[Funland] Người Nhật tự đánh giá: nếu hải chiến Senkaku nổ ra

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,349
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Mong TQ làm càn, rồi Mỹ cùng đồng minh có cớ làm vài chục quả tên lửa cho chết cụ chúng nó đi. TQ chỉ to còi, cụ nhà chúng nó.
Cụ thật là quá khích và hiếu chiến =D>
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
3,139
Động cơ
398,478 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Cháu thì nghĩ trong hiện tại anh nhật nùn mà không có mẽo đứng sau thì thằng khựa nó sẽ làm gỏi.

Vấn đề đặt ra là tính toán lợi ích làm sao cho hài hòa giữa mẽo và khưa thôi. Chứ thả nhật ra khoảng 15 năm được trang bị quốc phòng thì cái thớ như tàu nhật nó nháy mắt đã tè hết ra quần. "Một thằng tự do phát triển vũ khí, xong cả hạt nhân. Với 1 bên bị cấm vũ trang quân đội (ghi trong hiến pháp). Bản thân mẽo nó quá hiểu người nhật vì để nhật vũ trang thì ko biết trừng với những dân tộc như Nhật và Đức thì lịch sử đã chứng minh.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,415
Động cơ
641,331 Mã lực
không nên quá nhầm lẩn về cái tổng số GDP ấy với cái kinh tế số 1, TQ nước nó nhiều dân nên tổng GDP lớn chưa có nghĩa là nó giàu mạnh vì chia ra bình quân đầu người sẽ không được bao nhiêu. Đây là một điểm yếu của TQ

ví dụ: nhà cụ có 20 anh em , mỗi người có 100.000, tổng cộng nhà cụ có 2 triệu, như vậy không thể đánh giá là kinh tế nhà cụ sẽ mạnh hơn kinh tế nhà khác nó chỉ có một người mà có 1 triệu được.

còn quân sự TQ ở vị trí số một lại càng không tưởng hơn nữa, chi tiều cho quốc phòng Mỹ vẫn gấp khoảng 4 lần chi tiều quốc phòng của TQ, điều này không thể hiện được gì nhiều , nhưng việc đầu tư vào những vũ khí công nghệ cao thì Mỹ vẫn dẫn đầu.

Tuy nhiên sức mạnh lớn nhất của Mỹ không nằm nhiều ở một nền kinh tế lớn va lượng vũ khí hiện đại, mà ở những liên minh quân sự mà Mỹ đã tạo ra trên toàn thế giới. Nói một cách đơn giản Mỹ như một anh có tính quảng giao rộng đi đâu cũng có bạn bè giúp đỡ, thì thuận lợi hơn một anh chỉ biết có riêng mình

Ngay cạnh Mỹ thì Canda cũng là một đồng minh lớn,
Châu Âu thì có khối Nato
Châu Úc ,có liên minh Úc, Tân tây lan
Châu Á thì Nhật , Hàn quốc, nói chung là toàn các đại gia

Nhìn lại TQ thì ngoài bản thân TQ không tạo được một đồng minh nào cho mình, chung quanh TQ thì lại toàn những nước không có quan hệ tốt
ví dụ : tranh chấp biên giới với Ấn độ, Vn,...
Bác không đọc kỹ em viết cái gì à? Em có bảo thằng TQ nó là số 1 bây giờ đâu, em nói xem xét thì tương lai cơ mà. Còn mấy cái phép chia bác nói thì thiết nghĩ nó quá đơn giản, ai mà chẳng biết cơ chứ. Nói như bác có nghĩa là Brunei là giàu mạnh hơn TQ, hơn Mỹ đúng không, vì bình quân đầu người nó cao hơn hẳn cả 2 thằng này cộng lại mà. Thực tế đek phải thế, có thể bình quân nó thấp, nhưng vì quy mô nó lớn nên nếu cần nó huy động nguồn lực thì nó sẽ thành khổng lồ, hơn đứt mấy thằng có bình quân cao nhưng quy mô nhỏ, huy động chán chê nhưng cũng chả được bao nhiêu. Nó đơn giản thế thôi mà bác còn phải lý luận thì cũng đến chịu.

