Khi đánh giá về khai quốc công thần thời Lê sơ, Lê Quý Đôn chỉ nêu tên có 4 vị, trong đó Nguyễn Trãi ở vị trí thứ ba, sau Nguyễn Chích và Lê Khôi, trước Trịnh Khả, và ghi rõ Cao Hoàng đế Lê Lợi trọng võ tướng hơn văn thần.
Chức Hàn lâm thừa chỉ không hề nhỏ, mà ngược lại thời Trần thường do Thái sư kiêm nhiệm, sang thời Lê sơ ban đầu cũng không có chức Hàn lâm viện Đại học sĩ mà chỉ có Hàn lâm thừa chỉ.
Lê Quý Đôn đánh giá Nguyễn Trãi rất cao:
- Không cần phải đánh mà hạ thành Đông Đô, lấy hòa hiếu để kết liễu chiến tranh, là mưu kế của Nguyễn Trãi
- Đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần
Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được - đánh giá này ngược với cụ Khoai Lang và cụ Porsche.
Còn về ý "chỉ, túc" cụ Trương Tam Phong có hỏi, cũng là lời than tiếc thôi. Có câu "Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đài, khả dĩ trường cửu", biết thế nào là đủ, biết lúc nào nên ngừng lại.