- Biển số
- OF-330856
- Ngày cấp bằng
- 12/8/14
- Số km
- 7,749
- Động cơ
- 340,846 Mã lực
Kỳ II: HIỆP ƯỚC GIÁP TUẤT 1874.
Chỉ một năm sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết, Lâm Duy Hiệp, một trong hai đại diện triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước bán nước đầu tiên của triều đình Tự Đức qua đời ở tuổi 57. Cổ nhân có câu, chết vẫn không hết tội. Lâm Duy Hiệp bị triều đình truy tước phẩm hàm. Chỉ đến năm 1885, Nguyễn Phú Ứng Đường (hiệu Đồng Khánh) lật đổ Hàm Nghi để lên ngôi “Con rồng tre” mới truy phục lại chức vụ “Thị lang bộ Binh” cho ông ta.
Phan Thanh Giản, sau khi dâng thành Vĩnh Long cho giặc và giúp thực dân Pháp chiêu hàng các tỉnh Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên đã trốn chạy tội lỗi bằng cách lui về ở ẩn tại ngoại thành Vĩnh Long rồi tự sát bằng thuốc độc đêm 4 rạng ngày 5-8-1867. Và cũng một lần nữa, cái lệ chết vẫn chưa hết tội lại được triều đình Tự Đức thực hiện nhằm đổ hết tội lỗi lên đầu hai kẻ đã chết. Tháng 11- 1868, nhằm trốn tránh trách nhiệm, triều đình Huế đã mở phiên tòa xét xử “thây ma” Phan Thanh Giản và tuyên án “trảm quyết”. Nhưng vì Phan Thành Giản đã đã chết trước đó 15 tháng nên các “hình phạt phụ” được thực hiện, bao gồm: Cách hết các chức vụ của ông ta; đục bỏ tên của ông ta trên tấm bia ghi danh tiến sĩ tại Văn miếu Huế. Giống như trường hợp của Lâm Duy Hiệp, năm 1886, “Con rồng tre” Đồng Khánh đã khôi phục lại tước vị Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ông ta ở bia tiến sĩ.
Nhưng phục gì thì phục, khắc gì thì khắc. Bởi tục ngữ Việt Nam có câu: “Trăm năm bia đá còn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. “Tấm bia miệng” với tám chữ “Phan, Lâm mại quốc, triều đình khi dân” vẫn còn nguyên đó cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau, bất chấp những thủ đoạn lèo lá, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chạy tội cho Phan, Lâm cũng như chạy tội cho triều đình Tự Đức của những kẻ xét lại hòng lật ngược lịch sử.
Chỉ một năm sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết, Lâm Duy Hiệp, một trong hai đại diện triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước bán nước đầu tiên của triều đình Tự Đức qua đời ở tuổi 57. Cổ nhân có câu, chết vẫn không hết tội. Lâm Duy Hiệp bị triều đình truy tước phẩm hàm. Chỉ đến năm 1885, Nguyễn Phú Ứng Đường (hiệu Đồng Khánh) lật đổ Hàm Nghi để lên ngôi “Con rồng tre” mới truy phục lại chức vụ “Thị lang bộ Binh” cho ông ta.
Phan Thanh Giản, sau khi dâng thành Vĩnh Long cho giặc và giúp thực dân Pháp chiêu hàng các tỉnh Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên đã trốn chạy tội lỗi bằng cách lui về ở ẩn tại ngoại thành Vĩnh Long rồi tự sát bằng thuốc độc đêm 4 rạng ngày 5-8-1867. Và cũng một lần nữa, cái lệ chết vẫn chưa hết tội lại được triều đình Tự Đức thực hiện nhằm đổ hết tội lỗi lên đầu hai kẻ đã chết. Tháng 11- 1868, nhằm trốn tránh trách nhiệm, triều đình Huế đã mở phiên tòa xét xử “thây ma” Phan Thanh Giản và tuyên án “trảm quyết”. Nhưng vì Phan Thành Giản đã đã chết trước đó 15 tháng nên các “hình phạt phụ” được thực hiện, bao gồm: Cách hết các chức vụ của ông ta; đục bỏ tên của ông ta trên tấm bia ghi danh tiến sĩ tại Văn miếu Huế. Giống như trường hợp của Lâm Duy Hiệp, năm 1886, “Con rồng tre” Đồng Khánh đã khôi phục lại tước vị Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ông ta ở bia tiến sĩ.
Nhưng phục gì thì phục, khắc gì thì khắc. Bởi tục ngữ Việt Nam có câu: “Trăm năm bia đá còn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. “Tấm bia miệng” với tám chữ “Phan, Lâm mại quốc, triều đình khi dân” vẫn còn nguyên đó cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau, bất chấp những thủ đoạn lèo lá, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chạy tội cho Phan, Lâm cũng như chạy tội cho triều đình Tự Đức của những kẻ xét lại hòng lật ngược lịch sử.