[Funland] Nguyễn Trãi Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Ngày 8 tháng 9 năm Vĩnh Lạc VI (27/9/1408): Ngày Quý Sửu, thăng Tri phủ Lạng Giang Mạc Thúy chức Hữu Tham chính ty Bố Chính Giao Chỉ, thưởng 50 lạng bạc, 500 quan tiền, lụa nõn các loại 5 tấm. Thăng Phó Thiên hộ vệ Trung Giao Châu Nguyễn Như Ngẫu chức Chỉ huy Thiêm sự, thưởng giống như Thúy. Thăng Tri châu phủ Lạng Giang Mạc Huân chức Hữu Tham nghị ty Bố chính; thăng Chỉ huy Thiêm sự vệ Tả Giao Châu Trần Nhữ Thạch chức Chỉ huy Đồng tri; cùng Tri phủ Tân An Mạc Viễn được thưởng so với Thúy giảm một phần năm.

Bọn Thúy đều là người Giao Chỉ, khi đại quân vào nước họ là người đầu tiên qui thuận, giúp dẹp giặc chiêu dụ dân chúng có thành tích. Tân Thành hầu Trương Phụ do tiện nghi trao chức, đến nay vào triều, luận công lao theo thứ tự mà thăng thưởng. Còn lại bọn Bùi Như Long gồm 24 người đều được phong chức Thiên hộ, Bách hộ, cùng ban sắc tưởng thưởng.
Thiên tử đích thân làm thơ tặng bọn Thúy (Minh Thực lục I, 310-311)
.(17)

Hữu Tham chính là chức vụ hàng thứ năm thuộc ty Bố chính. Ông tham dự tiệc tùng nhiều lần cùng với sứ thần các nước.
Nhưng sự nghiệp phục vụ Đại Minh của Mạc Thúy không kéo dài được lâu. Theo Toàn Thư, ông mất trong cuộc hành quân đánh dẹp Nông Văn Lịch, thủ lĩnh nhóm người nói tiếng Thái ở Lạng Sơn, cộng đồng sắc tộc vốn có quan hệ thân hữu từ trước với vua Trần tại Thăng Long.

Ghi chép của Toàn Thư vào cuối năm Trùng Quang IV (1412): Nông văn Lịch ở Lạng Sơn tụ tập quân lính chiếm giữ đất ấy, chẹn lấp đường đi lại của người Minh, giết bắt vô số. Tham chính Mạc Thúy từng đem quân tiến sâu vào đất ấy, bị trúng tên thuốc độc mà chết (Toàn Thư II, 248).(20)

Như vậy, Mạc Thúy tử trận khoảng cuối năm 1411 hoặc đầu năm 1412
Trần Phong (? – 1428):
Theo Minh Thực lục, Trần Phong người châu Nam Sách (Hải Dương nay); theo Đại Việt Thông Sử, ông người xã Ma Lộng, huyện Chí Linh (Hải Dương nay). Như vậy, châu Nam Sách xưa bao gồm cả Ma Lộng.

Trần Phong đầu hàng quân Minh ngay từ đầu cuộc chiến. Tới tháng 2 năm 1407 đã thấy ông dẫn quân bản bộ phối hợp với Vương Hữu và Liễu Tông đánh phá đạo quân vùng Đông Bắc dưới quyền Hồ Đỗ. Sau khi đối đầu quân Minh thất lợi, bị thiệt hại nặng, Hồ Đỗ gom góp tàn quân trụ lại tại Bình Than. Trương Phụ ra lệnh Phong tấn công khiến Đỗ phải bỏ chạy về cửa Muộn.

Ghi chép ngày 19 tháng 11, Vĩnh Lạc V (18/12/1407): Ngày Kỷ Tỵ, viên quan Chỉ huy Đồng tri Hữu Vệ Giao Châu người địa phương tên là Trần Phong, cùng bọn Thiên hộ Nguyễn Chính, Bách hộ Tống Như Lộ tất cả 20 người đến kinh sư cống phương vật. Bèn ban 80 đĩnh tiền giấy, một bộ tơ gai; cùng ban cho bọn tùy tòng tiền, có sai biệt (Minh Thực lục I, 289).(26)

Tháng 4 năm 1411, vua Minh đã cử sứ sang Giao Chỉ thưởng tiền, lụa và triều phục cho người có công, tên Trần Phong được liệt kê trong danh sách võ tướng.

Ngày 20 tháng 2 năm Vĩnh Lạc XIII (31/3/1415), Minh Thực lục ghi nhận việc ban thưởng của vua Minh cho những quan tướng có công trong việc trấn áp Trần Quý Khoáng. Trần Phong cũng có tên trong danh sách lĩnh thưởng với chức danh là Chỉ huy Đồng tri Giao châu Hữu vệ.

Ngày 27 tháng 11 năm Vĩnh Lạc XX (10/12/1422), Minh Thực lục ghi nhận việc Trần Phong, với chức vụ Đô Chỉ huy, dẫn đầu một đoàn gồm tám mươi ba người đến kinh đô dâng cống đồ vàng bạc cùng nhiều thứ khác. Vua Minh ban tặng quần áo lụa thêu kim tuyến, lụa, gấm, tiền giấy.
Khi bị vây trong thành Đông Quan, Trần Phong cùng Lương Nhữ Hốt đã tác động Vương Thông bãi bỏ giảng hòa lần đầu tiên với Lê Lợi khiến cuộc kháng chiến kéo dài thêm một năm. Khi viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị đánh bại, Vương Thông về nước, Phong mới chịu đầu hàng.

