[Funland] Ngành nail tại Mỹ?

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,534
Động cơ
232,569 Mã lực
Tuổi
48
Đói thì đầu gối phải bò. Học nhiều làm vị trí tốt nhưng sểnh ra thất nghiệp thì rồi việc "thấp" hơn cũng phải làm thôi. Người trẻ VN mất việc ở nhà bố mẹ nuôi khá nhiều nên tư tưởng việc cao thấp còn nặng. Chứ tây lông em thấy chúng nó hầu như ít được bố mẹ nuôi khi thất nghiệp, đang comle cà vạt nhoằng cái mất việc hết tiền ra đeo tạp dề bê hàng, chạy việc vặt sống qua ngày là chuyện thường thấy.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Mợ sang trước nếu khả thi thì ới cháu đi học nhé, giờ chán làm nhà nước rồi mà văn dốt võ dát không biết làm gì để sống :((
Bên đấy hình như không giới hạn biên độ 10% hay 7%.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Sao cụ k dạy tiếng Việt cho con? Ex cụ ng Mỹ ah? Con e lớp 10 rồi cụ ak, mà e thấy nó ở VN từ bé nhưng tư tưởng có vẻ cũng Tây lắm, thích độc lập, k thích ở với mẹ, bảo 18t con ở riêng (đấy là hồi chưa biết dc đi du học mà ở nhà thôi đấy), thích ăn đồ Tây hơn đồ Việt, thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt... đã thế năm tới e lại cho đi học bên này rồi, mà chưa đi nó đã bảo con k về đâu, rồi con k thích ở với ng Việt đâu, hic, kiểu này mất con đến nơi rồi, k khéo lại phải lôi về thôi vì e thì lại thích quây quần con cháu cụ ạ:((
Xác định 90% là khó quay trở lại kiểu mẫu gia đình Việt truyền thống mợ ạ.
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
2,520
Động cơ
43,414 Mã lực
Vâng...tùy mợ suy nghĩ thôi, học mất 5 năm ĐH rồi đi cắt móng tay với em là ko dung được nhé :))
Mà đấy chắc là do nail bên Mẽo đc lương cao, ít người quen nhìn thấy và chắc chả xin đc việc gì ngon lành hơn hợp với ngành học nên buộc phải làm thế thôi, chứ nói thật ở VN cụ mợ nào học cao ra đi cắt móng tay, cắt tóc ...giơ tay em xem phát nào? L-)L-)L-)
Síp bơ, graber đầy nhé....nhẽ vẫn xịn hơn thợ nail?
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
2,520
Động cơ
43,414 Mã lực
Ở VN thì chạy Grab sang cái thằng người hơn cắt móng chân nhiều cụ nhá, ít ra cũng đc tiếng Sốp-phơ ... làm chủ phương tiện cơ giới =))
Đứa bạc mặt khói bụi đường lại ngon hơn nailer chuyên vuốt ve chăm bẵm tay chưn các mợ đẹp à?
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,653
Động cơ
293,642 Mã lực
Không có gì là muộn mợ ạ. Em 47 tuổi vẫn dũa móng, cạo da chân, cắt tóc và gội đầu cho khách đây :) Mợ có vốn thì đầu tư mua lại những tiệm đang hoạt động tốt, nhưng theo em trước đó mợ cũng nên học sơ qua về ngành này. Có như vậy sẽ vững tâm hơn khi quản lý.
Mợ ở đâu. Mua 1 tiệm đắt không a. ?
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Bi kịch của nhiều gia đình VN ở nước ngoài là do cha mẹ phải nai lưng ra làm việc, không có thời gian dạy con cái nói tiếng Việt. Do vậy con cái khi lớn lên không nói được tiếng Việt, coi tiếng Việt như là ngoại ngữ. Từ đó tình cảm của con cái với ba mẹ, gia đình, họ hàng có khoảng cách. Nhiều người thấy thất vọng vì đã hi sinh đời mình cho con cái, tuy nhiên con cái khi lớn lên thì xa rời ba mẹ, sống theo kiểu Tây, không quan tâm với nguồn cội.
Bác họ em có con du học Mỹ về còn đóng cửa phòng im ỉm cả ngày, treo tấm bìa các tông ở cửa ghi dòng chữ : No disturb :)
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Em thấy đa số các cụ khá giả ở VN, bán xới sản nghiệp để rồi sang Mỹ làm những việc cực nhọc nhằm phục vụ cho cái tư duy" Hi sinh đời bố , cũng cố đời con" rồi hi vọng nó khá hơn nó lo cho mình lúc về già thì là rất không hợp.
