[Funland] Nguồn gốc người Việt

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
497
Động cơ
65,130 Mã lực
Các giáo sư giải thích thế này thì khó: sâu thẳm, sâu là tiếng việt, thẳm là tiếng Thái, nhưng thẳm tiếng thái nghĩa là gì thì không nói, tra từ điển "sâu" tiếng Thái đọc là lụk. Sâu tiếng Hán là Thâm ( Tam Thiên tự). Rõ ràng Thâm gần với Thẳm hơn là lụk rồi. Từ bếp núc: tra tiếng Thái cũng khác. Bếp núc có lẽ là từ ghép bếp nốc, một dạng giống từ ghép nhà cửa. Từ đường xá cũng lằng nhằng.

Các nhà ngôn ngữ họ nói tổng quát như vậy, mình tạm tin vậy để tham khảo... Còn đi muốn sâu vào chi tiết thì phải mất nhiều "công phu" hơn...

Từ "thâm" trong thâm sâu là âm Hán Việt của chữ Hán 深 , giọng phổ thông hiện nay đọc là shen1 - gần như "sân", giọng Quảng Đông thì đọc là sam1 - gần như "sam", "sam" với "thâm" thì khá gần nhau... Cụ nên nhớ là tiếng Hán thời xưa với bây giờ phát âm cũng thay đổi nhiều... Các cụ nhà ta vay mượn là từ thời xa xưa, cả 1000 năm trước...
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
497
Động cơ
65,130 Mã lực
Nhiều cụ chưa phân biệt được thế nào là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, lại còn đi rêu rao "tiếng Hán" như đúng rồi, làm gì có thứ tiếng gì gọi là "tiếng Hán" trong học thuật về ngôn ngữ.
Cụ xem clip thì thấy các chuyên gia ngôn ngữ họ dùng "tiếng Hán"... Em theo thuật ngữ của các chuyên gia ngôn ngữ..., còn thuật ngữ và học thuật của cụ thì em không theo vì em không biết cụ là ai, trình độ đến đâu...

Cụ thử trả lời cho em từ "tiếng Việt", trong tiếng Anh là, trong tiếng Trung là gì, từ "tiếng Pháp", trong tiếng Anh là, trong tiếng Trung là gì xem?
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,104 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Các nhà ngôn ngữ họ nói tổng quát như vậy, mình tạm tin vậy để tham khảo... Còn đi muốn sâu vào chi tiết thì phải mất nhiều "công phu" hơn...

Từ "thâm" trong thâm sâu là âm Hán Việt của chữ Hán 深 , giọng phổ thông hiện nay đọc là shen1 - gần như "sân", giọng Quảng Đông thì đọc là sam1 - gần như "sam", "sam" với "thâm" thì khá gần nhau... Cụ nên nhớ là tiếng Hán thời xưa với bây giờ phát âm cũng thay đổi nhiều... Các cụ nhà ta vay mượn là từ thời xa xưa, cả 1000 năm trước...
Em có mở ngoặc Tam Thiên tự cụ nhé. Cụ xem thử xem, cũng hay đấy.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
Cụ xem clip thì thấy các chuyên gia ngôn ngữ họ dùng "tiếng Hán"... Em theo thuật ngữ của các chuyên gia ngôn ngữ..., còn thuật ngữ và học thuật của cụ thì em không theo vì em không biết cụ là ai, trình độ đến đâu...

Cụ thử trả lời cho em từ "tiếng Việt", trong tiếng Anh là, trong tiếng Trung là gì, từ "tiếng Pháp", trong tiếng Anh là, trong tiếng Trung là gì xem?
Mời cụ đưa ra 1 video được truyền tải chính thống trên các kênh chính thống xem chuyên gia ngôn ngữ nào phát biểu ông ổng "tiếng Hán" để thuyết trình, trình bày 1 vấn đề gì liên quan.
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
573
Động cơ
147,585 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
“tiếng Hán” là từ phổ thông dùng để chỉ “Hán ngữ” thôi cụ ạ. Hán ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Hiện này ở Việt Nam đều gọi là tiếng Việt chứ rất ít khi gọi là Việt ngữ. Đài BBC hay dùng từ Việt ngữ (là từ hán việt).


Nhiều cụ chưa phân biệt được thế nào là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, lại còn đi rêu rao "tiếng Hán" như đúng rồi, làm gì có thứ tiếng gì gọi là "tiếng Hán" trong học thuật về ngôn ngữ.
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
497
Động cơ
65,130 Mã lực
Mời cụ đưa ra 1 video được truyền tải chính thống trên các kênh chính thống xem chuyên gia ngôn ngữ nào phát biểu ông ổng "tiếng Hán" để thuyết trình, trình bày 1 vấn đề gì liên quan.
Cụ không xem clip à?

