[Funland] Nếu có ô tô nhiều người đã không thương vong

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,802
Động cơ
408,119 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Đúng là em bị trĩ thật, nói thẳng luôn để cụ đỡ mất công nhắc lại

1. Tắc đường do rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng cụ dám bảo phương tiện không phải là 1 trong những lý do đó thì em không cãi nổi cụ. 4 người đi xe máy hoặc đi xe bus so với 4 người đi 4 cái oto thì bên nào tắc hơn nhỉ?
Nhu cầu đi lại là cơ bản, nhưng oto không phải là một thứ thiết yếu. Cụ không đi oto vẫn có nhiều cách khác để đi. Nếu cụ lý do rằng đi oto sướng hơn thì cụ phải chấp nhận chi nhiều tiền hơn để thỏa mãn sở thích cá nhân của cụ thôi. Ở một nơi có thệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém và mật độ dân số đông thế này thì ôto phải bị hạn chế.

2. Tham nhũng góp phần làm nghẽn đường. Điều này đúng. Nhưng nó là chuyên khác cụ nhé. Chuyện nào ra chuyên đấy. Phải giải quyết tất cả mọi nguyên nhân thì mới triệt để được. Không thể lấy ly do là tham nhũng mà bảo là không hạn chế phương tiện nữa khi cơ sở hạ tầng không theo kịp nổi tốc độ mua xe của người dân.

3. Các nước thuế phí = 0 và không bị tắc nghẽn. Xin lỗi cụ, em không biết các nước này. Kể cả các nước phát triển như Mỹ thì tắc đường vẫn là chuyện xảy ra như cơm bữa trong thành phố. Tắc đường là vấn đề của toàn thế giới này, nhưng ít ra ở nước họ cơ sở hạ tầng đường xá tốt hơn nhiều lần của mình. Trong khi chúng ta vẫn cần mở rộng đường, xây thêm đường, thế thì không thu phí thì lấy đâu ra để xây?

4. "Quay về chủ đề chính. Một lần nữa em đồ rằng thiên đường nếu thuế phí ô tô thấp sẽ có ít thương vong hơn rất nhiều. Và biết đâu khi có nhiều oto đường các tp lớn sẽ phải rộng hơn, dân số sẽ không tập trung mà sẽ tản đềubra các tỉnh lân cận như một quy luật tất yếu."

>> Đây là nhận xét thể hiện rõ nhất tầm nhịn hạn hẹp của cụ. Thương vong do tai nạn phần lớn là do ý thức người tham gia giao thông kém. Nếu đi đúng luật lệ, giữ khoảng cách tốt, giữ vận tốc chuẩn, không rượu bia, sát hạch lái xe nghiêm khắc thì mới là cách tốt nhất giảm bớt thương vong. Còn nếu cứ cho mấy anh mấy chị nông dân mua oto và lái xe thoải mái ra ngoài đường theo kiểu "nhầm chân phanh thành chân ga" thì nó mới là thảm họa. Cái câu nói "biết đâu khi có nhiều oto thì đường và các tp lớn sẽ phải rộng hơn" của cụ nó ngây thơ một cách kinh hoàng luôn ạ. Làm chính sách không có cái chứ biết đâu đấy, cái gì cũng phải cụ thể, biện chứng rõ ràng. Anh cứ nghĩ cho sướng thân anh và mặc định rằng xã hội sẽ thay đổi theo anh thì không được. Thành phố muốn phát triển rộng ra, dân số muốn rản ra các tỉnh lân cận thì nó phải là từ các hành động cụ thể như xây dựng đường xá, phát triển kinh tế vùng ven, phát triển giáo dục... chứ không phải là bằng cách cho các anh mua oto thoải mái và trong đầu chỉ nghĩ là "biết đâu" được.

Các vấn đề trong xã hội không bao giờ là từ một nguyên nhân duy nhất nhưng nó đều bắt nguồn từ yếu tố con người. Theo tôi có 1 cách chung để giải quyết tất cả đó là bằng giáo dục. Tuy nhiên cách này rất lâu, rất khó. Nó lâu là vì để mà thay đội được tri thức của 1 xã hội, nó phải qua nhiều đời người, và kiên trì liên tục. Cụ cứ tưởng tượng một xã hội mà tất cả mọi người trong đó đều là những người có học, có tri thức, được giáo dục tốt, thì mọi vấn đề sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lái xe ra đường có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với người xung quanh. Làm việc có trách nhiệm, đạo đức, không tham nhũng ... Chỉ có giáo dục là cách duy nhất giải quyết triệt để tất cả. Cho nên bản thân các cụ hãy giáo dục con cái mình trở thành người tốt, có học, có học ở đây không chỉ là có bằng cấp mà quan trọng hơn là học "lễ", học làm người. Khi ấy thì xã hội mới phát triển được. Một xứ sở đáng được gọi là thiên đường không phải là một xứ sở mà ai cũng được đi oto, mà theo tôi phải là một nơi mà mọi người đều tốt, đối xử với nhau tốt và biết giá trị của bản thân mình. Những nước Băc Âu như Na- uy, THụy Điển, Đan mạch là những nước thật sự hạnh phúc hơn các nước khác không phải chỉ vì họ giàu có mà là vì xã hội của họ tri thức cao. Còn đứng đầu kinh tế như Mỹ hay Trung Quốc chưa chắc đã là thiên đường nếu dân trí còn kém.

