- Biển số
- OF-159649
- Ngày cấp bằng
- 6/10/12
- Số km
- 9,166
- Động cơ
- 455,168 Mã lực
Mới nhớ lại thầy tên là MạiThầy này răng hơi lộ phải ko bác?!
Mới nhớ lại thầy tên là MạiThầy này răng hơi lộ phải ko bác?!
Có thể là thầy Kiều Văn Mạo, người xã Cần Kiệm gần chùa Tây Phương, năm nay cỡ 80t ko bác?Mới nhớ lại thầy tên là Mại
Em nhớ bác có 1 tấm ảnh chụp núi đấy nhìn từ đê xuống rất đẹp. Sườn Tây núi đấy có khu lưu niệm thiếu tướng, phó TT Phan Trọng Tuệ, nhà ngay Thuỵ Khuê.
Trên núi khá nhiều cây sưa, ngay chỗ chùa 1 mái cũng nhiều cây to. Tết nhìn lên trắng cả núi! Ko biết cụ anh xưa có nhặt quả khô đốt ko?
Màu đẹp quá!
Trước kia ở sân Chùa Thầy có 4 cây gạo to, bây giờ còn có mỗi 1 cây, cách đây hơn chục năm cây này bị gãy mất ngọn.
Hôi năm 1972 cả Chùa Thầy đâu chỉ có vài người trông coi, không có sư. Hồi đó tôi được một người trông coi Chùa, dẫn đi tham quan Chùa và các hang trên núi.
Hai zazz, nghe các cụ kể chuyện thấy tuổi thơ của em lại ùa về.Quê em gọi là chạc, cùng thời có cái nèo giống như côn nhị khúc để quặp bó lúa, đập vào cối đá ( thường là xây bằng gạch, hình khối vát giống cái loa B&W 601 series3 và lúa đập vào mặt vát này cho văng hạt ra). Thời xưa quặp đập và ném bó lúa sau khi đập xong khá điệu nghệ vì phải xoắn 1 vòng, có biến đánh nhau cũng múa hơn côn! Cũng thời này có quạt hòm nhưng thường vài chục hộ mới có 1 cái, nhiều khi bu em ko mượn được bèn đứng lên cối đá cho cao, tay vác lưng thúng thóc đã phơi khô rồi khẽ nghiêng miệng đổ nhẹ, bảo Chuột em cầm cái quạt bản to cỡ cái mặt bàn Song Long hay uốn bia vỉa hè, em xuôi chiều gió cứ cong mông quạt lấy quạt để. Quạt hăng quá làm bu thở dài:
- Chuột ơi mày quạt nhẹ tay thôi kẻo thóc lép cũng chả có mà độn sắn đâu!
Mới thế mà mấy tỷ năm rồi các bác ạ!
Các cụ ở nông thôn có công nhận là các đồ dùng, dụng cụ ở nông thôn được làm từ cây tre là rất nhiều không? Phải đến quá nửa được làm từ cây tre, từ nhà, cánh cửa, mành, giường, thúng, mẹt rô, giỏ, cán cuốc, cán xẻng, đũa... kể cả làm hầm trú ẩn tránh bom, như loại hầm Triều Tiên, người ta đào hố sâu khoảng 1m dùng các đoạn thân tre dài 2m ghép chéo chữ A, lợp phên tre xung quanh, rồi đổ đất xung quanh và lên trên nóc hồm. Tóm lại là đồ bằng tre ở VN rất nhiều và nhiều loại làm rất đẹp, thẩm mỹ cao đến mức nghệ thuật, có thể xuất khẩu.Hai zazz, nghe các cụ kể chuyện thấy tuổi thơ của em lại ùa về.
Em xuất thân từ nông thôn nên nông cụ em không lạ 1 thứ gì từ cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái đến dần sàng, thúng mủng, nong nia. Từ cối xay, cối giã đến quạt hòm.
Cái chạc gảy rơm quê em gọi là cái Cò leo, ngoài việc dùng để gảy rơm (trở mặt rơm trong lúc phơi cho nhanh khô) thì có lần em còn thấy hàng xóm găm xuống đất kẹp đầu con chó để "Thiến" nó.