1680767265484.png
test-001.png
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,104 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nhiều cụ chưa phân biệt được thế nào là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, lại còn đi rêu rao "tiếng Hán" như đúng rồi, làm gì có thứ tiếng gì gọi là "tiếng Hán" trong học thuật về ngôn ngữ.
Thế ngôn ngữ nói tiếng Việt với ngôn ngữ viết tiếng Việt thì khác gì nhau. Hay ý cụ là nói thì bằng mồm, viết thì bằng bút, còn gõ phím là ngôn ngữ gõ ?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Em chưa hiểu các cụ đang định chứng minh cái gì :))

Nếu nói về tiếng Việt theo nghĩa một ngôn ngữ, theo em cái lõi của một ngôn ngữ là ngữ pháp chứ không phải từ vựng. Từ vựng có thể thay đổi theo thời gian, do vùng miền, do vay mượn hay đủ các nguyên nhân khác, nhưng cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ thì hầu như không đổi.

Ví dụ tiếng Việt hay chính xác là ngữ pháp Việt thì luôn có danh từ đứng trước tính từ bổ trợ, vd: quyển sách -> hay, tiếng Anh, tiếng Hán đều tính từ hảo (good) -> thư (book). Từ đó suy ra tiếng Việt có nguồn gốc cơ bản rất khác với tiếng Anh hay Hán.

Cấu trúc ngôn ngữ hay ngữ pháp mới là cái định hình nên cách tư duy ngôn ngữ, chứ không phải từ vựng. Nếu dựa vào từ vựng, tiếng Việt sẽ giống rất nhiều tiếng khác do vay mượn. Ví dụ nghìn năm sau các chuyên gia thấy ta dùng từ Ô sin rất phổ biến, truy ra Ô sin là tiếng Nhật -> giả thiết tiếng Việt và Nhật có liên hệ???
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Ví dụ hiển nhiên nhất là ngôn ngữ Hán có hai kiểu phát âm khác nhau Quan thoại, Quảng Đông nhưng rõ ràng là cùng một ngôn ngữ. Hay hai ông Nam - Bắc Triều Tiên theo thời gian tiếng nói sẽ dần khác nhau, từ vựng khác nhau, thậm chí nói nhau nghe không hiểu, nhưng hai tiếng đó vẫn là một ngôn ngữ.
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
497
Động cơ
65,130 Mã lực
Em chưa hiểu các cụ đang định chứng minh cái gì :))

Nếu nói về tiếng Việt theo nghĩa một ngôn ngữ, theo em cái lõi của một ngôn ngữ là ngữ pháp chứ không phải từ vựng. Từ vựng có thể thay đổi theo thời gian, do vùng miền, do vay mượn hay đủ các nguyên nhân khác, nhưng cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ thì hầu như không đổi.

Ví dụ tiếng Việt hay chính xác là ngữ pháp Việt thì luôn có danh từ đứng trước tính từ bổ trợ, vd: quyển sách -> hay, tiếng Anh, tiếng Hán đều tính từ hảo (good) -> thư (book). Từ đó suy ra tiếng Việt có nguồn gốc cơ bản rất khác với tiếng Anh hay Hán.

Cấu trúc ngôn ngữ hay ngữ pháp mới là cái định hình nên cách tư duy ngôn ngữ, chứ không phải từ vựng. Nếu dựa vào từ vựng, tiếng Việt sẽ giống rất nhiều tiếng khác do vay mượn. Ví dụ nghìn năm sau các chuyên gia thấy ta dùng từ Ô sin rất phổ biến, truy ra Ô sin là tiếng Nhật -> giả thiết tiếng Việt và Nhật có liên hệ???

Đang nói chuyện "vui" về tiếng Việt vì nó cũng có thể liên quan ít nhiều đến nguồn gốc của người Việt về mặt di truyền thôi, cụ...
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Tiếng Việt ta, dù người Bắc, Trung, Nam phát âm có thể chả hiểu được nhau, dù ghi bằng chữ Nôm, chữ latin, chữ tượng hình, ... thì bản chất vẫn là tiếng Việt theo ngữ pháp đấy thôi. Cái đó mới là lõi của tiếng Việt.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,104 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Em chưa hiểu các cụ đang định chứng minh cái gì :))

Nếu nói về tiếng Việt theo nghĩa một ngôn ngữ, theo em cái lõi của một ngôn ngữ là ngữ pháp chứ không phải từ vựng. Từ vựng có thể thay đổi theo thời gian, do vùng miền, do vay mượn hay đủ các nguyên nhân khác, nhưng cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ thì hầu như không đổi.

Ví dụ tiếng Việt hay chính xác là ngữ pháp Việt thì luôn có danh từ đứng trước tính từ bổ trợ, vd: quyển sách -> hay, tiếng Anh, tiếng Hán đều tính từ hảo (good) -> thư (book). Từ đó suy ra tiếng Việt có nguồn gốc cơ bản rất khác với tiếng Anh hay Hán.