Các cụ nên biết rằng : Con cái các cụ nó sinh trưởng và phát triển ở trên đất Mỹ nó sẽ là người Mỹ với văn hoá Mỹ chứ chả còn mấy chút văn hoá Việt cả. Mà văn hoá Mỹ nó đề cao chủ nghĩa cá nhân hay vị kỉ. Nó lớn lên rồi nó sẽ chỉ chăm lo cho cá nhân nó thôi, các cụ sẽ cô đơn cù bất cù bơ nơi xứ người( mà chúng nó muốn lo cho các cụ cũng không lo nổi đâu, vì cuộc sống bên đó áp lực nó kinh khủng lắm). Bởi thế ở trên đất Mỹ cha mẹ chỉ chăm lo cho con đến 18 tuổi rồi sau đó kệ chúng nó( vì biết sau này chúng nó cũng không lo lại gì cho cha mẹ hết). Nên nếu muốn đi Mỹ thì 1 là còn trẻ đi để thể hiện khả năng 2 là dạng không có gì để mất( nếu may mắn được đi). Còn trong tay mà có vài chục tỉ( cỡ đó mới dám nói chuyện đi Mỹ) theo em thì ở VN mà làm ăn cho lành. Tài sản ròng trong tay vài chục tỉ thì sống ở VN cũng dạng trung lưu không lo nghĩ rồi. Con cái thì chỉ chu cấp ở mức vừa phải đến độ tuổi nhất định thôi. "Đời cua cua máy đời cáy cáy đào". Hơi đâu mà lo cho nó cả đời. Mang cái tư tưởng "hi sinh đời bố " thì có đến nơi sung sướng nhất thế gian vẫn khổ thôi à!
Bi kịch của nhiều gia đình VN ở nước ngoài là do cha mẹ phải nai lưng ra làm việc, không có thời gian dạy con cái nói tiếng Việt. Do vậy con cái khi lớn lên không nói được tiếng Việt, coi tiếng Việt như là ngoại ngữ. Từ đó tình cảm của con cái với ba mẹ, gia đình, họ hàng có khoảng cách. Nhiều người thấy thất vọng vì đã hi sinh đời mình cho con cái, tuy nhiên con cái khi lớn lên thì xa rời ba mẹ, sống theo kiểu Tây, không quan tâm với nguồn cội.
2 cụ nói quá chuẩn ạ :D Ngày xưa bảo sang Mẽo vì c.tri vì điều kiện sống...nhưng bây giờ thì hoàn cảnh XH VN cũng khác hẳn rồi...thế nên phải cân nhắc ntn cho phù hợp. Em lấy ví dụ VK Mỹ về VN kiếm sống khá nhiều, nhất là ca sĩ :D
Giờ có cái thuận lợi nhất là đc đăng ký 2 quốc tịch nên có nhiều người có thể cân nhắc làm việc và sống cả 2 nơi, cân bằng cuộc sống thế nào cho tốt nhất với hoàn cảnh, điều kiện của mình.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,239 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Đắt cụ nhỉ. Cụ có kinh nghiệm cứ đi set up xong nhượng lại chả mấy mà giầu to
Giá cao vì nằm trong chuỗi Trung tâm thương mại lớn. Không phải ai cũng có thể chèn chân vào đó ạ. Nên em đành phải set up theo hướng khác, phù hợp với năng lực của bản thân, mợ ạ.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,653
Động cơ
293,642 Mã lực
Thời em còn làm việc cho một hãng viễn thông to nhất lúc bấy giờ bên US khi nó chưa phá sản theo dạng H1B dài hạn (em làm software engineer cho hãng Nortel Network, cũng từng thiết kế mấy cái cable modem và viết fw cho nó để cung cấp cho bọn AT&T, sau thì làm về công nghệ Ethernet, IMS, VoIP (SIP, H323, IPPBX cho doanh nghiệp)... lúc đó thằng Huawei mới chỉ có cái lab bé tí ở Markham, Ontario, Canada, còn thằng Cisco mới chỉ như thằng bé mới qua gia đoạn biết đi và bắt đầu tập chạy), đi khá nhiều nơi có người Việt sinh sống ,nhiều nhất ở Cali và Houston, thì nghành nail lúc đó cực thịnh, đến 80% - 90% dân Việt là làm nails cho chủ là người Việt cũng có, người Hoa cũng có, khá nhiều trong số đó từng có học ĐH ở bên VN và sang Mỹ theo diện, sỹ quan chính quyền trước 75, bảo lãnh vợ chồng, đoàn tụ gia đình và cả ...vượt biên. Cụ xukthal ở trên chửi bạn mình là học BK ra rồi làm nail thì đáng trách là chưa hiểu tình huống thực tế, ở US muốn hành nghề đều phải qua đạo tạo và thi lấy chứng chỉ hành nghề , một loại license có thời hạn và phải tiếp tục gia hạn với một số nghành nghề nhất định. Chỉ có một vài nghành như kỹ sư về Electric & Electronic Engineering ( EE) hay vài nghành thuộc khối STEM thì họ có thể chấp nhận bằng ĐH trong nước nếu đáp ứng yêu cầu, và căn cứ vào cái kinh nghiệm thực tế khi phỏng vấn, rồi background checking, sẽ quyết định mướn nếu thấy được, lúc đó là do bùng nổ về dotcom, nguồn lực trong nước Mỹ không đủ và cần rất nhiều lượng lao động nước ngoài và nhập cư có trình độ nên bọn Mỹ mới mở rộng cái quota H1B để giải quyết cái nhu cầu này, đa phần để có được H1B thì ban đầu đa phần đều phải làm cho contractor trước rồi sau đó mới kiếm cơ hội được convert sang làm fulltime employee, như vậy thì mới được hãng bảo lãnh để tiếp tục xin H1B và còn thể apply thường trú nhân sau này, lương thì không thể cao hơn Mỹ trắng được. Dù có là học ĐH Y khoa ở VN và đã hành nghề rồi thì cũng không được tuyển dụng vì không có bằng cấp ở US, rất nhiều người làm nail ở Mỹ em quen cũng từng là bác sỹ ở mấy bệnh viện lớn ở SG, nhiều ông còn là bác sỹ quân đội từ thời ông Thiệu.

