- Biển số
- OF-14406
- Ngày cấp bằng
- 31/3/08
- Số km
- 6,244
- Động cơ
- 566,260 Mã lực
- Tại sao tôi lại lấy TQ làm ví dụ? Vào thời điểm TQ bắt đầu mở cửa, nền kinh tế TQ tuy có một số ngành công nghiệp được LX giúp đỡ đã khá phát triển, nhưng nhìn chung vẫn rất èo uột, thu nhập bình quân đầu người còn kém VN (lúc bắt đầu mở cửa), tất nhiên hạ tầng giao thông cũng rất kém. Việc so sánh này để thấy, xuất phát điểm gần như nhau, nhưng hướng đi khác nhau sẽ cho kết quả rất khác nhau.Sau Nhật bác lại lấy tầu ra làm ví dụ!
Bác biết sau CT chống Mỹ tầu đã có cái gì không?
Lúc đó họ lạc hậu so với thế giới thôi, chứ VN chẳng có cái gì so sánh được với họ cả!
Còn thế giới đang phát triển không ngừng, lúc nào chả vậy.
Việt Nam muốn tồn tại cũng phải theo sự phát triển chung của cả thế giới.
Nói là phải theo, không có nghĩa là cứ chạy, ai ai làm cái gì cũng theo. Người ta nói thế giới phẳng, tức là hàng hóa từ bất cứ nước nào sản xuất ra cũng sẽ len lỏi để tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới, hàng do người Eskimo tận cực Bắc làm ra cũng có thể cạnh tranh với hàng của người dân ở Mù Căng Chải.
Để hàng hoá có khả năng cạnh tranh thì giao thông cũng là 1 điều kiện rất quan trọng. Để những cái xe chỉ lang thang đi chơi cản trở những cái xe đang tham gia lưu thông hàng hóa cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xất ra ở Việt Nam!
Đã nghèo, phát triển sau, lạc hậu trong tất cả các lĩnh vực thì người Việt phải biết chọn để làm cái gì có khả năng cạnh tranh nhất, đem lại nhiều tiền nhất mới mong không phải chờ lâu để có nhiều ô tô đi, chứ không phải từ bây giờ đã phải làm ra cái xe của mình bằng mọi giá!
- Giao thông vận tải có chở hàng và chở người. Vận tải con người cũng là hoạt động kinh tế, bác cho rằng xe ô tô giúp con người di chuyển là lang thang đi chơi là một quan điểm nực cười. Con người di chuyển chủ yếu để tạo ra sản phẩm, chứ không phải đi chơi. Tokyo mỗi ngày vận chuyển gần 30 triệu lượt người để phát triển kinh tế, chứ không phải họ đi chơi, còn Hà Nội vận chuyền mỗi ngày được một vài triệu lượt người, cũng là đi làm chứ không phải đi chơi.
- Sử dụng ô tô chở người, ngoài giúp con người di chuyển (để đi làm, sản xuất ra hàng hóa), nó còn là động lực phát triển kinh tế. Không có tiêu dùng thì kinh tế không phát triển. Dân TQ đang sử dụng khoảng 150 triệu ô tô là động lực chính để ngành CN ô tô TQ phát triển, kéo theo đó là các ngành luyện kim, cơ khí, cao su, nhựa...
- VN có xuất phát điểm cải cách gần giống TQ, sau 30 năm đổi mới đã bị TQ bỏ lại rất xa. Vậy theo bác VN đã chọn được ngành nào có khả năng cạnh tranh mà lại đem lại nhiều tiền nhất? Hay vẫn đang trong quá trình ièm kiếm, lựa chọn?
- Việc có nhiều ô tô để đi không phải vì nó là cái ô tô, mà nó giúp người ta di chuyển được an toàn và tiện nghi hơn (so với xe máy), và nói cũng là động lực để phát triển kinh tế. Trên Thế giới này, chẳng có nước nào làm hết cái ô tô cả, họ đều phải mua linh kiện, thuê sản xuất nhiều bộ phận và ghép lại thành cái ô tô. Làm ra cái xe của mình bằng mọi giá là quan điểm của bác thôi, còn việc làm ra cái xe, dù tỷ lệ do người Việt tại ra là bao nhiêu thì đó cũng là một ngành sản xuất, nếu ngành đó phát triển thì nó sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung, ngoài ra nó còn giúp nhiều ngành khác phát triển.