- Biển số
- OF-129793
- Ngày cấp bằng
- 7/2/12
- Số km
- 8,336
- Động cơ
- 112,023 Mã lực
Các Kụ có dụng cụ nào hút riệu ủ trong chum sành mà không phải thò bát vào múc xin chia sẻ ạ em ngại nhất mỗi lần múc riệu trong chum
Ngâm thì rượu khoảng 40 độ trở lại thôi. Nhưng mỗi lần ngâm ít cũng 50 lít và phải ngâm hàng năm. Sau vài năm múc lên uống. Đi đâu mà rượi đi toàn 2 phần rượu pha thêm 1 phần nước.Hôm trước em đi Thái nguyên công tác. Có cụ chiêu đãi đem rượu nếp cái hoa vàng ngâm trong thùng gỗ sồi ra uống. Do rượu ngâm đã lâu nên nói chung là cũng nhẹ, có vị hơi khác 1 chút. Do em lái xe nên chỉ làm có 1 chén nhỏ nên ko thưởng thích hết. Theo như cụ ây thì rượu trắng cứ cho vào trong thùng để tầm 3-4 tháng (lần đầu đối với thùng mới 100%) thì ra màu như rượu ngoại trông rất đẹp. Em hỏi thùng gỗ ngâm đó bao nhiêu thì cụ ấy bào đâu 18tr. Về tra mạng thì thấy thùng đó bây giờ VN sản xuất đầy từ 10L đến 200L. Thùng khoảng 10L cũng chỉ hơn 1tr. Không hiểu có cụ nào đã từng ngâm kiểu này xin cho ít review. Chất thùng có đúng gỗ sồi nga ? và ngâm thì cần yêu cầu đầu vào: rượu bao độ, nên dùng loại nào ... ?
Cụ cứ để ngoài sân như vậy hả, em tưởng để nơi ẩm và tối chứ nhỉCủa nhà em trước tết đây.
vào google có máy bơm hút luôn, không cần hút bằng mồm !Các Kụ có dụng cụ nào hút riệu ủ trong chum sành mà không phải thò bát vào múc xin chia sẻ ạ em ngại nhất mỗi lần múc riệu trong chum
Sau mỗi lần ngâm người ta thường phải đốt lại thùng thì mới đảm bảo mầu và hương vị rượu giữa các lần ngâm được ổn định (ngoài vấn đề chất lượng rượu đầu vào).
Việc đốt thùng cũng rất phức tạp, kỳ công do phải tháo tấm gỗ phía trên của thùng ra mới đưa mồi lửa vào và mới có không khí để đốt, sau đó lại phải ghép lại như cữ; người ta thường dùng cồn/thanh gỗ sồi để đốt và phải canh lửa cho vừa đủ, quá lửa thì cháy/hỏng thùng, non lửa thì tác dụng không được như mong muốn và lại phải đốt thế nào cho nó đều khắp mặt trong của thùng.
Chính vì vậy việc dùng thùng gỗ ngâm rượu ở VN chưa thật sự phổ biến do việc đốt thùng vẫn còn xa lạ vì các lý do:
- VN chưa có văn hóa ngâm rượu bằng thùng gỗ sồi - Chỉ có một số ít người có điều kiện/có hiểu biết về môn này mới chơi (VN không có gỗ sồi thì sao có thói quen ngâm thùng gỗ sồi được !).
- Giá thùng gỗ sồi chuẩn/tốt rất đắt so với các dụng cụ ngâm khác (thùng nhập Nga 20 lít có giá trên 12 trđ, cao hơn nhiều so với chum sành, bình thủy tinh, can nhựa, ....).
- Phần lớn thùng mọi người mua ngâm rượu có kích thước khá nhỏ (dưới 100 lít) nên khó đốt sau mỗi lần ngâm.
- Người dùng không thể tự tháo nắp thùng ra để đốt và phục hồi lại sau khi đốt; Người bán thùng chỉ bán thùng mà không hướng dẫn/không biết/không có dịch vụ đốt thùng để hỗ trợ người mua.
- Một số cơ sở sản xuất thùng trong nước (bằng gỗ nhập ngoại) có chiều dày không đảm bảo để đốt thùng (thông thường phải dày trên 2,5cm mới đốt được); một số loại thùng trong nước dùng keo cũng không đốt được vì đốt thì nó cháy hết keo dán.
- Giá thùng đắt mà thời gian ngâm đến khi có rượu ngon để đổ vào mồm khá lâu (càng lâu càng tốt) nên chơi món này phải có nhiều thùng để gối đầu nhau SD nên không phải ai cũng theo được.
Vậy nên, bác nào muốn uống rượu tây tự chế thì chịu khó đầu tư vài thùng to trên 100 lít mà dùng dần và nên mua sớm mà ngâm để uống khi còn sống, thăng rồi thì cúng rượu gì cũng như nhau cả thôi !!!!
