[Funland] Ngô Đình Diệm với những sự kiện chính biến

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Ngô Đình Cẩn

Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh sự ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc. Sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho tướng Khánh giết.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.

2-11 quân đảo chính vây nhà ông Ngô Đình Cẩn, ông Cẩn chạy đến trốn trong một nhà thờ Công Giáo tại Huế. Các Linh Mục đến Toà Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Đại sứ quán mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Lãnh sự John Helble hỏi lệnh Đại sứ quán và Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao chỉ thị Lãnh sự Helble phải cho ông Cẩn tỵ nạn.

10 giờ 45 sáng, một mình ông Cẩn đến trú ẩn tại Toà Lãnh Sự Huế.
Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư đoàn I đến Toà Lãnh sự yêu cầu đừng chứa chấp ông Cẩn vì e dân chúng tràn vào không giữ an ninh nổi.
Cùng ngày, toà Lãnh sự Mỹ ở Huế yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn di chuyển gấp ông Cẩn.

Lãnh Sự Helble kể:
"Tôi được cho biết là sẽ đưa anh em ông Diệm-Nhu ra khỏi nước".
Tháp tùng bởi một người sĩ quan Mỹ, ông Cẩn lên máy bay đi vào Sài Gòn.
Hạ cánh Tân Sơn Nhất, thay vì gặp một viên chức Đại sứ quán như đã hứa, nhưng Lucien Conein đón bắt ngay ông Cẩn và giao cho quân đảo chính giam giữ.
Lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại sứ Lodge gọi về Washington báo tin là Tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe đảo chính.
Lucien Conein kể là Đại sứ Lodge dặn: "Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân đảo chính".
Vào mùa Xuân 1964, ông Cẩn bị ghép đủ thứ tội như: tội thủ tiêu, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, làm thiệt hại kinh tế quốc gia mặc dù có lời xin ân xá của Đại sứ Lodge.
Ông Cẩn bị xử bắn ngày 9-5-1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật giáo Huế.

Ngô Đình Nhu và "Cậu Cẩn"


16-4-1964 - Toá án Đặc biệt xử án Ngô Đình Cẩn ở Huế




 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Làm TT mà cho lê máy chém khắp miền Nam, đặt VC và đối lập ra ngoài vòng pháp luật thì lãnh đạo đc ai khi gây căm thù, oán hận khắp nơi?
tự do chỉ là cái trưng biển rước đèn chứ nhìn vào cái chế độ gia đình trị và ưu ái thiên chúa giáo thế thì sao mà xd đc xã hội tự do.[/
Cụ Ngao5 có thông tin gì về việc thảm sát hơn nửa triệu người có tư tưởng cộng sản ở Indonesia cùng thời gian này?
]
Em mong cụ Ngao5 bật mí thêm tí thông tin, vì sao thời điểm ấy Diệm Nhu rắn thế mặc dù thừa biết là đang ở trong tình thế bất lợi nhiều mặt: tướng lĩnh đa số bất mãn; dân chúng căm ghét do kiên quyết đàn áp Phật giáo; đại ca bảo kê là Mẽo cũng phản đối thậm chí đưa thông điệp cứng rắn. Chắc chắn Diệm Nhu phải có bài tẩy gì để yên trí giữ vị thế chứ nhỉ?
Em cũng thắc mắc giống cụ. Hơn nữa ko hiểu vì lý do gì mà ông Diệm kiên quyết đàn áp Phật giáo. Liệu phong trào Phật giáo thời đó có liên hệ gì với các bác VC hay một thế lực nào đối lập với Diệm ko?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em post ảnh ông Diệm và các tướng dưới quyền để các cụ xem. Do chụp từ sách nên chất lượng không cao lắm, các cụ thông cảm.