Còn về đầu tư quân sự, một khi TQ nó đã lên là nền kinh tế lới nhất TG thì nó cũng có thể đầu tư quân sự lớn nhất lắm, chả biết được đâu.
 

andres

Xe máy
Biển số
OF-299496
Ngày cấp bằng
23/11/13
Số km
98
Động cơ
309,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otovina.net
có bác nào đọc cuốn sách death by china chưa nhỉ.
Các cụ sẽ biết đến 1 Trung Quốc thâm độc đến mức độ nào. Về tương lai lâu dài em thấy TQ là mối nguy cho toàn Thế Giới cần phải loại bỏ
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
có bác nào đọc cuốn sách death by china chưa nhỉ.
Các cụ sẽ biết đến 1 Trung Quốc thâm độc đến mức độ nào. Về tương lai lâu dài em thấy TQ là mối nguy cho toàn Thế Giới cần phải loại bỏ
Cuốn đó ở hiệu sách chắc không có đâu cụ ơi. Nó dùng tiền, dùng gián điệp ăn cắp công nghệ. Di dân " chiếm đất " thiên hạ, đồng hóa bằng dân tộc. Muốn kiểm soát cả thế giới đó là tham vọng từ thời Mao mập nhà nó, tương lai sẽ không biết ra sao.
 

Jack Bauer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147253
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
3,787
Động cơ
391,986 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh mấy khu nhà thổ!
võ miệng hết cứ phải tẩn nhau mới biết được trên này thì 100% là tầu chết nếu có cá độ thì e vẫn ở cửa tầu mặc dù ủng hộ nhật!
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cháu thì nghĩ trong hiện tại anh nhật nùn mà không có mẽo đứng sau thì thằng khựa nó sẽ làm gỏi.

Vấn đề đặt ra là tính toán lợi ích làm sao cho hài hòa giữa mẽo và khưa thôi. Chứ thả nhật ra khoảng 15 năm được trang bị quốc phòng thì cái thớ như tàu nhật nó nháy mắt đã tè hết ra quần. "Một thằng tự do phát triển vũ khí, xong cả hạt nhân. Với 1 bên bị cấm vũ trang quân đội (ghi trong hiến pháp). Bản thân mẽo nó quá hiểu người nhật vì để nhật vũ trang thì ko biết trừng với những dân tộc như Nhật và Đức thì lịch sử đã chứng minh.
Cái bản hiến pháp của nhật đâng được sửa đổi, mà với trình độ của nhật thì tên lửa hay là máy bay, tàu ngầm đều đơn giản hết:D
 

1.6gli

Xe container
Biển số
OF-189928
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
7,100
Động cơ
394,335 Mã lực
Tân cương càng loạn, nội bộ Trung Quốc càng mâu thuẫn thì Trung Quốc càng tỏ vẻ hung hăng với láng giềng vì muốn chuyển hướng dư luận ra bên ngoài.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Quốc phòng Vũ khí .

.
Cập nhật lúc 06:58, 30/11/2013
Lý giải radar Trung Quốc 'mù' trước máy bay Mỹ-Hàn

(Vũ khí) - Sau khi Bắc Kinh đơn phương lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông và tuyên bố sẽ dùng biện pháp mạnh với bất kỳ máy bay nước nào bay qua mà không thông báo. Tuy nhiên khi B-52 của Mỹ và P-3C của Hàn Quốc vào khu vực này đã không vấp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc khiến người ta đặt câu hỏi về hệ thống radar giám sát của nước này.



Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ngày 23/11, hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích và chuyên gia quốc phòng cho rằng hệ thống radar phòng không, máy bay tuần tra và chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ phải “căng mắt” tuần tra ADIZ mới với diện tích rộng lớn này. Nhận định này của các chuyên gia hoàn toàn có căn cứ và nó được kiểm chứng bằng việc Mỹ bất ngờ điều 2 chiếc B-52 bay qua khu vực này.
Theo đó, ngày 25/11, Mỹ tuyên bố đã điều hai máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam của Mỹ, bay qua ADIZ Trung Quốc đơn phương thiết lập mà không khai báo với Bắc Kinh mà vẫn không gặp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc.
Máy bay P-3C của Hàn Quốc Phát biểu sau chuyến bay này, Lầu Năm Góc cho biết, radar Trung Quốc đã không thể phát hiện hai máy bay B-52 Mỹ và cũng chẳng có máy bay Trung Quốc nào liên hệ, cảnh báo B-52 xâm phạm vùng ADIZ.
Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Bộ Quốc Nhật Bản nhận xét, mặc dù Trung Quốc trong nhiều năm qua không ngừng tăng cường ngân sách quốc phòng, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa sở hữu được những radar phòng không hoặc máy bay có đủ khả năng giám sát cả một khu ADIZ rộng lớn như vậy.
Nguồn tin trên cho biết thêm: “Trung Quốc sẽ không có đủ khả năng để giám sát toàn bộ khu vực ADIZ mới bởi vì họ không có đủ khí tài quân sự... Họ tuyên bố vùng phòng không này chỉ để dọa dẫm những quốc gia nhỏ hơn”.
Bản đồ Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở khi Hàn Quốc cũng tiếp bước Mỹ điều động máy bay tuần tra P-3C bay vào khu vực ADIZ mới. Theo đó, ngày 27/11, chiếc P-3C của Hàn Quốc đã bay qua không phận khu vực dải đá ngầm Ieo (nơi đặt một cơ sở nghiên cứu của Hàn Quốc) mà không hề thực hiện theo yêu cầu của Trung Quốc.
Hàn Quốc cho biết đây là một hoạt động tuần tra thường xuyên của nước này. Hải quân Hàn Quốc thường sử dụng máy bay P-3C để tuần tra Ieo 2 lần trong một tuần. Nguồn tin cũng cho biết thêm, Hàn Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay như trên mà không thông báo cho phía Trung Quốc.
Cũng như trường hợp của B-52, khi chiếc P-3C hoàn thành nhiệm vụ và Hàn Quốc thông báo về chuyến bay này, Trung Quốc mới lên tiếng. Bắc Kinh khẳng định, họ đã giám sát tất cả quá trình bay của hai máy bay B-52 và chiếc P-3C cũng như việc có đủ khả năng kiểm soát ADIZ mới.
Tuy nhiên đây dường như chỉ là câu nói chữa thẹn về khả năng giám sát trên không của Trung Quốc trước những phương tiện hiện đại và thái độ cứng rắn của Mỹ - Nhật và Hàn Quốc.
ADIZ mới mà Trung Quốc đơn phương thành lập chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Vì vậy Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,882
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nó có nền kinh tế mạnh, khả năng sx hàng đầu thế giới, món copy công nghệ cũng liệt vào hàng thượng thặng .. chả phải chỉ cái mồm thôi đâu cụ ợ ...
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nó có nền kinh tế mạnh, khả năng sx hàng đầu thế giới, món copy công nghệ cũng liệt vào hàng thượng thặng .. chả phải chỉ cái mồm thôi đâu cụ ợ ...
Với khả năng của khựa, nó mà chơi theo kiểu bầy đàn thì mình vỡ mồm chứ không phải là nó chỉ được cái mồm đâu cụ nhể:))
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,135
Động cơ
369,006 Mã lực
Nó có nền kinh tế mạnh, khả năng sx hàng đầu thế giới, món copy công nghệ cũng liệt vào hàng thượng thặng .. chả phải chỉ cái mồm thôi đâu cụ ợ ...
Với khả năng của khựa, nó mà chơi theo kiểu bầy đàn thì mình vỡ mồm chứ không phải là nó chỉ được cái mồm đâu cụ nhể:))
Em công nhận là mồm nó to, nhưng em cũng thấy gan bọn nó hơi nhỏ => phát triển không đều!:-?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,306
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Gan nó mà nhỏ nóddã chả dám phang liên xô lấn ấn độ, chửi mĩ đòi đài loan. Chơi tất tay phát là cả hạm 7 uống nuớc biển nhòe
 

bulongocvit

Xe buýt
Biển số
OF-102553
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
606
Động cơ
402,493 Mã lực
Cay thằng Tàu thật nhưng vẫn phải chấp nhận sự thật rằng nó quá mạnh và là mối nguy quá lớn đối với nhà mình và cả thế giới nữa.
 

