[Funland] Nguyễn Trãi Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Tốt Động, Chúc Động ở Chương Mỹ - Hà Tây là đồng bằng mênh mông.

Chiến thuật cụ tả chắc chắn không áp dụng được ở trận này, em nghĩ nó được dùng ở trận 300 Sparta. :)
Kiểu địa hình VN thì chẳng có chỗ nào bằng phẳng rộng mênh mông đâu cụ, đẹp nhất thì là toàn ruộng hoặc đầm lầy, không thì rừng cây um tùm, rất khó tác chiến quy mô lớn, kỵ binh cơ động chắc cũng không có tác dụng.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,401 Mã lực
Tuổi
64
Nông dân đấy cũng phải là những ông được được rèn rũa qua bao trận đánh, tất nhiên phải có ý chí phi thường rồi, thì mới ăn được quân chính quy cụ ạ. Trận Ngọc Hồi có khi sử viết chưa chắc đã đúng, gần như không thể có đội quân toàn nông dân mới 10 ngày vào lính đã đánh tưng bừng vậy. 10 ngày lôi một ông nông dân gộc ra có khi chưa chắc đã biết cầm được vũ khí đúng cách với biết nghe hiệu lệnh mà đi đúng hàng ấy chứ.
Thế mà nông dân ta làm được mới giỏi chứ cụ.
Ít nhất phải một nửa quân số Tây Sơn là nông dân nhập ngũ 10 ngày.
Số lính cũ thiện chiến phải chia cho 4 cánh quân di chuyển phức tạp khác rồi.
Vậy 5 vạn ông nông dân vào trung quân đánh trực diện là hợp lý.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Trích hầu các cụ 1 số thông tin vũ khí thời này:

Vũ khí Đại Việt thời kỳ đầu
Năm 1390, vua Chế Bồng Nga của Chămpa bị giết khi trúng đạn của quân nhà Trần. Loại súng được dùng để bắn vào thuyền vị vua họ Chế trước nay thường được hiểu là thần công, nhưng có lẽ nên hiểu đó là súng cầm tay. Như Momoki Shiro - đại học Osaka, Nhật Bản - chỉ ra, đó là loại vũ khí mới.

Để hiểu tầm quan trọng của chiến thắng năm 1390 của Đại Việt, cần nhớ trong suốt nhiều năm trước đó, sức mạnh của vua Chế Bồng Nga là nỗi kinh hoàng cho nhà Trần. Trong ba thập niên (1361-1390), Chế Bồng Nga thực hiện khoảng mười cuộc xâm lăng vào Đại Việt, và thủ đô Thăng Long rơi vào tay quân Chàm ba lần. Khi tướng Trần Khát Chân được cử đi chống quân Chămpa, vua tôi nhà Trần cùng khóc giữa lúc quân tiến lên đường. Giữa lúc khủng hoảng đó, thì một đầy tớ của họ Chế vì bị tội, trốn sang quân Trần chỉ cho biết thuyền của vua Chế. Tướng Trần Khát Chân cho tập trung hỏa lực bắn vào thuyền Chế Bồng Nga, Chiêm vương trúng đạn chết, quân tướng bỏ chạy. Trong tác phẩm về lịch sử Chămpa, học giả Pháp Maspero cho rằng sự phản bội của người đầy tớ Chàm đã ngừng bước tiến của quân Chàm và cứu Đại Việt khỏi sụp đổ. Tuy vậy, nếu không có kỹ thuật thuốc súng mới thu lượm, chiến thắng thủy chiến của Đại Việt, cũng như số phận vương quốc, sẽ không chắc chắn. Vì thế, năm 1390 được nhiều người xem là đánh dấu sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa Đại Việt và Chămpa. Có vẻ như hiệu quả của công nghệ quân sự mới của Đại Việt đóng một vai trò trong thay đổi này.

Mặc dù nguồn gốc của loại súng cầm tay của Đại Việt không được nhắc rõ, có thể suy đoán nó được học hoặc từ các thương nhân hoặc từ những binh lính đào ngũ nhà Minh trước năm 1390. Dường như việc áp dụng súng tại Đại Việt đã tăng nhu cầu về thuốc súng, giống như vào năm 1396, nhà Hậu Trần dưới sự kiểm soát của Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy và yêu cầu nhân dân đổi lại tiền đồng, có thể một phần với mục đích thu thêm đồng để sản xuất súng.

Sự xâm lăng và chiếm đóng của nhà Minh tại Đại Việt từ 1406 đến 1427 thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ quân sự từ Trung Quốc. Nhà Minh đã huy động các vị tướng và binh lính thiện chiến nhất cho chiến dịch tấn công Đại Việt. Để đối phó với hỏa khí của Đại Việt, vua Minh Thành Tổ ra lệnh sản xuất các khiên lớn và dày. Ông ra lệnh không được để lộ kỹ thuật làm súng cho đối phương, phải bảo đảm là khi rút quân, súng “phải được đếm theo số hiệu và không để một khẩu súng nào thất lạc.” Trong số 215.000 quân Minh tham gia chiến dịch viễn chinh, khoảng 21.000 lính thuộc khẩu đội được vũ trang bằng súng.

