[Funland] Ngô Đình Diệm với những sự kiện chính biến

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 1 (tiếp)
Cao Xuân Vỹ đề nghị với ông Nhu hoặc đi lên Cao Nguyên với tướng Nguyễn Khánh, hoặc đi xuống miền Tây với Đại tá Bùi Dinh.
Ông Nhu bảo ông Cao Xuân Vỹ đi xem tình hình xem như thế nào.
Cao Xuân Vỹ lái xe đi một vòng thì thấy không thể đi đường bộ được, vì quân đảo chính đã chặn ở Phú Lâm và cầu xa lộ Biên Hoà rối.
Cao Xuân Vỹ nghĩ rằng có thể đi bằng ghe xuống miền Tây, nhưng trong khi chờ đợi tìm ghe để đi, phải rời khỏi Dinh Gia Long ngay lập tức.
Ông Nhu vào trình với ông Diệm rằng phải ra khỏi Dinh Gia Long, vì tình thế rất nguy hiểm.
Ông Diệm nói rằng làm Tổng thống không thể đi trốn được.
Ông Nhu giải thích rằng mình không đi trốn, đây chỉ là “dịch cư” để bảo đảm an ninh rồi trở về lại mà thôi.
Ông Nhu thuyết phục ông Diệm rằng trên nguyên tắc, một cuộc đảo chính nếu trong 48 giờ không thành công, sẽ thất bại. Mình chỉ rời khỏi Dinh một thời gian thôi.
Ông Diệm làm thinh.
Bỗng ông Cabot Lodge gọi đến nói rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng thống. Ông nói nếu ông có thể làm gì cho sự an toàn của Tổng thống, xin cứ gọi ông.
Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Như vậy, khi ở Dinh Gia Long, Tổng thống Diệm đã gọi ông Cabot Lodge tất cả ba lần, và ông Lodge đã gọi cho Tổng thống Diệm một lần. Nhưng trong hồ sơ, ông Lodge nói ông Diệm chỉ gọi cho ông một lần mà thôi.
Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair (vợ Lodge) cho biết khi cuộc đảo chính bắt đầu, ông Lodge ra đứng ngoài hành lang điều khiển, để những mệnh lệnh của ông không bị ghi âm!
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
Chuyện xảy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp.
 
Chỉnh sửa cuối:

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,556 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Em lại đánh dấu hóng tiếp, tư liệu hay quá
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
2,458
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
50
hài nhỉ, nói chung số chết nên có những hành động kỳ quặc
Tự tin chống Mỹ, chửi Mỹ, mà lúc có biến không có ai để xét tình hình, gọi đi gọi lại cho đại sứ Mỹ để hỏi có phải đảo chính không? thật kỳ quá ta
cuối cùng thì cũng không biết 2 ông này toan tính gì thực sự, đầu hàng, hay chạy trốn, hay giữ tư thế thà chết không chịu khuất phục

Cám ơn cụ Ngao5
Diệm chửi Mỹ khác gì con chửi bố. Chết vì cái tội hư. ;))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 1 (tiếp)
Cao Xuân Vỹ liền gọi điện thoại cho trung tá Phước bảo đem đến Toà Đô Chánh ngay một chiếc xe.
Trung tá Phước tưởng ông Cao Xuân Vỹ cần xe chờ đồ nên cho đại uý Hưng lái một chiếc xe fourgonnette (xe chở hàng nhỏ) đến.
Ông Cao Xuân Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng đại uý Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long.
Khi xe đến, Cao Xuân Vỹ vào báo cho ông Diệm và ông Nhu biết.
Ông Diệm bảo đại uý Bằng (hầu cận) lên lấy chiếc cặp cho ông.
Khi ra xe, ông Diệm lầu bầu: “Đi như ri là mất nước!”.

Hình ảnh chiếc xe Citroen 2CV Fourgonnettes, tương tự xe chở anh em Diệm-Nhu chạy khỏi Dinh Gia Long


Vì xe fourgonnette là loại xe chở hàng nên ở thùng sau không có ghế ngồi, nhưng hai ông cũng bước lên và ngồi giữa sàn xe.
Đại uý Bằng muốn đi theo, nhưng đại uý Đỗ Thọ, cháu Đỗ Mậu, tình nguyện đi.
Cao Xuân Vỹ vội chạy vào Dinh lấy cái nệm cho hai ông ngồi, nhưng khi trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tốí.

