Một kịch bản chiến tranh trên biển Hoa Đông
Căng thẳng đang leo thang khi Trung Quốc mưu toan áp đặt một vùng quản lý không phận khác mà Mỹ nhanh chóng phớt lờ. Dưới đây là những gì có thể xảy ra một khi cuộc chiến tranh lạnh liên quan đến Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia Đông Á khác này nóng lên.
Cuối tuần qua, Trung Quốc đã làm căng thẳng leo thang ở biển Hoa Đông bằng việc đơn phương thiết lập cái mà họ gọi là một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm những hòn đảo tranh chấp với các quốc gia khác. Trung Quốc đã phát hành một bản đồ và các tọa độ của vùng này, yêu cầu tất cả các máy bay phải thông báo cho Trung Quốc trước khi bay vào không phận này và tuyên bố rằng, quân đội Trung Quốc “sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp” để đối phó với các máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ chối làm theo hướng dẫn”.
Sự hăm dọa đó đã nhanh chóng được thử thách hôm thứ hai, khi Mỹ cử 2 máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ do Trung Quốc tuyên bố, không hề có phản ứng từ phía Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói rằng, chuyến bay xuất phát từ Guam là một phần của một hoạt động diễn tập đã lên lịch từ trước. Nhưng có vẻ rõ ràng là Mỹ cũng đang gửi một thông điệp Mỹ sẽ không tôn trọng tuyên bố đó của Trung Quốc. “Chúng tôi coi diễn biến này như một nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết vào cuối tuần này. “Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai”.
Căng thẳng đã lên cao ở khu vực này của biển Hoa Đông khi Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nằm bên trong ADIZ của Trung Quốc (và Hàn Quốc cũng không vui mừng khi một phần không phận của họ trùng với ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố). Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đảo có giá trị như một ngư trường và các mỏ dầu khí. Trong những sự cố gần đây, ngư dân Trung Quốc đã bị Lực lượng tuần duyên Nhật Bản bắt giữ, còn các máy bay phản lực Nhật bay lên tới tấp để đáp lại với những xâm nhập sắp xảy ra của Trung Quốc. (Người Nhật cũng đã phản đối ADIZ của Trung Quốc).
Cuộc chiến ngôn từ và các hành động đối đáp trên biển đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng sự leo thang mới nhất này có thể là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh không thể không dễ dàng chấm dứt. Dưới đây là một kịch bản giả định có thể diễn ra.
1. Sự xâm nhập của máy bay không người lái
Máy bay không người lái (UAV) là công cụ tuyệt vời để leo thang. Một số nhà lãnh đạo quốc gia sẽ cho chúng bay ở những nơi có thể là quá nguy hiểm đối với phi công. Những nhà lãnh đạo quốc gia khác không hề do dự để tấn công chúng. Nói cho cùng, chúng chỉ là những robot.
Sự cố giả định của chúng tôi bắt đầu trong không trung, ở độ cao 45.000 ft. Một UAV không vũ trang W- 50 của Trung Quốc được phái đến để trông trừng các tuyến đường biển và không phận của ADIZ. Vào tháng 9/2012, Tân Hoa Xã cho biết Cục Quản lý hải dương nhà nước Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sử dụng UAV để “tăng cường giám sát đường biển” trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và một chuỗi các căn cứ đã xuất hiện trên bờ biển Trung Quốc trong năm 2013.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) đang sử dụng các máy bay Boeing E-767 dài 160 ft chất đầy radar và thiết bị điện tử cho phép chúng phát hiện máy bay từ xa 200 hải lý. Chúng khẳng định UAV Trung Quốc đang quần đảo trên quần đảo Senkaku, Nhật Bản cho các tiêm kích F-15J xuất kích để ngăn chặn và bắn hạ nó xuống, một hành động rõ ràng là bất chấp ADIZ của Trung Quốc. Radar tầm xa của Trung Quốc phát hiện các máy bay F-15J trên không, và Trung Quốc cho xuất kích máy bay tuần biển Y-8X để quan sát rõ hơn. Họ cũng báo động các tiêm kích tốt nhất của họ là Su-30 và J-10 chuẩn bị cất cánh. Sau đó, ai cũng sẽ nói rằng, các chuyến bay này chỉ nhằm mục đích “xác minh và giám sát”. Nhưng các máy bay F-15J và các máy bay phản lực Trung Quốc đều mang vũ khí.