 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em cũng thắc mắc giống cụ. Hơn nữa ko hiểu vì lý do gì mà ông Diệm kiên quyết đàn áp Phật giáo. Liệu phong trào Phật giáo thời đó có liên hệ gì với các bác VC hay một thế lực nào đối lập với Diệm ko?
Cả 2 cụ ạ!

Cả VC và CIA.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
8-5-1964, một ngày trước khi bị bắn ở sân sau nhà lao Chí Hoà, Sài gòn, Ngô Đình Cẩn được làm lễ rửa tội và gặp luật sư
Ông cám ơn luật sư bào chữa cho ông


 

thuhuong2

Xe tăng
Biển số
OF-366840
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
1,744
Động cơ
272,502 Mã lực
Xung quanh ông Cẩn cũng nhiều giai thoại về sự độc ác, lạm quyền, chả biết đúng đến đâu.
Cả chuyện ông ấy có hiếu va mẹ nữa.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
463
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
công nhận chụp hình tự sướng có từ lâu rồi . nhìn hình soái ca này thì rõ .. cũng chụp hình sendfile
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 2 (tiếp)

Phản ứng của anh em Diệm-Nhu khi nổ ra đảo chính

Súng bắt đầu nổ lúc 13h ngày 1-11-1963. Diệm-Nhu yên trí kế hoạch Bravo bắt đầu được thực thi
Đến 15h cả hai mới nghĩ “Có thể thằng Đính làm trò đểu giả rồi”.
Diệm bèn diễn lại trò đánh lừa giống việc quân dù nổi loạn hồi tháng 11-1960, Diệm mời Đôn vào dinh để bàn việc cải tổ.
Các tướng không quên mẹo của Diệm nên từ chối “đối thoại”.

****
một góc nhìn nữa

Lúc 16 giờ, nhiều tiếng pháo nổ vang. Tiếng súng nổ nghe như gần doanh trại của lực lượng phòng vệ Dinh. Nổ súng vào sát Dinh chắc chắn không phải là một phần của kế hoạch.
Cho đến khoảnh khắc đó, hai anh em họ Ngô vẫn bình thản đánh giá việc tăng cường chậm chạp quân đội và xe tăng trong nội thành Sài Gòn.
Họ theo dõi những diễn biến trong thành phố từ một chỗ kín đáo tại văn phòng của họ. Thay vì giương cờ cảnh báo, sự di chuyển quân lính và xe tăng lại làm ông Diệm và ông Nhu yên tâm.
Họ tin vào kế hoạch của mình, mật danh Bravo Hai, sẽ khởi đầu trót lọt. Ngay trước khi bộ chỉ huy cảnh sát rơi vào tay các tướng lĩnh, một sĩ quan cảnh sát sợ hãi gọi điện cho ông Nhu biết họ đang bị tấn công.

“Không sao”, ông Nhu nói. “Tôi biết cả rồi”.

Ông Nhu tỉnh bơ vì ông vẫn nghĩ rằng, theo kế hoạch, các lực lượng của ông sẽ dập tắt “cuộc nổi loạn”, rồi ông và ông Diệm sẽ được chào mừng như những anh hùng.
Lường trước sự hỗn loạn xảy ra sau đó, ông Nhu còn dự định tiến hành một cuộc tắm máu kín đáo. Các lực lượng đặc biệt và bọn du côn được thuê mướn của ông Nhu sẽ thủ tiêu các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam Cộng hòa và các quan chức cao cấp.
Những người Mỹ gây rắc rối cũng được đánh dấu; nhà báo Stanley Karnow cho biết Đại sứ Lodge và điệp viên CIA Lucien Conein nằm trong danh sách phải thanh toán.

Đây không phải là mưu đồ đảo chính giả đầu tiên mà ông Nhu vạch ra.
Vụ đầu tiên, bí hiệu Bravo I, buộc phải dừng lại hồi tháng Mười sau khi lực lượng đặc biệt của ông Nhu nghe phong phanh có một âm mưu nổi loạn trong hàng ngũ quân đội.
Bravo II, cuộc phản đảo chính dự kiến diễn ra hôm nay, có gần như đầy đủ mức độ lừa lọc hơi giống biếm họa: Nó sẽ là một cuộc đảo chính bên trong một cuộc đảo chính khác.

