Từ cuối thế kỷ 19, người Pháp đã mộ phu ở Bắc Kỳ đi làm phu ở Tân Đảo và Tân Thế giới dưới dạng hợp đồng có thời hạn 5 năm. Hết hạn hợp đồng 5 năm sẽ được hồi hương, và có thể gia hạn hợp đồng nếu muốn
Chuyến đầu tiên đưa những người Việt Nam đến đảo Tân Thế giới vào năm 1891, trên tàu Chéribon. Nhóm này gồm 768 người Việt trong đó có 479 tù nhân lao động khổ sai từ Côn Đảo. Khi đến nơi, 96 người không được nhận việc và cuối cùng chết ở bến vì chủ thuê không chấp nhận lý lịch của họ.
Từ năm 1895 trở đi, việc tuyển dụng nhân công thực hiện trực tiếp tại cảng Hải Phòng và tiếp tục cho đến những năm 1930 mới ngưng. Lực lượng lao động này được thuê theo hợp đồng dài hạn, hẹn trong 5 năm thì sẽ được hồi hương.
Phần lớn họ là người Bắc Kỳ từ đồng bằng sông Hồng, nhất là từ ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình vốn là các tỉnh đông dân cư với mức sống rất thấp và nạn đói hoành hành.
Mỗi người khi xuống bến thì được cấp một con số căn cước nhà chức trách dùng trong mọi giao dịch vì cho rằng tên họ quá khó phát âm nên dùng số cho dễ. Người đến Tân Thế giới thì làm phu mỏ kền và cromit, còn những người đi Tân Đảo thì thường ký làm phu đồn điền trồng cà phê và dừa.
Việc mộ phu đi Tân Đảo và Tân Thế giới, diễn ra ở Hải Phòng. Họ đều phải ký Công-ta (Contract)
Những người nông dân (hoặc gia đình), tất nhiên phải là trai trẻ khoẻ mạnh, nếu có nhu cầu đi làm phu ở Tân Đảo và Tân Thế giới, đến sở mộ phu ở Hải Phòng đăng ký. Trong thời gian chờ đợi khám sức khoẻ, họ được sở mộ phu cấp chỗ ăn ở
Phần đông là dân Hải Hậu (Nam Định) Thái Bình, Hưng Yên .... đến sở mộ phu