Cố gắng ẩn mình, các phi công Nhật Bản bay tiếp cận mà không bật radar, mà dùng dữ liệu từ máy bay E-767 đến gần lực lượng của Trung Quốc. Nhưng radar mạng pha của J-10 đã phát hiện ra họ. Khi máy thu cảnh báo radar của các máy bay F-15J bị tắt đi, mặc dù tín hiệu kêu vang cho thấy đây không phải là radar dẫn đường của một tên lửa trong máy bay, phi công Nhật Bản hoảng loạn.
Hành động trên không diễn biến rất nhanh. Những nhận định chớp nhoáng với những hậu quả chết người hay đi cùng với nhau. Khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc đến để hem trong F- 15Js, thao tác cơ động né tránh của một phi công Nhật Bản gây ra va chạm trên không với một chiếc J-10. Sau đó, các tên lửa không-đối-không được phóng đi, các tên lửa AAM-3 của Nhật Bản chống lại các tên lửa PL-11 của Trung Quốc. Vào cuối trận không chiến kéo dài vài phút, các phi công của cả hai bên đều thiệt mạng, cuộc giao tranh kết thúc tạm thời ở đó. Trận đánh đã bắt đầu với khá nhiều mơ hồ nên cả hai bên tuyên bố mình là nạn nhân.
2. Sự leo thang yên lặng
Đừng để cái tên đánh lừa bạn, JASDF là những chiến binh khá hiện đại. Trong những thập kỷ qua, Nhật đã xây dựng được quân đội ghê gớm nhất ở châu Á. Trung Quốc đã đổ tiền cho quân đội của họ đối địch được với một số vũ khí trang bị của Nhật do Mỹ chế tạo, nhưng Nhật Bản có các tàu chiến và máy bay tốt hơn. Mỹ bị ràng buộc bởi Hiệp ước An ninh phải bảo vệ Nhật Bản nếu bị tấn công, nhưng các học giả tranh luận liệu các sự kiện ở biển Hoa Đông có đáp ứng tiêu chuẩn đó hay không. Và cả Nhật Bản và Mỹ đều đã chán ngấy chiến tranh và hy vọng tình hình dịu xuống.
Sự lắng dịu sau trận không chiến khí là sự đánh lừa. Trong khi Trung Quốc đang nóng lòng chứng minh mình là bá quyền khu vực, quân đội của họ không muốn lao đầu vào một trận chiến giành không phận mà họ sẽ thua. Vì vậy, họ quay sang chiến thuật khác, ngay cả khi các nhà ngoại giao thảo luận cách làm giảm căng thẳng. Các tàu ngầm điện- diesel yên lặng của Trung Quốc vốn khó phát hiện ở vùng nước nông bắt đầu rải thủy lôi. Làm việc này bằng đường không sẽ dễ hơn, nhưng Trung Quốc không có ưu thế trên không, và họ muốn ngăn chặn tàu Nhật Bản tiến gần quần đảo tranh chấp. Hành động thái này sẽ ngăn tàu chiến Nhật Bản và Mỹ tiến gần đến quần đảo, một điều kiện cần thiết khi Trung Quốc muốn tiến hành đổ bộ quân. Nó cũng cản trở hoạt động đường không của Nhật Bản và Mỹ bằng cách đẩy các radar hải quân ra khỏi khu vực. (Đó là chưa nói đến việc không thể giải cứu phi công bị bắn rơi trong bất kỳ trận không chiến tương lai nào. Và các phi công sẽ trở thành đối tượng thương lượng ngoại giao khi bị bắt).
Trung Quốc không thiếu thủy lôi. Một bài báo năm 2012 của Học viện Hải quân Mỹ (US Naval War College) đã trích dẫn một bài báo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có hơn 50.000 quả thủy lôi, trong đó có “trên 30 loại thủy lôi kiểu tiếp xúc, từ tính, âm thanh, áp lực nước và phản ứng hỗn hợp khác nhau, thủy lôi điều khiển từ xa, thủy lôi lắp rocket và thủy lôi cơ động”. Các thủy lôi thông minh nhất trong kho vũ khí của Trung sẽ hữu ích nhất cho Trung Quốc. Chúng có thể được lập trình để lao lên và tấn công tàu với những đặc điểm tín hiệu âm thanh và từ tính đặc biệt. Các thủy lôi cũng có thể được kích hoạt từ xa. Trung Quốc có thể rải kín các thủy lôi này trên các tuyến đường biển và chờ mệnh lệnh ban ra - một sự cảnh báo công khai để tất cả ở Biển Đông Trung Quốc phải tránh xa.
