[Funland] Ngày 14 tháng 3 năm 1988

vasco

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-58838
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
2,154
Động cơ
465,436 Mã lực
Ô chú lại nhầm, tầm như chú thì nên về thớt bênh mấy thằng công an đo cồn đi, Xóa giấu lịch sử, nhắm mắt cho kẻ thù lấn chiếm biên giới biển đảo chỉ có bọn bán nước mới làm thế. Để bảo vệ biên cương tổ quóc thì không xá gì hi sinh chú em.
tranh.png
Chém gió ít thôi. Ngoài đảo người ta bận bảo vệ chủ quyền. Ko có thời gian lên mạng kích động như cu đâu. Thôi im đi.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Trung Quốc còn tàn độc hơn khi không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến tranh.
Cuối cùng chúng ta cũng phải công nhận đó là cuộc chiến tranh!
Vieejtnamnet đã có 1 loạt phóng sự rất hay.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Biết ngay là có bọn tàu nô vào sủa.
Em thấy có Hồng Công nô với Mỹ nô đấy cụ, em Việt nô mà thấy nhiều người nước ngoài nói tiếng Việt gớm.

Xin phép mod chửi vào mặt lũ tự nhục và phá rối đất nước cái.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về.

Nhiều bài viết gọi đây là cuộc “hải chiến Trường Sa”. Cách gọi này hoàn toàn không đúng với bản chất của sự kiện. Bởi vì, bên Trung Quốc đã dùng hải quân trang bị vũ khí tấn công, gồm cả pháo tầm xa, còn bên ta chỉ là các chiến sĩ công binh với vũ khí bộ binh phòng vệ. Bản chất của nó phải được gọi đúng tên là một cuộc thảm sát những người lính công binh Việt Nam do lực lượng hải quân Trung Quốc gây ra.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Hình như ta ko có phản kháng gỉ , nghe nói địch ko bi thương tên nào
Nổ súng sau khi bị tấn công cụ ạ, chủ trương xuyên suốt của Việt Nam là tự vệ, chỉ đánh khi bị đánh, còn chênh lệch trang bị, điều kiện thì chuyện thắng thua khó xoay chuyển lắm.
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,222
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
À, chó nó lên cơn dại thì mình phải chửi cho nó biết ngoan, như trước đây em từng phải làm thế mợ mới an lành mà còm câu có chữ đồng chí mà trong lòng thì cuồng lộn ấy. Khi nào sắp bị gọi em em còm cho mấy phát để lại về người. Cái đám 3 que tàn dư chả biết làm gì ngoài auto chửi, mấy tháng dịch phải chui nick khác chém gió, đến tháng cuốc hận lại quay về mở thớt cắn càn, thôi em còm theo kiểu định kỳ đi tiêm phòng cho các cháu nó ;)) mợ cần thì ới nhé ;))
Xin lỗi vì có mấy chữ mà để đ/c bắn nguyên băng, cũng mỏi tay nhể=))=))=))
Cách sử dụng ngôn ngữ nói lên bản chất của các đồng chí
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Thế của Việt Nam đã thay đổi, lực của Việt Nam cũng thay đổi theo. Dù cho tiềm lực quân sự của Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc nhưng cũng không phải là không có khả năng bảo vệ và gây thiệt hại cho đối phương nếu bị đối phương gây hấn, tấn công. Việt Nam đã và đang đa dạng hóa nguồn vũ khí của mình, từ tên lửa của Nga, Ấn Độ cho đến tàu chiến của Nga, Pháp… Việt Nam cũng đang cân nhắc việc mua các vũ khí hiện đại từ Hoa Kỳ để tăng cường sức mạnh phòng vệ trên biển.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Trước khi ngã xuống, các chiến sỹ Việt Nam đã hành động rất anh dũng. Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn đã hô: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".
gac-ma-3-bb-baaadH1i2z.jpg