Ngày 19 tháng 11-1406, quân Minh do Trương Phụ dẫn đầu tiến vào từ Quảng Tây, còn đội quân của Mộc Thạnh tấn công từ Vân Nam. Sau các thắng lợi ban đầu, quân Minh tổ chức đánh thành Đa Bang, thuộc Sơn Tây, là tiền tuyến của quân Hồ. Việc chiếm thành Đa Bang bộc lộ vai trò quan trọng của súng ống của quân Minh. Đa Bang là vị trí chiến lược quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống phòng thủ khi ấy của Đại Việt, và nhà Hồ tập trung quân tướng và vũ khí tốt nhất để phòng thủ nơi này. Trận tấn công bắt đầu ngày 19 tháng Giêng, 1407. Khi quân Minh dùng thang ập vào thành mà leo lên, những người lính Việt chỉ có thể bắn vài mũi tên và đạn. Sau khi vào thành, quân Minh đối diện với các đoàn voi trận. Quân Minh vẽ hình sư tử trùm lên ngựa để làm voi sợ, và đặc biệt, nhóm quân súng thần cơ đóng vai trò quyết định cho thắng lợi của quân Minh. Các đoàn voi trận Đông Nam Á vốn vẫn là đối thủ đáng gờm trước quân Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, nhưng trước hỏa lực mạnh của đối phương, voi đành bỏ chạy. Khi Đa Bang vỡ, quân nhà Hồ không còn ngăn được đà tiến về miền đông và nam của quân Minh. Ngày 20 tháng Giêng, Đông Đô (Thăng Long) sụp đổ, và sáu ngày sau, Tây Đô (vùng Thanh Hóa) cũng rơi vào tay quân viễn chinh.

Trong các trận chiến sau đó, súng của quân Minh cũng chứng tỏ hiệu quả. Ngày 21 tháng Hai, trên Lục giang, quân Minh huy động thủy – lục quân với nhiều loại súng, tấn công 500 chiến thuyền của Hồ Nguyên Trừng, giết chết hơn 10.000 lính Việt. Một nguồn sử Trung Hoa mô tả trận chiến là “súng bắn ra như sao rơi, sét đánh.” Đầu tháng Năm 1407, một trận lớn diễn ra ở bến Hàm Tử, Hưng Yên. Nhà Hồ huy động lực lượng đáng kể (70.000 quân) và nhiều chiến thuyền kéo dài trên sông đến năm cây số. Mặc dù quân Hồ cũng sử dụng súng chống trả, nhưng hỏa lực quân Minh vẫn đủ sức tạo chiến thắng, với 10.000 lính Việt tử trận. Ngày 16-17 tháng Sáu 1407, quân Minh kết thúc chiến dịch với việc bắt sống Hồ Quý Ly và các con. Chiến thắng nhanh chóng khiến tướng Hoàng Phúc bình luận: “Thành công nhanh chóng thế này chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ.”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly đã chuẩn bị cho khả năng bị xâm lăng từ sớm, và huy động một lực lượng quân đội lớn chưa từng thấy. Tuy vậy, chế độ nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng. Lý do, bên cạnh các yếu tố khác như bất mãn của tầng lớp quý tộc và dân chúng trong nước, sai lầm chiến lược, còn là ưu thế quân sự, bao gồm súng đạn, của nhà Minh.

Đại Việt áp dụng kỹ thuật súng
Tuy nhiên, quân Minh dần dần đánh mất ưu thế công nghệ này vì đối phương của họ, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, cướp ngày càng nhiều vũ khí của quân Minh trong các trận đánh năm 1418, 1420, 1421, 1424 và 1425. Ví dụ như trận Ninh Kiều cuối năm 1426. Trước đó, quân Minh ở Đông Quan (Thăng Long) đã sử dụng súng để chống đỡ đợt vây ráp của quân Lê Lợi. Người Việt rút lui, và quân Minh đuổi theo. Khoảng 100.000 quân Minh do Vương Thông và các tướng khác dẫn đầu bị phục kích và chịu thất bại thảm hại. Điều quan trọng cho chủ đề ta đang bàn ở đây là trong số quân Minh có 510 người lính thuộc đơn vị quân súng thần cơ. Vì thua trận, quân Minh mất gần hết vũ khí. Sau khi lui về Đông Quan, họ buộc phải tái sản xuất súng đạn, sử dụng chất liệu đồng từ việc phá hủy chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh (được gọi là hai trong số bốn tứ bảo của Việt Nam).

Chiến thắng Ninh Kiều có hai tầm quan trọng cho quân Lê Lợi. Thứ nhất, đây là lần họ thu được nhiều nhất súng ống của quân Minh, khiến trang bị được tăng cường. Thứ hai, trận đánh là điểm bước ngoặt trong phong trào chống Minh của Đại Việt. Đến tháng 12-1426, Lê Lợi đã đưa quân ra vây Đông Quan.

Ngoài ra, những tù binh và hàng tướng quân Minh cũng dạy lại cho người Việt các kỹ thuật quân sự. Trong số hàng binh, có lẽ viên sĩ quan có tên Cai Fu là nhân vật cao cấp nhất. Ông ta đã đóng vai trò lớn giúp quân Minh chiếm thành Đa Bang năm 1407, nhưng đến đầu năm 1427, ông đầu hàng và dạy cho quân của Bình Định Vương Lê Lợi các kỹ thuật đánh thành mà sau đó sẽ dùng để lấy Xương Giang và Đông Quan.

