[Funland] Ngày 14 tháng 3 năm 1988

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Chia sẻ với Tuần Việt Nam, ngày 14/3, Ts Sử học Nguyễn Nhã cho rằng, ngay nhiều người dạy sử còn không biết rõ về sự kiện Gạc Ma 1988. Đặc biệt, trong sách giáo khoa, đáng tiếc không có một dòng nào về Gạc Ma đau thương. Đồng cảm về điều này, Ts Hoàng Việt so sánh, khác với những liệt sỹ chống Mỹ, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất đai cha ông trước quân TQ xâm lược lại hầu như nằm trong “vùng tối” SGK lịch sử nước nhà.

Còn thầy giáo Trần Trung Hiếu (THPT Phan Bội Châu- Nghệ An) cho biết, rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây-Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988), (zing.vn, ngày 14/3).

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP: Có những luồng thông tin nguy hại đang gây chia rẽ trong xã hội, lại là chính những gì những kẻ dòm ngó lãnh thổ chúng ta mong muốn nhìn thấy. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần sòng phẳng với lịch sử, có những bước đi thích hợp đánh giá công khai các sự kiện này dưới ánh sáng Công pháp quốc tế, rút ra bài học cho mình để trả lại cho lịch sử sự chân thực vốn có của nó. Chỉ có như vậy, chúng ta mới làm nguôi ngoai vết thương chiến tranh, củng cố đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh mà không phải lo mầm mống bạo loạn bất ổn từ bên trong (GDVN, ngày 14/3).
Trả lời báo TT, ngày 13/3, Ts Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TGTW nhận định: Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm. Nên làm rõ ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin. Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.

Ở góc độ giảng dạy, nhìn nhận việc thiếu vắng những sự kiện lịch sử trong SGK, Ths Trần Trung Hiếu chỉ ra nguy cơ của sự né tránh sự thật trong thế giới phẳng hiện nay, con người sẽ chỉ nghe tin đồn mà không tin ở tin tức: Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin. Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet? Học sinh cần biết để rèn luyện tư duy khoa học tôn trọng sự thật lịch sử, biết giá trị về hòa bình, độc lập của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát.

Còn cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội lại có ví von thú vị: Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt' (zing.vn, ngày 14/3)

Tất cả những phát ngôn trên, ở các góc độ công dân khác nhau nhưng đều nhìn về một hướng- tôn trọng sự thật lịch sử như chính nó. Và đó cũng là khát vọng của lương tâm, trước sự hy sinh của những người lính Việt bảo vệ biển đảo. Có câu nói của Henri Frederic Amiel (nhà phê bình và triết gia người Thụy Sĩ) được nhân loại, các quốc gia coi như danh ngôn: Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng.

Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia.
 

Victorpham73

Xe hơi
Biển số
OF-708860
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
115
Động cơ
90,070 Mã lực
Tuổi
51
Tại sao ta ko tấn công chiếm lại ở thời điểm đó, có cụ nào rành ko ?
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,151
Động cơ
462,607 Mã lực
RIP những người Anh hùng
:(
Tổ quốc ghi công các anh
Dân tộc luôn nhớ các anh !!!
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Gần 3 năm rưỡi trong nhà tù Trung Quốc

Trong cuộc tấn công Gạc Ma 1988, Trung Quốc đã bắt đi tổng cộng 9 chiến sĩ Việt Nam.

Cựu binh Trương Văn Hiền khi ấy hơn 20 tuổi, được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo. Anh nhớ lại, sáng 14/3/1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ 604 bị bắn chìm buộc anh và một số anh em nhảy ra khỏi tàu.

Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu.

Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc).

“Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống, một trong chín người bị bắt, kể lại.

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Quang Thắng
Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung, nhưng chúng không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt Nam.

Thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam.

Một chiều cuối tháng 8/1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do, không biết nó báo hiệu điều xấu hay tốt. Đêm đó không ai ngủ được.

Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu.

Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng.
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,679
Động cơ
63,558 Mã lực
Năm xưa cháu học cấp 1 sau sự kiện này nhà trường kêu gọi quy “ủng hộ chiến sĩ trường sa”. Cùng với đo la “ủng hộ học sinh Cu Ba”. Năm nay báo chí bị co vy bủa vây nên it bài 17-2 và 14-3.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Tàu HQ-604 do thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy được lệnh tiếp cận đảo Gạc Ma, khẩn trương chuyển vật liệu xây dựng lên đặt mốc chủ quyền ngay trong đêm 13. Sau khi đặt được mốc và cắm cờ tổ quốc, một nhóm chiến sĩ được giao nhiệm vụ canh gác trên đảo. Những người khác bốc vác vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo trên các xuồng nhỏ.

Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh có nhiệm vụ giữ cờ.

Gạc Ma 1988: Bất tử trên đảo
Ảnh cắt từ clip
Sáng ngày 14, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng vài chục lính thủy, dương AK lưỡi lê quây vòng tròn tiến lên đảo.

Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá cờ, tạo thành ‘vòng tròn bất tử’. Anh Lê Thanh Miễn có mặt trong nhóm chiến sĩ đó. Anh chứng kiến thiếu úy Trần Văn Phương trúng đạn đầu tiên và gục xuống. Lá cờ được chuyển sang cho anh Nguyễn Văn Lanh. Hai lính Trung Quốc áp sát anh Lanh giành giật. Cán cờ bị văng mất, anh Lanh cuốn lá cờ vào ngực và đạp vào bụng hắn. Lính Trung Quốc đâm bằng lưỡi lê, báng súng vào anh Lanh nhưng anh vẫn kiên quyết giữ cờ.

Anh Lê Văn Dũng lúc đó vừa chở được một xuồng vật liệu vào, đang định bơi ra tàu thì gặp lúc lính Trung Quốc tấn công phải lui trở lại. Trong thời điểm anh Phương và anh Lanh giành giật lá cờ với lính Trung Quốc, anh Dũng và anh Miễn cũng đang chiến đấu với những lính Trung Quốc khác, chỉ cách chỗ thiếu úy Phương hy sinh vài mét.
Trong ký ức của anh Dũng, nhóm chiến sĩ mặc độc quần đùi áo may ô dũng cảm đánh giáp lá cà với hàng loạt lính mang súng AK lưỡi lê.

Sau trận giáp lá cà, quân Trung Quốc rút lui về tàu rồi dập pháo vào đảo Gạc Ma và tàu HQ-604, thảm sát gần như toàn bộ các chiến sĩ trên đảo và tàu.
 

Victorpham73

Xe hơi
Biển số
OF-708860
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
115
Động cơ
90,070 Mã lực
Tuổi
51
Các chiến sĩ tạo nên "vòng tròn bất tử" đều đã hy sinh tại chỗ
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,778
Động cơ
327,012 Mã lực
cám ơn cụ đã nhắc mọi người nhớ
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
3,968
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Tàu HQ-604 do thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy được lệnh tiếp cận đảo Gạc Ma, khẩn trương chuyển vật liệu xây dựng lên đặt mốc chủ quyền ngay trong đêm 13. Sau khi đặt được mốc và cắm cờ tổ quốc, một nhóm chiến sĩ được giao nhiệm vụ canh gác trên đảo. Những người khác bốc vác vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo trên các xuồng nhỏ.

Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh có nhiệm vụ giữ cờ.


Gạc Ma 1988: Bất tử trên đảo
Ảnh cắt từ clip
Sáng ngày 14, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng vài chục lính thủy, dương AK lưỡi lê quây vòng tròn tiến lên đảo.


Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá cờ, tạo thành ‘vòng tròn bất tử’. Anh Lê Thanh Miễn có mặt trong nhóm chiến sĩ đó. Anh chứng kiến thiếu úy Trần Văn Phương trúng đạn đầu tiên và gục xuống. Lá cờ được chuyển sang cho anh Nguyễn Văn Lanh. Hai lính Trung Quốc áp sát anh Lanh giành giật. Cán cờ bị văng mất, anh Lanh cuốn lá cờ vào ngực và đạp vào bụng hắn. Lính Trung Quốc đâm bằng lưỡi lê, báng súng vào anh Lanh nhưng anh vẫn kiên quyết giữ cờ.

Anh Lê Văn Dũng lúc đó vừa chở được một xuồng vật liệu vào, đang định bơi ra tàu thì gặp lúc lính Trung Quốc tấn công phải lui trở lại. Trong thời điểm anh Phương và anh Lanh giành giật lá cờ với lính Trung Quốc, anh Dũng và anh Miễn cũng đang chiến đấu với những lính Trung Quốc khác, chỉ cách chỗ thiếu úy Phương hy sinh vài mét.
Trong ký ức của anh Dũng, nhóm chiến sĩ mặc độc quần đùi áo may ô dũng cảm đánh giáp lá cà với hàng loạt lính mang súng AK lưỡi lê.