 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
sự kiện Gạc Ma có ít nhất ba sự thật quan trọng là:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Việt Nam đã không nổ súng trước, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam chỉ nổ súng sau để tự vệ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Xin lỗi vì có mấy chữ mà để đ/c bắn nguyên băng, cũng mỏi tay nhể=))=))=))
Cách sử dụng ngôn ngữ nói lên bản chất của các đồng chí
Giúp người ta bớt dại là một việc tốt, sao phải nề hà, bản chất của cách nói 1 chuyện rồi bắc cầu nói lái sang 1 chuyện khác là bản chất gì ? Đánh lái nhỉ, bị em tóm chỉ tận mặt bao lần, công nhận mặt dầy nên không biết xấu hổ, hoặc giả hậu duệ 3 que thật nên cũng chả có khái niệm xấu hổ, tổ tiên 3 que trước theo Pháp đánh người Việt, sau rước Mỹ vào đánh người Việt, nhục !
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
“Tôi gọi trận Gạc Ma là một trận thảm sát của hải quân Trung Quốc với hải quân Việt Nam. Có thể do họ manh động cho nên gây vụ thảm sát này. Vụ Gạc Ma phải nói thẳng cho thế giới biết rằng đó là một cuộc thảm sát. Không có một trận hải chiến nào ở đây cả”, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm khẳng định.
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,222
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Giúp người ta bớt dại là một việc tốt, sao phải nề hà, bản chất của cách nói 1 chuyện rồi bắc cầu nói lái sang 1 chuyện khác là bản chất gì ? Đánh lái nhỉ, bị em tóm chỉ tận mặt bao lần, công nhận mặt dầy nên không biết xấu hổ, hoặc giả hậu duệ 3 que thật nên cũng chả có khái niệm xấu hổ, tổ tiên 3 que trước theo Pháp đánh người Việt, sau rước Mỹ vào đánh người Việt, nhục !
Nick này chém gió có biểu tượng riêng chứ không gi phải tránh=))=))=))
Chiến với các đ/c nên bị bảo kê cho ra đảo nên reg nick khác là thường, đ/c lải nhải bị bóc phốt mà vẫn ...trơ trơ
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Qua các tư liệu lịch sử do TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, cung cấp cho báo điện tử Infonet, sự kiện Gạc Ma được tái hiện như sau:

Sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi, quân Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Đầu tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến, gồm: tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn.

Trước tình hình đó, ngày 4 tháng 3 năm 1988, Hải quân ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 1150, trong đó, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu Trung Quốc chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại tiếp tế của ta cho các đảo ta đang chiếm giữ, vì vậy phải quyết tâm đưa bộ đội đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Triển khai chủ trương trên, ngày 12 tháng 3 năm 1988, Tàu 605 (Lữ đoàn 125), do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng, xuất phát từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao.

Sau 29 giờ vượt sóng to, gió lớn, Tàu 605 đến Len Đao và cắm cờ Tổ quốc lên đảo (lúc 5 giờ ngày 14/3/1988), khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của ta.

Tiếp đó, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 604, do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ 505, do đồng chí Vũ Huy Lễ làm Thuyền trưởng, xuất phát từ đảo Đá Lớn tiến về Gạc Ma, Cô Lin.

Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu).

Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma.

Tàu Trung Quốc áp sát Tàu 604 của ta, dùng loa gọi sang khiêu khích, thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma, uy hiếp ta.

Cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 605 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin; khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3.

Tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 ly đến khu vực đảo Gạc Ma.

6 giờ, ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến vào giật cờ ta.

Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội dũng cảm giành lại cờ.

Lính Trung Quốc đã nổ súng bắn vào bộ đội ta, làm Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị thương.

Mặc dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.

Không ép được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604 của ta, rồi bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta.

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt.

Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông và cùng một số cán bộ, chiến sỹ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo.

Khi Tàu 604 của ta bị chìm, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi.

Phát hiện thấy ta cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, Tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy.


8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội trên Tàu 505 vừa tiến hành dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sỹ của Tàu 604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm.

Cán bộ, chiến sĩ của Tàu HQ 505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo Cô Lin. Cho đến nay, là cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn phấp phới tung bay trên đảo Cô Lin.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
máu đã đổ ở Trường Sa khi quân Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đổ bộ lên đá Gạc Ma, nổ súng vào tàu vận tải và bộ đội Việt Nam.
Thả vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa, tháng 1.2018 /// Ảnh: Mai Thanh Hải
Thả vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa, tháng 1.2018
Ảnh: Mai Thanh Hải

'Đêm 14.3.1988, cá mập kéo đến hàng đàn, đập vây ầm ầm quanh đuôi con tàu đã lao lên bãi Cô Lin', thượng tá Phạm Văn Hưng, nguyên cán bộ tàu HQ-505 kể. Còn trung sĩ Đoàn Hữu Thấn, nguyên thủy thủ tàu HQ-605 thì nhớ lại: “Boong tàu đầy máu của thương binh, tử sĩ trúng đạn pháo Trung Quốc”. Ngày 14.3.1988, máu bộ đội hải quân VN đã nhuộm đỏ vùng biển Gạc Ma.
 