Các loại vũ khí, thu được hay chế tạo mới, đã giúp quân Đại Việt đánh đuổi quân Minh. Điều này đặc biệt thể hiện trong việc vây thành Xương Giang, có lẽ là cứ điểm quan trọng nhất của quân Minh đầu năm 1427. Quân Minh dựa vào đây để hỗ trợ Đông Quan trong lúc chờ viện binh từ Trung Quốc. Vì thế, quân Đại Việt quyết chiếm lấy Xương Giang trước khi viện binh Trung Quốc đến từ Vân Nam. Lê Lợi đã vây thành này hơn sáu tháng, nhưng vẫn chưa đánh được. Khoảng hai ngàn lính Minh đã dùng súng và máy bắn đá để bảo vệ thành phố. Cuối cùng, khoảng 80.000 chiến binh Đại Việt đã cướp được thành bằng cách dùng những kỹ thuật học từ người Trung Quốc. Đại Việt sử ký toàn thư chép quân Lê Lợi “mở đường đánh nhau với giặc, dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặt đánh vào, thành cuối cùng bị hạ.” Giống như việc quân Minh chiếm thành Đa Bang năm 1407 báo hiệu nhà Hồ sụp đổ, việc Xương Giang vỡ cũng báo hiệu ngày tàn của quân Minh. Nếu không có hỏa lực hạng nặng, gần như không thể có chiến thắng của quân Đại Việt. Hai mươi năm sau khi Đa Bang sụp đổ, quân Đại Việt giờ đây được vũ trang tốt hơn với các loại súng mà nhiều trong đó lấy của quân Minh.

Chiếm được Xương Giang, quân Đại Việt cướp thêm được nhiều vũ khí, và họ chiếm thêm được nhiều hơn nữa khi cuối năm 1427, quân Đại Việt đánh bại 150.000 viện binh nhà Minh. Đại Việt sử ký toàn thư chép là số vũ khí mà quân Lê Lợi lấy từ viện quân nhiều gấp đôi số lượng lấy được từ Xương Giang. Khi hơn 80.000 quân và thường dân nhà Minh cuối cùng rút khỏi Đại Việt tháng Giêng 1428, chắc chắn số binh lính Minh đã bi tước vũ khí. Số lượng vũ khí cũng như người Minh còn ở lại Đại Việt sau khi quân Minh rút lui đã gây lo ngại lớn cho triều đình phương Bắc. Nhà Minh liên tục đòi Đại Việt trao trả các quan binh, và vũ khí. Về vũ khí, mặc dù chính thức thì bảo đã trả hết, nhưng Đại Việt không trả lại món nào và cuối cùng triều Minh phải từ bỏ yêu sách.
...


Nông dân đấy cũng phải là những ông được được rèn rũa qua bao trận đánh, tất nhiên phải có ý chí phi thường rồi, thì mới ăn được quân chính quy cụ ạ. Trận Ngọc Hồi có khi sử viết chưa chắc đã đúng, gần như không thể có đội quân toàn nông dân mới 10 ngày vào lính đã đánh tưng bừng vậy. 10 ngày lôi một ông nông dân gộc ra có khi chưa chắc đã biết cầm được vũ khí đúng cách với biết nghe hiệu lệnh mà đi đúng hàng ấy chứ.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,401 Mã lực
Tuổi
64
Trích hầu các cụ 1 số thông tin vũ khí thời này:

Vũ khí Đại Việt thời kỳ đầu
Năm 1390, vua Chế Bồng Nga của Chămpa bị giết khi trúng đạn của quân nhà Trần. Loại súng được dùng để bắn vào thuyền vị vua họ Chế trước nay thường được hiểu là thần công, nhưng có lẽ nên hiểu đó là súng cầm tay. Như Momoki Shiro - đại học Osaka, Nhật Bản - chỉ ra, đó là loại vũ khí mới.

Để hiểu tầm quan trọng của chiến thắng năm 1390 của Đại Việt, cần nhớ trong suốt nhiều năm trước đó, sức mạnh của vua Chế Bồng Nga là nỗi kinh hoàng cho nhà Trần. Trong ba thập niên (1361-1390), Chế Bồng Nga thực hiện khoảng mười cuộc xâm lăng vào Đại Việt, và thủ đô Thăng Long rơi vào tay quân Chàm ba lần. Khi tướng Trần Khát Chân được cử đi chống quân Chămpa, vua tôi nhà Trần cùng khóc giữa lúc quân tiến lên đường. Giữa lúc khủng hoảng đó, thì một đầy tớ của họ Chế vì bị tội, trốn sang quân Trần chỉ cho biết thuyền của vua Chế. Tướng Trần Khát Chân cho tập trung hỏa lực bắn vào thuyền Chế Bồng Nga, Chiêm vương trúng đạn chết, quân tướng bỏ chạy. Trong tác phẩm về lịch sử Chămpa, học giả Pháp Maspero cho rằng sự phản bội của người đầy tớ Chàm đã ngừng bước tiến của quân Chàm và cứu Đại Việt khỏi sụp đổ. Tuy vậy, nếu không có kỹ thuật thuốc súng mới thu lượm, chiến thắng thủy chiến của Đại Việt, cũng như số phận vương quốc, sẽ không chắc chắn. Vì thế, năm 1390 được nhiều người xem là đánh dấu sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa Đại Việt và Chămpa. Có vẻ như hiệu quả của công nghệ quân sự mới của Đại Việt đóng một vai trò trong thay đổi này.

