[Funland] Nếu Quan Vũ không để mất Kinh Châu, Lưu Bị có thống nhất được Tam Quốc không?

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Lã Tử Minh là gốc điển tích: Kẻ sĩ 3 ngày không gặp nhau đã khác đấy các cụ. Lã Mông thất học nên hay bị chê cười, sau tức quá học hành tấn tới, ai cũng nể :D
Khéo Tử Minh sau phải cảm ơn người chê vì “may quá, nhờ chê nên mới thành 1 trong tứ đại đô giám”!
 
  • Vodka
Reactions: Lah

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
716
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
33
Em thấy trong 3 người Tháo, Bị, Tôn Quyền, được ví có trong tay " thiên thời, nhân hòa, địa lợi" , có vẻ La Quán Trung muốn khắc họa sâu cái " nhân hòa " của Bị. Chứ đọc thêm các sử khác, phân tích sâu thấy Bị cũng thuộc hàng gian hùng tuy không lộ rõ như a Tháo. Vũ chết, Bị lấy cớ trả thù Đông Ngô, thực chất cũng muốn lấy cớ để đoạt lại Kinh Châu thôi, ai ngờ bị chôn vùi tại trận Di Lăng, bá nghiệp nhà Thục cũng xdinh từ đó, âu cũng là cái số.
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Vu Cấm nào hàng tướng của Thiệu? Vu Cấm theo Tào Tháo 30 năm từ thuở dựng cờ dấy binh đấy cụ. Mặt hàng của Thiệu được mỗi bác Trương Cáp còn Cao Lãm chết sớm.
Cao Lãm thì bị Tử Long cho ăn 1 xiên. Còn Trương Cáp thì đúng là Tào Tháo mừng như bắt được vàng (bởi Lưu Bị và Khổng Minh đều phải kiêng dè- Trương Cáp giỏi nhất ở môn “dựng doanh trại”).
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Em thấy trong 3 người Tháo, Bị, Tôn Quyền, được ví có trong tay " thiên thời, nhân hòa, địa lợi" , có vẻ La Quán Trung muốn khắc họa sâu cái " nhân hòa " của Bị. Chứ đọc thêm các sử khác, phân tích sâu thấy Bị cũng thuộc hàng gian hùng tuy không lộ rõ như a Tháo. Vũ chết, Bị lấy cớ trả thù Đông Ngô, thực chất cũng muốn lấy cớ để đoạt lại Kinh Châu thôi, ai ngờ bị chôn vùi tại trận Di Lăng, bá nghiệp nhà Thục cũng xdinh từ đó, âu cũng là cái số.
Tiểu thuyết đó được viết đúng vào thời cực thịnh của Khổng Nho nên hình tượng Lưu Bị sẽ nổi bật ở khoản “nhân hoà”. Chứ chính sử thì đúng như cụ nói, Lưu Bị cũng mánh khoé lắm, cũng chí lớn và rất tài- tài cầm quân và có võ nghệ (chính sử, Tào Tháo cũng đề cao Lưu Bị chứ chả có uống rượu luận anh hùng).
 

Dã Quỳ

Xe máy
Biển số
OF-363396
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
92
Động cơ
258,420 Mã lực
Cả 3 lão chả ai hơn ai cả, em thấy không ai có được chiến thắng. Chỉ là mưu mô trong khu vực, cát cứ 1 vùng cho đến chết.
 

Tài mới sún dai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558642
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
1,929
Động cơ
156,159 Mã lực
Tuổi
58
À em nhầm với tay trương doãn là tướng thủy quân của viên thiệu
Trương Doãn là cháu gọi Sái Mạo bằng cậu , đều là tướng thủy binh cũ của Lưu Biểu sau hàng Tào . Chỉ có Trương Nam ( cùng Tiêu Xúc ) mới là tướng cũ của Viên Thiệu , sau là phó tướng cho Vu Cấm nắm thủy binh của Tào ( giai đoạn trước trận Xích Bích ) . Còn có 1 Trương Nam nữa nhưng là tướng của Lưu Bị ...
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,625
Động cơ
291,056 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Trương Doãn là cháu gọi Sái Mạo bằng cậu , đều là tướng thủy binh cũ của Lưu Biểu sau hàng Tào . Chỉ có Trương Nam ( cùng Tiêu Xúc ) mới là tướng cũ của Viên Thiệu , sau là phó tướng cho Vu Cấm nắm thủy binh của Tào ( giai đoạn trước trận Xích Bích ) . Còn có 1 Trương Nam nữa nhưng là tướng của Lưu Bị ...
Ok cụ lại nhầm tiếp. :))
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Kinh Châu ngày đó đánh nhau cuối nên anh hùng hay trốn về. Còn 2 ông Ngụy Diên và Cam Ninh là ẩn náu dưới trướng Hàn Huyền và Hoàng Tổ cũng đều đệ của Lưu Biểu.
 