ANHVEB

Xe hơi
Biển số
OF-372344
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
109
Động cơ
250,990 Mã lực
Nơi ở
Tp Thái Nguyên
Thành kính tưởng nhớ các anh. Triều đại, chế độ nào rồi cũng có lúc suy tàn nhưng Các Anh là bất tử của Tổ Quốc, Dân Tộc Việt Nam.
Công nhận thớt này nail tộc nhiều thật, toàn nick khủng.
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,892
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Chủ thớt nêu việc Tquoc chiếm giữ đảo Gạc Ma mà sao tự nhiên các bác lôi nhau ra 2 phe chửi nhau nhỉ? Đọc 1 hồi loạn sọ không hiểu ông nào muốn nhắc kỉ niệm, ông nào muốn vùi, và tại sao. Hại não.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
“Từ vị trí chiến đấu trên boong, nhìn rõ tốp lính Trung Quốc ôm một khối hình vuông giống mốc chủ quyền gắn lá cờ và xung quanh gần chục tên lăm lăm súng AK bảo vệ, tôi báo ngay với thuyền phó Vũ Văn Thắng đang chỉ huy mặt boong: Chúng quyết chiếm bãi đá mình anh ơi...”, ông Thấn nhớ lại. “Lính Trung Quốc lao vào giật cờ VN cắm trên điểm san hô cao nhưng chiến sĩ ta giằng lại và xé rách hết cờ của Trung Quốc cũng định cắm xuống. Điên cuồng, lính Trung Quốc nổ súng bắn thẳng vào thiếu úy Trần Văn Phương. Ở ngoài tàu HQ-604, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ hét lên ra lệnh: “Trừ lực lượng đi ca, tất cả anh em lên giữ đá” và mọi người dù đang mặc đồ lót cũng nhảy xuống biển bơi lên đảo tiếp ứng. Sau vài giờ giằng co, lính Trung Quốc không cắm được cờ phải rút về tàu”.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Giữ cờ trên Len Đao
“5 giờ sáng 14.3.1988, tàu HQ-605 chúng tôi đến Len Đao và thả xuồng cho bộ đội vào cắm cờ”, thượng úy Uông Xuân Thọ, nguyên máy trưởng tàu HQ-605, nhớ lại: “Tổ gồm trung úy Phan Hữu Doan, thuyền phó làm tổ trưởng và các chiến sĩ Trần Quang Ngọc, Vũ Văn Nga, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Thưởng lên nhổ vứt cờ Trung Quốc đã cắm phi pháp trước đó, thay bằng cờ VN. Cắm xong, thượng úy Khổng Ngọc Quang là chính trị viên tàu vào chỉ huy tổ giữ cờ. Anh Doan vừa leo lên tàu, vào phòng tắm thì Trung Quốc tấn công chúng tôi”.
HQ-605 là tàu nhỏ, trọng tải 400 tấn, chuyên chở hàng với quân số chỉ có 18 người, trang bị thô sơ gồm súng AK, B40. “Tôi đứng trên đài chỉ huy canh chừng tàu đối phương và dõi theo bóng tổ bảo vệ cờ trên bãi cạn Len Đao, bất ngờ nghe tiếng đạn pháo loại 100 mm phía Cô Lin và Gạc Ma vọng rền. Biết là chúng tấn công mình nên báo thuyền trưởng báo động anh em vào vị trí chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng, sau khi đã bắn chìm HQ-604 và bắn cháy HQ-505, tàu pháo 502 của Trung Quốc quay sang nã đạn vào chúng tôi”, ông Nguyễn Việt Hải, nguyên thủy thủ tàu HQ-605, kể và nhớ lại: “Loạt đạn đầu tiên nhằm vào đài lái, khiến trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh ngay tại chỗ; thuyền phó Phan Hữu Doan bỏng nặng. Thuyền trưởng ra lệnh chặt neo, ủi lên bãi Len Đao nhưng tàu chưa kịp nổ máy thì đạn pháo Trung Quốc đã nhằm thẳng khoang máy khiến máy trưởng Uông Xuân Thọ, chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu bị thương nặng”.
“Chúng tôi được lệnh rời tàu. Khi xuống biển điểm danh quân số mới thấy thiếu Bùi Duy Hiển, quay trở lại leo lên tìm nhưng tàu cháy dữ dội, thêm đạn pháo Trung Quốc nã như mưa nên đành gạt nước mắt rời khỏi tàu”, thượng úy Uông Xuân Thọ rưng rưng nước mắt kể lại và nghẹn ngào: “Suốt 4 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, chiếc xuồng của tổ bảo vệ cờ trên đá Len Đao mới vớt được hết anh em, chèo về Sinh Tồn và thuyền phó Phan Hữu Doan hy sinh ngay trên xuồng, trong vòng tay đồng đội”.
Ngày 14.3.1988, tàu HQ-605 giữ được Len Đao. Đổi lại, thuyền phó Phan Hữu Doan và chiến sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh; 3 người lính bị thương nặng là thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn, máy trưởng Uông Xuân Thọ và chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top