Mặc dù nguồn gốc của loại súng cầm tay của Đại Việt không được nhắc rõ, có thể suy đoán nó được học hoặc từ các thương nhân hoặc từ những binh lính đào ngũ nhà Minh trước năm 1390. Dường như việc áp dụng súng tại Đại Việt đã tăng nhu cầu về thuốc súng, giống như vào năm 1396, nhà Hậu Trần dưới sự kiểm soát của Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy và yêu cầu nhân dân đổi lại tiền đồng, có thể một phần với mục đích thu thêm đồng để sản xuất súng.

Sự xâm lăng và chiếm đóng của nhà Minh tại Đại Việt từ 1406 đến 1427 thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ quân sự từ Trung Quốc. Nhà Minh đã huy động các vị tướng và binh lính thiện chiến nhất cho chiến dịch tấn công Đại Việt. Để đối phó với hỏa khí của Đại Việt, vua Minh Thành Tổ ra lệnh sản xuất các khiên lớn và dày. Ông ra lệnh không được để lộ kỹ thuật làm súng cho đối phương, phải bảo đảm là khi rút quân, súng “phải được đếm theo số hiệu và không để một khẩu súng nào thất lạc.” Trong số 215.000 quân Minh tham gia chiến dịch viễn chinh, khoảng 21.000 lính thuộc khẩu đội được vũ trang bằng súng.

Ngày 19 tháng 11-1406, quân Minh do Trương Phụ dẫn đầu tiến vào từ Quảng Tây, còn đội quân của Mộc Thạnh tấn công từ Vân Nam. Sau các thắng lợi ban đầu, quân Minh tổ chức đánh thành Đa Bang, thuộc Sơn Tây, là tiền tuyến của quân Hồ. Việc chiếm thành Đa Bang bộc lộ vai trò quan trọng của súng ống của quân Minh. Đa Bang là vị trí chiến lược quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống phòng thủ khi ấy của Đại Việt, và nhà Hồ tập trung quân tướng và vũ khí tốt nhất để phòng thủ nơi này. Trận tấn công bắt đầu ngày 19 tháng Giêng, 1407. Khi quân Minh dùng thang ập vào thành mà leo lên, những người lính Việt chỉ có thể bắn vài mũi tên và đạn. Sau khi vào thành, quân Minh đối diện với các đoàn voi trận. Quân Minh vẽ hình sư tử trùm lên ngựa để làm voi sợ, và đặc biệt, nhóm quân súng thần cơ đóng vai trò quyết định cho thắng lợi của quân Minh. Các đoàn voi trận Đông Nam Á vốn vẫn là đối thủ đáng gờm trước quân Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, nhưng trước hỏa lực mạnh của đối phương, voi đành bỏ chạy. Khi Đa Bang vỡ, quân nhà Hồ không còn ngăn được đà tiến về miền đông và nam của quân Minh. Ngày 20 tháng Giêng, Đông Đô (Thăng Long) sụp đổ, và sáu ngày sau, Tây Đô (vùng Thanh Hóa) cũng rơi vào tay quân viễn chinh.

Trong các trận chiến sau đó, súng của quân Minh cũng chứng tỏ hiệu quả. Ngày 21 tháng Hai, trên Lục giang, quân Minh huy động thủy – lục quân với nhiều loại súng, tấn công 500 chiến thuyền của Hồ Nguyên Trừng, giết chết hơn 10.000 lính Việt. Một nguồn sử Trung Hoa mô tả trận chiến là “súng bắn ra như sao rơi, sét đánh.” Đầu tháng Năm 1407, một trận lớn diễn ra ở bến Hàm Tử, Hưng Yên. Nhà Hồ huy động lực lượng đáng kể (70.000 quân) và nhiều chiến thuyền kéo dài trên sông đến năm cây số. Mặc dù quân Hồ cũng sử dụng súng chống trả, nhưng hỏa lực quân Minh vẫn đủ sức tạo chiến thắng, với 10.000 lính Việt tử trận. Ngày 16-17 tháng Sáu 1407, quân Minh kết thúc chiến dịch với việc bắt sống Hồ Quý Ly và các con. Chiến thắng nhanh chóng khiến tướng Hoàng Phúc bình luận: “Thành công nhanh chóng thế này chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ.”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly đã chuẩn bị cho khả năng bị xâm lăng từ sớm, và huy động một lực lượng quân đội lớn chưa từng thấy. Tuy vậy, chế độ nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng. Lý do, bên cạnh các yếu tố khác như bất mãn của tầng lớp quý tộc và dân chúng trong nước, sai lầm chiến lược, còn là ưu thế quân sự, bao gồm súng đạn, của nhà Minh.

