[Funland] NHÀ BÓNG 15 -Offline mừng tổng kết WC 2018

Trạng thái
Thớt đang đóng

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
E tưởng là làm ná bắn chym :D
Đầu tiên nhà cháu cũng tưởng cụ Pum làm ná bắn chim, nhưng thấy các đầu nhọn, cạnh vuông nên không phải. Chắc cụ Pum làm thiết trượng giao chiến với bọn trộm
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Đầu tiên nhà cháu cũng tưởng cụ Pum làm ná bắn chim, nhưng thấy các đầu nhọn, cạnh vuông nên không phải. Chắc cụ Pum làm thiết trượng giao chiến với bọn trộm
Cháu lại tưởng xiên chuột :))
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Nhìn hơi giống cái chạc gảy rơm thần thánh xưa! :D
Chạc gảy rơm của cụ đây. Nhưng có nơi làm đầu cái chĩa gảy rơm bằng 4 thanh thép 6mm giống như cái dĩa (Fork)

8/ Cái mỏ gảy :
Nông cụ có tên là cái mỏ gảy này là gọi theo đặc tính (hất lên, gảy lên), và theo hình dạng của nó. Công dụng của cái mỏ gảy là trộn rơm rạ đang phơi khô. Gảy hất đi hoặc hất lên bằng đầu của một vật giống hình dạng của cái mỏ chim nên gọi là cái mỏ gảy. Rơm rạ phơi khô là lương thực chính của trâu bò trong những ngày mưa gió lũ lụt. Nhà nào có nuôi trâu bò đều có nhũng cây rơm rạ khô phủ lên trên một cái dàn cây vững chắc. Và nhà đó không thể không có cái mỏ gảy.
Cái mỏ gảy được tạo thành như sau :
Cái mỏ gảy có hình thù giống như chữ Y, có cán dài và hai cái càng hình chữ V
Chọn 1 cây tre đực thật già dài khoảng 1,5m, có đường kính khoảng 4 - 5 cm, đoạn trên thẳng, đoạn dưới hơi cong, chặt sát gốc, đem ngâm sâu dưới bùn ao phòng mối mọt ăn sau này khi sử dụng. Ngâm cây tre hơn một tháng, tiếng địa phương gọi là “tre đã chín”, đem tre lên, chẻ đều làm hai nơi phần gốc, từ gốc lên dài khoảng 50cm (khoảng 1/3 của cán), rồi đem phơi khô cho tan bớt mùi hôi thối.
Sau đó người ta vót ở đầu hai phần chẻ đôi, thành một mũi nhọn như cái mỏ con chim hay như cái mũi sừng trâu. Dùng một cái vòng sắt còng thật sát vào đoạn tre nơi cuối phần đã chẻ đôi (cách gốc khoảng 0,5m đã nói trên). Người ta dùng một chốt cây hình khối tam giác nêm sát vào chốt cây nơi cây bị tách đôi mà đỉnh nằm sát vào chỗ tách có vòng sắt cùm lại. Để cho miếng nêm hình khối tam giác đó cố định, không bị rơi ra, người ta dùng đinh đóng vào hai bên phần chẻ đôi vào khối tam giác đó. Như thế, phần thân cây tre còn lại không thể tách ra được nữa. Bấy giờ, phần dưới hơi cong của đoạn tre bị tách ra làm hai đó, tạo thành hình dáng của cái mỏ gảy.
Muốn cho rơm khô đều, người dùng dùng cái mỏ gảy này để xốc lên, trộn xuống.
Trong Tự điển hiện vật văn hóa các dân tộc Việt Nam (sđd) có hình (xem hình) và một đoạn viết về cái mỏ sải, cách gọi tên ở miền Bắc gọi cái mỏ gảy, là “Dụng cụ gom rơm, rạ, cỏ, còn gọi là cặp hay càng gẩy rơm, có hình chạc cây “ (trang 662).