Những ông mà chửi chính sách, chửi tham nhũng có dám cá rằng nếu mình đang làm cái việc như thế, có cơ hội ăn tiền ngon vài tỉ thì có tham nhũng giống họ không? Cái này tôi để các cụ tự trả lời.
Điều duy nhất chúng ta có thể làm được để thay đổi xã hội này bây giờ là hãy giáo dục con cái cho tốt.
Em rất tán thành đoạn cuối của cụ và cái " Khốn nạn" đó không biết từ đâu mà ra nhỉ?
Không lẽ mở cửa học đc của" bọn tư bản giấy chết"?
Còn như nhiều cụ nói chuyện tăng tiếp, giá xe của mình + thuế phó các loại thì nó đang tróng nhóm vài nước đimhr của thế giới rồi, hay là các cụ thích 1 mình 1 đỉnh?
 

ashlove

Xe tải
Biển số
OF-347795
Ngày cấp bằng
23/12/14
Số km
234
Động cơ
271,208 Mã lực
- Bác chỉ cần biết, 245km đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, làm toàn bộ từ nền đường, giải phóng mặt bằng, các công trình phụ trợ... chỉ khoảng 32.000 tỷ thôi nhé. 1 triệu tỷ, nếu làm toàn đường cao tốc như HN-LC thì sẽ được 31 con đường, gần 8000km đường cao tốc, đủ làm mới 6 con đường cao tốc Bắc Nam bác nhé.
- Còn nếu làm đường cao tốc cao cấp như Hà Nội - Hải Phòng, kể cả các loại đội vốn cũng chỉ khoảng 45.000 tỷ. 1 triệu tỷ đủ làm 22 con đường như HN - HP bác nhé
- Còn nếu quy về các con đường phổ biến ở VN (kiểu như tỉnh lộ), mức đầu tư cho 1km chỉ vào khoảng 20 tỷ. 1 triệu tỷ làm được 50.000km bác nhé.
E cũng không biết nhiều về giá xây mấy cái này đâu cụ, e search gôogle ra mấy cái đoạn e biết mà xây đắt đắt trong nội thành thôi :)

Nhưng mà e thấy vấn đề nó như này cụ nhé:
Cái 1 triệu tỉ đấy nó là của tổng cộng các phương tiện hiện đang có chứ không phải trong một khoảng thời gian ngắn, cái 1 triệu tỉ đấy nó là tính cộng dồn năm này qua năm khác, nên cái đống đấy nó phải tính so sánh với tất cả các con đường được xây trong thời gian đấy, gần như là hết các con đường luôn.

Tức là bây h ngồi cộng hết số km đường Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác vào, thì cái số 1 triệu tỉ kia nó cũng không to đâu cụ ơi, nhưng chắc chắn là ko hết 1 triệu tỉ.

Nhưng vấn đề là cụ mới chỉ tính chi phí xây, còn chi phí vận hành, bảo trì, tu sửa và 1 loạt các cái khác nữa cũng ko nhỏ đâu cụ.

Và cụ quên ko tính chi phí xây cầu, tàu điện, tàu điện ngầm, và 1 loạt các phương tiện công cộng. Cụ search google sẽ thấy đang thiếu tiền xây tàu điện ngầm, cao tốc bắc nam, đường sắt cao tốc bắc nam.

Tất nhiên là cụ có thể sẽ thấy việc mua xe cá nhân là quan trọng, nhưng thật ra phương tiện công cộng quan trọng với đất nước, thành phố hơn rất nhiều, rất nhiều lần phương tiện cá nhân.





Thật ra nếu theo chủ để của topic này là: Đi xe oto AN TOÀN hơn xe máy, xe đạp thì đúng ra phải tranh luận về vấn đề an toàn, và e nói thật đúng ra thì đi tàu điện ngầm, xe bus an toàn hơn nhiều so với phương tiện cá nhân (theo lý thuyết).

Nếu trong nội đô, tàu điện ngầm là an toàn hơn phương tiện cá nhân. Nếu di chuyển qua các tỉnh, đường sắt cao tốc an toàn hơn phương tiện cá nhân.

Và tiền ngân sách để xây mấy cái này cũng cần chứ ko phải rơi từ trên trời xuống, thế nên vẫn cần đánh thuế phương tiện cá nhân.

Ở đây e ko bàn về tham nhũng nhé.
 

ashlove

Xe tải
Biển số
OF-347795
Ngày cấp bằng
23/12/14
Số km
234
Động cơ
271,208 Mã lực
Bác chịu khó đọc đi.
VN mới có khoảng 27 ô tô/1000 dân mà bác đã lo không có chỗ đỗ xe, thử nhìn sang các nước khác, nơi mà họ có đến vài trăm xe/1000 dân thì họ đỗ xe kiểu gì?
Bác cho rằng VN cứ mãi mãi ở đáy Thế giới chăng?
Cụ biết chi phí gửi xe một tháng ở bên mấy thành phố đông dân không cụ, e hỏi thật chứ không phải hỏi đểu đâu.
 

Chick choak

Xe tải
Biển số
OF-432606
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
461
Động cơ
217,293 Mã lực
Tuổi
42
cụ mới biết 1 mà chưa biết 2.

Ngân sách để xây cầu đường không phải chỉ lấy ở thuế phí ô tô xe máy, nguồn đó hoàn toàn có thể từ các nguồn thu xăng dầu, dầu khí, bán tài nguyên, vay vốn nước ngoài, trao đổi v.vv.vv.... vậy cụ đừng nghĩ loanh quanh cái 1 triệu tỷ đấy làm gì.

ai chẳng biết là các phương tiện công cộng nó quan trọng hơn phương tiện cá nhân, tuy nhiên thực tế để có các phương tiện công cộng có dịch vụ tốt thì nó lại ở một tầm quá cao so với thiên đường. Và quan trọng hơn nữa, phương tiện cá nhân còn chưa ra làm sao thì làm thế nào được phương tiện công cộng tốt được ?!
Bus, BRT, Đường sắt thường, Đường Sắt trên cao.... là những cái minh chứng rõ nét cho việc thiên đường không thể có dịch vụ phương tiện công cộng tốt được.