Đại Việt áp dụng kỹ thuật súng
Tuy nhiên, quân Minh dần dần đánh mất ưu thế công nghệ này vì đối phương của họ, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, cướp ngày càng nhiều vũ khí của quân Minh trong các trận đánh năm 1418, 1420, 1421, 1424 và 1425. Ví dụ như trận Ninh Kiều cuối năm 1426. Trước đó, quân Minh ở Đông Quan (Thăng Long) đã sử dụng súng để chống đỡ đợt vây ráp của quân Lê Lợi. Người Việt rút lui, và quân Minh đuổi theo. Khoảng 100.000 quân Minh do Vương Thông và các tướng khác dẫn đầu bị phục kích và chịu thất bại thảm hại. Điều quan trọng cho chủ đề ta đang bàn ở đây là trong số quân Minh có 510 người lính thuộc đơn vị quân súng thần cơ. Vì thua trận, quân Minh mất gần hết vũ khí. Sau khi lui về Đông Quan, họ buộc phải tái sản xuất súng đạn, sử dụng chất liệu đồng từ việc phá hủy chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh (được gọi là hai trong số bốn tứ bảo của Việt Nam).

Chiến thắng Ninh Kiều có hai tầm quan trọng cho quân Lê Lợi. Thứ nhất, đây là lần họ thu được nhiều nhất súng ống của quân Minh, khiến trang bị được tăng cường. Thứ hai, trận đánh là điểm bước ngoặt trong phong trào chống Minh của Đại Việt. Đến tháng 12-1426, Lê Lợi đã đưa quân ra vây Đông Quan.

Ngoài ra, những tù binh và hàng tướng quân Minh cũng dạy lại cho người Việt các kỹ thuật quân sự. Trong số hàng binh, có lẽ viên sĩ quan có tên Cai Fu là nhân vật cao cấp nhất. Ông ta đã đóng vai trò lớn giúp quân Minh chiếm thành Đa Bang năm 1407, nhưng đến đầu năm 1427, ông đầu hàng và dạy cho quân của Bình Định Vương Lê Lợi các kỹ thuật đánh thành mà sau đó sẽ dùng để lấy Xương Giang và Đông Quan.

Các loại vũ khí, thu được hay chế tạo mới, đã giúp quân Đại Việt đánh đuổi quân Minh. Điều này đặc biệt thể hiện trong việc vây thành Xương Giang, có lẽ là cứ điểm quan trọng nhất của quân Minh đầu năm 1427. Quân Minh dựa vào đây để hỗ trợ Đông Quan trong lúc chờ viện binh từ Trung Quốc. Vì thế, quân Đại Việt quyết chiếm lấy Xương Giang trước khi viện binh Trung Quốc đến từ Vân Nam. Lê Lợi đã vây thành này hơn sáu tháng, nhưng vẫn chưa đánh được. Khoảng hai ngàn lính Minh đã dùng súng và máy bắn đá để bảo vệ thành phố. Cuối cùng, khoảng 80.000 chiến binh Đại Việt đã cướp được thành bằng cách dùng những kỹ thuật học từ người Trung Quốc. Đại Việt sử ký toàn thư chép quân Lê Lợi “mở đường đánh nhau với giặc, dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặt đánh vào, thành cuối cùng bị hạ.” Giống như việc quân Minh chiếm thành Đa Bang năm 1407 báo hiệu nhà Hồ sụp đổ, việc Xương Giang vỡ cũng báo hiệu ngày tàn của quân Minh. Nếu không có hỏa lực hạng nặng, gần như không thể có chiến thắng của quân Đại Việt. Hai mươi năm sau khi Đa Bang sụp đổ, quân Đại Việt giờ đây được vũ trang tốt hơn với các loại súng mà nhiều trong đó lấy của quân Minh.

Chiếm được Xương Giang, quân Đại Việt cướp thêm được nhiều vũ khí, và họ chiếm thêm được nhiều hơn nữa khi cuối năm 1427, quân Đại Việt đánh bại 150.000 viện binh nhà Minh. Đại Việt sử ký toàn thư chép là số vũ khí mà quân Lê Lợi lấy từ viện quân nhiều gấp đôi số lượng lấy được từ Xương Giang. Khi hơn 80.000 quân và thường dân nhà Minh cuối cùng rút khỏi Đại Việt tháng Giêng 1428, chắc chắn số binh lính Minh đã bi tước vũ khí. Số lượng vũ khí cũng như người Minh còn ở lại Đại Việt sau khi quân Minh rút lui đã gây lo ngại lớn cho triều đình phương Bắc. Nhà Minh liên tục đòi Đại Việt trao trả các quan binh, và vũ khí. Về vũ khí, mặc dù chính thức thì bảo đã trả hết, nhưng Đại Việt không trả lại món nào và cuối cùng triều Minh phải từ bỏ yêu sách.
...

Bài viết linh tinh.
Như nguồn nói trận Tốt Động quân Minh có tổng cộng 510 khẩu súng kíp. 500 khẩu bắn 1 phát có ngăn được 1 vạn quân tập kích ko?
Thành Xương Giang là 1 thành bé. Quân Minh ở đó có vài nghìn. Số lượng vũ khí ko thấm vào đâu mà bảo quân LS thu nhiều.
Quân LS cũng ko thích đánh thành to. Tất cả thành to đều tự đầu hàng sau vài năm bị bao vây. Vậy quân LS sản xuất vũ khí công thành làm gì?
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Nẫu ạ, súng thần cơ là đại pháo ấy, là hỏa lực hạng nặng; súng kíp cái gì.