Thời những năm đầu 2000, rất nhiều người làm cho một hãng công nghệ của Mỹ, hay nhà thầu của nó là Ấn Độ ở VN sau đó xin H1B khi có LOI của hãng để xin dang B1 trước (dạng làm trước một thời gian theo kiểu đi đào tạo trá hình 3-6 tháng, sau đó mới xin apply H1B, bọn Mỹ nó thừa biết nhưng nó lờ đi do cần người để làm cho bọn nó) sau đó apply lại dạng H1B hoặc xin được H1B ngay từ đầu đều có cơ hội xin được pernanment resident về sau, số khác thì kết hôn sau khi qua được Mỹ để được ở lại (cả giả lẫn thật), giờ đa phần đều có quốc tịch. Hồi đó phỏng vấn xin visa rất dễ dàng nhất là với dân làm software, có công ty xin visa từng đợt 10 đứa đi onsite mà lên lãnh sự quán Mỹ ở SG nó chỉ gọi một thằng lên và hỏi vài câu rồi cho visa nguyên cả băng luôn, H1B thì cũng chỉ hỏi 2-3 câu rồi biểu 3 ngày sau qua cổng kế bên lấy visa (em chưa từng fail visa, kể cả apply lại H1B đến 3 lần, còn visa schengen thì lại bị trượt, chắc do không có tài sản đảm bảo :) ) .

Giờ mà xin được H1B để kiếm đường sang Mỹ và định cư lại như những năm đầu 2000 thì khó như lên trời, chỉ có bọn tham nhũng , níck đầy túi đi theo dạng đầu tư thì may ra có cửa.

Muốn hành nghề như bác sỹ kỹ sư, luật sư hay kế toán, kiểm toán, giáo viên... etc thì phỉa đi học lại rất vất vả , rất nhiều người đều phải từ bỏ ý định đấy vì không có khả năng theo đuổi việc học vì tiếng không biết và gần như qua cái gia đoạn có thể đào tạo lại, nhiều người cũng ráng học lại cao đẳng ( cao đẳng cộng đồng) nhưng cũng không xin được việc làm vì nhiều yếu tố, đành quay lại làm nail, bán phở và cố bám trụ mà kiếm một tương lai tươi sáng hơn cho con cái vì chúng là thế hệ thứ 2 thứ 3 ở Mỹ, cơ hội của chúng với đám Mỹ trắng là tương đương nhau.