Tài mới sún dai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558642
Ngày cấp bằng
15/3/18
Số km
1,929
Động cơ
156,159 Mã lực
Tuổi
58
Kinh Châu ngày đó đánh nhau cuối nên anh hùng hay trốn về. Còn 2 ông Ngụy Diên và Cam Ninh là ẩn náu dưới trướng Hàn Huyền và Hoàng Tổ cũng đều đệ của Lưu Biểu.
Hoàng Tổ này nổi tiếng vì đánh trận toàn thua nhưng lại hay giết được tướng . Tôn Kiên bị loạn tên của quân Hoàng Tổ bắn chết , Lăng Tháo ( tướng của Tôn Quyền ) cũng bị chết vì tên do Cam Ninh lúc đó đang theo Hoàng Tổ bắn...
 

xekhongphanhtay

Xe hơi
Biển số
OF-469334
Ngày cấp bằng
10/11/16
Số km
192
Động cơ
201,959 Mã lực
Tuổi
47
Nhớ kg nhầm thì sau thua L Bị, C Du, K Minh ở trận Xích Bích thì T Tháo về lại tranh quyền với nhà Hán nhằm lên ngôi nhưng sau đó đc Thiên tử nhà Hán ban bá vương cai trị nước Triệu, nhưng đúng thời gian này T Tháo mắc trọng bệnh qua đời thì con trai thứ lúc đó dưới sự điều khiển của Tư M Ý đem quan quay lại đanh chiếm Hán vương và sau này mức mưu Tư Mã Ý cũng chết sớm...
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,084
Động cơ
408,783 Mã lực
Kinh Châu ngày đó đánh nhau cuối nên anh hùng hay trốn về. Còn 2 ông Ngụy Diên và Cam Ninh là ẩn náu dưới trướng Hàn Huyền và Hoàng Tổ cũng đều đệ của Lưu Biểu.
Hoàng Trung và Nguỵ Diên dưới trướng Hàn Huyền. Cam Ninh là giặc buồm gấm, dưới trướng Hoàng Tổ nhưng theo Giang Đông hồi trước rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thomas Mueller

Xe đạp
Biển số
OF-566741
Ngày cấp bằng
1/5/18
Số km
23
Động cơ
146,628 Mã lực
cụ phân tích kỹ quá, em thấy khá hợp lý
nãy cũng có 1 cụ (xin lỗi cụ ấy nhé, vì em ko nhớ tên hihi) là anh Vũ chỉ chiếm 1 phần kinh châu thôi chứ ko phải tất cả kinh châu
nhưng trong phim cụ La và các nhà làm phim thì cứ làm quá lên đổ hết tội lên đầu anh Vũ để nâng bi anh Lượng

em cũng có xem 1 số bài báo nói là anh Lượng biết là ko thể thắng đc ngụy nhưng vẫn phải đánh
- đánh để phòng thủ, gọi là phòng thủ từ xa đó cụ
- ra ngoài biên ải để tránh việc tranh giành triều chính ở thành đô với quan lại nước Thục cũ
...
Theo tôi thì ý kiến đó chỉ đúng một phần thôi:

- Đánh để phòng thủ, gọi là phòng thủ từ xa: Điều này chưa đúng, Gia Cát Lượng thật sự khao khát chinh phục Trung Nguyên. Mục tiêu của ông là tiêu diệt nhà Ngụy (theo từng bước, mà bước thứ nhất là đánh Lương Châu, hướng tới Trường An) và những áp lực từ triều đình nhà Thục Hán buộc ông phải xuất quân đánh Ngụy.
- Ra ngoài biên ải để tránh việc tranh giành triều chính ở thành đô với quan lại nước Thục cũ: Gia Cát Lượng đủ uy tín và thực lực để áp chế các quan lại của nước Thục cũ. Với tài năng và sự quyết đoán của mình ông đã giữ cho Thục Hán ổn định. Do đó nói ông phải lánh ra ngoài để tránh việc tranh giành là không chính xác. Tuy nhiên các chiến dịch ông mở có tác dụng hướng quốc gia tới kẻ thù bên ngoài để giảm mâu thuẫn trong nước.