Trần Phong bị Lê Lợi giết ngày 24 tháng 11 ta năm Thuận Thiên I (1428), cùng với Lương Nhữ Hốt và Trần An Vinh do âm mưu thông đồng với người Minh để làm loạn. Tuy nhiên, gia đình và bộ thuộc của Phong được miễn xá.
Nguyễn Huân:
Người Biến Khả (Chí Linh, Hải Dương). Ông đầu hàng quân Minh cùng lúc với Mạc Thúy dưới danh nghĩa là người họ Mạc.

Trong ghi chép việc ban thưởng của vua Minh ngày 27/9/1408 tại Kim Lăng, Minh Thực lục thể hiện Nguyễn Huân họ Mạc, được thăng từ Tri châu Lạng Giang lên chức Hữu Tham nghị.

Trong ghi chép ngày 28/10/1408 nói về đại yến ban cho sứ đoàn các nước, Minh Thực lục ghi rõ chức vụ Mạc Huân là Hữu Tham nghị Ty Bố chính Giao Chỉ, tức dưới Mạc Thúy một cấp.

Tháng 4 năm 1411, vua Minh sai sứ sang Giao Chỉ thưởng tiền, lụa và triều phục cho người có công, trong đó Huân đứng hàng thứ hai, sau Mạc Thúy. Huân xả thân phục vụ nhà Minh không ngại thủ đoạn. Nguyễn Liễu, người Lý Nhân (nay thuộc Hà Nam), nổi dậy chống Minh ở Lục Na (nay thuộc Bắc Giang), Vũ Lễ (nay thuộc Lạng Sơn). Nguyễn Huân vờ kết thông gia rồi gài bẫy giết Liễu vào năm Trùng Quang IV (1412).

Năm 1416, Nguyễn Huân lại sang Kim Lăng triều yết. Minh Thực lục ghi nhận sự kiện nguyên văn như sau:

Ngày 10 tháng 6 năm Vĩnh Lạc XIV (4/7/1416): Ngày Canh Ngọ, Hữu Tham nghị Mạc Huân thuộc ty Bố chính Giao Chỉ đưa các thổ quan tại các phủ Tam Giang, Phụng Hóa gồm 139 người đến triều cống ngựa cùng đồ dùng vàng bạc.

Hoàng thượng khen Huân có lòng thành ra qui thuận trước tiên, rồi chịu gian lao tham gia tòng chinh; đặc cách ban yến ủy lạo, thăng Huân chức ty Bố chính sứ; thăng Thổ quan Tri phủ Đỗ Kế Trung chức Hữu Tham chính, lại ban cho tỷ thư để tỏ sự ân sủng khác thường. Các quan còn lại được thăng chức một cấp, ban cho tơ lụa, tiền có phân biệt (Minh Thực lục II, 33)
.(27)

Minh Thành tổ xây dựng kinh đô Bắc Kinh. Huân tỏ lễ bầy tôi bằng cách gửi 500 người sang Trung Hoa để phụ giúp. Vua Minh ban thưởng rồi cho về, không nhận người. Minh Thực lục ghi lại như sau:

Ngày 13 tháng 7 năm Vĩnh Lạc XVI (14/8/1418): Ngày Tân Dậu, Hữu Tham chính sứ Giao Chỉ Mạc Huân, cùng Tri phủ Giao Châu Đỗ Hy Vọng tâu rằng:

“Giao Chỉ ở nơi hoang tịch, nhiều năm ngưỡng mộ sự giáo hóa của thánh nhân; được Hoàng thượng đối xử cùng chung một lòng nhân, cho đặt lại quận, huyện, để được giống như đất nội thuộc; phàm kẻ có một chút hay, đều được thu dùng. Tấm lòng biết ơn muốn được báo đáp, canh cánh ngày đêm. Nay được tin xây dựng thành Bắc Kinh; con dân bốn biển đều đến giúp sức, nhưng tấm lòng của kẻ hèn khuyển mã này cũng muốn mà không đến được để báo đáp. Nay kính cẩn đưa người làm trong nhà là bọn Đỗ Phiêu 500 người, sai Huyện thừa Lê Hiến dẫn đến, nguyện đến kinh khuyết góp một chút công nhỏ.”
Thiên tử đọc tờ tâu, gọi bọn Hiến đến ủy lạo, và phán rằng:

“Bọn người từ xa đến đây lo việc, bày tỏ đầy đủ lòng thành, nhưng việc xây dựng đã hoàn tất, không muốn làm mệt nhọc các ngươi thêm nữa.”

Mỗi người được thưởng 20 đĩnh tiền giấy rồi cho về (Minh Thực lục II, 55-56)
.(28)
Toàn Thư có chép thổ quan Hữu Bố chính sứ Nguyễn Đắc Huân theo đạo quân của Liễu Thăng đánh vào cửa Pha Lũy vào tháng 9 ta năm 1427 và sau đó tiến xuống Chi Lăng. Sau nhiều trận kịch chiến, đạo quân này bị Lê Lợi tiêu diệt hoàn toàn tại cánh đồng phía bắc thành Xương Giang. Hoàng Phúc bị bắt. Sau đó, không thấy tài liệu nào ghi lại hành trạng của Nguyễn Huân nữa.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nguyễn Đại:
Toàn Thư ghi nhận vào ngày 5 tháng 5 năm Hưng Khánh I (1407): Quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La, châu Nhật Nam. Nguyễn Đại (Nguyễn Đại trước thờ họ Hồ, sau phản lại họ Hồ, đầu hàng quân Minh, đến đây dẫn người Minh sang xâm lược) bắt được Hữu Tướng quốc Quý Tỳ và con ông là Phán trung đô Nguyễn Cữu (Toàn Thư II, 233).(35)

