- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,222
- Động cơ
- 1,131,913 Mã lực
Binh lính An Nam trong chiến hào ở Mặt trận sông Marne (Pháp) 1914-18
Binh lính An Nam trong chiến hào ở Mặt trận sông Marne (Pháp) 1914-18
Tân là có chữ New bác nhé.Em được nghe kể họ nhà em có người đi tân thế giới. Giờ em cũng ko biết tân thế giới là nước nào. Có khi là Philipin
em cũng không rõ lắm. Nghe kể lại thì họ nhà em thời Pháp làm cho bộ máy công quyền khá nhiều. Chắc là có người bị đưa đi làm cho Pháp ở các thuộc dịa thật.Tân là có chữ New bác nhé.
New Caledonia - Wikipedia
en.wikipedia.org
Hồi đấy sao mà lính An Nam ai cũng cao to khỏe mạnh thế nhỉ? Mấy thằng Pháp tuyển chọn tốt thật
Binh lính An Nam trong chiến hào ở Mặt trận sông Marne (Pháp) 1914-18
Một Tiểu đoàn lính An Nam ở Mặt trận Somme (Pháp) 1914-18
Binh sĩ An Nam khiêng thương binh ở Mặt trận Aisne (Pháp) trong Thế chiến 1
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1919-1923Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917-1923 đã có Hội những người Việt Nam yêu nước ở đây.
Hôm trước tình cờ em xem chương trình "Hào khí ngàn năm" trên VTV1 vào 9h55 tối thấy có chi tiết này, em cũng ngạc nhiên là sao người Việt Mình sang Pháp sớm và nhiều thế.
Cám ơn cụ, em nhớ nhầm. Tuy nhiên em cũng thấy ngạc nhiên sao hồi đấy người Việt mình ở Pháp đông thế, lại còn thành lập được hội này hội nọ.Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1919-1923
Trước đó ông ở Anh cùng với cụ Phan Chu Trinh
hình như lính lê dương chỉ tuyển tại Pháp, phải làm sao vào được Pháp thì mới được tuyển dụng. Còn lính thuộc đia thì cứ bắt lính thôi, lê dương làm gì cho tốn tiền lương. Quần áo trong ảnh cũng khác với trang phục của quân lê dương.Cụ hỏi lại, các cụ hay gọi là đi lính LÊ DƯƠNG (nôm na là đánh thuê cho CP Pháp), không phải ĂNG LÊ đâu.
Thanks cụ, tiện thể cho e hỏi có cụ mợ nào làm việc hay có đầu mối liên hệ nào với VTV khg ạ?
nón có vải che gáy chắc là lấy từ trang phục của lính châu Phi, cũng phải phân biệt lính Pháp và lính thuộc địa chứ, với lại đây là chuẩn bị duyệt binh.Các cụ cho em hỏi sao Pháp nó lại cho lính An Nam đội nón vậy? Vừa không gọn lại không có tác dụng tránh mảnh bom đạn gì cả
sau cùng họ có dc phép chọn lựa về hay ở ko cụ?Co em Ngao5 đây
Thế chiến 1 nổ ra, người Pháp huy động một lực lượng người Việt sang Pháp để trực tiếp chiến đấu và làm nhiệm vụ hậu cần. Họ được kiểm tra cẩn thận sức khoẻ và gia đình ở Việt Nam được nhận tiền hàng tháng.
Thế chiến 2 nổ ra, người Việt cũng được đưa sang Pháp, phần đông là làm lính thợ
Cụ tôi (bố của bà nội) đã có thời gian đi làm ở Pháp những năm WW_I, lên đến chức cai đội (tổ trưởng) trong 1 nhà máy sx máy bay ở vùng Marseille. Việc đi sang Pháp là tự nguyện chứ không "bị đưa đi". Thấy các ông bà trong họ kể, là cụ còn lấy vợ có con bên đó.....
Gần đây em có nghe được họ hàng nhà em kể lại Cụ nội nhà em, quê Lưu Xá - Thái Bình cũng bị đưa sang Pháp hoặc nơi nào đó thuộc địa của Pháp làm việc. Sau đó một thời gian ông Nội e ở nhà vẫn nhận đc lương do Chính phủ Pháp chuyển về (Không biết rõ được trả lương đến năm nào). Do chiến tranh loạn lạc và thiếu thông tin liên lạc nên Cụ nội e biệt tích từ đó. Đến nay Ông nội và Bố em cũng đã mất. Họ hàng ở quê cũng chỉ được nghe kể lại.
Em nêu câu chuyện lên đây mong được chia sẻ, biết đâu gia đình cụ nào đó có hoàn cảnh tương tự hoặc biết được cách dò lại được thông tin. Em hy vọng Pháp vẫn lưu lại thông tin những người Việt Nam bị đưa đi thời đó do CP Pháp đã trả lưong về quê cho người thân ở VN. E cũng muốn hỏi lại nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
...