- Biển số
- OF-149435
- Ngày cấp bằng
- 17/7/12
- Số km
- 799
- Động cơ
- 363,976 Mã lực
Em thấy có vẻ đúng về nguồn gốc là do sự pha tạp, sáng tạo của các văn hoá nên món phở. Như bây giờ có món sữa chua thôi mà cũng lai tạp đủ thứ. Sữa chua nếp cẩm, trân châu, cafe...Mấy chục năm nữa con cháu chúng nó lại tranh luận nguồn gốc của sữa chua.Vẫn còn đang tranh cãi mời cccm thẩm :
Nguồn gốc của Phở
Phở thường được cho là đã ra đời và định hình vào đầu thế kỷ 20. Về nơi xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, người ta có hai quan điểm khác nhau là: Nam Định và Hà Nội. Ở Nam Định phở có nguồn gốc từ làng Giao Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp. Phở cũng xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, đây cũng được biết đến là nơi đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng.
Ở Nam Định thì nổi tiếng là phở bò, Hà Nội thì là phở gà
Về nguồn gốc món ăn, có quan điểm cho rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên "ngầu yụk phẳn" (âm Hán Việt là "ngưu nhục phấn").
Giả thuyết khác lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.
Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn.
Có thể xem phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm "bricolage" (lai ghép) mà nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc từng dùng để chỉ một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam, không chỉ trong ẩm thực mà còn trong nhiều lĩnh vực khác: nghĩa là mang thiên hướng lai ghép (chủ yếu tiếp thu, kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn ngoại lai đã được du nhập từ trước đó) hơn là tự thân sáng tạo (bởi người bản địa). Phở dù chịu ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực do người Pháp mang tới Việt Nam nhưng nó không phải là sáng tạo ẩm thực độc quyền của những người phương Tây. Nó cũng mang ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực từ cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nhưng cũng không phải hoàn toàn sáng táo độc nhất của người Hoa.
Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Nhiều chủ quán phở bò nhất định đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, nhưng cũng không ngăn nổi phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành cùng nhau trong lòng thực khách Việt.
https://spiderum.com/bai-dang/Nguon-goc-cua-Pho-od8
Riêng e thấy ăn phở ngon khi mà đã sáng tạo ra ngon nhất vẫn là phở HN, bánh phở tươi, nước phở đậm, thịt bò mềm.