Toàn Thư ghi nhận vào tháng 7 năm Hưng Khánh I (1407): Trương Phụ cho là Nguyễn Đại có công trong việc bắt hai cha con họ Hồ, trao cho chức Giao Chỉ đô chỉ huy sứ. Đại kiêu căng ra mặt, làm nhiều việc trái phép, say mê tửu sắc, lại ngầm có chí làm phản. Phụ bèn giết đi (Toàn Thư II, 236).(36)

Đây là nạn nhân tương tự Bùi Bá Kỳ. Hẳn Đại tin tưởng rằng người Minh sẽ lập con cháu họ Trần. Khi Thành tổ lộ rõ ý định đặt quận huyện tại Giao Chỉ thì Đại trở thành nguy cơ tiềm ẩn. Dĩ nhiên, ông phải bị đưa ra khỏi cuộc chơi với lý do thật chính đáng.
  1. Đỗ Duy Trung (? – 1426):
Đỗ Duy Trung người xã Nhuệ Chiết, huyện Ma Khê, phủ Tam Giang (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Ông làm quan cho nhà Trần, Hồ và nhà Minh.

Theo ghi nhận của Minh Thực lục, lộ Tam Giang đầu hàng vào tháng 1 năm 1407. Nhiều khả năng, Duy Trung đã hàng Minh trong thời điểm này hoặc trước đó không lâu, khi quân chủ lực Hồ chưa bị tiêu diệt. Trong chiếu cho phép con trai Đỗ Bá Nghi tập ấm chức vụ của cha, vua Minh khẳng định Duy Trung là một trong những người đầu tiên đến xin hàng.

Đỗ Duy Trung đóng vai trò quyết định trong việc cản trở hai vua Giản Định và Trùng Quang chiếm lĩnh trung châu năm 1409. Ông từ chối chiêu dụ của các vua hậu Trần, giữ vững Tam Giang, bảo đảm đường tiến của viện quân chỉ huy bởi Trương Phụ. Nhờ đó, Phụ vào An Nam an toàn, đuổi bắt được Giản Định, đẩy Trùng Quang lui về Nghệ An.

Ngày 16/4/1411, vua Minh sai trung sứ sang Giao Chỉ ban thưởng cho các thổ quan có công. Đỗ Duy Trung đứng hàng thứ ba sau Mạc Thúy và Mạc (Nguyễn) Huân. Ông được bốn súc lụa hoa, một bộ triều phục kim tuyến và 1.000 quan tiền giấy.

Ngày 6 tháng 5 năm Vĩnh Lạc XI (12/6/1413): Ngày Ất Dậu, Giao Chỉ Thổ quan Tri phủ Tam Giang Đỗ Duy Trung sai cháu là Tất Liệt, Thổ quan Tri phủ Giao Châu Đỗ Hy Vọng sai con là Cừ dâng biểu cống ngựa, cùng sản vật địa phương; được ban ơn ủy lạo (Minh Thực lục I, 360).(37)
Trong bảy nhân vật kể trên có năm người giữ văn chức, hai người võ chức.

Theo tổ chức của nhà Minh, ban lãnh đạo các ty Bố chính bao gồm Bố chính sứ, Tả Hữu Bố chính sứ, Tả Hữu Tham chính ty Bố chính, Tả Hữu Tham nghị ty Bố chính.

Nguyễn Huân đạt chức cao nhất là Tả Bố chính sứ, quyền lực thứ hai trong ty Bố chính. Lương Nhữ Hốt đạt chức Tả Tham chính ty Bố chính Giao Chỉ, hàng thứ tư. Kế đến là Mạc Thúy và Đỗ Duy Trung với chức Hữu Tham chính ty Bố chính Giao Chỉ, hàng thứ năm. Bùi Bá Kỳ chức Hữu Tham nghị ty Bố chính Giao Chỉ, hàng thứ bảy.(40)

Trần Phong ban đầu giữ chức Đô Chỉ huy Đồng tri Giao châu Hữu vệ, tức “phó tư lệnh” đạo quân bảo vệ cánh phải của thành Giao châu. Vào năm 1422, Minh Thực lục ghi nhận ông đương chức Đô Chỉ huy tức chỉ huy cao nhất của Giao châu Hữu vệ. Mỗi vệ có khoảng 5.000 quân.

Nguyễn Đại giữ chức Giao Chỉ Đô chỉ huy sứ. Ngôi vị cao nhưng có thể chỉ là tham mưu trong bộ chỉ huy quân viễn chinh.

Nguyễn Huân, Mạc Thúy, Bùi Bá Kỳ, Trần Phong đều là người vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, cụ thể là vùng đất thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.

Lương Nhữ Hốt là dân duyên hải đồng bằng sông Mã.

Đỗ Duy Trung xuất thân vùng rìa phía bắc trung châu.

Nguyễn Đại không được tài liệu nào ghi lại gốc tích.

Dễ nhận thấy các nhân vật xuất thân ven biển chiếm đa số quan chức cấp cao.