Bác cho luôn em cái thùy link tham khảo đivào google có máy bơm hút luôn, không cần hút bằng mồm !
Thùng gỗ sồi ủ vang cũ thì rất đắt và khó mua/vận chuyển kể cả đối với tụi tây nấu rượu/bia thủ công, do vâỵ tụi nó cũng có một cách đơn giản để phục vụ mấy ông khoái nấu rượu/ủ bia chơi chơi đó là nung phôi gỗ sồi rồi thả vào rượu bia.Hôm trước em đi Thái nguyên công tác. Có cụ chiêu đãi đem rượu nếp cái hoa vàng ngâm trong thùng gỗ sồi ra uống. Do rượu ngâm đã lâu nên nói chung là cũng nhẹ, có vị hơi khác 1 chút. Do em lái xe nên chỉ làm có 1 chén nhỏ nên ko thưởng thích hết. Theo như cụ ây thì rượu trắng cứ cho vào trong thùng để tầm 3-4 tháng (lần đầu đối với thùng mới 100%) thì ra màu như rượu ngoại trông rất đẹp. Em hỏi thùng gỗ ngâm đó bao nhiêu thì cụ ấy bào đâu 18tr. Về tra mạng thì thấy thùng đó bây giờ VN sản xuất đầy từ 10L đến 200L. Thùng khoảng 10L cũng chỉ hơn 1tr. Không hiểu có cụ nào đã từng ngâm kiểu này xin cho ít review. Chất thùng có đúng gỗ sồi nga ? và ngâm thì cần yêu cầu đầu vào: rượu bao độ, nên dùng loại nào ... ?
Thú chơi rượu nên bắt đầu khi bước vào tuổi U40 hoặc chậm nhất là U50 là vừa, muộn hơn nữa thì ngâm xong rượu lại không uống được hoặc lúc uống được thì không có ai uống cùng !Thú chơi rượu ngâm rượu, sưu tầm rượu dần dần đến 1 tuổi nào đó đàn ông sẽ thích và đam mê.
E thấy vậy nhất là với người thích quảng giao, hay giao lưu bạn bè. E thấy cũng rất hay nếu cóđiều kiện thì cứ thử đi, còn mấy cụ mà bảo lãng phí, mua rượu tây hay ... thì đúng là chưa đến tầm để chơi rượu.
Bác có dùng thùng gỗ sồi hay sao mà sành thế ?Sau mỗi lần ngâm người ta thường phải đốt lại thùng thì mới đảm bảo mầu và hương vị rượu giữa các lần ngâm được ổn định (ngoài vấn đề chất lượng rượu đầu vào).
Việc đốt thùng cũng rất phức tạp, kỳ công do phải tháo tấm gỗ phía trên của thùng ra mới đưa mồi lửa vào và mới có không khí để đốt, sau đó lại phải ghép lại như cữ; người ta thường dùng cồn/thanh gỗ sồi để đốt và phải canh lửa cho vừa đủ, quá lửa thì cháy/hỏng thùng, non lửa thì tác dụng không được như mong muốn và lại phải đốt thế nào cho nó đều khắp mặt trong của thùng.
Chính vì vậy việc dùng thùng gỗ ngâm rượu ở VN chưa thật sự phổ biến do việc đốt thùng vẫn còn xa lạ vì các lý do:
- VN chưa có văn hóa ngâm rượu bằng thùng gỗ sồi - Chỉ có một số ít người có điều kiện/có hiểu biết về môn này mới chơi (VN không có gỗ sồi thì sao có thói quen ngâm thùng gỗ sồi được !).
- Giá thùng gỗ sồi chuẩn/tốt rất đắt so với các dụng cụ ngâm khác (thùng nhập Nga 20 lít có giá trên 12 trđ, cao hơn nhiều so với chum sành, bình thủy tinh, can nhựa, ....).
- Phần lớn thùng mọi người mua ngâm rượu có kích thước khá nhỏ (dưới 100 lít) nên khó đốt sau mỗi lần ngâm.
- Người dùng không thể tự tháo nắp thùng ra để đốt và phục hồi lại sau khi đốt; Người bán thùng chỉ bán thùng mà không hướng dẫn/không biết/không có dịch vụ đốt thùng để hỗ trợ người mua.
- Một số cơ sở sản xuất thùng trong nước (bằng gỗ nhập ngoại) có chiều dày không đảm bảo để đốt thùng (thông thường phải dày trên 2,5cm mới đốt được); một số loại thùng trong nước dùng keo cũng không đốt được vì đốt thì nó cháy hết keo dán.
- Giá thùng đắt mà thời gian ngâm đến khi có rượu ngon để đổ vào mồm khá lâu (càng lâu càng tốt) nên chơi món này phải có nhiều thùng để gối đầu nhau SD nên không phải ai cũng theo được.