Bài viết linh tinh.
Như nguồn nói trận Tốt Động quân Minh có tổng cộng 510 khẩu súng kíp. 500 khẩu bắn 1 phát có ngăn được 1 vạn quân tập kích ko?
Thành Xương Giang là 1 thành bé. Quân Minh ở đó có vài nghìn. Số lượng vũ khí ko thấm vào đâu mà bảo quân LS thu nhiều.
Quân LS cũng ko thích đánh thành to. Tất cả thành to đều tự đầu hàng sau vài năm bị bao vây. Vậy quân LS sản xuất vũ khí công thành làm gì?
 

Canphaidinh01

Xe tăng
Biển số
OF-591772
Ngày cấp bằng
24/9/18
Số km
1,402
Động cơ
148,920 Mã lực
Thời đó nó là đầm lầy đấy cụ.
Kiểu địa hình VN thì chẳng có chỗ nào bằng phẳng rộng mênh mông đâu cụ, đẹp nhất thì là toàn ruộng hoặc đầm lầy, không thì rừng cây um tùm, rất khó tác chiến quy mô lớn, kỵ binh cơ động chắc cũng không có tác dụng.
Đầm lầy sông ngòi vẫn chơi chó lửa tốt cc ơi.

Theo như mô tả thì quân Minh (~50,000) chia 2 đạo, 1 đạo kì binh và 1 đạo quân chính đánh gọng kìm.
Một trong 2 đạo (đạo kì binh ?) bị phục kích bởi cỡ 2000 đến 3000 quân ta. Thua cũng đã là hy hữu.
Đạo còn lại không bị phục kích và cũng chỉ phải đối mặt với 2000 đến 3000 quân vậy mà cũng thua bỏ chạy với quân số gấp hơn 10x??? Không thể hiểu nổi.

400px-Trận_Tốt_Động_Chúc_Động_1426.jpg


)
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,401 Mã lực
Tuổi
64
Đầm lầy sông ngòi vẫn chơi chó lửa tốt cc ơi.

Theo như mô tả thì quân Minh (~50,000) chia 2 đạo, 1 đạo kì binh và 1 đạo quân chính đánh gọng kìm.
Một trong 2 đạo (đạo kì binh ?) bị phục kích bởi cỡ 2000 đến 3000 quân ta. Thua cũng đã là hy hữu.
Đạo còn lại không bị phục kích và cũng chỉ phải đối mặt với 2000 đến 3000 quân vậy mà cũng thua bỏ chạy với quân số gấp hơn 10x??? Không thể hiểu nổi.

400px-Trận_Tốt_Động_Chúc_Động_1426.jpg


)
Đã nói là đánh dập đầu rồi. Cụ nhìn bản đồ là biết.
Do kế hoạch bao vây bị lộ nên mới có trận đánh kinh điển này.
Đội hình chính quân Minh kéo dài từ Tốt Động đến Chúc Động khi bắt đầu bị phục kích.
Tiền quân chống ko nổi bỏ chạy, cả Vương Thông cũng bị thương chạy. Lính phía sau sợ quá chạy về Ninh Kiều. Ai biết bên Lam Sơn bao nhiêu người. Lính Minh cứ nghe nói đằng trước bị phục kích, chủ tướng bỏ chạy, quân mai phục đang truy đuổi, thì chạy thôi.
Cánh kỳ binh chưa úp sọt được Cao Bộ thì nghe tin cánh quân chủ lực bỏ chạy. Lập tức rút quân cho lành.
Cả 2 cánh đều phải rút qua Chúc Động. Do đó quân Lam Sơn bố trí đánh bồi một trận ở đó. Lùa cả 2 cánh quân Minh chạy re kèn, 1 công đôi việc.
Quân Minh chết đuối khi bơi qua sông ở Ninh Kiều là chính. Binh bại như núi đổ mà.
Trận đánh kinh điển 1 thắng 10 này phê ở chỗ đó.
Quân Minh 10 vạn chứ ko phải 5 vạn đâu nhé cụ. 5 vạn tăng cường bên TQ sang, 2 vạn từ Nghệ An về, 3 vạn ở Hà Nội.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,401 Mã lực
Tuổi
64
Nẫu ạ, súng thần cơ là đại pháo ấy, là hỏa lực hạng nặng; súng kíp cái gì.
Cụ còn ko phân biệt nổi súng thần cơ với thần công thì nói làm gì.
Đại pháo súng thần công có tưf thời Mông Cổ đánh nhà Trần.
Quân Minh đánh nhà Hồ có đầy pháo thần công.
Súng thần cơ là loại súng nhỏ. Cầm tay hoặc kéo xe như pháo dã chiến.
Về bản chất nó là súng kíp, dù nòng đúc giống súng thần công thu nhỏ.
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Loại súng cầm tay bắn đạn đồng có thể đứng dưới thành bắn đổ cả khẩu súng thần công trên mặt thành. Uy lực kinh người.
Như quân Minh miêu tả, súng có đạn như mũi tên, kiểu đạn nhọn bi giờ, bắn xa hơn 100 thước (tầm 50-60m), cầm tay, bắn 1 phát xuyên 2-3 người.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,065
Động cơ
630,740 Mã lực
Cũng chưa hẳn có độ tin cậy cao , văn thơ đôi khi là những giây phút "ngẫu hứng" của tác giả, chưa chắc phản ánh suy nghĩ thường nhật của tác giả. Lấy một VD gần nhất, nhạc sĩ Trần Tiến ngày xưa có bài hát rất nổi tiếng : ôi bóng đá ( hát trong seagame) Sau này, có p viên hỏi ông : chắc mê và hay xem bóng lắm mới sáng tác đc bài hay thế, ô ấy nói luôn : Tôi không thích và ít xem bóng đá, nhưng a biết đấy, đâu cần chết mà betthoven vẫn sáng tác đc bản giao hưởng Định mệnh nổi tiếng đâu . Thế nên, theo em cần cẩn trọng, đừng chắc chắn khi kết luận tác giả qua tác phẩm văn chương của họ. Em hết,mời cụ quay lại chủ đề chính a e đang trông ngóng.
Và cứ theo văn thơ người ta sẽ nghĩ sông Đak rông ở Tây Nguyên.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Nghiên cứu sử dựa vào văn học thì không phải là mới. Lịch sử là khoa học điều tra về quá khứ, như thế văn học hoàn toàn là một nguồn giá trị để khai thác, vì văn học ít nhiều sẽ phản ảnh đời sống con người thời đại đó.