Cấu trúc ngôn ngữ hay ngữ pháp mới là cái định hình nên cách tư duy ngôn ngữ, chứ không phải từ vựng. Nếu dựa vào từ vựng, tiếng Việt sẽ giống rất nhiều tiếng khác do vay mượn. Ví dụ nghìn năm sau các chuyên gia thấy ta dùng từ Ô sin rất phổ biến, truy ra Ô sin là tiếng Nhật -> giả thiết tiếng Việt và Nhật có liên hệ???
Chưa đủ trình học thuật cao cường thì bàn tý cho vui thôi cụ. Một số cụ có chứng minh tiếng Việt có nguồn Nam Á, Nam Đảo, Môn Khơ me..Em thì cứ cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ bản địa, từ vưng thì có thể vay mượn nhiều nguồn, nhiều cách. Mà sao không phải Nam Á.. các kiểu có ngôn ngữ từ Việt bản địa mà cứ phải ngược lại. Biết đâu con H.Sapien ở Hòa Bình biết ăn lúa trước nên biết nói trước các con khác ở khu vực thì sao.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
Không phải cứ Tiến sĩ là nói gì cũng chuẩn đâu cụ. Có những phát ngôn xong phải đính chính, sách in ấn có nội dung chưa chính xác sau phải chuẩn hóa lại (tái bản, chỉnh sửa, ...). Mà mấy ông Tiến sĩ cũng tùy, đầy ông trình độ cũng thường thường thôi.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
“tiếng Hán” là từ phổ thông dùng để chỉ “Hán ngữ” thôi cụ ạ. Hán ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Hiện này ở Việt Nam đều gọi là tiếng Việt chứ rất ít khi gọi là Việt ngữ. Đài BBC hay dùng từ Việt ngữ (là từ hán việt).
Khi nói về ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc giới học thuật họ thường nói là tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Quan Thoại chứ không ai nói tiếng Hán đâu.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
Chưa đủ trình học thuật cao cường thì bàn tý cho vui thôi cụ. Một số cụ có chứng minh tiếng Việt có nguồn Nam Á, Nam Đảo, Môn Khơ me..Em thì cứ cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ bản địa, từ vưng thì có thể vay mượn nhiều nguồn, nhiều cách. Mà sao không phải Nam Á.. các kiểu có ngôn ngữ từ Việt bản địa mà cứ phải ngược lại. Biết đâu con H.Sapien ở Hòa Bình biết ăn lúa trước nên biết nói trước các con khác ở khu vực thì sao.
Tây nó không biết tiếng Việt, nó nghe tiếng Việt lần đầu nó cứ nghĩ là tiếng Quảng Đông. Đủ các thanh điệu, ...
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
Các bạn Khựa luôn rêu rao tuyên truyền tiếng Quảng Đông, Mân Nam, ,,, là phương ngữ của tiếng Trung Quốc (tiếng Quan Thoại), trên phương diện quốc tế thì Khựa nó dùng từ "dialect" để nói về phương ngữ của tiếng Quan Thoại: tiếng Quảng Đông, tiếng Mân Nam, ... trong khi 1 người nói tiếng Quan Thoại không thể hiểu 1 người nói tiếng Quảng Đông, tiếng Mân Nam nói gì. Cái trò lập lờ, đánh lận với mục đích chính trị thì các bạn Khựa số 2 thì không ai số 1.
Phương ngữ, phương ngôn mà không thể giao tiếp thông hiểu nhau thì chỉ có các bạn Khựa =))
 

VIKING_VN

Xe hơi
Biển số
OF-588784
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
105
Động cơ
134,997 Mã lực
Tuổi
54
Các cụ cho hỏi Vua Hùng thuộc nhóm Việt - Mường hay Tày - Thái vậy? Vì những năm 70 nhà em đến khu vực đền Hùng và phụ cận thì người dân tộc sống còn tương đối nhiều.
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
573
Động cơ
147,585 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không rõ giới học thuật mà cụ nói là ai nhưng xin gửi cụ cái bìa sách.

Phiên âm rõ luôn cụ nhé: Hanyu Jiaocheng. Tương ứng Hán Việt là Hán Ngữ Giáo Trình của Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh.

Thời sinh viên em cũng đã học hết tập 1,2 của bộ sách này do lúc đó trường dạy miễn phí cụ nhé.

28E72D09-E1B6-4502-B15B-F437B114E41A.jpeg



Khi nói về ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc giới học thuật họ thường nói là tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Quan Thoại chứ không ai nói tiếng Hán đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,647
Động cơ
579,921 Mã lực
Tiếng Việt ta, dù người Bắc, Trung, Nam phát âm có thể chả hiểu được nhau, dù ghi bằng chữ Nôm, chữ latin, chữ tượng hình, ... thì bản chất vẫn là tiếng Việt theo ngữ pháp đấy thôi. Cái đó mới là lõi của tiếng Việt.
Bậy cụ ơi!
Về cơ bản tiếng Việt được phát âm bởi người Bắc - Trung - Nam đều có thể hiểu nhau tương đối nhất (ngoại trừ các từ vựng mang tính chất vùng miền).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top