Ở miền Nam, dụng cụ trên, theo Tự vị của Huình Tịnh Paulus Của còn gọi là cái mỏ xảy, là “cây dài có hai chia uốn cong, để mà đánh rơm cỏ”.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Chạc gảy rơm của cụ đây. Nhưng có nơi làm đầu cái chĩa gảy rơm bằng 4 thanh thép 6mm giống như cái dĩa (Fork)

8/ Cái mỏ gảy :
Nông cụ có tên là cái mỏ gảy này là gọi theo đặc tính (hất lên, gảy lên), và theo hình dạng của nó. Công dụng của cái mỏ gảy là trộn rơm rạ đang phơi khô. Gảy hất đi hoặc hất lên bằng đầu của một vật giống hình dạng của cái mỏ chim nên gọi là cái mỏ gảy. Rơm rạ phơi khô là lương thực chính của trâu bò trong những ngày mưa gió lũ lụt. Nhà nào có nuôi trâu bò đều có nhũng cây rơm rạ khô phủ lên trên một cái dàn cây vững chắc. Và nhà đó không thể không có cái mỏ gảy.
Cái mỏ gảy được tạo thành như sau :
Cái mỏ gảy có hình thù giống như chữ Y, có cán dài và hai cái càng hình chữ V
Chọn 1 cây tre đực thật già dài khoảng 1,5m, có đường kính khoảng 4 - 5 cm, đoạn trên thẳng, đoạn dưới hơi cong, chặt sát gốc, đem ngâm sâu dưới bùn ao phòng mối mọt ăn sau này khi sử dụng. Ngâm cây tre hơn một tháng, tiếng địa phương gọi là “tre đã chín”, đem tre lên, chẻ đều làm hai nơi phần gốc, từ gốc lên dài khoảng 50cm (khoảng 1/3 của cán), rồi đem phơi khô cho tan bớt mùi hôi thối.
Sau đó người ta vót ở đầu hai phần chẻ đôi, thành một mũi nhọn như cái mỏ con chim hay như cái mũi sừng trâu. Dùng một cái vòng sắt còng thật sát vào đoạn tre nơi cuối phần đã chẻ đôi (cách gốc khoảng 0,5m đã nói trên). Người ta dùng một chốt cây hình khối tam giác nêm sát vào chốt cây nơi cây bị tách đôi mà đỉnh nằm sát vào chỗ tách có vòng sắt cùm lại. Để cho miếng nêm hình khối tam giác đó cố định, không bị rơi ra, người ta dùng đinh đóng vào hai bên phần chẻ đôi vào khối tam giác đó. Như thế, phần thân cây tre còn lại không thể tách ra được nữa. Bấy giờ, phần dưới hơi cong của đoạn tre bị tách ra làm hai đó, tạo thành hình dáng của cái mỏ gảy.
Muốn cho rơm khô đều, người dùng dùng cái mỏ gảy này để xốc lên, trộn xuống.
Trong Tự điển hiện vật văn hóa các dân tộc Việt Nam (sđd) có hình (xem hình) và một đoạn viết về cái mỏ sải, cách gọi tên ở miền Bắc gọi cái mỏ gảy, là “Dụng cụ gom rơm, rạ, cỏ, còn gọi là cặp hay càng gẩy rơm, có hình chạc cây “ (trang 662).
Ở miền Nam, dụng cụ trên, theo Tự vị của Huình Tịnh Paulus Của còn gọi là cái mỏ xảy, là “cây dài có hai chia uốn cong, để mà đánh rơm cỏ”.
Quê em gọi là chạc, cùng thời có cái nèo giống như côn nhị khúc để quặp bó lúa, đập vào cối đá ( thường là xây bằng gạch, hình khối vát giống cái loa B&W 601 series3 và lúa đập vào mặt vát này cho văng hạt ra). Thời xưa quặp đập và ném bó lúa sau khi đập xong khá điệu nghệ vì phải xoắn 1 vòng, có biến đánh nhau cũng múa hơn côn! Cũng thời này có quạt hòm nhưng thường vài chục hộ mới có 1 cái, nhiều khi bu em ko mượn được bèn đứng lên cối đá cho cao, tay vác lưng thúng thóc đã phơi khô rồi khẽ nghiêng miệng đổ nhẹ, bảo Chuột em cầm cái quạt bản to cỡ cái mặt bàn Song Long hay uốn bia vỉa hè, em xuôi chiều gió cứ cong mông quạt lấy quạt để. Quạt hăng quá làm bu thở dài:
- Chuột ơi mày quạt nhẹ tay thôi kẻo thóc lép cũng chả có mà độn sắn đâu!