Không tính lịch sử xa cả nghìn năm phần lớn phải dựa vào các tác phẩm văn học như thơ hay sử thi, gần đây Thomas Piketty đã dựa vào các tác phẩm văn học đương thời để vẽ ra bức tranh lịch sử kinh tế các nước châu Âu từ thế kỷ 17 đến thời thế chiến 2. Trong những tác phẩm thuộc dòng hiện thực thì gần như những chi tiết nhỏ nhất như mức lương, giá nhà thuê, giá bán nhà, giá cả hàng hóa, lãi suất, ... đều được ghi lại khá chi tiết là một nguồn tư liệu sử rất quan trọng khi mà các cơ quan thống kê quốc gia mới chỉ có trong khoảng 100 năm gần đây.

Như ở VN thời hiện đại, để hiểu về cái xã hội VN trước 1945 thì không nguồn nào thực tế bằng qua các tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nam Cao, ...
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Trong sách “Vân Đài loại ngữ” Lê Quý Đôn viết: “Thần cơ sang pháo” được đúc bằng sắt hoặc đồng, có nhiều cỡ, lớn thì kéo xe, nhỏ thì dùng giá đỡ hay vác vai..."

Cụ mô tả tư thế sử dụng cầm tay của cụ cái nhé. đừng lái sang việc cái tay cầm ở khối hậu dùng để gánh/đỡ khi cơ động nhé.

Thần công thì đc ghi nhận từ thời cuối Bắc Tống-đầu Nam Tống (tk12), nổi tiếng có Lăng Chấn 1 đầu lĩnh LSB trong Thủy Hử. Thủy Hử chém là cũng bắn phá gì đó long trời lở đất, nhg có lẽ dùng làm pháo hiệu & thị uy thì đúng hơn. Vì như sau đó 100 năm, để hạ thành Tương Dương của thánh color Quách Tỉnh (tk13), quân Mông Cổ đã phải dùng đến máy bắn đá hạng nặng của Tây Á chuyển tới. Do đó thần công thời Mông Cổ nên hiểu là làm pháo hiệu & thị uy là chính.

Cụ còn ko phân biệt nổi súng thần cơ với thần công thì nói làm gì.
Đại pháo súng thần công có tưf thời Mông Cổ đánh nhà Trần.
Quân Minh đánh nhà Hồ có đầy pháo thần công.
Súng thần cơ là loại súng nhỏ. Cầm tay hoặc kéo xe như pháo dã chiến.
Về bản chất nó là súng kíp, dù nòng đúc giống súng thần công thu nhỏ.
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Loại súng cầm tay bắn đạn đồng có thể đứng dưới thành bắn đổ cả khẩu súng thần công trên mặt thành. Uy lực kinh người.
Như quân Minh miêu tả, súng có đạn như mũi tên, kiểu đạn nhọn bi giờ, bắn xa hơn 100 thước (tầm 50-60m), cầm tay, bắn 1 phát xuyên 2-3 người.
 
Chỉnh sửa cuối:

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,439
Động cơ
846,165 Mã lực
Nơi ở
HN
Em nói đúng mà cụ. Chuyện cụ Trãi viết Bình Ngô, văn bản như Đại việt sử ký không hề chép.

Do tiềm thức ta được HỌC khi còn bé, có thể cụ 100% quen với những gì viết trong topic này.
Chuyện cụ Trãi có phải tác giả "Cáo bình Ngô" hay ko thì hiện chỉ là nghi vấn của vài người thôi, nếu khẳng định như vậy thì khác gì nói thơ "Kiều" không phải của Nguyễn Du, "Binh thư yếu lược" không phải của Trần Quốc Tuấn...
 

