[Funland] Ngày 14 tháng 3 năm 1988

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nick này chém gió có biểu tượng riêng chứ không gi phải tránh=))=))=))
Chiến với các đ/c nên bị bảo kê cho ra đảo nên reg nick khác là thường, đ/c lải nhải bị bóc phốt mà vẫn ...trơ trơ
Biểu hiện con người phải mở mồm theo 2 dạng ngược nhau chính là loại lên mạng nói chuyện đạo đức đấy.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Cái mũ cối trên mặt biển

"Vũ khí của mình thô sơ lắm vì mình là tàu vận tải chứ không phải tàu chiến. Chỉ có một khẩu súng máy tầm bắn 300m, mấy khẩu súng bộ binh trên mặt boong. Rồi địch cho một xuồng vừa lao thẳng vào tàu mình vừa nhả đạn bắn.

Sau, nó bắn tên lửa cắt đuôi tàu. Tàu chìm nhanh lắm, chỉ khoảng mấy phút. Mũi tàu dựng đứng lên. Nước đẩy tôi trồi lên trên rồi quăng xuống biển. Lúc ngoi lên được, tôi thấy anh Đông pháo thủ, anh Quý báo vụ. Chúng tôi vớ được chùm phao, thùng phuy, gỗ nổi mà bơi.

Quay lại không thấy anh Thắng đâu nữa, chỉ thấy nổi trên mặt biển cái mũ cối của anh đội khi đang chỉ huy anh em trên mặt boong".

(Theo lời kể của ông Đoàn Hữu Thấn)
6.jpg

5.jpg

4.jpg

 
Chỉnh sửa cuối:

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,154
Động cơ
2,951,747 Mã lực
Nơi ở
Internet
Giặc phương bắc tàu khựa, éo hiểu sao có những thành phần đi bưng bô cho giặc được.
 

K_Grab

Xe tải
Biển số
OF-579359
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
341
Động cơ
142,390 Mã lực
Tuổi
45
Em vào BK T9.1986, cũng khoảng này năm 1987 nhận quyết định lưu ban học lại năm thứ 1.

Như vậy, giữa T3.1988 là cuối năm học lưu ban, cả năm đó em học hành chểnh mảng vì hầu hết các môn được bảo lưu, lang thang ở nhờ ở trọ ở ngoài chả về ktx mấy khi.

Năm đó là 3 năm kể từ sau đổi tiền, bù giá vào lương ... giá gạo chợ đen vọt lên, tiền lương bù giá không đủ mua gạo. Công chức, cán bộ sau cả đời hưởng chế đôi bao cấp bọt bèo giờ đây bắt đầu thiếu ăn, nước mắt lặn vào trong, nhịn đói, đi vay lãi để mua gạo nấu cháo cho con.

Tháng 4 năm 88, nông dân vài nơi đã lác đác được giao ruộng, khoán chui, nhưng đại trà thì vẫn ở trong htx nông nghiệp, năng suất lúa thấp thê thảm, kho gạo miền bắc gần như trống rỗng. Phải 1 năm sau đó, khi nạn đói của cán bộ sinh viên lên đỉnh điểm thì khoán 10 và việc mở đường chuyển gạo từ nam ra bắc mới có tác dụng, cơn đói mới bắt đầu qua.

Năm đó, em mới lớn và ngu, quay quay với đói và tiền, chả quan tâm gì chính trị.

Năm đó, hình ảnh TQ trong em chỉ là một cái chợ không kiểm soát. Cụ nào kể chuyện đi buôn biên giới năm đó xem nào.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Chủ thớt nêu việc Tquoc chiếm giữ đảo Gạc Ma mà sao tự nhiên các bác lôi nhau ra 2 phe chửi nhau nhỉ? Đọc 1 hồi loạn sọ không hiểu ông nào muốn nhắc kỉ niệm, ông nào muốn vùi, và tại sao. Hại não.
Việc TQ chiếm đảo nên đưa vào sách giáo khoa, nên nhắc là đúng, nhưng nhiều thành phần cứ thích tổ lái chụp mũ cụ ơi
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Đọc báo xưa thấy hay hơn, cương quyết và chỉ thẳng mặt. Với kẻ thù cần rõ ràng như thế.
tran-chien-gac-ma-doc-lai-nhung-bai-bao-25-nam-truoc-2.jpg
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Danh sách 64 chiến sĩ đã Anh dũng hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận hải chiến Trường Sa với quân xâm lược Trung Quốc

( Có 14 liệt sỹ quê Quảng Bình, 9 liệt sỹ quê Thái Bình, 8 liệt sỹ quê Nghệ An, 7 liệt sỹ quê Đà Nẵng, 6 liệt sỹ quê Thanh Hóa, 3 liệt sỹ quê Hà Nam, 3 liệt sỹ quê Hải phòng, 3 liệt sỹ quê Hà Tĩnh, 2 liệt sỹ quê Phú Yên, 2 liệt sỹ quê Nam Định, 2 liệt sỹ quê Quảng Trị, 1 liệt sỹ quê Phú Thọ, 1 liệt sỹ quê Quảng Nam, 1 liệt sỹ quê Hà Nội, 1 liệt sỹ quê quê Ninh Bình, 1 liệt sỹ quê Khánh Hòa )



1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.