Xe ra ngả đường Pasteur, xuống đường Lê Lợi, qua đường Trần Hưng Đạo, đến Đồng Khánh rồi vào khu Đại thế giới, nơi đặt Bộ tư lệnh tiền phương của trung tá Phước. Ông Cao Xuân Vỹ gọi cho ông Mã Tuyên, một Tổng Bang trưởng của người Hoa và là Thủ lãnh thanh niên cộng hoà ở Chợ Lớn, nhờ tìm nơi tạm trú cho Tổng thống. Ông Mã Tuyên nhận lời ngay, mặc dầu ông chưa bao giờ gặp mặt ông Diệm và ông Nhu.
Không ai biết Tổng thống Ngô Đình Diệm đã rời Dinh Gia Long, ngoài đại uý Bằng, nên mọi người cứ tưởng ông Diệm và ông Nhu vẫn còn ở trong Dinh.

Cao Xuân Vỹ gọi ông Lê Mỹ ở lại mua thực phẩm tiếp tế cho các binh sĩ trong Dinh trước khi ra đi. Lúc đó, lực lượng trong Dinh có một Đại đội an ninh phủ tổng thống do Thiếu tá Huỳnh Văn Lạc chỉ huy. Bên ngoài, Liên binh phòng vệ do Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng, và Thiếu tá Phan Văn Hưởng, tham mưu Phó chỉ huy. Sau này tướng Nguyễn Văn Thiệu nói rằng nếu ông Diệm không trình diện, phải có ít nhất ba trung đoàn mới có thể chiếm được Dinh Gia Long.

Thu xếp xong công việc, ông Cao Xuân Vỹ vào Đại thế giới thì ông Diệm và ông Nhu đã vào nhà Mã Tuyên rồi.
Ông Cao Xuân Vỹ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng thống và ông cố vấn đang ở trên lầu. Ông Cao Xuân Vỹ nói với ông Mã Tuyên rằng không thể ở đây lâu được vì thế nào cũng sẽ bị phát hiện. Phải tìm một nơi nào an toàn hơn. Ông Mã Tuyên liên lạc với những người Hoa rồi cho biết đã tìm được hai kho hàng trống ở Bến Bình Đông và đang cho dọn dẹp sạch sẽ.
Ông Cao Xuân Vỹ dự trù vào lúc 6 giờ sáng, khi giờ giới nghiêm chấm dứt, sẽ cho xe đưa Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu đến đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 1 (kết)
Mã Tuyên cho biết, suốt cả đêm hai ông không ngủ, cứ gọi điện thoại cho hết chỗ này đến chỗ kia, và bàn định công việc.
Đúng 6 giờ sáng, khi vừa hết giờ giới nghiêm, ông Cao Xuân Vỹ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng thống và Cố vấn đã đi vào xem lễ ở nhà thờ Cha Tam, cuối đường Đồng Khánh.
Sau này người ta được biết ông Diệm nhất định không chịu đi theo kế hoạch của ông Cao Xuân Vỹ.
Ông nói rằng “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không chịu nhục).
Theo ông, “Tổng thống không có đi trồn”!
Ông ra lệnh cho Liên binh phòng vệ buông súng rồi gọi điện thoại báo tin cho ông Cabot Lodge biết ông bằng lòng từ chức và đi ra ngoại quốc.
Trước khi tin cho các tướng đảo chính biết, ông đến nhà thờ để dự lễ và cầu nguyện.
Ông Diệm không ngờ quyết định này là quyết định chấm dứt cuộc đời của ông.
Trong cuốn Việt nam nhân chứng”, tướng Trần Văn Đôn cho biết, Lucien Conein , người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chính, đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs”. Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể trứng. (trang 228).

Quyết định này của ông Diệm cũng là quyết định về số phận của miền Nam Việt nam.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại như sau:
“Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt nam”.
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,420
Động cơ
420,591 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Version 1 (tiếp)
Khi xe đến, Cao Xuân Vỹ vào báo cho ông Diệm và ông Nhu biết.
Ông Diệm bảo đại uý Bằng (hầu cận) lên lấy chiếc cặp cho ông.
Khi ra xe, ông Diệm lầu bầu: “Đi như ri là mất nước!”.
Vì xe fourgonnette là loại xe chở hàng nên ở thùng sau không có ghế ngồi, nhưng hai ông cũng bước lên và ngồi giữa sàn xe.
Đại uý Bằng muốn đi theo, nhưng đại uý Đỗ Thọ, cháu Đỗ Mậu, tình nguyện đi.
Cao Xuân Vỹ vội chạy vào Dinh lấy cái nệm cho hai ông ngồi, nhưng khi trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tốí.

Ông Cao Xuân Vỹ dự trù vào lúc 6 giờ sáng, khi giờ giới nghiêm chấm dứt, sẽ cho xe đưa Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu đến đó.
Cháu giờ mới nhớ ra, hình như Đại úy Đỗ Thọ này là người bắn Ngô Đình Diệm, cháu hóng tiếp ah!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Nhà có khách
Đợi em 15 phút nhé
Để sang Version 2
 

Nhà Quê 2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-107843
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
4,726
Động cơ
444,371 Mã lực
15 phút dài nhất từng trải qua.....
 