twbando

Xe hơi
Biển số
OF-153749
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
191
Động cơ
356,011 Mã lực
Nơi ở
Xa khơi
Trung Quốc sẽ thảm bại trong hải chiến ở Senkaku
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Một kịch bản chiến tranh trên biển Hoa Đông​

Căng thẳng đang leo thang khi Trung Quốc mưu toan áp đặt một vùng quản lý không phận khác mà Mỹ nhanh chóng phớt lờ. Dưới đây là những gì có thể xảy ra một khi cuộc chiến tranh lạnh liên quan đến Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia Đông Á khác này nóng lên.



Cuối tuần qua, Trung Quốc đã làm căng thẳng leo thang ở biển Hoa Đông bằng việc đơn phương thiết lập cái mà họ gọi là một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm những hòn đảo tranh chấp với các quốc gia khác. Trung Quốc đã phát hành một bản đồ và các tọa độ của vùng này, yêu cầu tất cả các máy bay phải thông báo cho Trung Quốc trước khi bay vào không phận này và tuyên bố rằng, quân đội Trung Quốc “sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp” để đối phó với các máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ chối làm theo hướng dẫn”.

Sự hăm dọa đó đã nhanh chóng được thử thách hôm thứ hai, khi Mỹ cử 2 máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ do Trung Quốc tuyên bố, không hề có phản ứng từ phía Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói rằng, chuyến bay xuất phát từ Guam là một phần của một hoạt động diễn tập đã lên lịch từ trước. Nhưng có vẻ rõ ràng là Mỹ cũng đang gửi một thông điệp Mỹ sẽ không tôn trọng tuyên bố đó của Trung Quốc. “Chúng tôi coi diễn biến này như một nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết vào cuối tuần này. “Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai”.

Căng thẳng đã lên cao ở khu vực này của biển Hoa Đông khi Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo nằm bên trong ADIZ của Trung Quốc (và Hàn Quốc cũng không vui mừng khi một phần không phận của họ trùng với ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố). Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đảo có giá trị như một ngư trường và các mỏ dầu khí. Trong những sự cố gần đây, ngư dân Trung Quốc đã bị Lực lượng tuần duyên Nhật Bản bắt giữ, còn các máy bay phản lực Nhật bay lên tới tấp để đáp lại với những xâm nhập sắp xảy ra của Trung Quốc. (Người Nhật cũng đã phản đối ADIZ của Trung Quốc).

Cuộc chiến ngôn từ và các hành động đối đáp trên biển đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng sự leo thang mới nhất này có thể là châm ngòi cho một cuộc chiến tranh không thể không dễ dàng chấm dứt. Dưới đây là một kịch bản giả định có thể diễn ra.

1. Sự xâm nhập của máy bay không người lái

Máy bay không người lái (UAV) là công cụ tuyệt vời để leo thang. Một số nhà lãnh đạo quốc gia sẽ cho chúng bay ở những nơi có thể là quá nguy hiểm đối với phi công. Những nhà lãnh đạo quốc gia khác không hề do dự để tấn công chúng. Nói cho cùng, chúng chỉ là những robot.