Mới thế mà mấy tỷ năm rồi các bác ạ! :D
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Quê em gọi là chạc, cùng thời có cái nèo giống như côn nhị khúc để quặp bó lúa, đập vào cối đá ( thường là xây bằng gạch, hình khối vát giống cái loa B&W 601 series3 và lúa đập vào mặt vát này cho văng hạt ra). Thời xưa quặp đập và ném bó lúa sau khi đập xong khá điệu nghệ vì phải xoắn 1 vòng, có biến đánh nhau cũng múa hơn côn! Cũng thời này có quạt hòm nhưng thường vài chục hộ mới có 1 cái, nhiều khi bu em ko mượn được bèn đứng lên cối đá cho cao, tay vác lưng thúng thóc đã phơi khô rồi khẽ nghiêng miệng đổ nhẹ, bảo Chuột em cầm cái quạt bản to cỡ cái mặt bàn Song Long hay uốn bia vỉa hè, em xuôi chiều gió cứ cong mông quạt lấy quạt để. Quạt hăng quá làm bu thở dài:
- Chuột ơi mày quạt nhẹ tay thôi kẻo thóc lép cũng chả có mà độn sắn đâu!
Mới thế mà mấy tỷ năm rồi các bác ạ! :D
Các dụng cụ nông nghiệp thủ công ở các gia đình nhà cháu cũng biết, mạn Lập Thạch - Vĩnh Phúc có nhiều loại dụng cụ, kể cả quạt mo nang tre hay mo cau. Biết nhiều nhất là hồi đi sơ tán năm 1972 ở xã Cẩm Bảo huyện Thạch Thất. Thấy nhà chủ xay lúa cũng đòi tham gia xay, nhưng chỉ giật được vài cái là mệt, đến cái cối giã gạo cũng thế, nhấn đạp vài cái là mỏi hết đùi. Chỉ thích nhất khi nhà chủ phơi thóc nếp là xin 1 bơ để rang ăn.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Các dụng cụ nông nghiệp thủ công ở các gia đình nhà cháu cũng biết, mạn Lập Thạch - Vĩnh Phúc có nhiều loại dụng cụ, kể cả quạt mo nang tre hay mo cau. Biết nhiều nhất là hồi đi sơ tán năm 1972 ở xã Cẩm Bảo huyện Thạch Thất. Thấy nhà chủ xay lúa cũng đòi tham gia xay, nhưng chỉ giật được vài cái là mệt, đến cái cối giã gạo cũng thế, nhấn đạp vài cái là mỏi hết đùi. Chỉ thích nhất khi nhà chủ phơi thóc nếp là xin 1 bơ để rang ăn.
Cối xay xưa nhà em có 1 chiếc, độ mỗi năm 1 lần đón bác Phó Cối đến đóng lại các rãnh của cối chính, dùng đất sét loại tốt nhuyễn và các nan cật tre làm cốt đóng lại. Bác xay chưa kinh nghiệm vì cái này là dạng đòn tay, tác động vào tai cối để quay cối quanh trục; nếu có 1 người đẩy giúp lúc đầu thì trơn hơn!
Giã gạo thì thường vào ngày Tết, 5-5 nhà em vẫn đi giã nhờ để làm bánh; em thậm chí tát gàu dây, gàu sòng, đạp guồng tát nước làm bằng gỗ để tát ao rồi, nên dáng em chuẩn lắm, bia mãi vẫn eo ơi là eo! :P
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Cái răng cối xay làm bằng cật tre, nhưng có nơi làm bằng thân cây cau vì cũng rất cứng.
Các cụ làm cái giỏ, cái nơm, cái lờ đi bắt cua cá phải nói là rất đẹp. Bây giờ làm mấy thứ đó đem bán còn đẹp hơn, nhưng trẻ nan tre bây giờ đã có máy hỗ trợ
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Cái răng cối xay làm bằng cật tre, nhưng có nơi làm bằng thân cây cau vì cũng rất cứng.