Việc làm nail cũng rất cực , đặc biệt là khi phải làm móng cho bọn Mỹ đen, bọn Mễ , bọn hạng 2 hôi thúi trăm bề, làm cho bọn Mỹ trắng thì sướng vì chúng rất là thơm tho và sạch sẽ, đến sợi lông trong háng nó cũng đẹp vì cắt tỉa chau truốt, lề lối đâu ra đấy, tiền tip cũng khá. Nhưng nhìn chung thì kiếm được và nhẹ nhàng hơn so với đi làm contractor xây dựng, sửa chữa điện nước, thông ống cống.... vì license có thời hạn, phải thi để renew theo định kỳ ( một số bang thì không có requỉred)

Nghành nail tuy có vẻ được recover lại sau dịch covid nhưng cái margin lợi nhuận nó thấp hơn thời những năm 2000 nhiều, phần vì cạnh tranh khốc liệt giữa các cộng đồng người Việt và người Hoa gần đây.

Làm nail chỉ tập trung vào nhóm người thế hệ đầu di dân sang Mỹ, đi theo dạng kết hôn giai đoạn sau, còn giờ thì thấy toàn người Bắc, bọn gừng sỹ, diễn viên, hay cán bộ công chức (đang là đg viên trong bộ máy, đạo đức sáng ngời, học tập tư tưởng này kia , lý luận Ch trị đủ cả mà qua kia thì giấu tiệt đi lý lịch đi , chẳng dám hé răng nửa lời) đi dạng E5 với tiền tham nhũng và bòn rút ngân sách cũng nhiều, họ có tiền mang từ trong nước qua , mua nhà và kinh doanh AirBnB , lợi nhuận kiếm cao hơn, dạng này ở US không nhiều bằng Canada, nhất là ở BC, Montreal và Toronto.

Làm nail là nghề rất cực và độc hại, nhưng phải chấp nhận làm để trụ lại, đặng tìm một cái tương lai cho con cái. Không có nghề nghiệp chuyên môn, bằng cấp ĐH ở xứ người thì phải chấp nhận thôi.

Trình độ kỹ sư đào tạo trong nước thì chỉ ở tầm làm thuê ở mức coder theo HLD, FDD và design có sẵn cuả hãng thôi, chứ lên đến tầm designer thì còn xa lắm, nội việc implement một cái protocol thôi thì cũng phải đọc và hiểu hàng trăm cái RFCs và IEEE spec, rồi map nó vào cái hardware design của hãng, hiểu đươc thôi đã khó , làm cho đạt theo coding standard của hãng còn khó hơn nhiều, mọi cái phải học lại từ đầu, nên đừng ảo tưởng là kỹ sư (VN) này nọ siêu đẳng. Ngay cả bọn giảng viên ĐH cũng rặc là bọn chém gió với SV thôi , nhiều thằng còn chẳng biết mẹ gì ngoài mấy cái tờ báo khoa học đọc trên mạng, cho làm đồ án thực tế cũng chỉ hơn mấy thằng SV năm 2-3, cứ thử làm công việc thật sự cho một hãng nước ngoài tương đương với bằng cấp hiện có xem có nổi không là biết ngay., cái đơn giản nhất là viết một cái Abstract cho một cái luận văn nào đó cũng chưa chắc đã nên thân chứ chưa nói là phải dùng song ngữ. Chưa từng thấy ông giảng viên , khoa học gia Việt Nam nào trong mảng lý thuyết lẫn áp dụng công nghệ trong thực tế mà có được bài báo đăng trên IEEE , hay các ấn phẩm KHCN lĩnh vực khác cả

ĐỌc báo chí thấy ca ngợi rùm beng trí tuệ Việt Nam ,bla bla, chỉ biết cười nhạt cho qua
"Giấu tiệt cái lý lịch đi ". Cụ viết hay và trúng quá..
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,510
Động cơ
1,005,790 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dân gian ta vẫn có câu " trọc phú thôn quê không bằng ngồi lê góc phố". Giờ ở bển phát triển nghề này thì bổ xung thêm câu này nữa cho xứng:
Làm CEO trong nước không bằng Neo made trời Tây.
:D
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Dân gian ta vẫn có câu " trọc phú thôn quê không bằng ngồi lê góc phố". Giờ ở bển phát triển nghề này thì bổ xung thêm câu này nữa cho xứng:
Làm CEO trong nước không bằng Neo made trời Tây.
:D
Nghề nào cũng là nghề miễn không có ăn tiền wellfare của chính phủ là tốt rồi, ở bển chạy Uber nhiều ông/bà là giáo viên, giảng viên cũng có đấy cụ ạ
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Đứa bạc mặt khói bụi đường lại ngon hơn nailer chuyên vuốt ve chăm bẵm tay chưn các mợ đẹp à?
Cái này tùy quan điểm từng người. Cách đây lâu lắm rồi em đi nhuộm tóc, chị cắt tóc kiêm làm móng lẩm bẩm chửi đứa em: ngu, bảo về đây học nghề làm tóc làm móng với chị ngồi mát điều hòa nhàn nhã thì không nghe. Đi nhổ cỏ giữa trưa nắng chang chang tháng có mấy triệu khổ hơn đi ô xin. Lúc bà chị ra ngoài đứa em mới dám bật với khách. Nhổ cỏ ở trung tâm HNQG vất vả còn hơn cứ ngồi xuống nâng chân cho khách nhục bỏ xừ, đây không làm được nhá :)
 