Các “tuấn kiệt” trên đây ủng hộ cuộc hành quân của nhà Minh, nhưng chia hẳn thành hai nhóm. Nhóm dựa vào Minh để tái lập nhà Trần như Bùi Bá Kỳ và có thể là Nguyễn Đại. Khi vua Minh thành lập ty Bố chính, dĩ nhiên hai vị phải được nhanh chóng loại khỏi sân khấu chính trị bằng mọi cách. Nhóm muốn Giao Chỉ sáp nhập vào đế quốc Minh như Mạc Thúy, Nguyễn Huân, Trần Phong, Đỗ Duy Trung và Lương Nhữ Hốt. Nhóm này sống chết với niềm tin của mình; ân sủng từ thiên tử Đại Minh cũng xứng đáng với hi sinh của họ.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Ngoài ra chúng ta còn phải kể thêm một nhân vật nửa đó là Nguyễn Phi Khanh và các con của Trần Nguyên Đán tức bố ruột và cậu ruột của Nguyễn Trãi
Về Nguyễn Phi Khanh lúc này đang làm quan nhà Hồ thì như sau:
Toàn thư ghi nhận ngắn gọn về hành vi của Phi Khanh khi quân Đại Ngu tan vỡ tại trận Hàm Tử vào năm 1407 như sau:

“Bọn Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều đã đầu hàng từ trước.” (Toàn Thư II, 233)(a)
Minh Thực Lục, sau khi miêu tả trận đánh quyết định tại Hàm Tử vào ngày 4 tháng 5 năm 1407 với chiến công bắt sống Nguyễn Hy Chu, giết Hồ Xạ cùng hàng vạn quân Đại Ngu, đã thông báo cha con họ Hồ thoát thân trên vài chiếc thuyền nhỏ. Về những người đầu hàng, Minh Thực Lục cho biết như sau:

“Lại bộ Thượng thư Phạm Nguyên Lãm, Đại lý Tự khanh Nguyễn Phi Khanh, Thiên Vệ Tướng quân Trần Nhật Chiêu, Hoa Ngạch tướng quân Lê Uy của ngụy đều đến đầu hàng Trương Phụ.” (Minh Thực Lục I, 252)(a).
Như vậy cả Toàn thư lẫn Minh Thực Lục đều xác nhận Nguyễn Phi Khanh chủ động xin gặp mặt và đầu hàng Trương Phụ.
Chính sách của nhà Minh rất khéo léo đối với các dạng đối tượng khác nhau.

Về số phận hoàng gia và những quan tướng bị bắt, Toàn thư ghi chép như sau

“Bắt giải Quý Ly và các con là Hán Thương, Trừng, Triết, Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, cháu nhỏ là Ngu Lang, em là Quý Tỳ, cháu gọi bằng bác là Nguyên Cữu, Tử Tuynh, Thúc Hoa, Bá Tuấn, Ðình Diệp, Ðình Hoảng; các tướng thần là Ðông Sơn hương hầu Hồ Ðỗ, Hành khiển Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; các tuớng quân là Huyện bá Ðoàn Bồng, Đình bá Trần Thang Mông, Trung lang tuớng Phạm Lục Tài cùng các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.” (Toàn Thư II, 235) (a)
như vậy danh sách bị bắt làm lễ hiến phù không có tên Nguyễn Phi Khanh
Vua Minh chỉ giam Quý Ly, Hán Thương và Hồ Đỗ. Số còn lại được tha và chu cấp quần áo, lương thực.

Trong danh sách tù binh nạn nhân của lễ hiến phù, không có tên bất kỳ quan lại đầu hàng nào. Chỉ có hoàng tộc Hồ và các quan tướng chống cự đến giờ phút cuối cùng.

Về cách ứng xử của kẻ chiến thắng đối với người đầu hàng, có thể quan sát số phận một nhân vật hàng Minh cùng lúc với Phi Khanh là Trần Nhật Chiêu, chỉ huy vệ quân Thiên Ngưu. Nhật Chiêu ngay lập tức được tướng Minh thu nhận và giao trông coi đất Nghệ An. Rủi thay, cũng trong năm 1407, Nhật Chiêu bị Giản Định đế trừ khử cùng với Trần Thúc Dao, một hàng tướng khác là cậu ruột Nguyễn Trãi, đang được người Minh giao trông coi đất Diễn châu (Bắc Nghệ An nay). Chiêu và Dao không bị giết đơn lẻ mà cùng với gia thuộc hơn 500 người
Như vậy, Nguyễn Phi Khanh đã sang Tàu nhưng theo chế độ dành cho người đầu hàng, không bị bắt và áp giải trong cũi hay đóng gông. Ông phải được đối đãi tốt như người Minh từng đối đãi trọng thị Trần Nhật Chiêu. Vua quan nhà Minh thừa khôn ngoan để tận dụng đại thần Nguyễn Phi Khanh làm mẫu mực nhằm dẫn dụ các quan đang trốn tránh. Theo qui định Minh triều, Phi Khanh sẽ cầm “giấy khám hợp” sang phương Bắc trình diện theo chính sách được ghi nhận trong Minh Thực Lục như sau:

Ngày 5 tháng 7 năm 1407: “Cải chức Đại lý Tự khanh Trần Hiệp làm Tả Thị lang bộ Lại, sai Lang trung Trương Tông Chu mang 20 bằng khám hợp giao cho Hiệp. Phàm những người đáng trao chức quan thì bàn với quan Tổng binh Tân Thành hầu Trương Phụ, Tả Phó Tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, [Thượng thư] bộ Binh Lưu Tuấn để lượng tài giao chức, rồi cấp cho bằng khám hợp. Lúc gọi về kinh khảo xét thì căn cứ vào những chi tiết điền trong khám hợp, nếu không có sự trở ngại sẽ được bổ dụng.” (Minh Thực Lục I, 271)
Cách ứng xử của nhà Minh dành cho quan chức tương lai thể hiện trong chiếu chỉ gửi Trương Phụ như sau:

Ngày 17 tháng 3 năm 1407: “Khi quân chiếm được An Nam, hãy thăm dò rộng rãi khắp nước để tìm người tài đức, hoặc có một điều hay, một nghề giỏi. Hãy dùng lễ để

sai khiến, tìm cách đưa về kinh đô.” (Minh Thực Lục I, 250) (a)


Sau đó, vua Minh lại tiếp tục dặn dò kỹ lưỡng việc săn lùng và ứng xử với nhân tài.

