý kiến của các nhà khoa học, con số đó chỉ khoảng trăm bộ mà thôi.
Theo các nhà khoa học, để biết được chính xác chỉ có cách là xác định niên đại, tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì: “Không nên động vào số xương cốt này vì động vào cũng không có ý nghĩa gì”. Theo một nhà sử học khác, trước kia số hài cốt này rải rác ở đáy hang, nay để chung vào trong bể, những vong linh quy lại thành mộ chung, địa táng như vậy về mặt tâm linh không có vấn đề gì.
Minh Ngọc (ghi)
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,102
Động cơ
1,485,002 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ Pum, cụ chuot08 có biết sự tích xương ở hang Cắc Cớ không? có nhiều giả thiết quá.
Hhồi năm 1972 khi nhà cháu được nghe 1 bác giữ coi giữ Chùa Thầy kể là các bộ xương đó là xương của quân Cờ Đen (Giặc Cờ Đen có tướng là Lưu Vĩnh Phúc được triều đình Huế ngầm chi tiền thuê đánh đuổi Pháp, tướng Lưu Vĩnh Phúc là dư đảng của quân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, sau này LV Phúc được làm Tổng thống của Đài Loan) bị quân Pháp vây ở núi này, giết hết rồi ném xác xuống hang Cắc Cớ.