Thế nhé cụ
 

ashlove

Xe tải
Biển số
OF-347795
Ngày cấp bằng
23/12/14
Số km
234
Động cơ
271,208 Mã lực
cụ mới biết 1 mà chưa biết 2.

Ngân sách để xây cầu đường không phải chỉ lấy ở thuế phí ô tô xe máy, nguồn đó hoàn toàn có thể từ các nguồn thu xăng dầu, dầu khí, bán tài nguyên, vay vốn nước ngoài, trao đổi v.vv.vv.... vậy cụ đừng nghĩ loanh quanh cái 1 triệu tỷ đấy làm gì.

ai chẳng biết là các phương tiện công cộng nó quan trọng hơn phương tiện cá nhân, tuy nhiên thực tế để có các phương tiện công cộng có dịch vụ tốt thì nó lại ở một tầm quá cao so với thiên đường. Và quan trọng hơn nữa, phương tiện cá nhân còn chưa ra làm sao thì làm thế nào được phương tiện công cộng tốt được ?!
Bus, BRT, Đường sắt thường, Đường Sắt trên cao.... là những cái minh chứng rõ nét cho việc thiên đường không thể có dịch vụ phương tiện công cộng tốt được.

Thế nhé cụ
Để phương tiện công cộng CÓ DỊCH VỤ TỐT dễ hơn rất nhiều các vấn đề khác cụ nhé.

Thứ 2 nữa là câu cuối của cụ sai hoàn toàn nhé, Việt Nam có 1 số tuyến Bus có dịch vụ tốt từ lâu cụ nhé

Em đồng tình là ngân sách lấy được từ nhiều nguồn, nhưng nó cũng dùng cho nhiều việc lắm cụ ơi. Mà nói đến các việc khác có mà nói đến sáng mai, bên mình nghành nào cũng đầy vấn đề luôn nên thôi tập trung chủ đề chính thôi.

P/s: e đồng tình với cụ về vấn đề tham nhũng. Thật ra chặn được tham nhũng thì tiền đấy làm được ối việc. Tuy nhiên ko nên bàn vấn đề tham nhũng ở đây vì nó ko phải vấn đề topic này đề cập.



Nhân tiện e nói thật, làm bus chất lượng tốt dễ hơn cực kì nhiều làm các việc khác, lại cũng rẻ hơn, lại giải quyết được nhiều vấn đề hơn đi làm các cái khác.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
E cũng không biết nhiều về giá xây mấy cái này đâu cụ, e search gôogle ra mấy cái đoạn e biết mà xây đắt đắt trong nội thành thôi :)

Nhưng mà e thấy vấn đề nó như này cụ nhé:
Cái 1 triệu tỉ đấy nó là của tổng cộng các phương tiện hiện đang có chứ không phải trong một khoảng thời gian ngắn, cái 1 triệu tỉ đấy nó là tính cộng dồn năm này qua năm khác, nên cái đống đấy nó phải tính so sánh với tất cả các con đường được xây trong thời gian đấy, gần như là hết các con đường luôn.

Tức là bây h ngồi cộng hết số km đường Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác vào, thì cái số 1 triệu tỉ kia nó cũng không to đâu cụ ơi, nhưng chắc chắn là ko hết 1 triệu tỉ.

Nhưng vấn đề là cụ mới chỉ tính chi phí xây, còn chi phí vận hành, bảo trì, tu sửa và 1 loạt các cái khác nữa cũng ko nhỏ đâu cụ.

Và cụ quên ko tính chi phí xây cầu, tàu điện, tàu điện ngầm, và 1 loạt các phương tiện công cộng. Cụ search google sẽ thấy đang thiếu tiền xây tàu điện ngầm, cao tốc bắc nam, đường sắt cao tốc bắc nam.

Tất nhiên là cụ có thể sẽ thấy việc mua xe cá nhân là quan trọng, nhưng thật ra phương tiện công cộng quan trọng với đất nước, thành phố hơn rất nhiều, rất nhiều lần phương tiện cá nhân.





Thật ra nếu theo chủ để của topic này là: Đi xe oto AN TOÀN hơn xe máy, xe đạp thì đúng ra phải tranh luận về vấn đề an toàn, và e nói thật đúng ra thì đi tàu điện ngầm, xe bus an toàn hơn nhiều so với phương tiện cá nhân (theo lý thuyết).

Nếu trong nội đô, tàu điện ngầm là an toàn hơn phương tiện cá nhân. Nếu di chuyển qua các tỉnh, đường sắt cao tốc an toàn hơn phương tiện cá nhân.

Và tiền ngân sách để xây mấy cái này cũng cần chứ ko phải rơi từ trên trời xuống, thế nên vẫn cần đánh thuế phương tiện cá nhân.

