Tái chế bcs, nghe chừng nn mọc như nấm….
Cụ làm robot này à. Em đang có nhu cầu đâyEm đang ngồi ở 1 cái xưởng có cơ khí đủ hết các máy, có xưởng điện tử đang sx lưu điện, xưởng nhựa cứ sòn sòn đô sòn ( đấy là chưa kể đang hợp tác với 1 xưởng gỗ đầu tư như rửa tiền ) mà còn chả biết trả lời câu hỏi của bác như thế nào thì em khuyên thật bác cứ tạm thời làm công ăn lương hoặc đi thương mại 1 cái gì đó trước lấy kinh nghiệm đi đã, chứ làm sx em sợ bác bạc cả lông ...
Câu chuyện đó có lẽ khá xa rồi bác, lúc đó máy móc chưa đầu tư tốt như bây giờ và giá máy cũng ko rẻ như giờ. Bản thân em còn ngạc nhiên khi 1 tay robot 6 trục giá chỉ có 65tr vnd. Nguyên liệu cơ khí của vn giờ cũng tiệm cận với TQ rồi, chỉ có 1 số dòng ít dùng thì họ có lợi thế hơn mình thôi. Thực tế xưởng em đang gia công các sx mà đối tác họ đang nhập của tq và mình sx còn rẻ hơn
View attachment 7469374
Em đồ rằng cụ chưa bao giờ mở xưởng
Mịa nó kinh khủng hơn nhiều cụ ạ
Mịa = Thằng nhân công mình đi thuê về trả tiền và đào tạo thêm cho nó nghề , lúc nó chưa thành người , thì nó tâm huyết lắm
Đến lúc nó thành được ngợm thôi là 1 nó bỏ mình nó đi , 2 nó nghênh ngang hơn bố đời , mịa mình làm chủ , mà có khi ăn cơm đứng lên ngồi xuống mấy lần bới cv , đến lần thứ n nào đó thì bỏ ăn luôn
Còn thằng ngợm kia , nó chả làm gì cả , đôi khi nó còn đứng chỉ tay 5 ngón sai thằng chủ nữa cơ
Còn thằng thông minh , có tài , tâm huyết chỉ còn ở trong truyền thuyết , em thật
Vì thế giờ để đào tạo em ra văn bản ràng buộc rõ ràng , mà cũng chỉ dạy 50% nghề thôi
50 % còn lại cho nó tự tìm hiểu , chấp nhận làm bãi thử nghiệm cho nó , thế còn hơn !
Và sắn sàng chấp nhận nó học xong quay ra cạnh tranh trực tiếp mình luôn , chấp nhận thôi
Cụ bẩu thế thì thằng nào bóc lột thằng nào ?
cụ nói rất chuẩn, đến 99% dân mình là vậy. Doanh nghiệp nào muốn thành công thì phải xây dựng được bộ khung chủ chốt gắn bó với mình, luôn luôn đào tạo lớp kế cận để thằng trưởng nó đi thì có thằng phó nó thay, như vậy sẽ không bị thủng lưới về nhân sự. Với cán bộ chủ chốt phải đãi ngộ đặc biệt, phải học cách mị dân mới giữ được chân họ.
Các cụ nói không sai, nhưng không nên chủ quan suy nghĩ mà đổ lỗi hết cho người khác. Nhìn nhận lại bản thân và so sánh với nhiều doanh nghiệp . Tìm cách khắc phục. Theo cháu, khó khăn mà các cụ gặp phải do: quy mô chưa đủ lớn, chuyên môn hoá chưa đủ sâu, tư bản chưa đủ to (TSCĐ, chất xám)Cụ đánh giá vội quá có thể những cái cụ thấy kinh khủng chẳng qua là từ góc nhìn của cụ. Ở đây em thấy vấn đề của cụ khó do yếu tố con người. Còn cụ kia cũng khá tổng hợp các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp sản xuất tầm vừa và nhỏ.
Vd với em yếu tố con người cũng chẳng vấn đề vì cũng sx mặt hàng có ít yêu cầu kĩ thuật. Thằng giỏi xác định nó làm 2-3 năm là lại mặc áo mới tùy vào tầm của nó chẳng can được. Thằng dốt thì có cũng được không có thì tuyển thêm. Ở vn em thấy rất khó sx lớn vì tính cách người việt manh nhúm không có sự đoàn kết , rất khó làm việc theo nhóm để phát huy và tổng hợp trí tuệ nhằm tạo ra sản phẩm tốt.
Nhiều người nghe-đoc về người Nhật khuyến khích sáng kiến, nhưng thực ra không phải vậy.Nhân sự VN có 2 điểm này, chắc phải nhiều thế hệ nữa mới cải thiện được:
1/ sáng kiến thì ít, tiểu xảo thì nhiều.
2/ em mới phát hiện ra gần đây, khi đến một NM của nc...
Em đồng ý với cụ.Nhiều người nghe-đoc về người Nhật khuyến khích sáng kiến, nhưng thực ra không phải vậy.
