Tiếng Việt giống tiếng Mường nhất cụ ạ.
Còn chả liên quan đến tiếng Thái, tức tiếng của 1 đống người dân tộc Tày-Nùng, sống cách Hà Nội 100km như Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn chứ đừng nói xa 1000km như tiếng Quảng Đông
Đến tộc người Lê trên đảo Hải Nam, sống cách biệt với thế giới đến tận thời Khang Hy, cực kỳ thuần văn hóa trống đồng Đông Sơn, ngày nay họ ngoại hình lẫn quần áo trông như người Mường, hoa văn thêu hình trên trống đồng nhưng cũng nói tiếng Tày-Nùng
Cái khó ở đây là những nhân vật nổi tiếng như An Dương Vương, Hai Bà Trưng là người Tày hay người Mường thì rất khó biết
Cho đến khi khoa học chứng minh được rõ hơn thì mình cứ hiểu theo giả thiết có nhiều cơ sở hơn thôi (khảo cổ, gene, cổ nhân học, sách cổ Tq, truyền thuyết), còn lại là việc của các nhà khoa học
+ Người Lạc: từ tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun). Tiền Đông Sơn lại có liên hệ với Thạch Gia Hà (Hồ Bắc, TQ). Trước khi bị người Âu chiếm thì người Lạc (Hùng, Cun) ở dạng liên minh bộ lạc, trong đó có thể có 1 bộ lạc mạnh nhất (Hùng).
Lạc còn có thể không chỉ từ
tiền Đông Sơn trên núi xuống, và xa hơn là Thạch Gia Hà Dương Tử mà còn có cả
yếu tố Nam Đảo đi từ biển lên? Hòa huyết lần 0?.
+ Người Tây Âu: hay còn gọi Nam Cương (Cao Bằng, Quảng Tây). Nam Cương gồm 9 bộ lạc trong đó có 1 bộ lạc mạnh nhất (Thục). Nam Cương có liên hệ với Tai-Kadai cổ hoặc Thục, văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên (cần thêm bằng chứng di truyền).
+ Cuối thời Đông Sơn, người Tây Âu tiến về xuôi và thắng người Lạc, lập thành ở Cổ Loa 257TCN. Nhập thành Âu Lạc, bản chất vẫn là liên minh các bộ lạc, tù trưởng vẫn quản bộ lạc (mường) của mình. Riêng Thục Phán (ADV) có thành Cổ Loa, mạnh nhất trong các bộ lạc. Đây là
đợt hòa huyết thứ 1 (Lạc + Tây Âu)
+ Khi Tần Thủy Hoàng cử Đồ Thư đánh về phía Nam không chiếm được Âu Lạc. Đến Triệu Đà từ phía đông (Phiên Ngung) đánh xuống Âu Lạc thì chiếm được Cổ Loa 207TCN, sáp nhập vào Nam Việt. Đây là
đợt hòa huyết thứ 2 (Lạc + Tây Âu + Nam Việt).
+ Một bộ phận người Lạc + Tây Âu không chịu Nam Việt di chuyển về phương Nam, đến nay vẫn lưu các dấu vết thờ và huyền tích ADV ở Nghệ An.
+ Năm 111TCN, Hán Vũ Đế (Lộ Bác Đức) tiêu diệt Nam Việt, nhập thành các quận, đất VN thành các quận, mỗi quận có 1 trị sở người TQ kiểm soát chủ yếu ở trị sở, mức độ kiểm soát các "mường" còn hạn chế.
Trong giai đoạn bắc thuộc này người Nam TQ tiếp tục di dân xuống, hòa huyết lần 3.
Còn người "Mường, Trại" hay vùng phía tây Thanh Nghệ, Trung du Miền núi phía Bắc ít giao thoa hòa huyết lần 3 thì còn giữ nhiều dấu vết "Lạc + Tây Âu" hơn đồng bằng Bắc Bộ. Trung tâm Bắc Bộ là Long Biên, Luy Lâu, Tống Bình. Đến Ngô Quyền mới quay lại Cổ Loa.
+ Bên cạnh các đợt hòa huyết chính trên, có sự giao thoa đan xen với các tộc người khác như Hmong (Miêu), Vv
Đại thể cách hiểu thường thức (ko phải nhà khoa học) của mình là vậy
Hai Bà Trưng là người Lạc vì sách ghi là con lạc tướng Mê Linh (tù trưởng Mê Linh). Nhưng lúc đó qua 300 năm có thể giữa Lạc và Tây Âu đã hòa huyết nhiều rồi (đợt 1). Nhờ liên minh các bộ tộc Lạc + Tây Âu mà HBT hô hào lôi kéo được các tù trưởng khác đồng khởi chống Hán.