Nhưng hai anh em sớm nhận thấy rõ có cái gì đó đã hỏng bét.
Họ đứng quanh máy điện thoại trong văn phòng Tổng thống, vẫn không có tín hiệu.
Họ gọi cho các tỉnh trưởng lân cận, tất cả đều là sĩ quan quân đội.
Họ cũng gọi cho các tư lệnh quân đoàn và tư lệnh sư đoàn. Không ai động đậy.
Vào lúc ông Nhu nhận thức được những gì đang thực sự xảy ra thì đã quá muộn.
Không còn cách nào thoát ra khỏi thành phố và không có ai để tin cậy.
Những kẻ phản bội đã bao vây Dinh, đang siết chặt dây thòng lọng.
Ông Nhu chộp điện thoại. “Chuẩn bị chiến đấu”.
Ông thét lên, ra lệnh cho niềm hy vọng cuối cùng còn lại của hai anh em, những chàng trai của Thanh niên Cộng hòa và các Sư đoàn Phụ nữ bán quân sự của vợ ông.
Sự im lặng của họ là bản án tử hình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 2 (tiếp)

Theo lời của cựu Trung tá Trần Đình Những - nguyên tư lệnh phó Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ tổng thống:

Lúc 17 giờ 10, sau khi gác máy, tổng thống Diệm được Đỗ Thọ báo cáo có Trung tướng Trần Văn Đôn gọi vào.
Tôi liền trao máy cho ông và thấy ông chau mày giận dữ:
- Tôi là tổng thống VNCH, tôi có trách nhiệm với đất nước này và không đi đâu hết. Vả lại tôi còn bà mẹ già cần phải phụng dưỡng lúc đau yếu... Ông em tôi là một việc, còn tôi, tôi có bổn phận khác và tôi phải có mặt lúc bà cụ lâm chung...
Rồi tổng thống Diệm dằn mạnh ống nghe xuống bàn!

Lúc đó, tôi không hiểu Trung tướng Đôn đã nói gì với ông cụ. Nhưng sau này có dịp đọc hồi ký “Việt nam nhân chứng” mới rõ đầu đuôi câu chuyện. Trong cuốn sách này ông Đôn đã thuật lại ở trang 229 như sau: “Tôi (tức Trần Văn Đôn - ghi chú của tác giả) trả lời:
- Không được, thưa cụ. Tôi yêu cầu cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng cụ và gia đình.
Tôi cho ông Diệm biết vì vụ lừa gạt đã làm chết đại uý Ngãi nên anh em tướng tá ở đây không chấp nhận.
Ông Diệm im lặng, tôi nói tiếp:
- Thưa cụ, cụ nên đi với gia đình sang ngoại quốc.
- Tôi còn bà mẹ già, làm sao tôi đi được.
- Thưa cụ, xưa nay ông Cậu ở Huế lo cho bà cụ cố chứ không phải cụ.
Ông Diệm không trả lời, cúp điện thoại.


Lẽ cố nhiên, tổng thống Diệm không bao giờ chịu chấp nhận một đề nghị phi lý như thế bao giờ. Bởi vì dầu gì đi nữa, ông Đôn và mấy ông khác đều là thuộc quyền, thuộc cấp, đều do tổng thống Diệm tác thành mà ra cả!
Tổng thống Diệm đã hành động đúng theo lương tâm và lẽ phải. Ông đã đặt chữ hiếu lên hàng đầu, sau trách nhiệm quốc gia và ngay cả trong giờ phút bên cạnh tử thần!

