Tôi vừa nhảy vào đọc nghiên cứu của bác này. Bác ấy đưa ra cái thuyết là H. Sapiens tiến hóa tại Đông Nam Á từ H. Erectus (tìm thấy tại Việt Nam, niên đại nửa triệu năm). Cái này sợ rằng viết trên tinh thần tự hào dân tộc quá. Thuyết di cư khỏi châu Phi dường như là đúng hơn. H. Erectus sống ở Đông Nam Á hẳn đã bị nhóm H. Sapiens hung dữ xóa sổ, như là H. Floresiensis hay là nhóm Neanderthal. Thêm vào đó nay có bằng chứng về gien: người châu Âu, châu Á thì có giene của Neanderthal, người châu Phi thì không. Cho nên người Á, Âu là hậu duệ của H. Sapiens di cư chứ không phải của vượn người tiến hóa tại chỗ.
Cụ đọc thế nào mà ra H. erectus tiến hóa lên H. sapiens và đến người sau này tại chỗ vậy?
chỉ nói là sơ kỳ đá cũ có H. erectus ở VN thôi, còn đến trung kỳ Pleistocene thì H. sapiens xuất hiện và mở rộng.
Còn từ văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn (nguồn gốc chủ yếu của người Việt sau này) thì
ĐNA cổ + TQ xuống + biển vào mix. Cái này là căn bản nhất về nhân chủng, vì từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn miền Bắc VN mới bắt đầu phát triển. Tương đương miền Trung bắt đầu phát triển Sa Huỳnh, và miền nam bắt đầu phát triển Đồng Nai + Ốc Eo.
Còn ĐNA cổ từ đâu? cụ ấy viết: "nhóm loại hình Đông Nam Á xuất hiện từ nhóm loại hình Đông Nam Á cổ ở hậu kỳ Đá mới và càng về sau càng phát triển mạnh hơn. Di cốt của họ tìm thấy ở Vinh Quang (mộ 20a, mộ 46), Minh Đức (mộ 1, 2, 3, 7, và 8), Đọi Sơn (mộ 6 và mộ 8), Châu Sơn (mộ 1), Núi Nấp mộ 2c, 2d, 2e, 10KA, 22KA, 5KB).
Có nhiều khả năng nhóm loại hình này được hình thành do hỗn chủng với các yếu tố Mongoloid từ phía bắc xuống, từ biển vào, khiến quá trình giảm đen tăng mạnh hiện tượng di truyền bền vững hơn giai đoạn trước. "
Giai đoạn Bắc Sơn (10000-7000TCN) thì cũng là mix cư dân ven biển + TQ xuống + biển vào: "Tựu chung, trong suốt thời gian này một bộ phận cư dân ven biển đã tiếp xúc với những nhóm người từ Trung Quốc xuống, từ Philippines vào, từ Malaysia và Indonesia lên. Những nguồn gen xa gần pha trộn, môi trường sống lại ít nhiều thay đổi. Chính vì vậy, trong giai đoạn này vẫn có nhiều loại hình hỗn chủng"