Ngày 28 tháng 7 năm 1407: “Đất Giao Chỉ chắc có những người tài đức song toàn ẩn dật tại núi rừng, rành kinh điển văn hay học rộng, có tài hiền lương đứng đắn; nông dân hiếu đễ thông minh chính trực; kẻ thư lại có khả năng được việc, thông thạo sách vở, người luyện tập binh pháp vũ nghệ trí mưu, dung mạo khôi ngô cao lớn, ăn nói lưu loát, có sức vóc dũng cảm; kẻ biết thuật số âm dương, rành y dược chẩn mạch. Hãy hỏi han tìm cho được, dùng lễ sai khiến để mang về kinh dùng.” (Minh Thực Lục I, 274)(b)

Toàn Thư cho biết những kẻ hợp tác khi sang nước Minh đều có người bạn tống, được chu cấp tiền đi đường và cung ứng thực phẩm dọc đường. Có lẽ sử Việt đã đề cập đến “lễ 禮” này. Còn con dân Đại Ngu hưởng ứng ở mức độ nào?

Toàn thư ghi nhận tình hình nhân sĩ Đại Ngu vào năm 1407 như sau:

“Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng. Duy có Bùi Ứng Đẩu từ chối, lấy cớ đau mắt, bọn hạ trai (c) học sinh Lý Tử Cấu mấy người lui ẩn không chịu ra mà thôi.” (Toàn Thư II, 235)
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
711
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
34
Cái chính là một bộ phận ko nhỏ "sỹ phu bắc hà" học giỏi tứ thư ngũ kinh, mà nghe Chu Đệ bịp, bán nước cầu vinh! Giá áo túi cơm!
Em thấy đó là cái hại của Nho giáo, nó tập trung vào Trung Quân, Ái Quốc, Tam Thường, Ngũ lý. Hoàn cảnh của Hồ Quý Ly khá giống QT lúc đánh nhà Thanh, mỗi tội vua QT thì thắng. Chiêu bài Phù Trần Diệt Hồ này đã chiêu nạp được cơ số sỹ phu Bắc Hà, quan viên cũ và 1 bộ phận không nhỏ dân chúng.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Vậy câu chuyện Nguyễn Phi Khanh bị bắt vào xe tù áp giải lên Ải Nam Quan rồi Nguyễn Trãi đi theo khóc lóc, bị Phi Khanh đuổi về cứu nước nó từ đâu ra?
Xin thưa nó từ đây
Trong phần Sự Trạng thuộc bộ Ức Trai tập, Cụ Dương lại dẫn tộc phả Nhị Khê, cho rằng Phi Khanh đỗ Bảng nhãn, làm quan triều Hồ, lấy con gái Trần Nguyên Đán sinh bốn con: Trãi, Bảo, Phi Hùng, Ly. Năm 73 tuổi, Ông cùng hai người con bị quân Minh bắt đưa đến điếm Vạn Sơn. Trước khi mất, Phi Khanh khuyên các con quay về tìm cách trả thù cha, rửa hận nước.
Trần Trọng Kim (1883 – 1953), qua Việt Nam sử lược, dựa vào gia phả trên. Chỉnh sửa vài chi tiết, biến Vạn Sơn Điếm thành Ải Nam Quan, biến Phi Khanh trên giường bệnh sắp chết thành trên xe tù bị áp giải và biến Trung Quốc thành Việt Nam.
Chỉ cần qua vài chỉnh sửa từ gia phả là ta có câu chuyện cảm động đi vào lòng người. Biến một ông hàng giặc thành anh hùng dân tộc.
Giỏi thay cho cụ Trần Trọng Kim
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,220
Động cơ
868,350 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Vậy câu chuyện Nguyễn Phi Khanh bị bắt vào xe tù áp giải lên Ải Nam Quan rồi Nguyễn Trãi đi theo khóc lóc, bị Phi Khanh đuổi về cứu nước nó từ đâu ra?
Xin thưa nó từ đây
Trong phần Sự Trạng thuộc bộ Ức Trai tập, Cụ Dương lại dẫn tộc phả Nhị Khê, cho rằng Phi Khanh đỗ Bảng nhãn, làm quan triều Hồ, lấy con gái Trần Nguyên Đán sinh bốn con: Trãi, Bảo, Phi Hùng, Ly. Năm 73 tuổi, Ông cùng hai người con bị quân Minh bắt đưa đến điếm Vạn Sơn. Trước khi mất, Phi Khanh khuyên các con quay về tìm cách trả thù cha, rửa hận nước.
Trần Trọng Kim (1883 – 1953), qua Việt Nam sử lược, dựa vào gia phả trên. Chỉnh sửa vài chi tiết, biến Vạn Sơn Điếm thành Ải Nam Quan, biến Phi Khanh trên giường bệnh sắp chết thành trên xe tù bị áp giải và biến Trung Quốc thành Việt Nam.
Chỉ cần qua vài chỉnh sửa từ gia phả là ta có câu chuyện cảm động đi vào lòng người. Biến một ông hàng giặc thành anh hùng dân tộc.
Giỏi thay cho cụ Trần Trọng Kim
Đoạn này cụ lấy đâu ra vậy. Không có tài liệu chuẩn là thành nói oan cho cả ông Khánh, ông Trãi, ông Kim.
Ông Khanh ở Trung quốc mà không bị dùng để ủy hiếp con ông, đang là quan chức cao cấp bên Lê Lợi, nghe không đúng phong cách người Tàu lắm.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Đoạn này cụ lấy đâu ra vậy. Không có tài liệu chuẩn là thành nói oan cho cả ông Khánh, ông Trãi, ông Kim.
Ông Khanh ở Trung quốc mà không bị dùng để ủy hiếp con ông, đang là quan chức cao cấp bên Lê Lợi, nghe không đúng phong cách người Tàu lắm.
Từ từ!
Câu chuyện còn thú vị lắm
 

