- Biển số
- OF-161528
- Ngày cấp bằng
- 19/10/12
- Số km
- 1,109
- Động cơ
- 362,047 Mã lực
Chia sẻ với Tuần Việt Nam, ngày 14/3, Ts Sử học Nguyễn Nhã cho rằng, ngay nhiều người dạy sử còn không biết rõ về sự kiện Gạc Ma 1988. Đặc biệt, trong sách giáo khoa, đáng tiếc không có một dòng nào về Gạc Ma đau thương. Đồng cảm về điều này, Ts Hoàng Việt so sánh, khác với những liệt sỹ chống Mỹ, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất đai cha ông trước quân TQ xâm lược lại hầu như nằm trong “vùng tối” SGK lịch sử nước nhà.
Còn thầy giáo Trần Trung Hiếu (THPT Phan Bội Châu- Nghệ An) cho biết, rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây-Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988), (zing.vn, ngày 14/3).
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP: Có những luồng thông tin nguy hại đang gây chia rẽ trong xã hội, lại là chính những gì những kẻ dòm ngó lãnh thổ chúng ta mong muốn nhìn thấy. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần sòng phẳng với lịch sử, có những bước đi thích hợp đánh giá công khai các sự kiện này dưới ánh sáng Công pháp quốc tế, rút ra bài học cho mình để trả lại cho lịch sử sự chân thực vốn có của nó. Chỉ có như vậy, chúng ta mới làm nguôi ngoai vết thương chiến tranh, củng cố đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh mà không phải lo mầm mống bạo loạn bất ổn từ bên trong (GDVN, ngày 14/3).
Trả lời báo TT, ngày 13/3, Ts Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TGTW nhận định: Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm. Nên làm rõ ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin. Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.
Ở góc độ giảng dạy, nhìn nhận việc thiếu vắng những sự kiện lịch sử trong SGK, Ths Trần Trung Hiếu chỉ ra nguy cơ của sự né tránh sự thật trong thế giới phẳng hiện nay, con người sẽ chỉ nghe tin đồn mà không tin ở tin tức: Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin. Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet? Học sinh cần biết để rèn luyện tư duy khoa học tôn trọng sự thật lịch sử, biết giá trị về hòa bình, độc lập của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát.
Còn cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội lại có ví von thú vị: Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt' (zing.vn, ngày 14/3)
Tất cả những phát ngôn trên, ở các góc độ công dân khác nhau nhưng đều nhìn về một hướng- tôn trọng sự thật lịch sử như chính nó. Và đó cũng là khát vọng của lương tâm, trước sự hy sinh của những người lính Việt bảo vệ biển đảo. Có câu nói của Henri Frederic Amiel (nhà phê bình và triết gia người Thụy Sĩ) được nhân loại, các quốc gia coi như danh ngôn: Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng.
Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia.
Còn thầy giáo Trần Trung Hiếu (THPT Phan Bội Châu- Nghệ An) cho biết, rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây-Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988), (zing.vn, ngày 14/3).
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP: Có những luồng thông tin nguy hại đang gây chia rẽ trong xã hội, lại là chính những gì những kẻ dòm ngó lãnh thổ chúng ta mong muốn nhìn thấy. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần sòng phẳng với lịch sử, có những bước đi thích hợp đánh giá công khai các sự kiện này dưới ánh sáng Công pháp quốc tế, rút ra bài học cho mình để trả lại cho lịch sử sự chân thực vốn có của nó. Chỉ có như vậy, chúng ta mới làm nguôi ngoai vết thương chiến tranh, củng cố đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh mà không phải lo mầm mống bạo loạn bất ổn từ bên trong (GDVN, ngày 14/3).
Trả lời báo TT, ngày 13/3, Ts Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TGTW nhận định: Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm. Nên làm rõ ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin. Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.
Ở góc độ giảng dạy, nhìn nhận việc thiếu vắng những sự kiện lịch sử trong SGK, Ths Trần Trung Hiếu chỉ ra nguy cơ của sự né tránh sự thật trong thế giới phẳng hiện nay, con người sẽ chỉ nghe tin đồn mà không tin ở tin tức: Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin. Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet? Học sinh cần biết để rèn luyện tư duy khoa học tôn trọng sự thật lịch sử, biết giá trị về hòa bình, độc lập của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát.
Còn cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội lại có ví von thú vị: Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt' (zing.vn, ngày 14/3)
Tất cả những phát ngôn trên, ở các góc độ công dân khác nhau nhưng đều nhìn về một hướng- tôn trọng sự thật lịch sử như chính nó. Và đó cũng là khát vọng của lương tâm, trước sự hy sinh của những người lính Việt bảo vệ biển đảo. Có câu nói của Henri Frederic Amiel (nhà phê bình và triết gia người Thụy Sĩ) được nhân loại, các quốc gia coi như danh ngôn: Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng.
Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia.
Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử
Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia
vietnamnet.vn