Sự cố giả định của chúng tôi bắt đầu trong không trung, ở độ cao 45.000 ft. Một UAV không vũ trang W- 50 của Trung Quốc được phái đến để trông trừng các tuyến đường biển và không phận của ADIZ. Vào tháng 9/2012, Tân Hoa Xã cho biết Cục Quản lý hải dương nhà nước Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sử dụng UAV để “tăng cường giám sát đường biển” trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và một chuỗi các căn cứ đã xuất hiện trên bờ biển Trung Quốc trong năm 2013.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) đang sử dụng các máy bay Boeing E-767 dài 160 ft chất đầy radar và thiết bị điện tử cho phép chúng phát hiện máy bay từ xa 200 hải lý. Chúng khẳng định UAV Trung Quốc đang quần đảo trên quần đảo Senkaku, Nhật Bản cho các tiêm kích F-15J xuất kích để ngăn chặn và bắn hạ nó xuống, một hành động rõ ràng là bất chấp ADIZ của Trung Quốc. Radar tầm xa của Trung Quốc phát hiện các máy bay F-15J trên không, và Trung Quốc cho xuất kích máy bay tuần biển Y-8X để quan sát rõ hơn. Họ cũng báo động các tiêm kích tốt nhất của họ là Su-30 và J-10 chuẩn bị cất cánh. Sau đó, ai cũng sẽ nói rằng, các chuyến bay này chỉ nhằm mục đích “xác minh và giám sát”. Nhưng các máy bay F-15J và các máy bay phản lực Trung Quốc đều mang vũ khí.

Cố gắng ẩn mình, các phi công Nhật Bản bay tiếp cận mà không bật radar, mà dùng dữ liệu từ máy bay E-767 đến gần lực lượng của Trung Quốc. Nhưng radar mạng pha của J-10 đã phát hiện ra họ. Khi máy thu cảnh báo radar của các máy bay F-15J bị tắt đi, mặc dù tín hiệu kêu vang cho thấy đây không phải là radar dẫn đường của một tên lửa trong máy bay, phi công Nhật Bản hoảng loạn.

Hành động trên không diễn biến rất nhanh. Những nhận định chớp nhoáng với những hậu quả chết người hay đi cùng với nhau. Khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc đến để hem trong F- 15Js, thao tác cơ động né tránh của một phi công Nhật Bản gây ra va chạm trên không với một chiếc J-10. Sau đó, các tên lửa không-đối-không được phóng đi, các tên lửa AAM-3 của Nhật Bản chống lại các tên lửa PL-11 của Trung Quốc. Vào cuối trận không chiến kéo dài vài phút, các phi công của cả hai bên đều thiệt mạng, cuộc giao tranh kết thúc tạm thời ở đó. Trận đánh đã bắt đầu với khá nhiều mơ hồ nên cả hai bên tuyên bố mình là nạn nhân.

2. Sự leo thang yên lặng

Đừng để cái tên đánh lừa bạn, JASDF là những chiến binh khá hiện đại. Trong những thập kỷ qua, Nhật đã xây dựng được quân đội ghê gớm nhất ở châu Á. Trung Quốc đã đổ tiền cho quân đội của họ đối địch được với một số vũ khí trang bị của Nhật do Mỹ chế tạo, nhưng Nhật Bản có các tàu chiến và máy bay tốt hơn. Mỹ bị ràng buộc bởi Hiệp ước An ninh phải bảo vệ Nhật Bản nếu bị tấn công, nhưng các học giả tranh luận liệu các sự kiện ở biển Hoa Đông có đáp ứng tiêu chuẩn đó hay không. Và cả Nhật Bản và Mỹ đều đã chán ngấy chiến tranh và hy vọng tình hình dịu xuống.

Sự lắng dịu sau trận không chiến khí là sự đánh lừa. Trong khi Trung Quốc đang nóng lòng chứng minh mình là bá quyền khu vực, quân đội của họ không muốn lao đầu vào một trận chiến giành không phận mà họ sẽ thua. Vì vậy, họ quay sang chiến thuật khác, ngay cả khi các nhà ngoại giao thảo luận cách làm giảm căng thẳng. Các tàu ngầm điện- diesel yên lặng của Trung Quốc vốn khó phát hiện ở vùng nước nông bắt đầu rải thủy lôi. Làm việc này bằng đường không sẽ dễ hơn, nhưng Trung Quốc không có ưu thế trên không, và họ muốn ngăn chặn tàu Nhật Bản tiến gần quần đảo tranh chấp. Hành động thái này sẽ ngăn tàu chiến Nhật Bản và Mỹ tiến gần đến quần đảo, một điều kiện cần thiết khi Trung Quốc muốn tiến hành đổ bộ quân. Nó cũng cản trở hoạt động đường không của Nhật Bản và Mỹ bằng cách đẩy các radar hải quân ra khỏi khu vực. (Đó là chưa nói đến việc không thể giải cứu phi công bị bắn rơi trong bất kỳ trận không chiến tương lai nào. Và các phi công sẽ trở thành đối tượng thương lượng ngoại giao khi bị bắt).