Thế rồi 19 giờ tối hôm đó tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu quyết định rời bỏ dinh Gia Long ra đi.
Các sĩ quan cận vệ ngồi chung xe với hai ông. Còn tôi - anh Những nhấn mạnh - thì tổng thống Diệm ra lệnh đi một chiếc xe Jeep khác để hộ tống.
Tôi liền lấy thêm 4 hạ sĩ quan của Lữ đoàn trang bị tiểu liên và trung liên nối theo xe trước do Nguyễn Phú Hải (?) lái đến nhà Mã Tuyên là một thương gia Hoa kiều ở Chợ Lớn mà tổng thống đã từng là ân nhân. Do đó mà tôi đã thấy được tường tận những gì đã xảy ra vào phút cuối của hai ông.

Theo lời anh Những thì đây là một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng vì chưa có ai biết mà viết ra điểm này, anh Những xuất phát rất bí mật nên không ai để ý.

Trên đường đi, tổng thống Diệm muốn ghé vào nhà Đại tá Cao Văn Viên là người từng được tổng thống Diệm cất nhắc và đỡ đầu (Tham mưu trưởng Biệt Bộ, rồi tư lệnh Lữ đoàn Dù, năm 1960 sau vụ đảo chính hụt của Đại tá Nguyễn Chánh Thi).
Lúc đó tổng thống Diệm mới hay là ông Viên đang bị cầm chân ở bộ Tổng tham mưu.
Bà Viên đã lạnh lùng từ chối... tiếp đón hai ông.
Thái độ lãnh đạm và không niềm nở của bà Viên khác hẳn mọi ngày thường ra vào dinh chầu chực đã làm cho hai ông bắt đầu bối rối, thất vọng.
Ngay lúc đó, tổng thống Diệm khều tôi lại và bảo hướng dẫn xe đến thẳng nhà ông Mã Tuyên ngay và đổi lộ trình qua đường Đồng Khánh.

Khi đến nhà ông Tuyên, chỉ có Đỗ Thọ tháp tùng theo tổng thống, còn tôi và đoàn hộ tống được lệnh canh gác ở ngoài và tuyệt đối không cho ai xâm nhập. Tôi đã thức trắng đêm và bố trí bên kia đường xem động tĩnh. Cuộc sống vẫn bình thường. Vài xe hàng rong bánh bao xíu mại của người Tàu qua lại đã làm cho tôi vững bụng như không hề có chuyện “động trời” xảy ra và càng làm cho tôi tin tưởng thêm rằng không ai hay biết hiện có một ông tổng thống và một ông cố vấn đang ở tại nhà một thường dân! Tuy nhiên tôi vẫn cho lệnh đạn lên nòng để sẵn sàng ứng chiến khi có khả nghi.
Đúng 6 giờ 15 sáng hôm sau (2-11), tổng thống Diệm sai Đỗ Thọ ra gọi tôi vào, hỏi han qua loa về tình hình ở đường phố trong đêm. Tôi đứng nghiêm và chào kính - cái chào kính mà tôi không ngờ là lần cuối cùng với một vị nguyên thù quốc gia mà tôi đã có dịp hầu cận một thời gian dài - rồi báo cáo là tình trạng vẫn bình thường, hầu như không ai biết gì cả! Im lặng một lát, rồi tổng thống ân cần vỗ vai tôi và nói:
- Cám ơn anh và mấy anh em kia đã tận tình theo tôi và ông cố vấn đến đây. Bây giờ, tôi và ông cố vấn đến nhà thờ cha Tam để cầu nguyện rồi chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhiệm vụ của anh với tôi đến đây đã hoàn tất. Thôi cho anh về nghỉ và nhớ thay thường phục mà đi...
Tôi quá cảm động không cầm được nước mắt khi tổng thống và ông cố vấn đưa tay bắt tay tôi. Tôi quay gót trở ra và truyền lệnh của tổng thống lại cho các hạ sĩ quan theo tôi. Rồi tôi giao xe cho thượng sĩ Toàn lái về Bộ chỉ huy lữ đoàn, còn tôi như người mất hồn, bỏ về nhà biệt tích một tháng sau mới trở lại đơn vị để mỉa mai nhận sự vụ lệnh mới đi về Sư đoàn 5. Tôi đã làm tròn nhiệm vụ của một sĩ quan phòng vệ.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
463
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
có điều tôi phục bà trần lệ xuân . sau khi chồng và anh chồng bị sát hại. bà trần lệ xuân phải sống xuốt phần đời còn lại tại nước ngoài nhưng có điều đặc biệt , bà ấy không tham gia bất cứ đoàn thể nào tổ chức của người việt nào tại hải ngoại và không bao giờ lên tiếng nói xấu về đất nước dù là vnch hay chxhcnvn . cái chết của bà xuân khá lặng lẽ
 