KhoailangVietNam123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757829
Ngày cấp bằng
19/1/21
Số km
121
Động cơ
48,440 Mã lực
Tuổi
37
Chuyện cụ Trãi có phải tác giả "Cáo bình Ngô" hay ko thì hiện chỉ là nghi vấn của vài người thôi, nếu khẳng định như vậy thì khác gì nói thơ "Kiều" không phải của Nguyễn Du, "Binh thư yếu lược" không phải của Trần Quốc Tuấn...
Không phải là nghi vấn, mà Đại Việt sử ký không hề chép N Trãi là tác giả. Không phải là nghi vấn hay gì, mà thật ra chả có tài liệu uy tín nào như ĐV SKy hay sách của cụ Lê Q Đôn bảo Bình Ngô đại cáo do N Trãi viết cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Nghiên cứu sử dựa vào văn học thì không phải là mới. Lịch sử là khoa học điều tra về quá khứ, như thế văn học hoàn toàn là một nguồn giá trị để khai thác, vì văn học ít nhiều sẽ phản ảnh đời sống con người thời đại đó.

Không tính lịch sử xa cả nghìn năm phần lớn phải dựa vào các tác phẩm văn học như thơ hay sử thi, gần đây Thomas Piketty đã dựa vào các tác phẩm văn học đương thời để vẽ ra bức tranh lịch sử kinh tế các nước châu Âu từ thế kỷ 17 đến thời thế chiến 2. Trong những tác phẩm thuộc dòng hiện thực thì gần như những chi tiết nhỏ nhất như mức lương, giá nhà thuê, giá bán nhà, giá cả hàng hóa, lãi suất, ... đều được ghi lại khá chi tiết là một nguồn tư liệu sử rất quan trọng khi mà các cơ quan thống kê quốc gia mới chỉ có trong khoảng 100 năm gần đây.

Như ở VN thời hiện đại, để hiểu về cái xã hội VN trước 1945 thì không nguồn nào thực tế bằng qua các tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nam Cao, ...
Cụ đùa à, hồi ký của Doumer, 1 tay toàn quyền Đông Dương, đảm bảo suy nghĩ của ông ta năm 1904 bằng các cụ bây giờ luôn :D số liệu và nhận định hơn 3 4 tác giả văn học và 1 mớ tác phẩm (chỉ thể hiện được 1 phần của xã hội và rất khó mà đánh giá về kinh tế chính trị)
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Không phải là nghi vấn, mà Đại Việt sử ký không hề chép N Trãi là tác giả. Không phải là nghi vấn hay gì, mà thật ra chả có tài liệu uy tín nào như ĐV SKy hay sách của cụ Lê Q Đôn bảo Bình Ngô đại cáo do N Trãi viết cả.
Đem nguyên văn Đại Việt sử ký đoạn mà không ghi Cáo Bình Ngô không phải của Nguyễn Trãi lên đây
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Mở đầu cáo bình ngô có viết.
Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết.
Nghĩa là ông Trãi trong Cáo Bình Ngô thay lời ông Lê Lợi viết bản cáo này.
Cũng như trong các chiếu chỉ luôn có câu: phụng thiên thừa vận hoàng đế chiếu viết.
Bộ chiếu chỉ đó là do hoàng đế tự viết?
Làm gì có chuyện đó, chiếu chỉ là do nhóm học sĩ trong viện hàn lâm viết.
Đoạn nào hoàng đế viết sẽ chú thích rõ là trẫm ngự phê
Còn lại Hoàng Đế chỉ đóng dấu thôi.
Bản Cáo Bình Ngô cũng thế
Trêu cụ kia thôi, chứ viết văn bản tổng kết, là thư ký viết cho sếp lớn - vai sếp lớn đọc, bố cáo chứ.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Vậy anh hãy nêu bản gốc sử toàn thư mà không có Nguyễn Trãi viết cáo bình ngô ra làm bằng chứng đi
Cụ không nên mất thời gian với đám muốn phá. Cứ chặn lại rồi biên tiếp cho những người muốn xem chứ nói với đám muốn phá mất thời thôi
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Cụ không nên mất thời gian với đám muốn phá. Cứ chặn lại rồi biên tiếp cho những người muốn xem chứ nói với đám muốn phá mất thời thôi
Đang bận cày bên ngoài kiếm tiền.
Covid thất nghiệp đói nhăn răng
Lúc rảnh mới tổng hợp viết được chứ sắp đến đoạn gay cấn Chu Đệ tẩn Hồ Quý Ly
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Cụ đùa à, hồi ký của Doumer, 1 tay toàn quyền Đông Dương, đảm bảo suy nghĩ của ông ta năm 1904 bằng các cụ bây giờ luôn :D số liệu và nhận định hơn 3 4 tác giả văn học và 1 mớ tác phẩm (chỉ thể hiện được 1 phần của xã hội và rất khó mà đánh giá về kinh tế chính trị)
Thì hồi ký đó cũng là một dạng văn học rồi còn gì cụ. Hơn nữa góc nhìn người đứng đầu khác, góc nhìn nông dân khác. Đọc sử ký cụ có biết đời sống dân thường thế nào không?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top