Trung Quốc không thiếu thủy lôi. Một bài báo năm 2012 của Học viện Hải quân Mỹ (US Naval War College) đã trích dẫn một bài báo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có hơn 50.000 quả thủy lôi, trong đó có “trên 30 loại thủy lôi kiểu tiếp xúc, từ tính, âm thanh, áp lực nước và phản ứng hỗn hợp khác nhau, thủy lôi điều khiển từ xa, thủy lôi lắp rocket và thủy lôi cơ động”. Các thủy lôi thông minh nhất trong kho vũ khí của Trung sẽ hữu ích nhất cho Trung Quốc. Chúng có thể được lập trình để lao lên và tấn công tàu với những đặc điểm tín hiệu âm thanh và từ tính đặc biệt. Các thủy lôi cũng có thể được kích hoạt từ xa. Trung Quốc có thể rải kín các thủy lôi này trên các tuyến đường biển và chờ mệnh lệnh ban ra - một sự cảnh báo công khai để tất cả ở Biển Đông Trung Quốc phải tránh xa.


Một tàu khu trục lớp Kidd của Đài Loan phóng tên lửa phòng không SM-2 trong cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển gần bờ đông Đài Loan ngày 26.9.2013 (Sam Yeh/AFP/Getty Images).

Mỹ có khả năng mạnh trong lĩnh vực phát hiện tàu ngầm. Khi Mỹ phát hiện ra các tàu ngầm Trung Quốc rải thủy lôi tại các khu vực mà các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ hoạt động, họ cố tìm cách buộc các tàu ngầm Trung Quốc phải nổi lên. Dưới mặt nước, các tàu ngầm Mỹ đánh bại các các tàu ngầm Trung Quốc. Chúng sẽ cố gắng chạy, ẩn mình, và cuối cùng tự làm đắm các tàu ngầm của họ.

Trung Quốc kích hoạt các thủy lôi trong cơn tức giận và để giữ thể diện vìrút lui ngay lập tức sẽ làm bẽ mặt quân đội và chính phủ trung ương. Một vòng xoáy chết chóc của chiến tranh xảy ra sau đó. Các con tàu phát nổ. Các thủy thủ bị chết bỏng và chết đuối. Đài Loan và Nhật Bản kêu gọi tấn công làm suy yếu hải quân Trung Quốc, tước bỏ các vũ khí trang bị của hải quân Trung Quốc bằng các cuộc không kích và tên lửa hành trình.

Những thông tin rò rỉ tại thủ đô Washington cho thấy có một kế hoạch mạnh mẽ. Biết rõ là quân đội Mỹ và Nhật có thể làm được nếu có thời gian để chuẩn bị và biết rằng họ đang thua trong cuộc chiến, quân đội Trung Quốc có lý do để xem xét một cuộc tấn công phủ đầu.

3. Tên lửa

Điểm mấu chốt của cuộc chiến tranh vẫn còn tập trung vào những hòn đảo không có người ở, nhưng giao tranh đang lan rộng. Và tên lửa, chứ không phải máy bay, sẽ quyết định ai thống trị vùng trời trên quần đảo tranh chấp.