Các cụ làm cái giỏ, cái nơm, cái lờ đi bắt cua cá phải nói là rất đẹp. Bây giờ làm mấy thứ đó đem bán còn đẹp hơn, nhưng trẻ nan tre bây giờ đã có máy hỗ trợ
Bác nói đan lát em lại nhớ nhà có 2 bà chị cũng thường đan quạt, rảnh em cũng tí toáy phụ cạo ống giang, đan rồi nhặt tướp bán cho mấy bà bện thừng hay làm chổi lấy hào mua kem! Thời đầu là kem mật có màu nâu của đường mật. Sợ hết nhanh em không dám cắn chỉ hít; hít đến độ nổi gân cổ nhún cả vai, hết cả màu mật còn trơ lại những thớ sọc của tinh thể đá! :D
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
13,300
Động cơ
836,264 Mã lực
E vô nhà bóng chơi đầu tuần & lượn lờ đọc còm
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Bác nói đan lát em lại nhớ nhà có 2 bà chị cũng thường đan quạt, rảnh em cũng tí toáy phụ cạo ống giang, đan rồi nhặt tướp bán cho mấy bà bện thừng hay làm chổi lấy hào mua kem! Thời đầu là kem mật có màu nâu của đường mật. Sợ hết nhanh em không dám cắn chỉ hít; hít đến độ nổi gân cổ nhún cả vai, hết cả màu mật còn trơ lại những thớ sọc của tinh thể đá! :D
Làm quạt thì bên Chàng Sơn là nhất rồi, không biết bên Dị Nậu bên cụ có làm quạt không hay chủ yếu chỉ làm đồ gỗ?
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,180
Động cơ
1,518,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Công nhận bọn trẻ con thời bây giờ,có lẽ thứ nó vượt trội mình ngày xưa chỉ là khả năng thích nghi đồ công nghệ. Còn làm thủ công bất kể món đồ gì đều lớ nga lớ ngớ. Hồi bé tầm 10-11 tuổi nhà cháu đã biết làm ra con dao khắc gỗ bằng lưỡi cưa,tự mài lấy sắc như nước. Giờ ở đùi vẫn còn vết sẹo vì mũi dao chọc vào do nhét túi quần quên khuấy đi mất,đến lúc ngồi xuống thì nhói phát mới biết. Mũi dao nhọn chọc sâu hoắm. Lúc đó đã học bí quyết cách tôi dao bằng dầu luyn,nước muối.
Những món đồ chơi như súng gỗ,súng tre,thuyền buồm chạy bằng xà phòng hay dầu hoả đều mày mò tự làm. Giờ mới biết chì rất có hại cho sức khoẻ,chứ ngày xưa đúng là điếc ko sợ súng,suốt ngày đun chì để làm cái đánh đáo. :))
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Làm quạt thì bên Chàng Sơn là nhất rồi, không biết bên Dị Nậu bên cụ có làm quạt không hay chủ yếu chỉ làm đồ gỗ?
Vùng trên đấy gồm Dị Nậu và Canh Nậu (là cái nôi thịt chuột vùng em :D) xưa gọi là Kẻ Núc, từ Nậu chắc là từ Núc mà ra; dưới em gọi là Kẻ Nủa. Nơi đâu cũng trồng trọt nhưng đặc trưng Kẻ Núc xưa là đánh cá bẫy chim bắt chuột. Trêu dân trên này, dưới em có câu nhại theo thổ ngữ “Hại bà nạo, xục xục xục xục...” là tả động tác đánh cá bằng 1 công cụ mà em ko nhớ tên, họ dàn hàng ngang mấy người rồi hò nhau cùng bắt tôm cá! :D
Thời trước 90 trên đấy có nghề thợ nề mạnh, nghề mộc còn sau đấy chứ chưa thấy đan lát. So với dưới em thì mộc trên đấy còn rất mới, vì làng em có đền thờ cụ tổ nghề mộc Phó Sần người làng em, 1 nhân vật nửa hư nửa thực mà trong ký "Trên đỉnh non Tản" Nguyễn Tuân đã kể về chuyện cụ lên làm cung điện cho Thánh Tản thời Vua Hùng 18. Cụ Nguyễn Tuân xưa cũng lang thang về vùng em nghe cao niên kể mà chép lại. Hiện quê em vẫn còn 1 số di tích liên quan đến việc này.