Trở ngược lại thời điểm Lưu Bị bình định và thiết lập chính quyền ở Tây Xuyên, các thủ hạ của ông, theo xuất thân được chia làm 4 phái chính:

+ Phái bản địa, những người có nguồn gốc Tây Xuyên (như Bành Dạng, Tần Mật, Tiêu Chu, Trương Duệ, Trương Ngực,…). Phái này có căn cơ vững chắc, phát triển ổn định nhiều đời. Đối với họ ai làm chủ Ích Châu cũng như nhau, đều phải dựa vào thế lực của họ để thống trị. Do đó dù quân chủ là ai thì quyền lợi của họ cũng không thay đổi.

+ Phái Đông Châu: Khi Lưu Yên (bố Lưu Chương) vào Thục lúc này trong Thục có sẵn các thế tộc bản địa, để củng cố quyền lực ông ta thúc đẩy nhóm người theo mình hình thành phái Đông Châu để cân bằng với phái bản địa. Hai phe phái này tranh đấu, cộng thêm sự thiếu quyết đoán của Lưu Chương dẫn đến trong Thục mãi không ổn định, không phát triển được. Điều này dẫn tới phái Đông Châu dần yếu thế hơn (do thiếu căn cơ) và tìm đến Lưu Bị như cứu cánh.

+ Phái Kinh Châu, những người theo Lưu Bị khi Bị ở Kinh Châu như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Y Tịch, Mã Lương, Mã Tốc,… Họ có căn cơ và quyền lợi ở Kinh Châu. Việc theo giúp Lưu Bị chinh phạt thiên hạ là để mở rộng thêm quyền lợi của mình.

+ Phái Nguyên Lão, những người theo Lưu Bị trước khi tới Kinh Châu như Quan, Trương, Triệu, My Chúc, Tôn Càn,… Họ trung thành và theo Lưu Bị lưu lạc khắp nơi, họ mất hết các quyền lợi ở quê nhà nên họ là những người gắn bó mật thiết nhất (anh em kết nghĩa, anh em vợ, bạn học,…), ủng hộ nhất với Lưu Bị.

Ban đầu với những chiến thắng vang dội, lãnh thổ được mở rộng tạo ra các không gian phát triển nên tình hình Thục Hán rất ổn định. Phái Ích Châu và phái Kinh Châu vẫn được giữ lợi kinh tế, phái Đông Châu thì được gia tăng quyền lợi chính trị, Phái Nguyên Lão được gia tăng thêm các lợi ích về kinh tế và chính trị. Kỳ vọng về 1 Thục Hán có thể thống nhất thiên hạ đem lại nhiều hi vọng (với phái Ích Châu khi Thục Hán thống nhất thiên hạ thì phái Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão chắc chắn sẽ rời Thục và để lại miếng bánh cho họ; với 3 phái kia họ có thể có không gian phát triển).

Tuy nhiên sau các thất bại tại trận Tương Phàn và trận Di Lăng, Thục không những mất Kinh Châu mà còn mất gần 10 vạn quân tinh nhuệ (mất khả năng mở các chiến dịch trong thời gian dài), lãnh thổ Thục Hán chỉ còn lại Ích Châu; phái Kinh Châu mất hẳn các lợi ích kinh tế đã có tại Kinh Châu. Lúc này, Thục Hán trở thành miếng bánh quá nhỏ cho các phe cánh tồn tại. Điều này dẫn tới 3 phái Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão dần dần hội nhập với nhau, đối chọi với lợi ích của phái bản địa Ích Châu.

Vậy nên, Gia Cát Lượng một mặt phải áp chế phái Ích Châu (có căn cơ vững chắc nên nếu không áp chế chắc chắn sẽ dần trở nên áp đảo), một mặt tích cực Bắc Phạt mở ra không gian phát triển mới. Bằng cách hướng quốc gia tới kẻ thù bên ngoài là Tào Ngụy để giảm mâu thuẫn trong nước. Không chỉ Gia Cát Lượng, sau này Tưởng Uyển, Phí Y đều duy trì chính sách tương tự.

