Em xin trích đăng lại bài viết của Nguyễn Đình Quân, người được coi là nắm giữ nhiều tư liệu chân thật nhất về Trường Sa. Tiếc là thằng em ra đi sớm quá, để lại bao tiếc thương không chỉ cho người thân, mà còn rất nhiều anh em, bạn bè.
Các tư liệu này được đăng trên báo Tiền Phong mà sinh thời, Quan là phóng viên thường trú của báo này tại Khánh Hòa. (Quân cũng là nhà báo dũng cảm đấu tranh với vụ án oan Huỳnh Văn Nén cho tới giờ, với chia sẻ rằng đương sự cũng không phải là người hiền lành, tử tế gì, nhưng việc nào ra việc đó, không phạm tội giết người thì không thể bị kết oán sai).
Sau đây là các trích đoạn: (em đưa link là chính vì bài dài)
Link:
https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/gac-ma-len-dao-co-lin-trong-chien-dich-chu-quyen-1988-1129643.tpo?fbclid=IwAR3rYrgCNeY2f-rvnVyrO9D6dRsyJxlAqUIstQ65wFRr4GwsF7uzcXG_BR8
"Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương ra lệnh lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên sang sẵn sàng chiến đấu tăng cường, đồng thời chỉ thị chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động ra đóng giữ các bãi đá. Toàn Quân chủng Hải quân triển khai Chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ-88). Bộ tư lệnh tiền phương của Quân chủng được thiết lập ở căn cứ Cam Ranh, Tư lệnh Giáp Văn Cương trực tiếp làm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
Ngày 2/12/1987, quân ta đóng giữ bãi Đá Tây. Ngày 25/1/1988, quân ta đóng giữ đá Tiên Nữ. Ngày 31/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đá Chữ Thập.
Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ Đá Lát. Ngày 18/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đá Châu Viên. Ngày 19/2/1988 ta đóng giữ Đá Đông, ngày 20/2/1988 ta đóng giữ Đá Lớn.
Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đá Ga Ven. Ngày 27/2/1988, ta đóng giữ đá Tốc Tan. Ngày 28/2/1988, ta đóng giữ thêm đá Núi Le. Cũng ngày này, Trung Quốc chiếm đóng đá Tư Nghĩa (Huy Gơ).
Tại đá Chữ Thập, đá Châu Viên, Đá Lớn, Đá Đông đã có những sự đụng độ quyết liệt, căng thẳng giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc, có lúc nòng súng hai bên đã chĩa thẳng vào nhau. “Mình lên Đá Đông rồi, tàu nó cứ quần bên ngoài, chĩa pháo vào mình, trong khi tàu HQ-614 đưa quân mình lên Đá Đông chỉ là tàu vận tải 200 tấn, trang bị vũ khí chỉ có AK, B40, một khẩu 12 ly 7. Lúc đó, trên tàu có cái ống thùng dầu phụ của máy bay để đựng nước, chúng tôi làm giả như tên lửa để nó phải dè chừng”. Đại tá Nguyễn Văn Dân, năm 1988 là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, chỉ huy đóng giữ đảo Đá Đông kể lại."
Ngày 14/3/1988, hàng trăm viên đạn pháo đã bắn vào những con tàu, những người lính Hải quân Việt Nam ở đá Gạc Ma, đá Len Đao và đá Cô Lin, làm 64 người hy sinh. Những người lính Việt Nam gan dạ, anh dũng đã bảo vệ được đá Len Đao và đá Cô Lin, quân Trung Quốc chỉ chiếm được đá Gạc Ma.
www.tienphong.vn
" ...
khoảng 3 giờ sáng ngày 14/3/1988 quân ta bắt đầu chuyển vật liệu từ tàu HQ-604 lên đá Gạc Ma. Khoảng 6 giờ ngày 14/3/1988, Trung Quốc điều tới thêm 2 tàu, dùng 3 thuyền nhôm đưa khoảng 40 lính lên bãi Gạc Ma, giật quốc kỳ Việt Nam, bắn chết Trung úy Trần Văn Phương, đâm trọng thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Bị quân ta đánh trả, quân Trung Quốc rút ra xa, xả đạn pháo và các loại súng vào tàu HQ-604 ta và quân ta đang ở trên bãi. Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 chỉ huy bộ đội bắn trả quyết liệt.
Tuy nhiên, các tàu địch có số lượng và uy lực vũ khí áp đảo, tàu HQ-604 trúng nhiều đạn pháo địch, chìm xuống biển… Trung tá Trần Đức Thông và 61 đồng đội hy sinh, mất tích, 9 người bị Trung Quốc bắt. Những người còn sống đi tìm vớt đồng đội hy sinh và bị thương, đưa lên một xuồng của công binh rồi bơi về phía tàu HQ-505 ở đá Cô Lin.
Tại đá Cô Lin, lực lượng trên tàu HQ-505 đã cắm hai cờ Việt Nam trên bãi trước 6 giờ sáng ngày 14/3/1988. Sau khi bắn vào tàu HQ-604, các tàu Trung Quốc bắn nhiều đạn pháo vào tàu HQ-505, khiến tàu bị hỏng máy.
Thiếu tá Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy khẩn trương sửa máy, rồi lệnh chạy cả hai máy tàu, ủi bãi Cô Lin. Hơn 8 giờ sáng ngày 14/3/1988, tàu HQ-505 bốc cháy nhưng đã trườn được hai phần ba thân lên bãi. Lực lượng trên tàu vừa triển khai dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá Cô Lin, vừa đưa xuồng đi cứu vớt đồng đội ở phía đá Gạc Ma.
Tại đá Len Đao, rạng sáng ngày 14/3/1988 Trung úy Phan Hữu Doan, Phó Thuyền trưởng tàu HQ-605 chỉ huy một nhóm lên bãi cắm cờ. Khi thấy các tàu HQ-604 và HQ-505 bị bắn, Đại úy Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn lệnh đơn vị tránh xuống mặt boong, trên cabin chỉ còn Thuyền trưởng và Thượng úy, máy trưởng Uông Xuân Thọ điều khiển tàu ủi bãi Len Đao. Khoảng gần 8 giờ ngày 14/3/1988, tàu HQ-605 vừa tăng tốc để ủi bãi thì bị tàu Trung Quốc bắn pháo vào thẳng cabin và buồng máy.
Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn và máy trưởng Uông Xuân Thọ kịp chạy khỏi cabin, chỉ bị thương. Lúc tàu HQ-605 bị bắn, Thuyền phó Phan Hữu Doan đang tắm sau khi được thay ca giữ cờ. “Anh Doan bị lửa từ buồng máy trùm lên và mảnh đạn găm vào mặt, chạy ra bên lan can tàu. Khi nhảy xuống biển, nhiều mảng da của anh bị lột ra”."