Nó bắt đầu với một làn sóng các đợt tấn công bằng UAV từ Trung Quốc đại lục. Các UAV Harpy cất cánh từ các xe tải và tàu thuyền, bay xa 300 hải lý và bay theo bức xạ radar của các hệ thống phòng không. Harpy, loại UAV do Israel sản xuất và bán cho Trung Quốc vào năm 2004, kết thúc chuyến bay của mình bằng cú bổ nhào chết chóc vào radar, kích nổ 4,5 bảng thuốc nổ khi va chạm.

Liên minh Mỹ-Nhật đã sẵn sàng chiếm hữu không phận bên trên Senkaku. Cuộc tấn công vào các trận địa radar và phòng không Trung Quốc diễn ra ngay sau đó. Các tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm, các cuộc không kích của máy bay ném bom tàng hình B-2 và các tên lửa đánh chặn ngoài tầm phóng từ B-52 bắn trúng các mục tiêu. Trung Quốc phải di chuyển các hệ thống radar cơ động và tắt chúng đi che giấu. Các tiêm skichs tàng hình F-22 chiếm lĩnh bầu trời, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng các trận không chiến tầm gần. Nhưng những trận đánh đó không bao giờ xảy ra.

Thay vào đó, Trung Quốc chơi con bài cuối cùng của mình đó là bắn dồn dập các tên lửa chiến trường. Đó là các tên lửa đường đạn và hành trình thông thường phóng từ mặt đất đi xa 3.500 hải lý. Chúng nhắm vào các cơ sở cố định như các căn cứ không quân, hải quân của Nhật Bản và các căn cứ của Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Hàng trăm đầu đạn rơi xuống các mục tiêu, đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa, phá nát các đường băng và nổ tung các doanh trại. Trên biển, Hải quân Mỹ cũng bị nhằm bắn. Các tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm nhắm vào các tàu chiến Mỹ và Nhật Bản. Bài học là rõ ràng: Các lực lượng Mỹ hoạt động càng gần bờ biển Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc càng có thể gây nhiều khó khăn hơn cho họ.

Các lực lượng Hải quân Mỹ lùi ra xa và sử dụng nhiều hơn các vũ khí tấn công ngoài tầm. Kịch bản của chúng tôi kết thúc với một trò chơi bế tắc của bắn phá và phản bắn phá. Nhưng yêu sách trung tâm – ai là người sở hữu các hòn đảo - đã được trả lời. Chúng không còn an toàn cho bất cứ ai.

Nguồn: PM, 27.11.2013.
 

qababy

Xe tải
Biển số
OF-191234
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
259
Động cơ
332,003 Mã lực
Chiến ở đâu củng được, chỉ mong mấy cụ nhà mình tránh xa xa tý đừng có đứng xem gần quá mà bị đánh oan thì khổ dân mình.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,429
Động cơ
-8,704 Mã lực
Bí mật vũ khí cảm tử của Nhật

http://www.baomoi.com/Source/Bao-CA-Da-Nang/146.epi

(Cadn.com.vn) - Lịch sử Nhật Bản được biết đến bởi các chiến binh Samurai huyền thoại. Nhưng gần đây, Văn phòng Dịch vụ Chiến lược Quân sự (OSS) Nhật Bản còn công bố hồ sơ mật mang tên "Vũ khí bí mật của cảm tử quân Nhật Bản" chứa đựng nhiều điều bất ngờ liên quan đến các loại khí tài binh lính nước này từng sử dụng cho các vụ tấn công cảm tử hồi Thế Chiến II.