tieuphuong1146

Xe điện
Biển số
OF-45372
Ngày cấp bằng
3/9/09
Số km
2,376
Động cơ
770,481 Mã lực
Website
www.artdna-global.com
Đang ở đoạn hay và gay cấn nhất thì cụ Ngao5 đi đâu rồi ạ. Hay quá vì quá hay ạ! Chờ bài cụ
 

HKCat

Xe buýt
Biển số
OF-343734
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
565
Động cơ
273,083 Mã lực
Nơi ở
Quận Nam Từ Liêm
Diệm ko đồng ý tổng tuyển cử mà được sa? Khi mà chính việc phá vỡ tổng tuyển cử là ý đồ của Mỹ, quyết định của Mỹ. Diệm là do Mỹ dựng lên, ăn viện trợ của Mỹ, làm sao mà trái ý Mỹ được. Trái ý thì Mỹ lật ngay.

Đấy năm 1963 lý do Mỹ phải lật Diệm cũng là vì Diệm có ý hợp tác với miền Bắc. Sở dĩ Dêệm rắn như thế trước yêu cầu của Mỹ năm 1963 là vì Diệm tự tin đã có con bài để gây áp lực với Mỹ, đó là bóng gió với Mỹ về việc Diệm có thể sẽ hợp tác với Miền Bắc nếu Mỹ can thiệp quá sâu hoặc đòi đưa quân vào miền Nam
Có cụ nào có tư liệu về việc cụ Nhu có móc nối với Việt Cộng không cho lên OF để ae thông não !
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cu nào từng đọc Chính Đề Việt Nam thì có thể hiểu phần nào hoài bão tuổi trẻ của NĐN
Luận này ông Nhu viết thưở đang làm tại Viễn Đông Bác Cổ và cũng là nền móng tư tưởng cho việc thành lập đ.ảng Cần Lao Nhân vị.
 

Bomva

Xe điện
Biển số
OF-73151
Ngày cấp bằng
17/9/10
Số km
2,656
Động cơ
442,383 Mã lực
Chính trị ác vãi lái.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Version 2

Những nhân vật liên quan đến đảo chính

Lucien Conein

Lucien Conein sinh năm 1919 tạp Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gửi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City (tiểu bang Kansas), nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Thế chiến 2 tại Âu Châu, rồi qua Bắc Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt.
Từ năm 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán Đặc nhiệm dưới quyền của Đại tá Edward Lansdale, người đã giúp cho Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó ông trở về Mỹ và tham gia Lực lượng Đặc biệt (Specal Force) nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gửi sang Sài gòn làm cố vấn cho Bộ Nội vụ, một cái vỏ giúp ông ta đi được miền Nam thu thập tin tức về các âm mưu lật đổ chính quyền Diệm, móc nối với những sĩ quan cao cấp mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại tá Lansdale
Công việc của ông tế nhị và nguy hiểm vì làm sao các báo cáo về Đôn, Kìm, Mình không lọt vào tay Diệm và Như, nếu không thì không chỉ tính mạng Đôn, Kim, Minh... bị đe dọa mà cả tính mạng ông cũng có thể bị Như giết rồi đổ cho Việt cộng.
Người đầu tiên âm mưu lật đổ Diệm là Trần Kim Tuyến. Tuyến hợp sức với Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Lucien Conein báo cho Trần Thiện Khiêm phá âm mưu này. Kết cục là Tuyến bị đuổi ra nước ngoài, còn Thảo gia nhập nhóm của Khiêm để sau này cùng với Đôn, Mình chống Diệm-Nhu.
Đại sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “The Indispensable man” (con người cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam A History” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp thường không thể kiểm soát được”. Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói. Tôi là tên nói dối chuyên nghiệp”.