Sau trận giáp lá cà, quân Trung Quốc rút lui về tàu rồi dập pháo vào đảo Gạc Ma và tàu HQ-604, thảm sát gần như toàn bộ các chiến sĩ trên đảo và tàu.
Thôi xếp lại quá khứ mà hướng đến tương lai đê bác=))=))=))
Tập trung chưởi Mẽo thôi như ...Triều tiên ...ý
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Nhưng ngay khi hai tàu Việt Nam đã bị bắn chìm và cháy (tàu HQ-605 bị bắn bên phía đảo Len Đao, sáng hôm sau tàu chìm). Người thương vong quá nhiều, phía Trung Quốc vẫn cho 3 tàu chiến ngáng chặn, không cho tàu Việt Nam và tàu Hội Chữ Thập Đỏ vào ứng cứu. Chiến sĩ hải quân Việt Nam, người gắng gượng bơi được vào bãi đá Cô Lin, người bị thương nằm trên xuồng, thậm chí trên lưng đồng đội. Người ôm những mảnh tàu vỡ lênh đênh trên mặt biển nhiều tiếng liền.
 

Dịch Thuật

Xe tải
Biển số
OF-713612
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
267
Động cơ
86,446 Mã lực
Tuổi
41
Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
 

oishivn

Xe điện
Biển số
OF-487377
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
2,297
Động cơ
475,335 Mã lực
Em vào ủn thớt dân ta phải biết sử ta và bài học nâng cao cảnh giác muôn đời vẫn đúng
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Chỉ đến đêm 14, sang ngày 15, tàu Việt Nam mới tiếp cận được đảo Gạc Ma để đưa các chiến sĩ về đảo Sinh Tồn cứu chữa. Nhiều người sang ngày 15 mới được cứu. Anh Miễn kể vài ngày sau khi được đưa về, lưng và vai các chiến sĩ tróc từng mảng da vì cháy nắng và ngâm nước mặn quá lâu.

Nhiều chiến sĩ không đợi được đã vĩnh viễn ra đi, trong đó có anh Tứ.
 
Biển số
OF-506251
Ngày cấp bằng
22/4/17
Số km
487
Động cơ
187,490 Mã lực
Đưa vào chính sử là nguyện vọng của nhân dân

- Nhiều năm qua, sự kiện Gạc Ma hay chiến tranh biên giới 1979 bị sách lịch sử bỏ quên. Vấn đề đó có ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước?

- Không nhắc đến Gạc Ma hay chiến tranh biên giới 1979 là một sai lầm. Cuộc chiến tranh biên giới không kết thúc vào tháng 3/1979 mà còn kéo dài mãi tới tận năm 1988 dọc biên giới Việt - Trung. Tôi đi giao ban trên Bộ tổng tham mưu, ngày nào cũng có báo cáo Trung Quốc bắn sang phía Việt Nam đạn pháo và súng cối.

Cuộc chiến đó kéo dài dai dẳng gần 10 năm. Trung Quốc còn xua quân tập kích chúng ta ở Vị Xuyên, Bản Giốc, Móng Cái… Năm 1988, sau khi Trung Quốc chiếm bảy bãi đá ngầm của chúng ta ở quần đảo Trường Sa, chiến tranh mới kết thúc. Năm 1991 Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Trận chiến năm 1979 của quân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược ở sáu tỉnh biên giới phía bắc và cuộc bảo vệ quần đảo Trường Sa của hải quân Việt Nam năm 1988 là sự thật lịch sử, phải được đưa vào chính sử. Lãng quên những sự kiện này sẽ khiến nhân dân Việt Nam mất sự tin tưởng.

Tại sao những cuộc chiến khác chúng ta tuyên truyền và kỷ niệm, nhưng những cuộc chiến đó lại không? Tôi đã phản ánh vấn đề này lên Mặt trận Tổ quốc. Đó là nguyện vọng của nhân dân, là nguyện vọng của gia đình hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và người dân đã hy sinh vì tổ quốc.

https://news.zing.vn/gac-ma-1988-la-cuoc-tham-sat-hen-ha-post632967.html
Tôi cũng đau đáu một câu hỏi như vậy. Tại sao cuộc chiến chống Trung quốc ở thời hiện tại lại không được phổ biến cho học sinh cả nước hiểu rõ? Biết bao liệt sĩ và nhân dân đã ngã xuống trong trận chiến này mà Đảng và nhà nước ghi nhận rất hời hợt. Ngoại giao là ngoại giao, lịch sử là lịch sử
 

Nowhere Man

Xe hơi
Biển số
OF-715600
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
186
Động cơ
84,955 Mã lực
Đọc những bài trên mà thấy sôi máu. Thế mà một số cụ trên này lại thấy hả hê khi bọn cẩu khựa nó mạnh lên. Thật khó hiểu!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top