Ở đây e ko bàn về tham nhũng nhé.
- Trước tiên, đồng ý với bác là trong đô thị lớn thì giao thông công cộng phải là số 1, phải là phương tiện giao thông chủ yếu đối với các TP. đông dân. Còm trên tôi đã nói về Tokyo, TP. rất đông dân, rất hiện đại, nhưng tỷ lệ sử dụng ô tô chưa bằng 1/2 tỷ lệ của cả nước Nhật, đó là nhờ giao thông công cộng, chứ không phải nhờ vào chính sách thuế, phí hay các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, ngoài GTCC thì vẫn phải có giao thông cá nhân, nhất là bên ngoài các đô thị lớn, và giao thông cá nhân đó là gì? Tôi cho rằng, đó là ô tô, mức độ thế nào thì chính quyền và xã hội phải tự điều tiết.
- Tiền thuế thu từ ô tô không phải chỉ để làm đường, mà nó được nhập chung vào NSNN, chi cho rất nhiều việc như giáo dục, quốc phòng, y tế... và cho cả mấy Tập đoàn Vinashin, Vinaline nữa. Có thể việc làm đường để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nhân dân không hết 1 triệu tỷ kia, nhưng cũng có thể hơn, đó là việc của ngân sách. Số tiền đó cũng chỉ là số tiền thu gần đây, với những xe hiện còn đang chạy; đường xá cũng không phải xây mới hết, mà hầu hết đã có sẵn, chỉ nâng cấp, trải thảm hoặc mở rộng thôi, chưa kể đường làm từ kinh phí ngoài ngân sách (đường BOT chẳng hạn), hiện đang xây dựng ồ ạt (Ở Nhật, hầu hết hệ thống tầu điện ngầm, tầu cao tốc Shinkansen, nhiều đường cao tốc chất lượng cao làm bằng tiền ngoài ngân sách)
- Tôi không nói là phải bỏ thuế ô tô, mà tôi nói rằng nó quá cao, cao đến mức nó gây hại cho đời sống nhân dân và làm hại cho nền kinh tế, làm cho công nghiệp ô tô chết, nhiều ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển được. Thuế là con dao 2 lưỡi. Thu thuế cao có thể thu được nhiều tiền ở một thời điểm, nhưng về lâu dài thì tổng mức thu lại thấp do nguồn thu thấp (ít người có khả năng đóng thuế, kinh tế trì trệ). Thu thuế ở mức độ hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu cao nhất, đồng thời vẫn thúc đẩy được sản xuất và tiêu dùng phát triển.
 