TOLOTALA

Xe tải
Biển số
OF-722064
Ngày cấp bằng
25/3/20
Số km
225
Động cơ
80,053 Mã lực
E đánh dấu để đọc dần.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,674
Động cơ
1,574,186 Mã lực
Mấy cụ bà cụ ông trên giữa đường đứt gánh, sự nghiệp chưa thành nên không tính được cụ ơi.

Còn Ông Cụ thì em không dám chém ẩu, nhưng Cụ và cộng sự xây dựng nền dân chủ cộng hoà cho nước ta, xoá bỏ chế độ phong kiến nên cũng không còn khái niệm triều đại.
Lý Bí khai triều Tiền Lý lập quốc Vạn Xuân đến khi Lý Phật Tử mất nước cũng gần 60 năm mà cụ lại bảo không tính sao được? Triều nhà Tần của TQ được có chưa được 20 năm, Triều Tuỳ chưa được 40 năm mà còn được xếp vào là những triều đại vĩ đại của Tàu. Còn Việt Nam thì Triều Hồ cũng vài năm, triều Ngô, Đinh, Tiền Lê võ công lừng lẫy cũng còn chưa dài bằng Tiền Lý. Triều Mạc thì tính đến lúc chạy lên Cao Bằng thì cũng dài hơn tí chút.
Ông Cụ thì ok, không khai triều nhưng cũng là lập quốc chứ nhỉ :)
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,036
Động cơ
873,793 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Kể mà giết được hai cc Trương Phụ, Mộc Thạnh thì mới thật hả lòng.
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
em xem mấy vòng các bác tranh luận đến đoạn này có một thắc mắc nho nhỏ

1. Việc thanh trừng tận diệt người tài, nếu không phải tự người Việt diệt người Việt theo các hình thức dòng họ, vùng miền thì ai có thể làm tốt hơn việc đó ( Dĩ nhiên là các vua Tàu không dại gì nhúng tay vào viêc đó, nhưng nếu giật dây, điều khiển được việc đó, thì rất có lợi cho họ, sự tích tụ nhân tài nếu từ đời này sang đời khác, tự khắc, làm các nước chư hầu xung quanh mạnh lên rất nhiều)

2. Làm thế nào để chấm dứt việc tận diệt người tài từ đời này sang đời khác, bằng cơ chế, thể chế như thế nào?

3. Thớt thiếu nhiều về cơ chế tận diệt người tài nước ta bằng mọi hình thức thủ đoạn của vua quan Tàu, phải chăng các bác đang đứng ở góc độ , và cách tư duy của người Việt xem sử Việt, thiếu góc độ của người Tàu đô hộ, áp chế người Việt. Giao cho làm vua nước Tàu, để bình định nước ta, các bác có làm được không, cứ thử nghĩ như thế đi.

4. Of chuyên reset đúng chốt giờ đóng cửa quỷ môn quan, chọn giờ đẹp thế không biết.

Vụ chữ tầu thì nó là chữ tầu cổ nên em cũng chịu, chỉ tò mò xem lão đó việt gì. em không rep lại cho thớt đỡ loãng các bác thông cảm
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Xem xét các ghi chép về giai đoạn này, cả chính sử lẫn dã sử, có thể thấy nhà Minh có 3 chủ trương đối với dân Nam:

– Tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa hai hoàng tộc Trần và Hồ.

– Chiêu dụ, trọng dụng tầng lớp ưu tú trung gian giữa triều đình và dân chúng. Đa số trí thức, cựu quan lại, thân hào nhân sĩ, thợ thủ công, người tu hành… được đưa về Bắc để nâng cao mức độ Hán hóa và củng cố lòng trung thành. Sau đó những người phù hợp được phân bổ trở lại An Nam.

– Khai thác tầng lớp dưới, sẵn sàng đàn áp khi cần thiết.

Như vậy, Nguyễn Phi Khanh không thuộc đối tượng cần loại trừ, lăng nhục hay trấn áp. Và có thể thấy, NP Khanh thực sự đã sang Minh, không phải do bị bắt giải sang, mà đơn giản là tự nguyện đi theo đoàn bắt giải HQLy nhằm được phục dịch để trả ơn HQLy mà thôi.

