Hôm qua em đứng ở ngã tư Bảo tàng Phòng không quân để quay video thống kê số lượng xe máy vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông làm nội dung cho việc ủng hộ cấm xe máy nội đô 2030. Thật kinh hoàng vì không một nhịp đèn nào không có xe vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách đánh võng. Khoảng gần trưa thì gặp vụ tai nạn giữa cậu sinh viên và chú Grab, một tiếng "rầm" khá lớn, cậu sinh viên vượt đèn đỏ phóng nhanh phi thẳng vào chú Grab. Xe máy chú Grab bị vỡ 2 bên yếm, chân thì bị trầy xước cũng không nặng lắm. Nhưng đáng nói là hành vi của một thanh niên áo đỏ đi ngang qua đỗ lại cãi nhau với chú Grab, định ngăn cản chú ấy và xúi giục cậu sinh viên bỏ chạy. Hành vi này bị một anh đi đường chứng kiến và phản đối kịch liệt. Em thấy bác mặc áo 3 lỗ khá nóng máu với hành vi của anh áo đỏ, nếu anh ta dùng vũ lực với chú Grab thì chắc bác ấy sẽ nhảy bổ vào ngay.
View attachment 7925215
View attachment 7925378
View attachment 7925382
Cậu sinh viên ngỏ ý xin bồi thường nhưng chỉ có 200k, chú Grab không chịu nên sau đó em góp thêm 100k và thuyết phục chú bỏ qua cho cậu bé. Trước đó chú yêu cầu đi sửa lại xe và ra tiệm thuốc băng bó vết thương. Sau đó chú mủi lòng và chấp nhận bồi thường 300k có thể vì thấy em là người ngoài nhưng bỏ tiền xin giúp cậu sinh viên.
View attachment 7925220
View attachment 7925392
Ở góc độ chứng kiến tai nạn giao thông, nhiều người nhảy bổ vào cãi hộ người đi sai một cách hết sức ngang tàn. Nếu vắng người thì có thể còn xuống dùng vũ lực can thiệp. Bản thân em từng bị cô gái tông vào đuôi xe, sau đó dân xung quanh nhảy bổ vào bênh vực nói xe to phải đền xe bé, đến khi bảo gọi cảnh sát thì cô gái kia mới sợ, còn đám đông vô lý kia vẫn gân cổ cãi chày cối cho đến khi có người nhà em đi tới.
View attachment 7925233
Họ chỉ là người chứng kiến, sao lại có quyền nhảy vào can thiệp sau tai nạn? Việc thống nhất phương án giải quyết là giữa những người va chạm với nhau, không thống nhất thì gọi CSGT, nhiều người đang tự cho mình cái quyền phán xử, cãi chày cãi cối không thèm quan tâm đến pháp luật.