Vì sao phái Ích Châu cần phải bị áp chế? Điều dễ thấy là phái này không ủng hộ Bắc phạt và mang tâm lý dễ dàng đầu hàng Ngụy quốc (đại diện là Tiêu Chu, lúc Lưu Thiện đầu hàng đã biểu hiện rất rõ). Đối với họ thì hoàng đế họ Lưu hay họ nào cũng thế thôi. Nhất là nếu Ngụy chiếm được Thục chắc chắn sẽ vẫn phải ưu đãi thế tộc bản địa còn bọn 3 phái không gốc rễ kia lúc đó dễ dàng có thể đẩy đi. Nhân tài Ích Châu vốn đã không nhiều lại không thể sử dụng hoàn toàn.
Các phái bên ngoài như Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão đương nhiên sẽ ưu tiên bảo vệ Thục Hán hơn. Vì họ đã rời xa quê hương quá lâu, căn cơ đã mất, nếu Thục Hán mất thì họ sẽ hoàn toàn bị ghẻ lạnh. Tuy nhiên do không còn gốc rễ nên nhân tài của các phái này càng ngày càng ít ỏi. Dựa vào lượng nhân tài ít ỏi đó sao có thể chống đỡ nổi.

Do vậy, dù là Gia Cát Lượng tài năng thì khả năng Bắc phạt thành công là thấp và ngày càng thấp, các hoạt động quân sự diễn ra với quy mô ngày càng nhỏ hơn. Cảm giác chiến thắng ngày càng xa vời. Các lần xuất quân của Gia Cát Lượng trở nên giống như các cuộc quấy rối, xâm phạm biên giới hơn là chiến dịch tiêu diệt nhà Tào Ngụy
 
Biển số
OF-522075
Ngày cấp bằng
18/7/17
Số km
996
Động cơ
178,311 Mã lực
Tuổi
48
Trung Nguyên xưa anh Lượng thèm lắm ko nuốt đc, nay vẫn dằng dai giữa chị Thảo với anh Vũ mà ??
 
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
980
Động cơ
-124 Mã lực
Tuổi
34
Theo tôi thì ý kiến đó chỉ đúng một phần thôi:

- Đánh để phòng thủ, gọi là phòng thủ từ xa: Điều này chưa đúng, Gia Cát Lượng thật sự khao khát chinh phục Trung Nguyên. Mục tiêu của ông là tiêu diệt nhà Ngụy (theo từng bước, mà bước thứ nhất là đánh Lương Châu, hướng tới Trường An) và những áp lực từ triều đình nhà Thục Hán buộc ông phải xuất quân đánh Ngụy.
- Ra ngoài biên ải để tránh việc tranh giành triều chính ở thành đô với quan lại nước Thục cũ: Gia Cát Lượng đủ uy tín và thực lực để áp chế các quan lại của nước Thục cũ. Với tài năng và sự quyết đoán của mình ông đã giữ cho Thục Hán ổn định. Do đó nói ông phải lánh ra ngoài để tránh việc tranh giành là không chính xác. Tuy nhiên các chiến dịch ông mở có tác dụng hướng quốc gia tới kẻ thù bên ngoài để giảm mâu thuẫn trong nước.

Trở ngược lại thời điểm Lưu Bị bình định và thiết lập chính quyền ở Tây Xuyên, các thủ hạ của ông, theo xuất thân được chia làm 4 phái chính:

+ Phái bản địa, những người có nguồn gốc Tây Xuyên (như Bành Dạng, Tần Mật, Tiêu Chu, Trương Duệ, Trương Ngực,…). Phái này có căn cơ vững chắc, phát triển ổn định nhiều đời. Đối với họ ai làm chủ Ích Châu cũng như nhau, đều phải dựa vào thế lực của họ để thống trị. Do đó dù quân chủ là ai thì quyền lợi của họ cũng không thay đổi.

+ Phái Đông Châu: Khi Lưu Yên (bố Lưu Chương) vào Thục lúc này trong Thục có sẵn các thế tộc bản địa, để củng cố quyền lực ông ta thúc đẩy nhóm người theo mình hình thành phái Đông Châu để cân bằng với phái bản địa. Hai phe phái này tranh đấu, cộng thêm sự thiếu quyết đoán của Lưu Chương dẫn đến trong Thục mãi không ổn định, không phát triển được. Điều này dẫn tới phái Đông Châu dần yếu thế hơn (do thiếu căn cơ) và tìm đến Lưu Bị như cứu cánh.