Ngoài ra chúng ta còn phải kể thêm một nhân vật nửa đó là Nguyễn Phi Khanh và các con của Trần Nguyên Đán tức bố ruột và cậu ruột của Nguyễn Trãi
Về Nguyễn Phi Khanh lúc này đang làm quan nhà Hồ thì như sau:
Toàn thư ghi nhận ngắn gọn về hành vi của Phi Khanh khi quân Đại Ngu tan vỡ tại trận Hàm Tử vào năm 1407 như sau:

“Bọn Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều đã đầu hàng từ trước.” (Toàn Thư II, 233)(a)
Minh Thực Lục, sau khi miêu tả trận đánh quyết định tại Hàm Tử vào ngày 4 tháng 5 năm 1407 với chiến công bắt sống Nguyễn Hy Chu, giết Hồ Xạ cùng hàng vạn quân Đại Ngu, đã thông báo cha con họ Hồ thoát thân trên vài chiếc thuyền nhỏ. Về những người đầu hàng, Minh Thực Lục cho biết như sau:

“Lại bộ Thượng thư Phạm Nguyên Lãm, Đại lý Tự khanh Nguyễn Phi Khanh, Thiên Vệ Tướng quân Trần Nhật Chiêu, Hoa Ngạch tướng quân Lê Uy của ngụy đều đến đầu hàng Trương Phụ.” (Minh Thực Lục I, 252)(a).
Như vậy cả Toàn thư lẫn Minh Thực Lục đều xác nhận Nguyễn Phi Khanh chủ động xin gặp mặt và đầu hàng Trương Phụ.
Chính sách của nhà Minh rất khéo léo đối với các dạng đối tượng khác nhau.

Về số phận hoàng gia và những quan tướng bị bắt, Toàn thư ghi chép như sau

“Bắt giải Quý Ly và các con là Hán Thương, Trừng, Triết, Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, cháu nhỏ là Ngu Lang, em là Quý Tỳ, cháu gọi bằng bác là Nguyên Cữu, Tử Tuynh, Thúc Hoa, Bá Tuấn, Ðình Diệp, Ðình Hoảng; các tướng thần là Ðông Sơn hương hầu Hồ Ðỗ, Hành khiển Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; các tuớng quân là Huyện bá Ðoàn Bồng, Đình bá Trần Thang Mông, Trung lang tuớng Phạm Lục Tài cùng các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.” (Toàn Thư II, 235) (a)
như vậy danh sách bị bắt làm lễ hiến phù không có tên Nguyễn Phi Khanh
Vua Minh chỉ giam Quý Ly, Hán Thương và Hồ Đỗ. Số còn lại được tha và chu cấp quần áo, lương thực.

Trong danh sách tù binh nạn nhân của lễ hiến phù, không có tên bất kỳ quan lại đầu hàng nào. Chỉ có hoàng tộc Hồ và các quan tướng chống cự đến giờ phút cuối cùng.

Về cách ứng xử của kẻ chiến thắng đối với người đầu hàng, có thể quan sát số phận một nhân vật hàng Minh cùng lúc với Phi Khanh là Trần Nhật Chiêu, chỉ huy vệ quân Thiên Ngưu. Nhật Chiêu ngay lập tức được tướng Minh thu nhận và giao trông coi đất Nghệ An. Rủi thay, cũng trong năm 1407, Nhật Chiêu bị Giản Định đế trừ khử cùng với Trần Thúc Dao, một hàng tướng khác là cậu ruột Nguyễn Trãi, đang được người Minh giao trông coi đất Diễn châu (Bắc Nghệ An nay). Chiêu và Dao không bị giết đơn lẻ mà cùng với gia thuộc hơn 500 người
Như vậy, Nguyễn Phi Khanh đã sang Tàu nhưng theo chế độ dành cho người đầu hàng, không bị bắt và áp giải trong cũi hay đóng gông. Ông phải được đối đãi tốt như người Minh từng đối đãi trọng thị Trần Nhật Chiêu. Vua quan nhà Minh thừa khôn ngoan để tận dụng đại thần Nguyễn Phi Khanh làm mẫu mực nhằm dẫn dụ các quan đang trốn tránh. Theo qui định Minh triều, Phi Khanh sẽ cầm “giấy khám hợp” sang phương Bắc trình diện theo chính sách được ghi nhận trong Minh Thực Lục như sau:

Ngày 5 tháng 7 năm 1407: “Cải chức Đại lý Tự khanh Trần Hiệp làm Tả Thị lang bộ Lại, sai Lang trung Trương Tông Chu mang 20 bằng khám hợp giao cho Hiệp. Phàm những người đáng trao chức quan thì bàn với quan Tổng binh Tân Thành hầu Trương Phụ, Tả Phó Tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, [Thượng thư] bộ Binh Lưu Tuấn để lượng tài giao chức, rồi cấp cho bằng khám hợp. Lúc gọi về kinh khảo xét thì căn cứ vào những chi tiết điền trong khám hợp, nếu không có sự trở ngại sẽ được bổ dụng.” (Minh Thực Lục I, 271)
Cách ứng xử của nhà Minh dành cho quan chức tương lai thể hiện trong chiếu chỉ gửi Trương Phụ như sau:

Ngày 17 tháng 3 năm 1407: “Khi quân chiếm được An Nam, hãy thăm dò rộng rãi khắp nước để tìm người tài đức, hoặc có một điều hay, một nghề giỏi. Hãy dùng lễ để

sai khiến, tìm cách đưa về kinh đô.” (Minh Thực Lục I, 250) (a)


Sau đó, vua Minh lại tiếp tục dặn dò kỹ lưỡng việc săn lùng và ứng xử với nhân tài.

