Ý cũng ko tham gia nhiều mặt trận lắm và chế độ phát xít Ý sụp đổ khá sớm nên ít tác động. Chủ yếu vẫn là Đức ở phía Tây.
Đức thì cùng tư tưởng với đám tư bản là "sợ đến ám ảnh" chủ nghĩa cs (Mỹ cũng vậy và gây nên 20 năm chiến tranh ở VN, nếu Mỹ hiểu được bản chất thật sự của +s thời đó chắc sẽ ko làm như vậy). Luôn lo sợ LX móc lốp mình (thực tế là LX cũng "nhăm nhe" làm thế thật) kết hợp với nhu cầu dầu tăng cao
=> Thôi đánh LX luôn cho chắc. Đánh ào cái nó thua là xong thôi. Ai dè không như ý => Thành chia quân 2 mặt trận.
NB là đáng tiếc nhất. Mỹ dù ko đánh nhưng cũng liên tục kìm kẹp và cản trở tham vọng bành trướng của Nhật trên biển, đặc biệt là nhiên liệu ở ĐNA khi lãnh thổ và thuộc địa Mỹ bao vây trọn khu này.
Đánh với Mỹ thì rồi cũng phải đánh thôi. Tuy nhiên sai lầm ở đây là thay vì NB có thể đánh kiểu tranh chấp thuộc địa với Mỹ ở ĐNA, vốn là những cuộc chiến cù nhây, vô trách nhiệm, chả ai quan tâm (vì chỉ là thuộc địa). Sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, thắng thì tốt, thua thì thôi.
Đằng này húng chó vả thẳng mõm Mỹ với chiến dịch tấn công Trân Châu Cảng, là lãnh thổ nước Mỹ. Thể diện quốc gia bị làm nhục, cả nước Mỹ đoàn kết lại. Một đảo quốc nhỏ bé, tạo dân bằng cách nguyên thủy chống lại 1 đảo quốc to hơn 30 lần, tạo dân bằng...nhập khẩu thì thật sự rất khoai. Và cái kết thì ai cũng biết