Nhiều phỏng đoán khác nhau
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 trước Công nguyên). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), Lữ Gia giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, các nhà sử học, giới khảo cổ VN có nhiều phỏng đoán khác nhau, hầu hết đều không giống với truyền thuyết.
Chưa có một cuộc nghiên cứu nào được tiến hành, vì thế, tất cả ý kiến của các nhà khoa học đưa ra đều chỉ dừng ở mức phỏng đoán, chứ không có căn cứ chính xác. Theo ý kiến của một nhà sử học không nêu tên thì đây là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15. Một nhà sử học khác cũng không muốn nêu tên cho rằng, vào cuối thế kỷ 19, quân Cờ Đen (nhà Thanh) do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy. Người dân ở đây chạy vào hang để tránh và chết ở trong. Một nhà khảo cổ học khác thì phỏng đoán các bộ xương này có thể là của chính quân Cờ Đen. Theo ý kiến của các nhà khoa học, con số đó chỉ khoảng trăm bộ mà thôi.
Theo các nhà khoa học, để biết được chính xác chỉ có cách là xác định niên đại, tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì: “Không nên động vào số xương cốt này vì động vào cũng không có ý nghĩa gì”. Theo một nhà sử học khác, trước kia số hài cốt này rải rác ở đáy hang, nay để chung vào trong bể, những vong linh quy lại thành mộ chung, địa táng như vậy về mặt tâm linh không có vấn đề gì.
Minh Ngọc (ghi)
Về sử sách thì nhà cháu ko rành lắm,nhưng tìm hiểu qua về quân Cờ Đen,1 đội quân lưỡng quốc với bộ khung là ng Quảng Tây do tướng Lưu vĩnh Phúc là thủ lĩnh. Hồi đó khái niệm về biên giới quốc gia có vẻ ko rõ ràng nên quân Cờ Đen tự tung tự tác di chuyển từ Tàu sang ta cứ như đất của họ. Và cũng do triều đình nhà Nguyễn bấy giờ quá nhu nhược hèn kém,do đóng đô ở Huế nên các tỉnh phía Bắc gần như ko đoái hoài,có chăng chỉ có cử quan tổng đốc trấn thành Thăng Long thôi. Đội quân Cờ đen này sau khi tràn sang nước ta,lập doanh trại ở gần HN và gây hấn rồi đánh nhau với 1 bộ tộc dân bản xứ. Bộ tộc ng bản xứ này vốn chống lại triều đình nhà Nguyễn,nên khi quân Cờ Đen dành chiến thắng,lập tức triều đình nhà Nguyễn ban thưởng và phong chức cho LVP,coi như chấp nhận quân Cờ Đen hợp pháp. Khi Pháp tấn công đánh chiếm ra Bắc,quân CĐ cũng giúp ta chống lại (vụ giết chết viên đại uý ở trận Cầu Giấy và sau này là đại ta Henri nổi tiếng) nhưng nhìn chung cũng chả giải quyết được gì.
Giả thiết về những bộ hài cốt trong hang Cắc Cớ là của quân Cờ đen,hồi bé nhà cháu đc nghe kể lại và trong câu chuyện,ng kể đều gọi là giặc Cờ Đen chứ ko gọi quân CĐ,có lẽ sử sách truyền miệng hết đời trước sang đời sau,gọi là "giặc" thì chứng tỏ sự cưỡng bức,cướp phá,nhũng nhiễu dân chúng trong vùng là có mức độ ghê gớm.
Có thể đánh nhau với lính Pháp thất trận,bị vây ráp nên 1 bộ phận tàn quân CĐ chui vào hang ẩn náu,do ko có lương thực nên chết dần chết mòn trong hang,mặc dù xung quanh là làng mạc,dân sinh đông đúc,nếu đc dân tiếp tế thì chắc chắn ko bị cảnh chết đói chết khát dư vậy.
Lịch sử thì đái khái là vậy,nhưng có 1 điều chắc chắn mà rất có thể nhiều người chưa biết về mảnh đất quê nhà cháu,đó là các họ tộc ở đây. Trước khi vụ quân Cờ Đen đến đây thì làng mạc dân chúng ở đây chủ yếu có 2 họ,họ Nguyễn và họ Phan. Đầu tiên dân bản xứ đều mang họ Nguyễn là chính,sau đó có thêm họ tộc Phan đến đây định cư. Họ Phan này chính là dòng họ Phan Huy nổi tiếng (có 2 phố ở HN hiện nay). Đầu tiên là Phan huy Ích,một nhà nho quê ở Hà Tĩnh thi đỗ tiến sĩ thời Lê,làm việc trong Triều vua Lê hơn chục năm,sau khi Quang Trung đại phá quân Thanh thì ngả sang phục vụ triều Nguyễn. Mấy a e nhà Nguyễn bị phế truất,vua Gia Long ra Bắc trừng phạt thì 1 tg PH Ích lại chuyển sang làm cho triều đình mới. Phan huy Chú là con đẻ của ông,được sinh ra và lớn lên ngay thôn Thuỵ Khuê- Sài Sơn- Quốc Oai (chính là chùa Thầy) và mảnh đất này được triều đình ban thưởng về đây,sau này họ hàng hang hốc họ Phan từ quê HT kéo hết về đây sinh sống. Tuy là đất vua phong nhưng ko được dân bản xứ chấp nhận (kiểu như ma cũ bắt nạt ma mới :)) ) giữa 2 họ Nguyễn và họ Phan luôn xảy ra mâu thuẫn ghen ghét nhau,ko bên nào chịu bên nào. Từ thời cụ kỵ tổ tiên nhà cháu đã xảy ra kiểu mâu thuẫn,ko bằng lòng nhau và truyền đến tận đời ô cụ nhà cháu. Đến bây giờ thì tình trạng này mới hết do tg và sự giao thoa văn hoá làm xoá đi những mâu thuẫn thành kiến này.
Về thổ ngữ của dân Chùa Thày thì âm khá nặng,nhất là những người thế hệ trước. Nếu ai tinh ý thì sẽ phát hiện ra nó lai tạp âm ngữ 2 vùng,vùng Hà Tĩnh Nghệ an và vùng Ba Vì Sơn tây. Có 1 vài từ còn mang đặc trưng của miền Trung.
Nhìn chung mảnh đất Chùa Thày,tuy lịch sử lâu đời nhưng nền văn hoá ko có gì nổi trội đặc biệt. Nghề nghiệp hoàn toàn thuần nông,do chưa bao giờ mất mùa cứ đều đều đủ ăn nên ko hình thành phát triển các nghề phụ như 1 số nơi lân cận,chính điều này làm cho kinh tế ko phát triển,nếu ko nói là tụt hậu so với thiên hạ.
Con người nơi đây có phẩm chất hiền lành,ko chơi bời nghiện ngập nhưng lòng tự trọng khá cao,ít chấp nhận đi nhờ vả cầu xin,tính tự lập cao. Có lẽ tư duy này là nền tảng cho ra lớp người nhàng nhàng ko có đột biến trong tất cả các thời đại.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Các cụ Pum, cụ chuot08 có biết sự tích xương ở hang Cắc Cớ không? có nhiều giả thiết quá.
Hhồi năm 1972 khi nhà cháu được nghe 1 bác giữ coi giữ Chùa Thầy kể là các bộ xương đó là xương của quân Cờ Đen (Giặc Cờ Đen có tướng là Lưu Vĩnh Phúc được triều đình Huế ngầm chi tiền thuê đánh đuổi Pháp, tướng Lưu Vĩnh Phúc là dư đảng của quân khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, sau này LV Phúc được làm Tổng thống của Đài Loan) bị quân Pháp vây ở núi này, giết hết rồi ném xác xuống hang Cắc Cớ.