Trong "Sơn Tây tỉnh địa chí của cụ Phạm Xuân Độ in năm 1941 - 1 sách rất chi tiết về xứ Đoài xưa, thì Dị Nậu có nghề đánh cá, trồng bông dệt vải, nề ngoã, trồng cau và giầu không. Dưới em thì mộc ngõa đan lát hay làm bánh kẹo nhưng lạ là có cả dệt lụa, làm thuyền, làm dù. Quạt và dù làng em thời Pháp thuộc đã mang đi đấu xảo Ba Lê rồi đấy! :D
Thuỵ Khuê, tổng Lật Sài quê bác Pumzen xưa cũng có nghề canh cửi, trồng dâu ngoài bãi sông Đáy! Bãi này hồi cấp 3 em đi hái ngô hộ thôn nữ Thuỵ Khuê mấy lần! :D

 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Vùng trên đấy gồm Dị Nậu và Canh Nậu (là cái nôi thịt chuột vùng em :D) xưa gọi là Kẻ Núc, từ Nậu chắc là từ Núc mà ra; dưới em gọi là Kẻ Nủa. Nơi đâu cũng trồng trọt nhưng đặc trưng Kẻ Núc xưa là đánh cá bẫy chim bắt chuột. Trêu dân trên này, dưới em có câu nhại theo thổ ngữ “Hại bà nạo, xục xục xục xục...” là tả động tác đánh cá bằng 1 công cụ mà em ko nhớ tên, họ dàn hàng ngang mấy người rồi hò nhau cùng bắt tôm cá! :D
Thời trước 90 trên đấy có nghề thợ nề mạnh, nghề mộc còn sau đấy chứ chưa thấy đan lát. So với dưới em thì mộc trên đấy còn rất mới, vì làng em có đền thờ cụ tổ nghề mộc Phó Sần người làng em, 1 nhân vật nửa hư nửa thực mà trong ký "Trên đỉnh non Tản" Nguyễn Tuân đã kể về chuyện cụ lên làm cung điện cho Thánh Tản thời Vua Hùng 18. Cụ Nguyễn Tuân xưa cũng lang thang về vùng em nghe cao niên kể mà chép lại. Hiện quê em vẫn còn 1 số di tích liên quan đến việc này.
Trong "Sơn Tây tỉnh địa chí của cụ Phạm Xuân Độ in năm 1941 - 1 sách rất chi tiết về xứ Đoài xưa, thì Dị Nậu có nghề đánh cá, trồng bông dệt vải, nề ngoã, trồng cau và giầu không. Dưới em thì mộc ngõa đan lát hay làm bánh kẹo nhưng lạ là có cả dệt lụa, làm thuyền, làm dù. Quạt và dù làng em thời Pháp thuộc đã mang đi đấu xảo Ba Lê rồi đấy! :D
Thuỵ Khuê, tổng Lật Sài quê bác Pumzen xưa cũng có nghề canh cửi, trồng dâu ngoài bãi sông Đáy! Bãi này hồi cấp 3 em đi hái ngô hộ thôn nữ Thuỵ Khuê mấy lần! :D

Cụ kể bãi dâu và bãi ngô bên cạnh sông Đáy là đúng chỗ tôi ở đi sơ tán hồi tháng 5 năm 1972. Chỗ tôi ở là Cát Nổi cách đê 400m, chỗ gần cây xăng đầu đường bê tông. Đi học phải vượt qua đê rồi đến lớp học dựng sát vách núi gần chỗ nhà cụ Pum. Cái cầu ở đường bê tông bắc qua sông Đáy trước là cái cầu ọp ẹp để đi qua bên Dương Liễu. Gần chỗ cầu là bãi trồng dâu. Bây giờ vùng gần Dương Liễu trồng ngô, hoa, rau cải.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Cụ kể bãi dâu và bãi ngô bên cạnh sông Đáy là đúng chỗ tôi ở đi sơ tán hồi tháng 5 năm 1972. Chỗ tôi ở là Cát Nổi cách đê 400m, chỗ gần cây xăng đầu đường bê tông. Đi học phải vượt qua đê rồi đến lớp học dựng sát vách núi gần chỗ nhà cụ Pum. Cái cầu ở đường bê tông bắc qua sông Đáy trước là cái cầu ọp ẹp để đi qua bên Dương Liễu. Gần chỗ cầu là bãi trồng dâu. Bây giờ vùng gần Dương Liễu trồng ngô, hoa, rau cải.