Nozomi

Xe buýt
Biển số
OF-131897
Ngày cấp bằng
22/2/12
Số km
750
Động cơ
379,002 Mã lực
Anh em Diệm-Nhu trước và trong thời gian đảo chính
(các cụ chờ một lát, em mết quá)
Xong việc, pha ấm trà nóng, em mời cụ 1 chén cho tỉnh táo, từ hôm cụ mở thớt, bật máy tính hóng cả ngày. Rất cảm ơn cụ đã cho em được xem nhũng tư liệu quí về chế độ vnch chưa từng được công bố, một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà theo em 90% tầng lớp chân đất mắt toét như em chỉ đc nghe loáng thoáng, như thực như hư
Chúc cụ luôn mạnh khoẻ, thảnh thơi để có những thớt mang nhiều giá trị dư lày:-bd
 

mynghedtl

Xe hơi
Biển số
OF-113551
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
146
Động cơ
389,490 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt của cụ chủ hay nhưng hết giờ làm rồi, em oánh dấu phát để về đọc tiếp.
 

koretaba

Đi bộ
Biển số
OF-417559
Ngày cấp bằng
19/4/16
Số km
8
Động cơ
220,780 Mã lực
Tuổi
54
Theo như cụ Ngao5 thì thời điểm đảo chính xe cộ của các yếu nhân như ông Vỹ, vẫn có thể ra vào dinh Gia long, phải chăng lúc này dinh TT chưa bị vây/tấn công để bị hư hại như trên ảnh?
Cháu không nhớ đọc ở đâu là có đường hầm từ dinh Gia long đến nhà thờ cha Tam nhưng sau hóa không phải, hai anh em ông Diệm đi đường bộ bình thường. Nhưng ảnh cái chết của hai anh em ông Diệm có lẽ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chiến tranh Việt nam, hôm qua vừa là chính khách, hôm sau đã bị bắn chết không cần xét xử. Kết cục quá bi thảm.
Mà hình như bắn hai anh em ông Diệm là trung úy Nhung, vệ sĩ của tướng Big Minh. Sau này trung úy Nhung cũng bị giết khi giam giữ khi ông treo cổ bằng sợi dây giày thì phải.
 

sieurua

Xe tăng
Biển số
OF-12972
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
1,269
Động cơ
534,212 Mã lực
Thớt quá hay, E oánh dấu tối về ngâm cứu :D
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,420
Động cơ
420,591 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Theo như cụ Ngao5 thì thời điểm đảo chính xe cộ của các yếu nhân như ông Vỹ, vẫn có thể ra vào dinh Gia long, phải chăng lúc này dinh TT chưa bị vây/tấn công để bị hư hại như trên ảnh?
Cháu không nhớ đọc ở đâu là có đường hầm từ dinh Gia long đến nhà thờ cha Tam nhưng sau hóa không phải, hai anh em ông Diệm đi đường bộ bình thường. Nhưng ảnh cái chết của hai anh em ông Diệm có lẽ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chiến tranh Việt nam, hôm qua vừa là chính khách, hôm sau đã bị bắn chết không cần xét xử. Kết cục quá bi thảm.
Mà hình như bắn hai anh em ông Diệm là trung úy Nhung, vệ sĩ của tướng Big Minh. Sau này trung úy Nhung cũng bị giết khi giam giữ khi ông treo cổ bằng sợi dây giày thì phải.
Em lại nhớ là Đại úy Thọ như em còm ở trên ah?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Version 2

Những nhân vật liên quan đến đảo chính

Lucien Conein

Lucien Conein sinh năm 1919 tạp Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gửi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City (tiểu bang Kansas), nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Thế chiến 2 tại Âu Châu, rồi qua Bắc Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt.
Từ năm 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán Đặc nhiệm dưới quyền của Đại tá Edward Lansdale, người đã giúp cho Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó ông trở về Mỹ và tham gia Lực lượng Đặc biệt (Specal Force) nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gửi sang Sài gòn làm cố vấn cho Bộ Nội vụ, một cái vỏ giúp ông ta đi được miền Nam thu thập tin tức về các âm mưu lật đổ chính quyền Diệm, móc nối với những sĩ quan cao cấp mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại tá Lansdale
Công việc của ông tế nhị và nguy hiểm vì làm sao các báo cáo về Đôn, Kìm, Mình không lọt vào tay Diệm và Như, nếu không thì không chỉ tính mạng Đôn, Kim, Minh... bị đe dọa mà cả tính mạng ông cũng có thể bị Như giết rồi đổ cho Việt cộng.
Người đầu tiên âm mưu lật đổ Diệm là Trần Kim Tuyến. Tuyến hợp sức với Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Lucien Conein báo cho Trần Thiện Khiêm phá âm mưu này. Kết cục là Tuyến bị đuổi ra nước ngoài, còn Thảo gia nhập nhóm của Khiêm để sau này cùng với Đôn, Mình chống Diệm-Nhu.
Đại sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “The Indispensable man” (con người cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam A History” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp thường không thể kiểm soát được”. Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói. Tôi là tên nói dối chuyên nghiệp”.

