Chiến dịch gió mùa đầu tiên, trong năm 1792, đưa đến một sự triệt hạ gần như hoàn toàn hải quân của Tây Sơn tại Thị Nại, hải cảng ở Qui Nhơn. Tại đó người anh của Hoàng Đế, Nguyễn Văn Nhạc, đã thả neo một hạm đội các chiến thuyền vừa mới xây dựng xong để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng xuống miền nam. Khi tin tức về chiến dịch chủ định của họ đến tai Nguyễn Phúc Ánh, ông ta đã phát động một cuộc viễn chinh của chính mình dưới sự chỉ huy của hai người Pháp. Với chiều gió thuận lợi cho nó, lực lượng này đã mau chóng tiến tới cửa Thị Nại, nhận thấy các chiến thuyền Tây Sơn đậu kín tại hải cảng, và đã tiến vào bến tàu, nơi binh sĩ tức thì đổ bộ và chiếm giữ các đồn lũy. Viên tướng Tây Sơn và lực lượng của ông ta đã bỏ chạy, để lại đàng sau các chiến thuyền và vũ khí của mình. Trong số các thuyền tham dự trận đánh này có 40 chiếc thuyền hải tặc được tuyển mộ bởi Hoàng Đế Quang Trung. Ba trong số các thuyền này bị bắt giữ bởi phe chúa Nguyễn, cùng với 75 chiến thuyền khác từ hạm đội mới của người anh ông Hoàng Đế.
Đối với phe Tây Sơn, sự thất trận đã là một tai họa: chỉ có chin chiếc thuyền sàn bằng, boong thấp, chèo tay (galleys) trong hạm đội mới của họ là còn nguyên vẹn. Tai họa lớn hơn đã xảy ra cho họ không lâu sau đó, vì vị Hoàng Đế đã băng hà vào tháng Mười Một năm đó. Đứa con trai mười tuổi của Quang Trung được tôn lên làm Hoàng Đế, Quang Toản, nhưng phe Tây Sơn đã mất đi nhà lãnh đạo có khả năng nhất của họ. Từ đó về sau, quyền lực của họ ngày càng suy sụp tại miền nam, nơi họ tiếp tục mất đi sự ủng hộ của quần chúng. (13).
http://hardcoreading.blogspot.com/2016/11/hai-tac-trung-hoa-duoi-su-bao-tro-cua.html?m=1