Cụ cho em cái thống kê cái ạ!
Trước năm 1950 (chứ ko phải 1949), quân Việt Minh vũ khí rất thiếu thốn và ko đồng bộ. Cụ có thể tìm hiểu về danh sách các loại súng và đạn trong Hồi kí "Những năm tháng không thể nào quên". Em ko đảm bảo ông Giáp viết chính xác 100% nhưng việc thiếu thốn vũ khí là cái ko cần nghi ngờ. Ví dụ như trận Hà Nội 1946, 2.500 quân Việt Minh chỉ có 1.500 khẩu súng. Sau khi ông Giáp chỉ huy đánh thắng trận Biên giới 1950, lúc đó mới mở được đường máu thông với Trung Quốc và có viện trợ. Nếu cụ nói Trung Quốc viện trợ tức là Trung Quốc đối đầu với Pháp thì cụ sai nốt. Vì Pháp ko đủ lực đánh Việt Nam. Pháp 1945 có sự viện trợ của quân đội Anh và đến quãng năm 1950 là có sự viện trợ của Mỹ. Hơn nữa, so sánh tương quan giữa viện trợ của 2 phe thì Pháp có máy bay, có xe tăng, có súng máy (chắc ko phải dẫn nguồn nữa, đúng ko cụ?). Còn bên Việt Minh chỉ đc viện trợ súng trường "sắp hết date" của Trung Quốc (thực ra là Liên Xô), cùng dăm khẩu pháo.
Sự thiếu thốn về vũ khí thế nào, cụ cũng có thể tham khảo Hồi kí "Những ngày khói lửa". Ông Trần Quý Hai ghi chép rất tỉ mỉ về cái thời thiếu đói đó. Nó ám ảnh cuộc đời của rất nhiều người. Khá trùng hợp là trong cả quyển "Tuổi thơ dữ dội", Phùng Quán cũng có miêu tả lại.
Vậy là viện trợ giữa 2 phe, Pháp hơn hẳn. Đúng ko cụ?
Đến vấn đề cố vấn. Cụ luôn nói cố vấn TQ giúp Việt Minh bật lại đc. Em đã phân tích ở trên, yếu tố quan trọng nhất là vũ khí. Còn việc chiến lược thì xin lỗi, tướng TQ ko đủ trình để xoay chuyển cục diện. Nếu họ giỏi thế thì họ đã ko cong đuôi khi đánh nhau với cả Quốc dân đảng hay quân Nhật rồi. Và cũng ko mất quá nhiều quân lính đến thế ở Triều Tiên. Chiến thuật của TQ lúc đó đơn giản là "biển người" và họ chết rất nhiều ở bán đảo này. Việc phân chia vĩ tuyến 38 là kết quả của việc Mỹ ko muốn sa lầy ở đây nữa và ông Eisenhower thực hiện lời hứa khi ông trúng cử Tổng thống Mỹ.
Cụ nói TQ ngưng chiến ở Triều Tiên là vì họ thấy có vùng đệm là OK. Cái này lại mâu thuẫn tới việc Quân Giải phóng tấn công VNCH. Đúng chưa? Vì rõ ràng sau năm 1954, TQ cũng có vùng đệm là từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc rồi. Thế sao họ còn chấp nhận việc tiếp tục "đầu tư" vào đây nữa mà ko phải "đầu tư" vào Triều Tiên? Cụ đã thấy sự mâu thuẫn rõ ràng ko?
Cứ cho TQ đối đầu với Mỹ ở miền Nam sau 1954 đi. Vậy phép thần nào giúp các cố vấn TQ vạch ra kế hoạch để thắng đc 540.000 quân Mỹ + hơn 1 triệu lính CH trong khi thua vỡ mặt ở Triều Tiên, lúc mà tướng số 1 Bành Đức Hoài chỉ huy và quân Mỹ ở đó chỉ có 180.000 (còn chưa tính đến việc thời đó chưa có B 52)? Em hỏi đi hỏi lại là tại sao các cố vấn TQ đó ko ở Triều Tiên mà giúp ông Hoài thắng trận vẻ vang như ở VN thì cụ ko giả lời.
Cuộc chiến năm 1979 diễn ra bắt đầu từ năm 1979, đúng chưa cụ? Thời gian đầu có phải VN đã đánh bật quân TQ bằng các đơn vị địa phương ko? Xin thưa với cụ là năm 1980, ông Giáp đã mất chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi và người chỉ huy quân đội khi đó là Văn Tiến Dũng. Bí thư Quân ủy TW (trên thực tế, đây là chức Tổng tư lệnh quân đội) thì do Tổng bí thư kiêm nhiệm luôn. Thế nên, chiến cuộc từ đầu năm 1980 trở đi, ông Giáp ko còn quyền hành gì để chỉ huy nữa.
Thực tế, chiến lược của ông Giáp trong 2 cuộc chiến tranh luôn là: mở đầu, cố gắng kéo dài chiến tranh, sử dụng du kích để tiêu hao lực lượng. Kế đến, xây dựng lực lượng đạt thế cân bằng với quân địch. Cuối cùng là kết liễu quân địch.
Trở lại với trận Điện Biên Phủ, em đố cụ tìm cho ra nổi 1 trận mà tướng TQ chỉ huy lại thắng vẻ vang như thế trong thế kỉ 20 này đấy! Dùng 1 lực lượng chỉ gấp 3 lần về quân số, yếu hơn hoàn toàn về vũ khí, ko hề có xe tăng hay máy bay mà bao vây đc 1 cứ điểm phòng thủ chặt, có máy bay yểm trợ và cuối cùng tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Hay là tướng TQ chỉ "lên thần" khi ở VN chứ ở sân nhà thì "bụt chùa nhà ko thiêng"
À, từ năm 1972, TQ bắt tay với Mỹ và ko còn viện trợ cho Bắc Việt nữa rồi. May quá! Ko cụ lại nói cố vấn TQ giúp Quân Giải phóng thắng năm 1975
Kính cụ!