truongdq94

Xe tải
Biển số
OF-465669
Ngày cấp bằng
27/10/16
Số km
424
Động cơ
204,638 Mã lực
cơ sở hạ tầng giao thông có chịu nổi đâu mà mơ ô với chả tô ạ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ biết chi phí gửi xe một tháng ở bên mấy thành phố đông dân không cụ, e hỏi thật chứ không phải hỏi đểu đâu.
Tôi không biết cụ thể, nhưng biết thế này:
- Xe cộ có thể đỗ bất cứ chỗ nào không có biển cấm đỗ, hoàn toàn miễn phí, thậm chí đỗ cả tháng, nhưng đôi khi phải đi bộ khá xa.
- Những khu vực đông người, đông xe thì không có chỗ đỗ, phải gửi xe vào các điểm đỗ xe tự động hoặc có nhân công. Chi phí đỗ xe khá cao, tôi nhớ không chính xác lắm, một lần đỗ xe (khoảng 2 giờ) ở khu vực trung tâm, tính ra tiền mình mất khoảng 200K
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,592
Động cơ
904,310 Mã lực
- Trước tiên, đồng ý với bác là trong đô thị lớn thì giao thông công cộng phải là số 1, phải là phương tiện giao thông chủ yếu đối với các TP. đông dân. Còm trên tôi đã nói về Tokyo, TP. rất đông dân, rất hiện đại, nhưng tỷ lệ sử dụng ô tô chưa bằng 1/2 tỷ lệ của cả nước Nhật, đó là nhờ giao thông công cộng, chứ không phải nhờ vào chính sách thuế, phí hay các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, ngoài GTCC thì vẫn phải có giao thông cá nhân, nhất là bên ngoài các đô thị lớn, và giao thông cá nhân đó là gì? Tôi cho rằng, đó là ô tô, mức độ thế nào thì chính quyền và xã hội phải tự điều tiết.
...Có thể việc làm đường để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nhân dân không hết 1 triệu tỷ kia, nhưng cũng có thể hơn, đó là việc của ngân sách. Số tiền đó cũng chỉ là số tiền thu gần đây, với những xe hiện còn đang chạy; đường xá cũng không phải xây mới hết, mà hầu hết đã có sẵn, chỉ nâng cấp, trải thảm hoặc mở rộng thôi, chưa kể đường làm từ kinh phí ngoài ngân sách (đường BOT chẳng hạn), hiện đang xây dựng ồ ạt (Ở Nhật, hầu hết hệ thống tầu điện ngầm, tầu cao tốc Shinkansen, nhiều đường cao tốc chất lượng cao làm bằng tiền ngoài ngân sách)
- Tôi không nói là phải bỏ thuế ô tô, mà tôi nói rằng nó quá cao, cao đến mức nó gây hại cho đời sống nhân dân và làm hại cho nền kinh tế, làm cho công nghiệp ô tô chết, nhiều ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển được...
Nói về Tokyo, nếu HN (hay Tp. Hồ Chí Minh) có mạng lưới tầu điện ngầm (và mạng lưới tầu nổi từ bên ngoài vào) như Tokyo thì chắc thuế đánh vào ô tô có cao gấp đôi như hiện nay cũng rất ít người quan tâm!
Ai từng qua Tokyo sẽ thấy, không chỉ người dân, dù có ô tô riêng thì người ta vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống giao thông công cộng vì đi ô tô trong thành phố này rất khó mà muốn đi lại chỉ cần xuống tầu điến ngầm thì đến nơi cần đến rất nhanh.
Cái gạch đầu dòng thứ 2 là "đầu tiên", nợ công, nợ nước ngoài cao ngất ngưởng, nền kinh tế èo uột, xuất khẩu khá nhiều nhưng giá trị công thêm lại rất thấp. Hiện tại VN cần cố thắt lương buộc bụng để giải quyết được vấn đề đầu "tiên này"!
Cái gạch đầu dòng thứ 3, nhiều người (trong đó có cả quan chức bộ Tài chánh) sẽ chỉ nghĩ là Nhà nước tìm cách thu tiền từ thuế đánh vào ô tô.
Cũng đúng như vậy, nhưng vấn đề ciính lại khác: nếu chi phí để có xe riêng mà rẻ, nhiều người hơn nữa có khả năng chạy xe riêng (thực tế thì nhiều người hiện nay chỉ đi làm cách nhà 2 hay 3 cây cũng đang đi ô tô) với hạ tầng giao thông hiện nay thì giao thông sẽ như thế nào, tắc đường như hiện nay chưa đủ hay sao!
Người ta bắt buộc phải ép cho chi phí sử dụng ô tô riêng (xe cá nhân) lên cao nhằm hạn chế số lượng ô tô lưu thông để chỉ những người có công việc cần thiết phải sử dụng ô tô vẫn đi chuyển được. Còn để chi phí rẻ thì việc vận tải người/hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi tắc đường, mà như vậy tất nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cả nền kinh tế->cuối cùng thì "đầu tiên" cho việc mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông cũng chỉ luôn là câu hỏi mà chẳng thể trả lời. VN chẳng bao giờ có được hạ tầng giao thông phục vụ được cho các hoạt động kinh tế.
CN ô tô chỉ là 1 ngành công nghiệp, một lĩnh vực kinh tế. Ở VN để phát triển CN ô tô sẽ phải hy sinh rất nhiều thứ khác. Hiện tại VN còn nhiều thứ khác phải phát triển hơn để trả lời được câu hỏi "đầu tiên"!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nói về Tokyo, nếu HN (hay Tp. Hồ Chí Minh) có mạng lưới tầu điện ngầm (và mạng lưới tầu nổi từ bên ngoài vào) như Tokyo thì chắc thuế đánh vào ô tô có cao gấp đôi như hiện nay cũng rất ít người quan tâm!
Ai từng qua Tokyo sẽ thấy, không chỉ người dân, dù có ô tô riêng thì người ta vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống giao thông công cộng vì đi ô tô trong thành phố này rất khó mà muốn đi lại chỉ cần xuống tầu điến ngầm thì đến nơi cần đến rất nhanh.
Cái gạch đầu dòng thứ 2 là "đầu tiên", nợ công, nợ nước ngoài cao ngất ngưởng, nền kinh tế èo uột, xuất khẩu khá nhiều nhưng giá trị công thêm lại rất thấp. Hiện tại VN cần cố thắt lương buộc bụng để giải quyết được vấn đề đầu "tiên này"!