Khi cuộc đảo chính 1-11-1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ tổng tham mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện.

Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi nghe tin anh em Diệm-Nhu ra khỏi dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt cho kỳ được vì rất quan trọng”

Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: Người ta không thể làm trứng rán mà không đập bể trứng

Ảnh Conein, thấy bảo chú này cụt một ngón.
1972, Conein sang bên DEA và mất năm 1998, chôn tại Arlington

Tên Conein lại đợc nhắc đến khi Howard Hunt nghe trộm ở KS Watergate, hai người này là bạn ở thời 1953-1954, dính dáng đến buôn thuốc phiện của các tướng Quốc dân đảng vùng tTam giác vàng, không ngẫu nhiên Conein tham gia DEA, tất nhiên để đảm bảo những dính dáng của CIA và ma túy tam giác vàng không bị vô tình đổ vỡ.


Theo những hồ sơ cơ bản về Conein đã giải mật để trên mạng như ta thấy thì trái với hình ảnh một điệp viên tài ba có thể điều khiển cả một cuộc chiến ngầm, Conein khi ở OSS chỉ thạo mỗi tiếng Pháp và có bằng nhảy dù. Thế mà được gửi đến hoạt động ở ĐNA xa xôi với người Tàu, các hạot đôgnj được ghi nhận cơ bản là buôn lậu hàng cấm và tổ chức oánh du kích. Như vậy ở cuộc biến năm 63, việc giao dịch, thuyết phục hay đe dọa các tướng lĩnh tham gia chắc chắn Conein không thể làm được vì người này chỉ giỏi các hoạt động chân tay nặng nhọc kiểu đánh đấm quăng mìn, ôgn ta chỉ có thể làm liên lạc viên, giữ được mạng của chính mình trong khi chuyển tin nhắn, chuyển tiền qua lại và đảm bảo kín đáo không lộ.
Người có thể bàn bạc, thúc đẩy các tướng SG phải có khả năng về giao tiếp, rao giảng kiểu Lansdale (xuất thân nhân viên quảng cáo). Có một thôgn tin mơ hồ trên mạng về một cộng sự người Mỹ của Conein năm 63,hay là người đó?
Tìm ra ông dẻo mồm rồi, dễ là Jeff Sharlett, thạo hai ba thứ tiếng, biết cả cách thông tin:
"
Restless during his first year of college, Sharlet withdrew and decided to fulfill his military obligation. In return for a three-year enlistment in the United States Army Security Agency (ASA), a communications intelligence outfit, he was promised a year's training in a Slavic language followed by a European posting.

But at the Army Language School he was bumped into the Vietnamese language course. He and fellow students spent six hours a day in class over 11½ months. In early 1963 Sharlet was sent to Clark Air Base in the Philippines where he was assigned to the 9th ASA2 at Stotsenberg Field Station as a Vietnamese translator/interpreter. With a Top Secret/Cryptographic security clearance he and fellow linguists monitored Vietnam People's Army radio communications." -wiki.
Mà thế nào ông này chết năm 69 trong khi phản chiến, ung thư như phim Hàn, kỳ dị nhỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
2,455
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng thắc mắc giống cụ. Hơn nữa ko hiểu vì lý do gì mà ông Diệm kiên quyết đàn áp Phật giáo. Liệu phong trào Phật giáo thời đó có liên hệ gì với các bác VC hay một thế lực nào đối lập với Diệm ko?