Em sợ tiếng nổ nên đợt đấy cũng ko dám ra!Nhắc đến hầm chữ A thì ngay cả nhà trên phố cổ,ô cụ nhà cháu cũng đào 1 cái,do diện tích nhà bé nên chiếc hầm choáng hết cả nhà vì diện tích phải chứa đủ 5-6 ng.
Tuy nhiên trú ở hầm chữ A này thì nhà cháu chủ yếu nấp trong hầm ở quê lúc tg sơ tán. Giờ nhà cháu vẫn nhớ như in chiếc hầm ở sân vườn,chỉ mấy bước chân là chạy ra chui vào hầm. Chiếc hầm đc ô nội và ô chú đào,sâu xuống dưới độ hơn 1 m,phía trên là mái lá cọ phủ cả lá dừa lên. Trong hầm lúc nào cũng ẩm thấp toàn mùi đất thịt. Đợt 12 ngày đêm thì gần như sống trong hầm,nhất là ban đêm. Lúc đó cấm thắp đèn dầu vì sợ máy bay địch phát hiện. Trong không gian ẩm thấp tối đen như mực,tiếng bom đạn nổ đì đùng như sấm rền vang lên vẫn bị át đi bởi tiếng đọc kinh Phật của bà nội và cường độ nhanh chậm của bà phụ thuộc vào cường độ của tiếng nố nhiều hay ít.
Quê nhà cháu ko có xưởng hay xí nghiệp nào nên ko bị máy bay địch đánh phá,tuy nhiên khu Hoà Lạc lại bị thả bom nhiều,đợt cao điểm bom rơi lạc cách làng độ 2 cây chuối. Sau đợt đó,toàn bộ trẻ em,phụ nữ,người già bị dồn vào hang Bò,chân núi Thày để trú ẩn.
Công nhận bác, cây tre là cây được dùng vào nhiều việc nhất, từ vũ khí, nhà cửa vật dụng. Hồi bé nhà cháu ngoài thúng mủng dần sàng thì cũng có chõng tre để nằm, mâm cơm bằng tre, phên dại che nắng và làm bình phong bằng tre. Đêm hè mang chõng ra sân nằm ngủ cho mát, nghe gió lùa bụi tre cọ thân vào nhau kẽo kẹt rì rào ngủ lúc nào ko biết; sáng hôm sau dậy thấy được bê cả vào nhà rồi! Cháu cũng hay lấy tre vót diều và làm cái vỉ đi đập châu chấu về rang!Các cụ ở nông thôn có công nhận là các đồ dùng, dụng cụ ở nông thôn được làm từ cây tre là rất nhiều không? Phải đến quá nửa được làm từ cây tre, từ nhà, cánh cửa, mành, giường, thúng, mẹt rô, giỏ, cán cuốc, cán xẻng, đũa... kể cả làm hầm trú ẩn tránh bom, như loại hầm Triều Tiên, người ta đào hố sâu khoảng 1m dùng các đoạn thân tre dài 2m ghép chéo chữ A, lợp phên tre xung quanh, rồi đổ đất xung quanh và lên trên nóc hồm. Tóm lại là đồ bằng tre ở VN rất nhiều và nhiều loại làm rất đẹp, thẩm mỹ cao đến mức nghệ thuật, có thể xuất khẩu.
Ở ngoài miền Bắc có 3 thứ cây cực kỳ quan trọng đó là: lúa, tre và rau muống. Trong Nam có thêm cây dừa, là loại cây dùng được từ gốc đến ngọn cây và dừa làm ra được rất nhiều loại sản phẩm trong gia đình và cả xuất khẩu. Khà khà trong tỉnh Bến Tre đã từng có cả đạo Dừa.