Khi cuộc đảo chính 1-11-1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ tổng tham mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện.

Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi nghe tin anh em Diệm-Nhu ra khỏi dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt cho kỳ được vì rất quan trọng”

Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: Người ta không thể làm trứng rán mà không đập bể trứng
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,442
Động cơ
620,253 Mã lực
Đề nghị một số bác không lái chủ đề thớt, một số còm sẽ được dọn dẹp. Những bác cố tình tiếp tục lái chủ thớt BDH buộc phải mời các bác nghỉ ngơi một thời gian.
Kính báo!
mong chã xóa mấy còm không liên quan đi để giữ đc thớt . tks chã
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,420
Động cơ
420,591 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Ngô Đình Diệm bắt bớ những người kháng chiến cũ, thậm chí ban hành luật 10/59 (thực chất là đặt những người yêu nước ra ngoài vòng pháp luật) và lê máy chém đi khắp nơi để thực hiện
tháng 5-1959, Thượng tá Võ Bẩm, dẫn đầu một đoàn công tác bí mật để tìm đường đưa vũ khí vào Nam. Đoàn này lấy mật danh "559" để kỷ niệm ngày thành lập. Sau này con đường Trường Sơn huyền thoại còn có tên trìu mến "đường 559", "Bộ tư lệnh 559"
Ở miền Nam, phong trào "đồng khởi" xuất phát từ Bến Tre do bà Nguyễn Thị Định đứng đầu đã trở thành ngọn đuốc để nông thôn Việt Nam chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm
Cụ mà làm cho nhà em một thớt về vấn đề này thì đội ơn cụ lắm lắm ah!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Ngao5 có thông tin gì về việc thảm sát hơn nửa triệu người có tư tưởng cộng sản ở Indonesia cùng thời gian này?
Em có và rất nhiều nhưng ảnh cực bạo lực và khủng khiếp. Đúng nghĩa thảm sát, cướp giết hiếp nên có lẽ không thể đưa lên. Ta trả thớt cho cụ chủ đê:D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,655
Động cơ
1,118,797 Mã lực
Trần Thiện Khiêm (em sẽ nói thêm ở sau)

Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” tướng Trần Văn Đôn nói rằng: “Trong kế hoạch đảo chính, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông bà Đinh thị Yến, lại có chân trong Ban Chấp Hành Phong trào Phụ nữ của bà Nhu và là Dân Biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò qua một người Mỹ “cam kết và tìm hiểu”. Tướng Minh cho biết tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chính?

Khi viết như vậy, tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chính này.
Ngay khi cả giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, tướng Đôn cũng không hề được biết.
Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ tổng tham mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 xảy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vai trò của tướng Khiêm quan trọng như thế nào:

Khoảng 13:25 ngày 1-11-1963, tướng Khiêm bước ra bước vào nơi ông làm việc.

Đúng 13:30 tin đảo chính được phổ biến các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng tướng Khiêm

Sáng ngày 2-11-1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đứng ở lầu ba chờ.
Tùy phái của tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng thống Diệm.

Khoảng 9 AM, một Đại tá bước vào phòng tướng Khiêm. Hai phút sau, Đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ complet về, vì Tổng thống đã chết!
Trên lầu nhiều tướng lãnh trong phòng tướng Khiêm rất nhộn nhịp.

Buổi sáng, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong. một báo cáo đã được trình lên cho tướng Khiêm biết.

Khuya 3-11-1963, khi mọi việc đã xong xuôi, tướng Khiêm cho gọi Đại tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân viên, và Đại tá Đặng Văn Quang, Tham mưu phó tiếp vận vào văn phòng ông và ra lệnh:
- Hai “Toi” trực ở đây đêm nay “Moi” về nghỉ.
Một tuần lễ sau, tướng Khiêm bước vào Ban Văn thư và hỏi Đại tá Phạm Bá Hoa, Chánh Văn Phòng của ông:
- Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra

Lệnh Hành Quyết

Từ trước đến nay chúng ta thường tranh luận về ai ra lệnh giết anh em Diệm-Nhu.
Nay cuốn băng của Tổng thống Jonhson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.

Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại sứ Lodge ở Sài gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein.
Tướng Minh giao cho cận vệ là Đại úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của tướng Mai Hữu Xuân.
Các sĩ quan khác kể cả tướng Đôn không biết gì hết.

Ngoài anh em Diệm-Nhu, Đại sứ Cabot Lodge quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt. (em sẽ nói sau)

Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương tế phía sau Bộ tổng tham mưu đâm chết và vùi thây ở đó.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top