đây là chân dung của Hoà Thượng Thích Trí Quang: một nhà sư rất bí ẩn mà người ta cho rằng có liên quan đến phong trào Phật giáo lật đổ anh em Diệm Nhu năm 1963. Việc ông này có thể thoát khỏi chùa Xá Lợi trốn được vào đại sứ quán Mỹ khi mà bị binh lính anh em Diệm Nhu vây chặt hiện vẫn còn chưa biết bằng cách nào. Ông này cũng có tin đồn liên hệ với CIA và cả Bắc Việt.
Sau này ông này ăn quen bén mùi dấn thân vào chính trị tiếp tục hô hào nhân dân miền trung nhất là Phật tử phát động phong trào biến động miền trung năm 1966, đem cả bàn thờ Phật xuống đường cản bước. Chắc ông ấy nghĩ sẽ lật đổ ông Thiệu dễ như lật ông Diệm. Nhưng sau lưng ông Thiệu là người Mỹ ủng hộ nên phong trào Phật giáo bị Nguyễn Ngọc Loan dẹp cực kỳ nhanh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Verion 3

Trần Thiện Khiêm mới đích thực là thủ lĩnh đảo chính



Như đã nói ở trên: 3 người tin cẩn nhất của CIA là Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm
Người Khánh từng cứu giá và được anh em Diệm-Nhu tin cậy, nên nhiều người và cả bà nhà báo viết cuốn "Madame Nhu - Bà Rồng" xuất bản gần đây cũng lầm tưởng Người Khánh là người "ngoài cuộc"
Nguyễn Khánh lúc đó nằm ở Pleiku, không về Sài gòn
Nguyễn Văn Thiệu lo tổ chức Sư đoàn 5 bộ binh tấn công Dinh Độc lập, nên không có mặt tại Sở chỉ huy đảo chính

Sở chỉ huy đảo chính ở đâu?
Đó chính là Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH
Cần nói rõ trước một vài chi tiết
Trung tướng Trần Văn Đôn lúc đó giữ chức vụ Quyền Tổng Tham mưu trưởng, thay Đại tướng Lê Văn Tỵ đang dưỡng bệnh
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm là Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà
Cả về cấp bậc và chức vụ, rõ ràng Trần Văn Đôn cao hơn Trần Thiện Khiêm
Nhưng Trần Văn Đôn không có quân, mọi việc điều động quân đội do Trần Thiện Khiêm điều hành.
Vì thế anh em Diệm-Nhu để Khiêm ở vị trí quan trọng. Còn Đôn thì bị vô hiệu hoá
Theo hồi ký của Thiếu tá Phạm Hữu Hoa, Trợ lý của Trần Thiện Khiêm thì
....
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ngày lễ “Các Thánh” (All Saints), quân đội được nghỉ buổi sáng.
Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
- Đại uý Hoa tôi nghe.
- Chú đến nhà tôi ngay.
- Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu tướng.
Đó là Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo - tức Bộ Tổng Tham mưu - cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
- Chào Thiếu tướng.
- Chú lấy ghế ra sân với tôi.
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
- Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?
- Tôi nghe rõ, thưa Thiếu tướng.
"Chú Có" mà Thiếu tướng Khiêm vừa nói là trung uý Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tuỳ viên của Thiếu tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung uý Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại tá Nguyễn Hữu Có lúc ấy. Năm 1975, Nguyễn Hữu Có là Đại tá, phụ tá Võ Phòng, Phủ thủ tướng).
- Hôm nay, tôi và một số vị tướng lĩnh đảo chính ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khoá cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?
- Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu tướng.
- Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham mưu) và các thành phần an ninh của Tổng hành dinh (Tổng Tham mưu). Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 - tức cổng chánh - bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không?
- Thưa Thiếu tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực?
- Tuỳ chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top