Cái gạch đầu dòng thứ 3, nhiều người (trong đó có cả quan chức bộ Tài chánh) sẽ chỉ nghĩ là Nhà nước tìm cách thu tiền từ thuế đánh vào ô tô.
Cũng đúng như vậy, nhưng vấn đề ciính lại khác: nếu chi phí để có xe riêng mà rẻ, nhiều người hơn nữa có khả năng chạy xe riêng (thực tế thì nhiều người hiện nay chỉ đi làm cách nhà 2 hay 3 cây cũng đang đi ô tô) với hạ tầng giao thông hiện nay thì giao thông sẽ như thế nào, tắc đường như hiện nay chưa đủ hay sao!
Người ta bắt buộc phải ép cho chi phí sử dụng ô tô riêng (xe cá nhân) lên cao nhằm hạn chế số lượng ô tô lưu thông để chỉ những người có công việc cần thiết phải sử dụng ô tô vẫn đi chuyển được. Còn để chi phí rẻ thì việc vận tải người/hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi tắc đường, mà như vậy tất nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cả nền kinh tế->cuối cùng thì "đầu tiên" cho việc mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông cũng chỉ luôn là câu hỏi mà chẳng thể trả lời. VN chẳng bao giờ có được hạ tầng giao thông phục vụ được cho các hoạt động kinh tế.
CN ô tô chỉ là 1 ngành công nghiệp, một lĩnh vực kinh tế. Ở VN để phát triển CN ô tô sẽ phải hy sinh rất nhiều thứ khác. Hiện tại VN còn nhiều thứ khác phải phát triển hơn để trả lời được câu hỏi "đầu tiên"!
- Nói về Tokyo thì bác đã hiểu rồi, vậy bác có thấy người ta hạn chế sử dụng ô tô ở Tokyo bằng cách đánh thuế thật cao trên cả nước Nhật không? Để sắm ô tô với thu nhập của dân Nhật rất dễ, nhưng tỷ lệ sở dụng ô tô ở Tokyo lại rất thấp, đó không phải là nhờ vào chính sách đánh thuế nặng.
- Đúng là hiện nay nhiều người đi làm 2-3km cũng đi ô tô, nhưng lại có rất rất nhiều người đi hàng chục km vẫn phải đi xe máy, tỷ lệ sử dụng ô tô ở VN so với Thế giới còn rất thấp (chỉ bằng khoảng 1/8 mức trung bình).
- Tắc đường hiện nay đúng là vấn đề cần phải giải quyết, thế nhưng nguyên nhân chính của nó là gì? Có phải do nhiều ô tô quá hay do vượt đèn đỏ, chiếm đường khi đợi đèn xanh, do tranh cướp đường của nhau, do cản trở lẫn nhau...? Vấn đề tắc đường có phải là vấn đề của cả nước không hay chỉ là vấ đề của các TP lớn? Nếu như xác định được do có quá nhiều ô tô (mặc dù mới chỉ bằng mấy nước Châu Phi) thì cần phải có biện pháp hạn chế ở những chỗ quá nhiều, nhưng có khi lại phải khuyến khích phát triển ở những chỗ còn ít.
- Công nghiệp ô tô là một ngành quan trọng, kéo theo là các ngành công nghiệp phụ trợ như luyện kim, cơ khí chính xác, điện tử, cao su, nhựa... Sử dụng ô tô không đơn thuần là phương tiện giao thông, mà còn giúp phát triển kinh tế. Hy sinh ngành công nghiệp ô tô và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác để được cái gì? Để hạn chế được ô tô trên cả nước nhưng các TP lớn vẫn tắc đường triền miên do tràn ngập xe máy?
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,592
Động cơ
904,310 Mã lực
- Nói về Tokyo thì bác đã hiểu rồi, vậy bác có thấy người ta hạn chế sử dụng ô tô ở Tokyo bằng cách đánh thuế thật cao trên cả nước Nhật không? Để sắm ô tô với thu nhập của dân Nhật rất dễ, nhưng tỷ lệ sở dụng ô tô ở Tokyo lại rất thấp, đó không phải là nhờ vào chính sách đánh thuế nặng...
Vẫn cái dòng suy nghĩ này khi bác đem so sánh hạ tầng giao thông Tokyo với ở HN và Tp. Hồ chí Minh, Việt Nam với Nhật bản!
Bác chẳng hiểu là ngành công nghiệp của ô tô với Nhật Bản chẳng thể so sánh với cái ngành này ở VN, ngay đem so sánh với Thái Lan đã là quá khập khiễng. Ở nước họ ngành CN ô tô rất phát triển, đóng góp lớn cho cả nền kinh tế nên việc họ phải bảo vệ là điều không phải bàn. Một trong các cách (hay biện pháp) là dù quá nhiều ô tô đang chạy vẫn phải khuyến khích thị trường thụ trong nước.
VN muốn phát triển ngành CN ô tô cũng chẳng thể làm khác là phải khuyến khích tiêu thụ trong nước. Khuyến khích tức là tăng nhanh số lượng ô tô trên hiện trạng hạ tầng giao thông rất tổi tệ, tương lai chỉ có thể khắc phục phần nào vì nền kinh tế đang quá nhỏ bé, kiếm ra chẳng đủ tiền để đầu tư nhiều!
Hiện tại để có tiền, VN cần phát triển những ngành kinh tế đem lại tiền nhanh hơn, tức là có khả năng cạnh tranh cao hơn, còn CN ô tô lại khác, ngay trong khối nước ĐNA từ lâu Thái Lan, bây giờ In đô đã khá phát triển, VN bây giờ mới bắt đầu thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Chỉ để có ngành CN ô tô, chắc chắn VN phải hy sinh các ngành khác (cạnh tranh tiền vốn cho đầu tư, tăng nhanh số lượng ô tô là tác nhân gây tắc đường làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế khác,...) mà khả năng cạnh tranh lại kém thì liệu có nên đánh đổi hay không?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Vẫn cái dòng suy nghĩ này khi bác đem so sánh hạ tầng giao thông Tokyo với ở HN và Tp. Hồ chí Minh, Việt Nam với Nhật bản!
Bác chẳng hiểu là ngành công nghiệp của ô tô với Nhật Bản chẳng thể so sánh với cái ngành này ở VN, ngay đem so sánh với Thái Lan đã là quá khập khiễng. Ở nước họ ngành CN ô tô rất phát triển, đóng góp lớn cho cả nền kinh tế nên việc họ phải bảo vệ là điều không phải bàn. Một trong các cách (hay biện pháp) là dù quá nhiều ô tô đang chạy vẫn phải khuyến khích thị trường thụ trong nước.