Chỗ cụ ở là Phúc Đức thuộc Sài Sơn, qua sông sang bên Hoài Đức là Dương Liễu, Cát Quế; vùng này gọi là Kẻ Giá. Xưa có câu “gian Kẻ Thày không bằng ngay Kẻ Giá”, hiểu theo kiểu: vùng em Kẻ Thày với tính chất gần khu du lịch, va chạm nhiều đã ghê rồi nhưng vẫn ko gớm bằng dân bên Kẻ Giá! :D
Hồi bác học thời đấy ko biết có học thầy Ất người Thuỵ Khuê không ạ?
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Chỗ cụ ở là Phúc Đức thuộc Sài Sơn, qua sông sang bên Hoài Đức là Dương Liễu, Cát Quế; vùng này gọi là Kẻ Giá. Xưa có câu “gian Kẻ Thày không bằng ngay Kẻ Giá”, hiểu theo kiểu: vùng em Kẻ Thày với tính chất gần khu du lịch, va chạm nhiều đã ghê rồi nhưng vẫn ko gớm bằng dân bên Kẻ Giá! :D
Hồi bác học thời đấy ko biết có học thầy Ất người Thuỵ Khuê không ạ?
Tôi học thầy tên Mão, người bé nhỏ, lúc đó gần hết năm học, sang kỳ nghỉ hè tôi lại chuyển sang sơ tán ở Cẩm Bào.
Chỗ tôi ở thấy gọi là làng Cát Nổi, không nhớ là xã gì, chỉ cách đê chỗ cây xăng 500m, sang học gần chùa Thầy chỉ đi 1km.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Tôi học thầy tên Mão, người bé nhỏ, lúc đó gần hết năm học, sang kỳ nghỉ hè tôi lại chuyển sang sơ tán ở Cẩm Bào.
Chỗ tôi ở thấy gọi là làng Cát Nổi, không nhớ là xã gì, chỉ cách đê chỗ cây xăng 500m, sang học gần chùa Thầy chỉ đi 1km.
Thầy này răng hơi lộ phải ko bác?! :)
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,180
Động cơ
1,518,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ kể bãi dâu và bãi ngô bên cạnh sông Đáy là đúng chỗ tôi ở đi sơ tán hồi tháng 5 năm 1972. Chỗ tôi ở là Cát Nổi cách đê 400m, chỗ gần cây xăng đầu đường bê tông. Đi học phải vượt qua đê rồi đến lớp học dựng sát vách núi gần chỗ nhà cụ Pum. Cái cầu ở đường bê tông bắc qua sông Đáy trước là cái cầu ọp ẹp để đi qua bên Dương Liễu. Gần chỗ cầu là bãi trồng dâu. Bây giờ vùng gần Dương Liễu trồng ngô, hoa, rau cải.
Hồi chiến tranh đường ko ác liệt,nhà cháu về quê sơ tán từ hồi cuối hè năm 72. Đúng lúc đến tuổi vào lớp 1 nên phải theo học trường làng. Giờ nhà cháu vẫn nhớ lớp học ở bên sườn núi Thầy,gần khu vực chùa Một Mái. Chùa 1 Mái là ngôi chùa của làng Thuỵ Khuê,nơi đây Hồ Chủ Tịch cũng có 1 thời gian ở ẩn dưới hang sâu của Chùa. Đường lên chùa 1 mái có thông với hệ thống đường lên núi Thày. Nếu đi hết các đường trên núi Thày cũng mất khá nhiều thời gian.