+ Phái Kinh Châu, những người theo Lưu Bị khi Bị ở Kinh Châu như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Y Tịch, Mã Lương, Mã Tốc,… Họ có căn cơ và quyền lợi ở Kinh Châu. Việc theo giúp Lưu Bị chinh phạt thiên hạ là để mở rộng thêm quyền lợi của mình.

+ Phái Nguyên Lão, những người theo Lưu Bị trước khi tới Kinh Châu như Quan, Trương, Triệu, My Chúc, Tôn Càn,… Họ trung thành và theo Lưu Bị lưu lạc khắp nơi, họ mất hết các quyền lợi ở quê nhà nên họ là những người gắn bó mật thiết nhất (anh em kết nghĩa, anh em vợ, bạn học,…), ủng hộ nhất với Lưu Bị.

Ban đầu với những chiến thắng vang dội, lãnh thổ được mở rộng tạo ra các không gian phát triển nên tình hình Thục Hán rất ổn định. Phái Ích Châu và phái Kinh Châu vẫn được giữ lợi kinh tế, phái Đông Châu thì được gia tăng quyền lợi chính trị, Phái Nguyên Lão được gia tăng thêm các lợi ích về kinh tế và chính trị. Kỳ vọng về 1 Thục Hán có thể thống nhất thiên hạ đem lại nhiều hi vọng (với phái Ích Châu khi Thục Hán thống nhất thiên hạ thì phái Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão chắc chắn sẽ rời Thục và để lại miếng bánh cho họ; với 3 phái kia họ có thể có không gian phát triển).

Tuy nhiên sau các thất bại tại trận Tương Phàn và trận Di Lăng, Thục không những mất Kinh Châu mà còn mất gần 10 vạn quân tinh nhuệ (mất khả năng mở các chiến dịch trong thời gian dài), lãnh thổ Thục Hán chỉ còn lại Ích Châu; phái Kinh Châu mất hẳn các lợi ích kinh tế đã có tại Kinh Châu. Lúc này, Thục Hán trở thành miếng bánh quá nhỏ cho các phe cánh tồn tại. Điều này dẫn tới 3 phái Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão dần dần hội nhập với nhau, đối chọi với lợi ích của phái bản địa Ích Châu.

Vậy nên, Gia Cát Lượng một mặt phải áp chế phái Ích Châu (có căn cơ vững chắc nên nếu không áp chế chắc chắn sẽ dần trở nên áp đảo), một mặt tích cực Bắc Phạt mở ra không gian phát triển mới. Bằng cách hướng quốc gia tới kẻ thù bên ngoài là Tào Ngụy để giảm mâu thuẫn trong nước. Không chỉ Gia Cát Lượng, sau này Tưởng Uyển, Phí Y đều duy trì chính sách tương tự.

Vì sao phái Ích Châu cần phải bị áp chế? Điều dễ thấy là phái này không ủng hộ Bắc phạt và mang tâm lý dễ dàng đầu hàng Ngụy quốc (đại diện là Tiêu Chu, lúc Lưu Thiện đầu hàng đã biểu hiện rất rõ). Đối với họ thì hoàng đế họ Lưu hay họ nào cũng thế thôi. Nhất là nếu Ngụy chiếm được Thục chắc chắn sẽ vẫn phải ưu đãi thế tộc bản địa còn bọn 3 phái không gốc rễ kia lúc đó dễ dàng có thể đẩy đi. Nhân tài Ích Châu vốn đã không nhiều lại không thể sử dụng hoàn toàn.
Các phái bên ngoài như Đông Châu, Kinh Châu, Nguyên Lão đương nhiên sẽ ưu tiên bảo vệ Thục Hán hơn. Vì họ đã rời xa quê hương quá lâu, căn cơ đã mất, nếu Thục Hán mất thì họ sẽ hoàn toàn bị ghẻ lạnh. Tuy nhiên do không còn gốc rễ nên nhân tài của các phái này càng ngày càng ít ỏi. Dựa vào lượng nhân tài ít ỏi đó sao có thể chống đỡ nổi.