8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9 - Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
10- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
11- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.


12- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
13- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
14- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).


15- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
16- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
18- Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
19- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
20- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
22- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
23- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).


24- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
25- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
26- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
27- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
28- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).


29- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
30- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
31- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
32- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
33- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
34- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
35- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
37- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.


38- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
39- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
40- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
41- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
42- Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.


43 - Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
44- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
45- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
47- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
48- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
50- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
51- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
52- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
54- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
55- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
58- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
59- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
60- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định).
61- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. BÌnh).
63- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
64- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
874
Động cơ
125,472 Mã lực
Ký ức của em là dòng chữ to lớn trên bảng tin cổng trường phổ thông "CẢ NƯỚC HƯỚNG RA TRƯỜNG SA".
Lớn lên, có dịp đi lại nhiều nơi, em càng thừa nhận người Hoa thuộc dạng bậc thầy của thế giới về CHỚP THỜI CƠ CHIẾN TRANH - đây là điều mà các đối thủ và láng giềng của họ phải ghi xương khắc cốt. Tháng 3/1988 là thời điểm không thể tốt hơn cho họ để xuống tay, và họ đã không bỏ qua: VN đói nghèo sau cả chục năm bị cô lập, kẻ địch tứ phía; mấy ông bạn ở xa xôi thì lung lay rệu rã phải tìm lối thoát mới; ông bạn to nhất và tốt nhất thì đang chuẩn bị bắt tay với họ và với chú Sam; chú Sam thì cơ bản vẫn là thù nghịch do MIA chưa đột phá. Nếu họ đánh sớm hơn sẽ gặp phản kháng dữ dội - ít ra là bằng mồm - từ các anh em XHCN, còn muộn hơn chút nữa thì có thể bị chú Sam lên tiếng, và rất có thể mấy ông Philippines, Ma Lai cũng hét lên, mà lúc mình thoát hẳn bao cấp thì cũng đỡ đói hơn - chống cự mạnh mẽ hơn.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
11.jpg

Đồ dùng plastic, dép, chén, quần áo, và vũ khí tìm được từ tàu HQ-604 vào năm 2008. Hình của Tuổi Trẻ.
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,321
Động cơ
235,842 Mã lực
Ngày đó em 10 tuổi vẫn nhớ bác em tham gia vận tải hàng cho Trường Sa.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
14.jpg

Hài cốt của những người lính Việt Nam bị Trung Quốc giết hại trên đảo Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14/3/1988, được vớt lên từ tàu HQ-604 sau 21 năm nằm dưới đáy biển.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
15.jpg

Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14.3.1988 được đồng đội ứng cứu (Ảnh do đại tá Trần Minh Cảnh cung cấp).
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,321
Động cơ
235,842 Mã lực
Ký ức của em là dòng chữ to lớn trên bảng tin cổng trường phổ thông "CẢ NƯỚC HƯỚNG RA TRƯỜNG SA".
Lớn lên, có dịp đi lại nhiều nơi, em càng thừa nhận người Hoa thuộc dạng bậc thầy của thế giới về CHỚP THỜI CƠ CHIẾN TRANH - đây là điều mà các đối thủ và láng giềng của họ phải ghi xương khắc cốt. Tháng 3/1988 là thời điểm không thể tốt hơn cho họ để xuống tay, và họ đã không bỏ qua: VN đói nghèo sau cả chục năm bị cô lập, kẻ địch tứ phía; mấy ông bạn ở xa xôi thì lung lay rệu rã phải tìm lối thoát mới; ông bạn to nhất và tốt nhất thì đang chuẩn bị bắt tay với họ và với chú Sam; chú Sam thì cơ bản vẫn là thù nghịch do MIA chưa đột phá. Nếu họ đánh sớm hơn sẽ gặp phản kháng dữ dội - ít ra là bằng mồm - từ các anh em XHCN, còn muộn hơn chút nữa thì có thể bị chú Sam lên tiếng, và rất có thể mấy ông Philippines, Ma Lai cũng hét lên, mà lúc mình thoát hẳn bao cấp thì cũng đỡ đói hơn - chống cự mạnh mẽ hơn.
Ngày đó vừa xóa bỏ bao cấp, em nhớ vẫn đói lắm, cả xã hội nghèo dã man.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Giay_bao_tu_Nguyen_Van_Thong.jpg

Giấy bảo tử của bộ đội ta ở trận chiến Gạc Ma
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
21.jpg

Tàu HQ505 - con tàu đã lao lên bãi cạn Cô Lin để khẳng định chủ quyền ngày 14-3-1988
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top