Một tàu khu trục lớp Kidd của Đài Loan phóng tên lửa phòng không SM-2 trong cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển gần bờ đông Đài Loan ngày 26.9.2013 (Sam Yeh/AFP/Getty Images).
Mỹ có khả năng mạnh trong lĩnh vực phát hiện tàu ngầm. Khi Mỹ phát hiện ra các tàu ngầm Trung Quốc rải thủy lôi tại các khu vực mà các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ hoạt động, họ cố tìm cách buộc các tàu ngầm Trung Quốc phải nổi lên. Dưới mặt nước, các tàu ngầm Mỹ đánh bại các các tàu ngầm Trung Quốc. Chúng sẽ cố gắng chạy, ẩn mình, và cuối cùng tự làm đắm các tàu ngầm của họ.
Trung Quốc kích hoạt các thủy lôi trong cơn tức giận và để giữ thể diện vìrút lui ngay lập tức sẽ làm bẽ mặt quân đội và chính phủ trung ương. Một vòng xoáy chết chóc của chiến tranh xảy ra sau đó. Các con tàu phát nổ. Các thủy thủ bị chết bỏng và chết đuối. Đài Loan và Nhật Bản kêu gọi tấn công làm suy yếu hải quân Trung Quốc, tước bỏ các vũ khí trang bị của hải quân Trung Quốc bằng các cuộc không kích và tên lửa hành trình.
Những thông tin rò rỉ tại thủ đô Washington cho thấy có một kế hoạch mạnh mẽ. Biết rõ là quân đội Mỹ và Nhật có thể làm được nếu có thời gian để chuẩn bị và biết rằng họ đang thua trong cuộc chiến, quân đội Trung Quốc có lý do để xem xét một cuộc tấn công phủ đầu.
3. Tên lửa
Điểm mấu chốt của cuộc chiến tranh vẫn còn tập trung vào những hòn đảo không có người ở, nhưng giao tranh đang lan rộng. Và tên lửa, chứ không phải máy bay, sẽ quyết định ai thống trị vùng trời trên quần đảo tranh chấp.
Nó bắt đầu với một làn sóng các đợt tấn công bằng UAV từ Trung Quốc đại lục. Các UAV Harpy cất cánh từ các xe tải và tàu thuyền, bay xa 300 hải lý và bay theo bức xạ radar của các hệ thống phòng không. Harpy, loại UAV do Israel sản xuất và bán cho Trung Quốc vào năm 2004, kết thúc chuyến bay của mình bằng cú bổ nhào chết chóc vào radar, kích nổ 4,5 bảng thuốc nổ khi va chạm.
Liên minh Mỹ-Nhật đã sẵn sàng chiếm hữu không phận bên trên Senkaku. Cuộc tấn công vào các trận địa radar và phòng không Trung Quốc diễn ra ngay sau đó. Các tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm, các cuộc không kích của máy bay ném bom tàng hình B-2 và các tên lửa đánh chặn ngoài tầm phóng từ B-52 bắn trúng các mục tiêu. Trung Quốc phải di chuyển các hệ thống radar cơ động và tắt chúng đi che giấu. Các tiêm skichs tàng hình F-22 chiếm lĩnh bầu trời, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng các trận không chiến tầm gần. Nhưng những trận đánh đó không bao giờ xảy ra.
Thay vào đó, Trung Quốc chơi con bài cuối cùng của mình đó là bắn dồn dập các tên lửa chiến trường. Đó là các tên lửa đường đạn và hành trình thông thường phóng từ mặt đất đi xa 3.500 hải lý. Chúng nhắm vào các cơ sở cố định như các căn cứ không quân, hải quân của Nhật Bản và các căn cứ của Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Hàng trăm đầu đạn rơi xuống các mục tiêu, đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa, phá nát các đường băng và nổ tung các doanh trại. Trên biển, Hải quân Mỹ cũng bị nhằm bắn. Các tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm nhắm vào các tàu chiến Mỹ và Nhật Bản. Bài học là rõ ràng: Các lực lượng Mỹ hoạt động càng gần bờ biển Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc càng có thể gây nhiều khó khăn hơn cho họ.
Các lực lượng Hải quân Mỹ lùi ra xa và sử dụng nhiều hơn các vũ khí tấn công ngoài tầm. Kịch bản của chúng tôi kết thúc với một trò chơi bế tắc của bắn phá và phản bắn phá. Nhưng yêu sách trung tâm – ai là người sở hữu các hòn đảo - đã được trả lời. Chúng không còn an toàn cho bất cứ ai.
Nguồn: PM, 27.11.2013.