VN muốn phát triển ngành CN ô tô cũng chẳng thể làm khác là phải khuyến khích tiêu thụ trong nước. Khuyến khích tức là tăng nhanh số lượng ô tô trên hiện trạng hạ tầng giao thông rất tổi tệ, tương lai chỉ có thể khắc phục phần nào vì nền kinh tế đang quá nhỏ bé, kiếm ra chẳng đủ tiền để đầu tư nhiều!
Hiện tại để có tiền, VN cần phát triển những ngành kinh tế đem lại tiền nhanh hơn, tức là có khả năng cạnh tranh cao hơn, còn CN ô tô lại khác, ngay trong khối nước ĐNA từ lâu Thái Lan, bây giờ In đô đã khá phát triển, VN bây giờ mới bắt đầu thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Chỉ để có ngành CN ô tô, chắc chắn VN phải hy sinh các ngành khác (cạnh tranh tiền vốn cho đầu tư, tăng nhanh số lượng ô tô là tác nhân gây tắc đường làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế khác,...) mà khả năng cạnh tranh lại kém thì liệu có nên đánh đổi hay không?
Ở đây không hề có chuyện so sánh hạ tầng hay so sánh công nghiệp ô tô. Cái tôi so sánh ở đây là cách phát triển giao thông ở Nhật và ở Việt Nam:
- Ở Nhật, họ phát triển ô tô trên toàn quốc, tỷ lệ sử dụng ô tô ở Nhật là hơn 600xe/1000 dân, riêng ở Tokyo thì lại ít hơn nhiều, chỉ vào khoảng 230xe/1000 dân, không phải do Tokyo đánh thuế ô tô cao hơn các địa phương khác, mà do xã hội tự điều tiết, cộng với một chút tác nhân từ chính quyền.
- Ở Việt Nam, hạn chế ô tô trên toàn quốc bằng mức thuế cao, tỷ lệ sử dụng ô tô ở VN là khoảng 22xe/1000 dân, ở Hà Nội khoảng 80xe/1000 dân, vẫn tắc đương triền miên với hơn 4 triệu xe máy, trong khi nhiều vùng đi hàng chục km chẳng gặp bóng ô tô nào.
- Phát triển ngành ô tô không phải chỉ để phát triển 1 ngành công nghiệp, mà là phát triển kinh tế, cùng phát triển chứ không phải phát triển ô tô thì sẽ bỏ ngành khai khoáng hay bỏ ngành dệt may, mà phát triển ngành ô tô cũng phải phát triển từ lâu rồi chứ không phải đợi đến nay.
- Tôi đã lấy ví dụ ở nước Nhật, không phải cứ phát triển ô tô trên toàn quốc là các TP lớn cũng nhiều ô tô theo. VN cũng nên học cách ấy, HN và HCM cần có biện pháp riêng để khi cả nước phát triển ô tô thì trong nội đô 2 TP này mật độ ô tô cũng không quá cao. Tất nhiên bác sẽ bảo HN không thể so với Tokyo, vì Tokyo đã có hệ thống tầu điện ngầm chằng chịt, nhưng HN còn có những cách khác, và không phải làm ngay một lúc, mà phải làm và điều chỉnh dần theo thực tế, không làm thì sẽ không có kết quả, không thay đổi thì sẽ không thể phát triển.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,592
Động cơ
904,310 Mã lực
Ở đây không hề có chuyện so sánh hạ tầng hay so sánh công nghiệp ô tô. Cái tôi so sánh ở đây là cách phát triển giao thông ở Nhật và ở Việt Nam:
....
Chẳng có gì có thể so sánh mà không nhìn vào hiện trạng cả!
Nước Nhật là nước nào mà đi so sánh hạ tầng giao thông (cho phép số lượng ô tô lưu thông) với VN?
Họ có hạ tầng như vậy+thu nhập cao mới cho phép họ khuyến khích người dân mua ô tô.
Ngành CN ô tô của họ thuộc hàng đỉnh của thế giới nên việc bắt buộc bảo vệ (bảo hộ) cũng là điều tất yếu.
Tất cả những yếu tố ấy VN không có!
Để tạo các yếu tố ấy (khuyến khích mua nhiều ô tô làm cơ sở cho ngành CN ô tô) VN cần 1 1 lượng tiền rất lớn để phát triển hệ thống hạ tầng nhanh hơn rất nhiều lần hiện nay, điều bất khả thi, kể cả có đi vay!
Để phát triển các ngành kinh tế khác cho phép thu nhiều tiền hơn thì VN chưa cần nhiều tiền để phát triển hạ tầng giao thông nhanh đến như vậy.
Lựa chọn của VN là giành đủ tiền cho hạ tầng giao thông để phát triển các ngành kinh tế đem lại nhiều tiền hơn, tăng nhanh thu nhập của nguời dân. Đến lúc nào nền kinh tế phát triển sẽ giảm bớt dần biện hạn chế ô tô cá nhân.
Như 1 gia đình nghèo, cứ chịu khó kiếm tiền, kiếm được tiền đầu tư lại để kiếm được nhiều hơn, đến lúc thấy đủ tiền mới mua ô tô, lúc có tiền nhưng chưa phải rất nhiều mua xe xấu, nhiều tiền hơn nữa mua xe vừa, khi có rất nhiều tiền mua xe đẹp. Còn lúc đang chưa có tiền đừng theo ông hàng xóm mua xe đẹp rồi chẳng có tiền để nuôi được xe (dù hiện tại vẫn đang xảy ra ở VN, nhiều nhà nghèo bán đất, bán nhà để mua cho con có xe đi bằng bạn bè)!
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Chẳng có gì có thể so sánh mà không nhìn vào hiện trạng cả!
Nước Nhật là nước nào mà đi so sánh hạ tầng giao thông (cho phép số lượng ô tô lưu thông) với VN?
Họ có hạ tầng như vậy+thu nhập cao mới cho phép họ khuyến khích người dân mua ô tô.
Ngành CN ô tô của họ thuộc hàng đỉnh của thế giới nên việc bắt buộc bảo vệ (bảo hộ) cũng là điều tất yếu.
Tất cả những yếu tố ấy VN không có!
Để tạo các yếu tố ấy (khuyến khích mua nhiều ô tô làm cơ sở cho ngành CN ô tô) VN cần 1 1 lượng tiền rất lớn để phát triển hệ thống hạ tầng nhanh hơn rất nhiều lần hiện nay, điều bất khả thi, kể cả có đi vay!
Để phát triển các ngành kinh tế khác cho phép thu nhiều tiền hơn thì VN chưa cần nhiều tiền để phát triển hạ tầng giao thông nhanh đến như vậy.
Lựa chọn của VN là giành đủ tiền cho hạ tầng giao thông để phát triển các ngành kinh tế đem lại nhiều tiền hơn, tăng nhanh thu nhập của nguời dân. Đến lúc nào nền kinh tế phát triển sẽ giảm bớt dần biện hạn chế ô tô cá nhân.