Do vậy, dù là Gia Cát Lượng tài năng thì khả năng Bắc phạt thành công là thấp và ngày càng thấp, các hoạt động quân sự diễn ra với quy mô ngày càng nhỏ hơn. Cảm giác chiến thắng ngày càng xa vời. Các lần xuất quân của Gia Cát Lượng trở nên giống như các cuộc quấy rối, xâm phạm biên giới hơn là chiến dịch tiêu diệt nhà Tào Ngụy
Cụ nói hay và hợp lý quá, để tay ko làm nên nghiệp lớn như Bị và Lượng theo em cũng là rực rỡ rồi...Tình hình Thục sau khi mất kinh châu và Bị thua ở trận Di Lăng em nghĩ là không thể vãn hồi nữa rồi dù anh Lượng có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa
 

huvo6789

Xe máy
Biển số
OF-351438
Ngày cấp bằng
19/1/15
Số km
91
Động cơ
267,165 Mã lực
Phụ thuộc vào la quán trung các cụ ạ :D
 
Biển số
OF-522075
Ngày cấp bằng
18/7/17
Số km
996
Động cơ
178,311 Mã lực
Tuổi
48
Lã Tử Minh là gốc điển tích: Kẻ sĩ 3 ngày không gặp nhau đã khác đấy các cụ. Lã Mông thất học nên hay bị chê cười, sau tức quá học hành tấn tới, ai cũng nể :D
cụ Lã Đ.ít này giết đc cụ Vũ nên đc cụ Quyền chan bớt cho ít phi tần, liên hoan quá chén về nhẩy ngựa bị cảm chết chắc, chứ làm sao Vũ nhập đồng hại chết ng khác đc :D
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,497
Động cơ
488,284 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Chào CCCM, sau khi Quan Vũ để mất Kinh Châu vào tay Đông Ngô và Lưu Bị thua ở trận Di Lăng thì nhà Thục 10 phần suy yếu mất 5 rồi, chỉ còn đất Thục & Hán Trung
Theo Long Trung Đối Sách của anh Lượng thì phải giữ đc cả hai nơi là đất thục và kinh châu, nuôi quân lớn mạnh, đông hòa tôn quyền, bắc cự tào tháo, khi thiên hạ có biến, cử 1 tướng từ kinh châu dẫn quân và tiên chủ dẫn quân từ thục ra, đánh vào trung nguyên thống nhất thiên hạ
Nhưng anh Vũ sau khi anh Bị chiếm đc Hán Trung bệnh kiêu ngạo lại càng nặng hơn, tự ý mở chiến dịch đánh ngụy, trong khi đánh lại gây hấn và coi thường đông ngô nên bị anh Lã Mông đánh úp dẫn đến mất kinh châu, bị quân ngụy đuổi cho ko còn đường về

CCCM cho ít còm xem là nếu còn Kinh Châu anh Bị có thống nhất đc thiên hạ không?
Nếu giữ được Kinh Châu. Thục cũng không có cửa đánh Nguỵ cụ ơi!
Khi Quan Vũ có thế thắng trong trận Tương Dương Phàn Thành, tiêu diệt phần lớn quân tinh nhuệ của nước Nguỵ. Tôn Quyền phải đánh úp Kinh Châu ngay cũng vì không muốn phá thế chân vạc.
Giả sử Quan Vũ chiến thắng, Khổng Minh phát binh từ hướng tây, nuốt được nước Nguỵ. Thì là cái hoạ cho Đông Ngô, lúc này chỉ còn Ngô và Thục mà tham vọng của Lưu Bị là khôi phục nhà Hán, chắc chắn sẽ nuốt nốt nước Ngô bé bỏng.

Như vậy, còn hay mất Kinh Châu thì thế hệ Lưu Bị-Tôn Quyên- Tào Tháo vẫn giữ thế Tam Quốc

Các thế hệ sau nếu giữ được ý chí như ông cha thì vẫn ở thế Tam Quốc, nếu không còn ý chí, quyền lực rơi vào tay thế lực khác sẽ sinh nội loạn và suy yếu, sẽ bị nước khác nuốt.
 

Đức Phạm 8x

Xe điện
Biển số
OF-516790
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
3,067
Động cơ
-105,967 Mã lực
Mời các cụ trong đợt dịch bệnh quất cái game Totalwar Three Kingdoms và chọn phe Thục, đừng để anh Vũ tèo vào đập cả 2 anh còn lại là xong mệnh đề nếu chứ có gì nữa. Seri Totalwar là một trong những seri game chiến thuật thời gian thực rất hay, mô phòng các mặt văn hoá, kinh tế, ngoại giao rất tốt, AI của máy cũng ngày càng khốn nạn :))
Em chia sẻ chứ không phải quảng cáo ạ :D
Chơi trên Pc à Cụ Mão ? Có phải mua không ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top