A đã từng cùng dân làng hò reo đuổi theo máy bay rơi ngay gần làng. Nghĩ hồi đó cũng khoẻ phết,khi nghe tiếng hô "máy bay rơi!" ầm ĩ của dân làng,nhìn lên bầu trời có đám cháy vụt qua hướng về núi Thày,mùi hoá chất cháy khét lẹt toả khắp làng. Rồi tiếng chạy dồn dập,ô chú trong nhà chạy ngay ra cổng,phản xạ tự nhiên khiến thèng bé chạy theo. Chiếc máy bay rơi khá chậm,chứ không vèo cái. Nó liệng về hướng Tây bay về khu ngôi mộ tổ nhà a bây giờ. Lẽo đẽo chạy theo phải 3 cây chuối mới đến chỗ xác máy bay rơi. Đó là 1 chiếc tiêm kích hay cường kích gì đấy,bé tý. Mấy hôm sau thì dân làng đánh xe bò ra kéo nó về để ở sân 1 ngôi miếu bên sườn núi. Xác máy bay này để ở đây phải vài năm,sau đó ko biết chuyển đi đâu,ngôi miếu thì vẫn còn đấy. Bây giờ miếu như bỏ hoang (chả hiểu thờ ai?) nhưng mỗi lần qua khu vực miếu,cảm giác sờ sợ luôn hiện hữu,âm khí ở đây có cảm nhận rõ ràng luôn,nó lành lạnh vì đối diện nó là cái ao,cây gạo,cây đa quanh đấy đều thuộc dòng cổ thụ cỡ 2-300 năm.Em sợ tiếng nổ nên đợt đấy cũng ko dám ra!
Đoạn đường đấy đẹp lắm rồi! Em mới đi qua, cây trôi di sản bị che bên trái thẳng sau cột đèn. Cái miếu em ko thấy, chỉ có chùa bên phải.A đã từng cùng dân làng hò reo đuổi theo máy bay rơi ngay gần làng. Nghĩ hồi đó cũng khoẻ phết,khi nghe tiếng hô "máy bay rơi!" ầm ĩ của dân làng,nhìn lên bầu trời có đám cháy vụt qua hướng về núi Thày,mùi hoá chất cháy khét lẹt toả khắp làng. Rồi tiếng chạy dồn dập,ô chú trong nhà chạy ngay ra cổng,phản xạ tự nhiên khiến thèng bé chạy theo. Chiếc máy bay rơi khá chậm,chứ không vèo cái. Nó liệng về hướng Tây bay về khu ngôi mộ tổ nhà a bây giờ. Lẽo đẽo chạy theo phải 3 cây chuối mới đến chỗ xác máy bay rơi. Đó là 1 chiếc tiêm kích hay cường kích gì đấy,bé tý. Mấy hôm sau thì dân làng đánh xe bò ra kéo nó về để ở sân 1 ngôi miếu bên sườn núi. Xác máy bay này để ở đây phải vài năm,sau đó ko biết chuyển đi đâu,ngôi miếu thì vẫn còn đấy. Bây giờ miếu như bỏ hoang (chả hiểu thờ ai?) nhưng mỗi lần qua khu vực miếu,cảm giác sờ sợ luôn hiện hữu,âm khí ở đây có cảm nhận rõ ràng luôn,nó lành lạnh vì đối diện nó là cái ao,cây gạo,cây đa quanh đấy đều thuộc dòng cổ thụ cỡ 2-300 năm.
Đường này là Tuần Châu làm để phục vụ dự án của họ. Đường này cắt ngang con đường mà hồi bé a chạy theo nó xem mb rơi. Con đường nó bây giờ tuy nâng cấp thành đg bê tông,nhưng 2 hàng cây xà cù vẫn còn nguyên,cây xà cừ khá to,có cây đường kính cả m,mỗi lần về thanh minh,bọn a vẫn đỗ xe sát hàng cây này:Đoạn đường đấy đẹp lắm rồi! Em mới đi qua, cây trôi di sản bị che bên trái thẳng sau cột đèn. Cái miếu em ko thấy, chỉ có chùa bên phải.
Có bia ko Lầm ?Em vào hóng chuyện xưa
Có bia ko Lầm ?