Theo số liệu chính thức của Mỹ, có khoảng 2.800 cảm tử quân người Nhật hay còn gọi là "Kamikazes" đánh chìm 34 tàu hải quân, làm bị thương 368 tàu, tiêu diệt 4.900 thủy quân và làm bị thương hơn 4.800 người khác. Dù có radar cảnh báo, không quân chặn đánh và tiêu hao cũng như hỏa lực phòng không dày dặc, có đến 14% Kamikazes sống sót và đánh trúng tàu Mỹ.
Tấn công cảm tử
Những đơn vị chống tăng hay chiến đấu giáp lá cà được xem là những đơn vị cảm tử tinh nhuệ và thiện chiến của quân đội Nhật Bản.
Thành viên của các đơn vị chống tăng có thể xung trận bằng một trái bom lắp trên người, quen gọi là mìn chống tăng Lunge. Sức công phá của các loại mìn này cực lớn, có thể hạ gục nhanh đối phương. Khi đối mặt với xe tăng đối phương, các Kamikazes sẽ rút chốt, áp người vào thành xe tạo ra tiếng nổ long trời, tiêu diệt gọn xe đối phương và cũng là lúc cảm tử quân hy sinh.
Theo các chuyên gia OSS, đây cũng là phương tiện đánh bom cảm tử mang tính công nghệ thấp, nhưng hiệu quả cao. Lợi thế của mìn chống tăng Lunge là có sức công phá mạnh nên tiêu diệt nhanh các loại xe tăng lớp cổ, được dùng nhiều trong Thế Chiến II.
Thợ lặn cảm tử quân, được gọi là "Fukuryu".
Các chiến binh "người nhái" này thường bơi sát tàu thuyền đối phương, trên người mang theo một lượng thuốc nổ ước từ 13-15 kg. Lượng thuốc nổ có hai tác dụng, một là để tấn công và hai là giúp cho cảm tử quân không bị nổi và định hướng nhanh đến mục tiêu.

Tàu ngầm cảm tử.
Thuyền cảm tử và bom bay
Thuyền cảm tử hay "Shinyo", thường có tốc độ 45-50 km/h, chứa đầy thuốc nổ, bom hay thủy lôi, với người điều khiển là cảm tử quân kiên trung, anh dũng trung thành với Nhật Hoàng.
Trên thực tế cũng có trường hợp các Shinyo này thoát chết nhờ khả năng xử lý tình huống cực tốt, có nghĩa là đánh tan tàu địch, mà bản thân lại không việc gì, nhưng rất hy hữu. Các cuộc tấn công cảm tử bằng thuyền là những cuộc tấn công nổi tiếng nhất, giống như các cuộc xung trận banzai của bộ binh Nhật. Ngoài ra, người Nhật còn có các đội tấn công cảm tử khác như tàu ngầm Kairyu hay thủy lôi Kaiten.
Trong khi đó, bom bay cảm tử là vũ khí giống như máy bay Kamikaze nhưng loại bom bay này lại được thiết kế riêng cho mục đích cảm tử. Chẳng hạn như, các máy bay Kamikaze chứa đầy bom, thuốc nổ, còn các bom bay lại là quả tên lửa nhưng do cảm tử quân lái.
Một trong số những loại bom bay kiểu này có tên Yokosuka MXY7 Ohka, dài 7m, mang được 1.200kg thuốc nổ do phi công lái đâm thẳng vào mục tiêu đối phương. Trong năm 1945, quân lực Nhật bắt đầu tích trữ hàng trăm loại Tsurugi, Ohka, và các tàu cảm tử để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của Đồng Minh, nhưng cuộc đổ bộ cuối cùng không xảy ra nên chỉ có rất ít số vũ khí cảm tử này được sử dụng.
Tàu ngầm cảm tử
Tàu ngầm cảm tử là khí tài tuy không được đề cập trong tài liệu của OSS nhưng lại có trong kho vũ khí của người Nhật, được đặt tên là thủy lôi sống Kaiten. Giống như bom bay, tàu ngầm Kaiten được thiết kế giống như một ngư lôi và có người điều khiển, trong đó, cảm tử quân sẽ là người trực tiếp điều khiển đến khi nào hoàn thành nhiệm vụ.
Thời điểm trước khi Thế Chiến II kết thúc, khi nhận ra rằng trước sau họ cũng bại trận, và trong nỗ lực tuyệt vọng, người Nhật sử dụng một đội quân cảm tử có tên Shimbu-tai, chuyên lái tàu ngầm để phá hủy chiến hạm của đối phương. Đây chỉ là một trong số những đội quân cảm tử kiên cường, gan dạ nhất từng được lịch sử Nhật Bản, các thế hệ người Nhật ngày nay tôn vinh, kính trọng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top