Như 1 gia đình nghèo, cứ chịu khó kiếm tiền, kiếm được tiền đầu tư lại để kiếm được nhiều hơn, đến lúc thấy đủ tiền mới mua ô tô, lúc có tiền nhưng chưa phải rất nhiều mua xe xấu, nhiều tiền hơn nữa mua xe vừa, khi có rất nhiều tiền mua xe đẹp. Còn lúc đang chưa có tiền đừng theo ông hàng xóm mua xe đẹp rồi chẳng có tiền để nuôi được xe (dù hiện tại vẫn đang xảy ra ở VN, nhiều nhà nghèo bán đất, bán nhà để mua cho con có xe đi bằng bạn bè)!
Bác nên biết xã hội vận động không ngừng, không đứng yên để đợi cái này có rồi mới phát triển cái kia. Lấy ví dụ ở Trung Quốc, năm 1976, khi mà TQ mở cửa kinh tế, thu nhập của người TQ còn kém VN, hạ tầng giao thông của TQ cũng rất kém, vậy mà họ phát triển vượt bậc nhờ nhiều chính sách đúng đắn, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp ô tô, hạn chế xe máy, đến nay họ là nước sản xuất ô tô đứng đầu Thế giới, kéo theo đó là các ngành công nghiệp khác cũng rất phát triển, hạ tầng giao thông cũng rất tốt. VN chọn hướng ngược lại, hạn chế ô tô, phát triển xe máy, và "thành quả" gặt hái được thì bác đã thấy, mọi thứ trì trệ, các TP lớn vẫn tắc nghẽn bởi xe máy.
Lựa chọn của VN là đợi hạ tầng giao thông tốt, sau 30 năm đổi mới hạ tầng vẫn chưa tốt và cũng chưa biết đến bao giờ hạ tầng mới đủ tốt bởi không có tiền do kinh tế trì trệ, các ngành công nghiệp không phát triển, chẳng thấy ngành nào đem lại nhiều tiền, nhưng những ngành đốt nhiều tiền thì đã thấy rõ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,592
Động cơ
904,310 Mã lực
Bác nên biết xã hội vận động không ngừng, không đứng yên để đợi cái này có rồi mới phát triển cái kia. Lấy ví dụ ở Trung Quốc, năm 1976, ...
Sau Nhật bác lại lấy tầu ra làm ví dụ!
Bác biết sau CT chống Mỹ tầu đã có cái gì không?
Lúc đó họ lạc hậu so với thế giới thôi, chứ VN chẳng có cái gì so sánh được với họ cả!
Còn thế giới đang phát triển không ngừng, lúc nào chả vậy.
Việt Nam muốn tồn tại cũng phải theo sự phát triển chung của cả thế giới.
Nói là phải theo, không có nghĩa là cứ chạy, ai ai làm cái gì cũng theo. Người ta nói thế giới phẳng, tức là hàng hóa từ bất cứ nước nào sản xuất ra cũng sẽ len lỏi để tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới, hàng do người Eskimo tận cực Bắc làm ra cũng có thể cạnh tranh với hàng của người dân ở Mù Căng Chải.
Để hàng hoá có khả năng cạnh tranh thì giao thông cũng là 1 điều kiện rất quan trọng. Để những cái xe chỉ lang thang đi chơi cản trở những cái xe đang tham gia lưu thông hàng hóa cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xất ra ở Việt Nam!
Đã nghèo, phát triển sau, lạc hậu trong tất cả các lĩnh vực thì người Việt phải biết chọn để làm cái gì có khả năng cạnh tranh nhất, đem lại nhiều tiền nhất mới mong không phải chờ lâu để có nhiều ô tô đi, chứ không phải từ bây giờ đã phải làm ra cái xe của mình bằng mọi giá!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Sau Nhật bác lại lấy tầu ra làm ví dụ!
Bác biết sau CT chống Mỹ tầu đã có cái gì không?
Lúc đó họ lạc hậu so với thế giới thôi, chứ VN chẳng có cái gì so cánh được với họ cả!
Còn thế giới đang phát triển không ngừng, lúc nào chả vậy.
Việt Nam muốn tồn tại cũng phải theo sự phát triển chung của cả thế giới.
Nói là phải theo, khong có nghĩa là cứ chạy, ai ai làm cái gì cũng theo. Người ta nói thế giới phẳng, tức là hàng hóa từ bất cứ nước nào sản xuất ra cũng sẽ len lỏi để tới mọi hang cũng ngõ hẻm của thế giới, hàng do người Eskimo tận cực Bắc làm ra cũng có thể cạnh tranh với hàng của người dân ở Mù Căng Chải.
Để hàng hoá có khả năng cạnh tranh thì giao thông cũng là 1 điều kiện rất quan trọng. Để những cái xe chỉ lang thang đi chơi cản trở những cái xe đang tham gia lưu thông hàng hóa cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xất ra ở Việt Nam!
Đã nghèo, phát triển sau, lạc hậu trong tất cả các lĩnh vực thì người Việt phải biết chọn để làm cái gì có khả năng cạnh tranh nhất, đem lại nhiều tiền nhất mới mong không phải chờ lâu để có nhiều ô tô đi, chứ không phải từ bây giờ đã phải làm ra cái xe của mình bằng mọi giá!
Bác nói đúng, giờ mà ô tô rẻ đầy đường, đảm bảo tắc từ sáng tới ... sáng hôm sau luôn.
Lưu thông hàng hóa sẽ tê liệt, GDP sụt giảm, thu nhập dân giảm, ai oán khắp nơi, thật là thảm họa.
 

Chick choak

Xe tải
Biển số
OF-432606
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
461
Động cơ
217,293 Mã lực
Tuổi
42
Lấy cách làm của nhật không được, của tàu không xong, của cambodia chắc cũng không, của Mỹ chắc càng không ổn.

Vậy em sẽ lấy vi du chuẩn nhé:

Cách làm , chính sách thế phí ô tô của thiên đường trong 30 năm vừa qua em đồ rằng là thất bại tha thu

Muốn tốt hơn, muốn thành công hơn chỉ cần làm khác đi, hoặc làm ngược lại là xong.
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
3,144
Động cơ
505,934 Mã lực

1_vo_2_con

Xe tăng
Biển số
OF-404562
Ngày cấp bằng
14/2/16
Số km
1,776
Động cơ
239,010 Mã lực
Mình cụ kia chấp hết à :)) Chả hiểu các cụ tranh luận cãi nhau làm cái gì,thằng quyết nó có bg vào đọc mấy cái này đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top