Ngày 28 tháng 7 năm 1407: “Đất Giao Chỉ chắc có những người tài đức song toàn ẩn dật tại núi rừng, rành kinh điển văn hay học rộng, có tài hiền lương đứng đắn; nông dân hiếu đễ thông minh chính trực; kẻ thư lại có khả năng được việc, thông thạo sách vở, người luyện tập binh pháp vũ nghệ trí mưu, dung mạo khôi ngô cao lớn, ăn nói lưu loát, có sức vóc dũng cảm; kẻ biết thuật số âm dương, rành y dược chẩn mạch. Hãy hỏi han tìm cho được, dùng lễ sai khiến để mang về kinh dùng.” (Minh Thực Lục I, 274)(b)

Toàn Thư cho biết những kẻ hợp tác khi sang nước Minh đều có người bạn tống, được chu cấp tiền đi đường và cung ứng thực phẩm dọc đường. Có lẽ sử Việt đã đề cập đến “lễ 禮” này. Còn con dân Đại Ngu hưởng ứng ở mức độ nào?

Toàn thư ghi nhận tình hình nhân sĩ Đại Ngu vào năm 1407 như sau:

“Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng. Duy có Bùi Ứng Đẩu từ chối, lấy cớ đau mắt, bọn hạ trai (c) học sinh Lý Tử Cấu mấy người lui ẩn không chịu ra mà thôi.” (Toàn Thư II, 235)
 
Chỉnh sửa cuối:

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
thỉnh thoảng bác at cũng bàn lịch sử dưới góc độ của thể chế của Tàu nhìn về Vn, nhưng có vẻ các bác không ưa thích cách đó , nên phản đối hơi nhiều. Tuy nhiên cách đó nó tiếp cận khách quan hơn rất nhiều.
Mà đã xem xét theo góc độ đó, phải xem xét đầy đủ toàn diện dòng chảy của Thiên địa nhân, vì đó là quan điểm, cách suy nghĩ của người Tàu,
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Đã đứng dưới góc độ của sử tàu thì còn gọi gì là khách quan nữa.
Hay cụ tra từ điển xem khách quan nghĩa là gì?
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
Đã đứng dưới góc độ của sử tàu thì còn gọi gì là khách quan nữa.
Hay cụ tra từ điển xem khách quan nghĩa là gì?
nếu đề nghị bác vạch ra 5-7 chính sách kìm hãm, áp chế, tăng sức ảnh hưởng của Tàu lên các quốc gia bé hơn xung quanh nó (trong đó có VN) thì bác sẽ dùng sử Vn hay sử tàu để làm?
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
711
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
34
Đã đứng dưới góc độ của sử tàu thì còn gọi gì là khách quan nữa.
Hay cụ tra từ điển xem khách quan nghĩa là gì?
Theo em khi bàn luận về sử thì có thể tham khảo nhiều nguồn, nhưng chỉ nên đưa dữ kiện thì hay hơn và đảm bảo tính khách quan.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
nếu đề nghị bác vạch ra 5-7 chính sách kìm hãm, áp chế, tăng sức ảnh hưởng của Tàu lên các quốc gia bé hơn xung quanh nó (trong đó có VN) thì bác sẽ dùng sử Vn hay sử tàu để làm?
Dùng sử nào cũng được. Nhưng trích nguyên văn những luận điệu láo toét của bọn xâm lược thì chứng tỏ là học sử không đến nơi đến chốn hoặc ít não.

Sai vì mục tiêu của Nguyên là toàn vùng phương nam sau khi hoàn thành bắc phạt.
Cho nên họ sẽ chiếm cả Việt và Chiêm và cả các nước xung quanh nếu có cơ hội.
Cho nên lần này Nguyên huy động quân số mấy chục vạn và do các tướng giỏi nhất đánh.
Vì mục tiêu không phải chỉ mình Đại Việt còn các nước khác nửa.
Sau khi thua Đại Việt 3 lần họ đã vượt biển đi đánh Indonesia và cũng thua.
Còn Chu Đệ việc đánh An nam là bất đắc dĩ nằm ngoài chủ trương.
Mục tiêu của ông ta là thiên đô về bắc kinh và bắc phạt.
Cho nên đánh An nam xong là đủ không cần thiết đánh các nước khác khỏi sa lầy cuộc chiến.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nguyễn Phi Khanh hàng Minh triều để phục vụ Minh và kiếm công danh.
Ông ta chả có phục dịch Quý Ly gì cả.
Ông ta cũng chả trung gì với Quý Ly
Vì ông ta hàng Minh ngay khi Đa Bang vỡ chứ không rút chạy về Tây Đô theo cha con Quý Ly.
Phi Khanh là trí thức nòng cốt được Chu Đệ ưu đãi để phục vụ kế hoạch đồng hóa và hướng đến truyền bá rộng rãi văn minh thiên triều đến dân Việt
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Dùng sử nào cũng được. Nhưng trích nguyên văn những luận điệu láo toét của bọn xâm lược thì chứng tỏ là học sử không đến nơi đến chốn hoặc ít não.
Cụ cứ bình tĩnh, em đã nhắc các cụ từ đầu là đây là trích từ Minh sử nên các cụ coi như là tiếng nói của một phía, đừng coi là chân lý là được. Để khách quan thì cần có dữ kiện từ nhiều phía (chứ không hẳn chỉ là phía ta hay phía Tàu), trước khi có từ phía ta thì mình cứ nghiên cứu phía Tàu trước vậy :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top