Vậy nên, bác nào muốn uống rượu tây tự chế thì chịu khó đầu tư vài thùng to trên 100 lít mà dùng dần và nên mua sớm mà ngâm để uống khi còn sống, thăng rồi thì cúng rượu gì cũng như nhau cả thôi !!!!
Cụ nên băm nhỏ ra để diện tích tiếp xúc được nhiều. Như vậy chắc uống ngon hơn cho nguyên cái chân bàn vào.Lạ nhỉ, thế bây giờ em gỡ cái chân bàn ăn nhà em (được quảng cáo là sồi Nga) rồi ngâm vào chum sành có được không nhỉ.
Cái này hay đây. Hũ sành ngâm rượu thì không được tráng men. Sành là vật liệu có lỗ rỗng. Việc không tráng men này là để các hợp chất VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) có trong rượu có thể thoát ra, hay là để rượu có thể có các phản ứng hóa học với đất nung? Cùng chờ ý kiến chuyên gia.Bác có dùng thùng gỗ sồi hay sao mà sành thế ?
Nhân tiện bác còm về hũ sành cho vui, so sánh hũ sành và thùng gỗ sồi cho mọi người có thêm thông tin.
Bác cho luôn em cái thùy link tham khảo đi
Vâng, cái này em cũng xem rồi nhưng sợ hơi yếu, chum 100 lít chả biết vòi bơm có tới không
Dùng ống Ti- ô mà hút cụ ơiCác Kụ có dụng cụ nào hút riệu ủ trong chum sành mà không phải thò bát vào múc xin chia sẻ ạ em ngại nhất mỗi lần múc riệu trong chum
Tuyo chỉ hút được nửa chum thôi hoặc là phải đào cái hố để bình hấng thấp hơn chum thì mới hút đượcDùng ống Ti- ô mà hút cụ ơi
Hũ sành có bác đã còm rồi, tóm lại là:Bác có dùng thùng gỗ sồi hay sao mà sành thế ?
Nhân tiện bác còm về hũ sành cho vui, so sánh hũ sành và thùng gỗ sồi cho mọi người có thêm thông tin.
e toàn sành nhà nào cũng sẵn độ 150L.Hũ sành có bác đã còm rồi, tóm lại là:
1. Ưu điểm:
- Giá cả hợp lý (hợp lý thôi chứ cũng không rẻ đâu, 1 cái chum Bát Tràng chuẩn ngâm 20 lít rượu cũng khoảng 500k).
- Chủng loại đa dạng (hình dáng, kích cỡ, ... đủ loại).
- Dễ sử dụng (mua về rửa sạch, kiểm tra xem có gỉ nước không là đem dùng được).
- Ngân rượu đủ thời gian khử được một phần độc tố có sẵn trong rượu (chẳng có thứ gì khử được hết độc tố trong rượu - mà nếu khử được hết thì rượu biến thành nước lã !).
- Giữ được hương vị, độ cồn ban đầu của rượu nếu được nắp kín (rượu ngâm lêu uống êm dịu hơn nhưng độ cồn trong rượu không giảm nhiều đâu nhé); giữ nhiệt độ rượu tương đối ổn định trong quá trình ngâm (chum bằng đất nung dầy dặn, cách nhiệt rất tốt).
- Để đâu cũng được, không kén chỗ cất giữ (chôn dưới đất, để trên bàn thờ;' để phòng khách, phòng bếp, thậm chí trong nhà vệ sinh cũng không sao !).
- Không bị phơi nhiễm độc tố như các loại bình/can nhựa, thủy tinh (chum không men không/ít độc tố; bình thủy tinh tái sinh vẫn bị phơi nhiễm kim loại nặng).
...
2. Nhược điểm:
- Dễ vỡ hơn thùng gỗ.
- Nặng, cồng kềnh, khó di chuyển hơn thùng gỗ/bình thủy tinh/can nhựa (đặc biệt với loại dung tích trên 50 lít).
- Miệng lớn và nắp không khít bằng các loại dụng cụ ngâm khác (khi ngâm phải gia cố thêm phần nắp - Lưu ý: Tố nhất là dùng lá chuối nướng tái nên để gia cố bịt nắp thay vì dùng ni long).
- Chỉ dùng chum sành không tráng men để ngâm rượu nên chọn mua cũng cần phải cẩn thận (chun tráng men ngâm rượi không tốt do có thể bị phơi nhiễm kim loại nặng trong men; chum tráng men hạn chế sự thẩm thấu/thở của rượu trong quá trình ngâm).
- Chất lượng không đồng đều, kích thước không chuẩn, mầu sắc và hình dáng không đồng nhất, .... do được sản xuất thủ công và không theo tiêu chuẩn nào cả.
- Giá dễ chịu hơn thùng gỗ chuẩn.