Thời gian sơ tán mãi tận sau khi hiệp định Paris ký kết,sát tết nhà cháu mới đc về. Trong tg này nhà cháu đc học nhiều trò dân gian, như đan mũ rơm,vót tre làm chuồng chim,câu cá,đánh bi,tiện viên bi đá,thả diều( diều ở quê to như cái ghe,có gắn sáo diều). Nhưng chưa thể thích nghi được cảnh buồn tẻ đìu hiu ở làng quê...nhớ nhà,nhớ bố mẹ kinh khủng. Hằng tuần cứ CN là ông bô bà bô lại đạp xe từ HN mang gạo,lương thực về thăm các con. Tầm buổi trưa CN 2 anh em nhà cháu ( thèng e ruột nhà cháu lúc đó mới 4t) lại lếch thếch kéo nhau đi vài số,qua cổng làng Phúc Đức,dọc theo đê rồi ra tít sông Đáy để đón bố mẹ. Có lần ô cụ bà cụ ko về là 2 a e cùng mếu máo khóc. Hình ảnh ngấn nước mắt đọng trên khuôn mặt bẩn thỉu dính đầy đất cát,mũi thì lòng thòng 2 dòng mũi xanh lè của bọn cháu là hình ảnh quen thuộc. :))
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,009
Động cơ
461,372 Mã lực
Thầy này răng hơi lộ phải ko bác?! :)
Tôi nhớ mang máng là thầy răng hơi lộ, hơi khắc khổ, chắc cao không đến 1,6m.
Cái núi đá cách Chùa Thầy gần 1km, đi từ đại lộ vào Chùa Thầy thì qua núi này trước đây người ta cắt đá thành những tảng chữ nhật to hàng mét, nhưng chắc sau này để giữ gìn quần thể di tích nên không cho phá núi lấy đá nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,217
Động cơ
491,479 Mã lực
Tôi nhớ mang máng là thầy răng hơi lộ, hơi khắc khổ, chắc cao không đến 1,6m.
Cái núi đá cách Chùa Thầy gần 1km, đi từ đại lộ vào Chùa Thầy thì qua núi này trước đây người ta cắt đá thành những tảng chữ nhật to hàng mét, nhưng chắc sau này để giữ gìn quần thể di tích nên không cho phá núi lấy đá nữa.
Em nhớ bác có 1 tấm ảnh chụp núi đấy nhìn từ đê xuống rất đẹp. Sườn Tây núi đấy có khu lưu niệm thiếu tướng, phó TT Phan Trọng Tuệ, nhà ngay Thuỵ Khuê.
Hồi chiến tranh đường ko ác liệt,nhà cháu về quê sơ tán từ hồi cuối hè năm 72. Đúng lúc đến tuổi vào lớp 1 nên phải theo học trường làng. Giờ nhà cháu vẫn nhớ lớp học ở bên sườn núi Thầy,gần khu vực chùa Một Mái. Chùa 1 Mái là ngôi chùa của làng Thuỵ Khuê,nơi đây Hồ Chủ Tịch cũng có 1 thời gian ở ẩn dưới hang sâu của Chùa. Đường lên chùa 1 mái có thông với hệ thống đường lên núi Thày. Nếu đi hết các đường trên núi Thày cũng mất khá nhiều thời gian.
Thời gian sơ tán mãi tận sau khi hiệp định Paris ký kết,sát tết nhà cháu mới đc về. Trong tg này nhà cháu đc học nhiều trò dân gian, như đan mũ rơm,vót tre làm chuồng chim,câu cá,đánh bi,tiện viên bi đá,thả diều( diều ở quê to như cái ghe,có gắn sáo diều). Nhưng chưa thể thích nghi được cảnh buồn tẻ đìu hiu ở làng quê...nhớ nhà,nhớ bố mẹ kinh khủng. Hằng tuần cứ CN là ông bô bà bô lại đạp xe từ HN mang gạo,lương thực về thăm các con. Tầm buổi trưa CN 2 anh em nhà cháu ( thèng e ruột nhà cháu lúc đó mới 4t) lại lếch thếch kéo nhau đi vài số,qua cổng làng Phúc Đức,dọc theo đê rồi ra tít sông Đáy để đón bố mẹ. Có lần ô cụ bà cụ ko về là 2 a e cùng mếu máo khóc. Hình ảnh ngấn nước mắt đọng trên khuôn mặt bẩn thỉu dính đầy đất cát,mũi thì lòng thòng 2 dòng mũi xanh lè của bọn cháu là hình ảnh quen thuộc. :))
Trên núi khá nhiều cây sưa, ngay chỗ chùa 1 mái cũng nhiều cây to. Tết nhìn lên trắng cả núi! Ko biết cụ anh xưa có nhặt quả khô đốt ko? :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top