Nhiều phỏng đoán khác nhau
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 trước Công nguyên). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), Lữ Gia giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, các nhà sử học, giới khảo cổ VN có nhiều phỏng đoán khác nhau, hầu hết đều không giống với truyền thuyết.
Chưa có một cuộc nghiên cứu nào được tiến hành, vì thế, tất cả ý kiến của các nhà khoa học đưa ra đều chỉ dừng ở mức phỏng đoán, chứ không có căn cứ chính xác. Theo ý kiến của một nhà sử học không nêu tên thì đây là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15. Một nhà sử học khác cũng không muốn nêu tên cho rằng, vào cuối thế kỷ 19, quân Cờ Đen (nhà Thanh) do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy. Người dân ở đây chạy vào hang để tránh và chết ở trong. Một nhà khảo cổ học khác thì phỏng đoán các bộ xương này có thể là của chính quân Cờ Đen. Theo ý kiến của các nhà khoa học, con số đó chỉ khoảng trăm bộ mà thôi.
Theo các nhà khoa học, để biết được chính xác chỉ có cách là xác định niên đại, tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì: “Không nên động vào số xương cốt này vì động vào cũng không có ý nghĩa gì”. Theo một nhà sử học khác, trước kia số hài cốt này rải rác ở đáy hang, nay để chung vào trong bể, những vong linh quy lại thành mộ chung, địa táng như vậy về mặt tâm linh không có vấn đề gì.
Minh Ngọc (ghi)
Em cũng chỉ được nghe như thế, tuy nhiên theo em nếu từ thời Lữ Gia thì chắc là ko còn gì, quân Cờ Đen hợp lý hơn. Nhiều năm trước thỉnh thoảng vẫn có người đi hội, tò mò thám hiểm hang sẩy chân là mất. Xem clip 1 đội tự phát thám hiểm, ngủ đêm dưới đấy mà cũng chưa hết hang. Ngóc ngách của hang cũng bí ẩn ko kém chuyện bể xương.
Quốc Oai có nhiều núi đá, chắc từ mạch phía Hương Sơn Kim Bôi qua đằng chùa Trầm ở Chương Mỹ về, sang Thạch Thất thì ko còn. Gần chùa Thày có động Hoàng Xá cảnh cũng rất đẹp, trồng thêm sen nữa thì tuyệt!
Trong động thờ cụ Cao Xuân Dục, 1 thượng thư thời Nguyễn, sau vì cương trực bị Hoàng Cao Khải rèm pha, biếm về làm quan phủ Quốc. Ông này nghe nói rất được lòng dân. Trên vách động có phù điêu hình ông do dân thời đấy tạc lại.



 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,102
Động cơ
1,485,002 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ko biết có cm nào đã biết thông tin,tổng thư ký Liên hiệp quốc người Hàn xẻng Ban ki moon có gốc gác từ dòng họ Phan Huy chưa?



 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Ko biết có cm nào đã biết thông tin,tổng thư ký Liên hiệp quốc người Hàn xẻng Ban ki moon có gốc gác từ dòng họ Phan Huy chưa?



Cách đây đâu 3 năm, cuối nhiệm kỳ ông này có về Sài Sơn. Có mấy bài báo viết về việc này. Hoá ra xứ Đoài rộng quá cụ anh ạ! :D
Cụ này tên Việt chắc là Phan Huy Mân.
 

Seduxen

Xe điện
Biển số
OF-189294
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
3,008
Động cơ
359,990 Mã lực
Ngày xưa em nghe mách:
Cô nào chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ đến chiều có luôn.

Thế là phải đến hàng Cắc Cớ bằng được.
 

Seduxen

Xe điện
Biển số
OF-189294
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
3,008
Động cơ
359,990 Mã lực
Cách đây đâu 3 năm, cuối nhiệm kỳ ông này có về Sài Sơn. Có mấy bài báo viết về việc này. Hoá ra xứ Đoài rộng quá cụ anh ạ! :D
Cụ này tên Việt chắc là Phan Huy Mân.
Nhìn ông Phan Huy Mân này giống Chuột nhỉ. Nhất là quả trán.
Khác mỗi chỗ già, trẻ.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,186
Động cơ
479,556 Mã lực
Ngày xưa em nghe mách:
Cô nào chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ đến chiều có luôn.

Thế là phải đến hàng Cắc Cớ bằng được.
Câu đấy đúng như quê em các cụ bảo là:
Cô nào chửa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ đến chiều 1 lô!
Sen chắc chui ra chui vào chỗ cửa hang mòn đá nhỉ?! :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top