QD092000

Xe điện
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
2,520
Động cơ
43,414 Mã lực
2 cụ nói quá chuẩn ạ :D Ngày xưa bảo sang Mẽo vì c.tri vì điều kiện sống...nhưng bây giờ thì hoàn cảnh XH VN cũng khác hẳn rồi...thế nên phải cân nhắc ntn cho phù hợp. Em lấy ví dụ VK Mỹ về VN kiếm sống khá nhiều, nhất là ca sĩ :D
Giờ có cái thuận lợi nhất là đc đăng ký 2 quốc tịch nên có nhiều người có thể cân nhắc làm việc và sống cả 2 nơi, cân bằng cuộc sống thế nào cho tốt nhất với hoàn cảnh, điều kiện của mình.
Mấy ông hưu trí Mỹ kéo về VN mua nhà nhận lương usd+ tiền cho thuê nhà là cưới vk bé đấy cụ.
Tay nghị viên HD Hùng cũng cưới 1 e ngon lắm.

Các a cccđ giờ muốn chống, chừi cũng khó vì ko khéo tiệt đường về quê.
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,895
Động cơ
418,995 Mã lực
Làm nail được thế tốt quá, lực lượng lao động ở VN hiện nay (và cả thì tương lai) mà sang được bển làm nail thì còn gì bằng. Cũng không phải dân Bắc chê gì đâu, mà đội Bắc ít có cơ hội sang theo diện chế độ cũ, các em các cháu sau này sang học hành là chủ yếu thôi. Đội vượt biên Hải Phòng thì kinh rồi, sang làm món gì liều ăn nhiều chứ nail niếc đến bao giờ.

Nhưng thế hệ sau của lớp nail này ở bên đấy thì đúng là phải học để nâng đời, chứ ai bố mẹ đi Mỹ làm nail xong con lại làm nail tiếp, dù sao nó cũng là nghề dân bản địa không coi trọng mấy.

Còn chuyện các cháu bên này sang đi học, nói thật là phải cực kỳ xuất sắc ăn học bổng cao vào trường top thì hãy đi sớm. Còn tầm giỏi đổ xuống thì cứ bình tĩnh học đại học ở nhà đi, rồi nếu giỏi thì kiếm học bổng sau đại học đi cơ hội vẫn như nhau, lúc đấy đủ chín chắn để lựa chọn nghề nghiệp, lại đỡ được mớ tướng. Nhà có điều kiện thì vô tư, coi như một trải nghiệm. Còn phải lo chỗ này chạy chỗ kia cho con đi mà không thật xuất sắc thì rất dễ thành gánh nặng cho cả gia đình. Đến lúc về cũng dở mà ở không xong thì toi.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
"Giấu tiệt cái lý lịch đi ". Cụ viết hay và trúng quá..
Em không có ý gì vì đó là thực tế, em hiểu cái sự kỳ thị và xa lánh của cộng đồng người việt trước năm 75 với những người qua sau này, không khổ cực gì được đi máy bay một lèo qua mỹ trong khi họ để đến được cái thiên đường kia, không ít người thân thích họ hàng phải bỏ xác trên biển, ngay cả trong hãng em từng làm cũng có không ít cái sự cạnh khoé, nghi ngại này nọ của của những người Việt có gia đình đi trước 75, em cũng không chơi nhiều với nhóm này, chỉ yếu hay hang out với bọn Đài Loan, Cuba vượt biên sang. It nhiều em cũng từng là công nhân viên chức của ngành viễn thông VN giai đoạn chuyển đổi sang kỹ thuật số những năm 92-95, và sau đó vài năm là thông tin di động mặt đất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top