Các doanh nghiệp nước ngòai, càng lớn họ càng yêu cầu người làm chấp hành tuyệt đối các quy trình họ đã đặt ra. Người nhật không khác. Công nhân phải thực hiện đúng mọi bước đã đặt ra. Mọi ý tưởng chỉ có thể đề đạt, còn không được tự ý thay đổi. Đây là cách để họ giũ được chất lượng đồng đều cho sản phẩm làm ra của họ!
Nhiều người nghe-đoc về người Nhật khuyến khích sáng kiến, nhưng thực ra không phải vậy.
Các doanh nghiệp nước ngòai, càng lớn họ càng yêu cầu người làm chấp hành tuyệt đối các quy trình họ đã đặt ra. Người nhật không khác. Công nhân phải thực hiện đúng mọi bước đã đặt ra. Mọi ý tưởng chỉ có thể đề đạt, còn không được tự ý thay đổi. Đây là cách để họ giũ được chất lượng đồng đều cho sản phẩm làm ra của họ!
Em đồng ý với cụ.
Văn hoá ăn sổi em thấy phù hợp với doanh nghiệp nhỏ thôi
Đúng rồi cụNói thật là chả ai khuyên được chuyện này cho cụ ( trừ người nhà cụ ).
Còn nếu ngon thì người ta cũng tự làm.
Vâng. E chỉ nghĩ ko đơn giản mà họ đi trước bao nhiêu nămDạ đúng ạh.
Thay đổi phải dựa trên các tổng kết, đánh giá các ý kiến đề xuất, sau đó
họ đưa ra giải pháp để cải tiến, không thể mỗi người tự ý thay đổi theo ý mình, vì công việc thuận tiện với người này, nhưng có khi lại là vướng mắc với người khác.
Nhưng phải nói rằng các cải tiến về Sp của các công ty Nhật, Hàn rất nhiều và nhanh. Công ty Nhật, Hàn thường KHOE năng lực của họ bằng các phát minh, giải pháp hữu ích... chứ họ ít khoe nhiều công nhân bậc 7, nhiều kỹ sư, tiến sỹ.
Nhiều doanh nghiệp họ khuyến khích thật đấy cụ và đều trả tiền cho các sáng kiến ấy dù có khi chỉ 200-500k, ít nhất là với công nhân trực tiếp đứng dây chuyền. Tuy vậy, cụ đúng phần sau, sáng kiến là 1 chuyện, tuân thủ quy trình là nghiêm ngặt, từ sáng kiến muốn vào thực tế phải kiểm định, đánh giá và sửa đổi quy trình, không có kiểu; "mày biết éo gì, anh nói thế nào cứ làm đi, miễn thắc mắc" . Vậy nên nhiều khi làm với bọn nó cũng bực, có những cái bé tý tẹo, phẩy cái là xong mà cũng mất mấy ngày với họp hành, thuyết minh này nọ. Nhưng phải công nhận làm với bọn đấy rất chắc, yên tâm và học được nhiều thứ ạ.Nhiều người nghe-đoc về người Nhật khuyến khích sáng kiến, nhưng thực ra không phải vậy.
Các doanh nghiệp nước ngòai, càng lớn họ càng yêu cầu người làm chấp hành tuyệt đối các quy trình họ đã đặt ra. Người nhật không khác. Công nhân phải thực hiện đúng mọi bước đã đặt ra. Mọi ý tưởng chỉ có thể đề đạt, còn không được tự ý thay đổi. Đây là cách để họ giũ được chất lượng đồng đều cho sản phẩm làm ra của họ!
Lúc trước cháu cũng đầu tư chung xưởng với 1 anh bạn. Về sau phải tự làm 1 mình. Kinh nghiệm là khởi nghiệm thì nên đi 1 mình. Sau này có lớn lên thì cũng chỉ cho góp vốn nếu thiếu vốn chứ không nên cùng tham gia điều hành.Đọc mấy trang, em thấy các bác chia sẻ đúng hiện trạng.
Một người làm thì tốt, 2 người làm thì vướng, ba người làm thì hỏng việc (đa phần người VN mắc cái lỗi sơ đẳng ngày do thói quen khôn lỏi.
Em cũng làm việc theo mô hình việc ai người ấy làm lâu rồi, nên nhiều lúc cũng nhàn vì mình làm xong phần việc của mình thì mình nghỉ, hệ thống vẫn chạy đến kết quả cuối cùng.
Mảng phế liệu mà mua được ở các khu công nghiệp về lọc ra bán là kiếm nhất, nghiên cứu bên Trung Quốc có công nghệ gì mới cho tương lai mình nghiên cứu mua về làm thì sẽ là đi tắt đón đầu thị trường. Em thấy ngành tái chế là tốt trong tương lai, sau này rác thải xe điện và các thứ khác nhiều.Quay trở lại với tiêu đề của thớt này, cá nhân em cho rằng nên đầu tư sản xuất những gì liên quan đến chế biến nông sản và thực phẩm. Năng lượng tái tạo, tái chế phế liệu là những việc mà em nghĩ là luôn luôn có tương lai, nhưng phải làm những gì mang tính đột phá một chút, không lặp lại những gì người khác đã làm !
Cụ trước chắc làm ở Europlas phải không ạ ?. Em thấy tư duy làm kinh doanh của cụ hao hao giống. Xin lỗi cụ nếu em nhầm nhé, mà làm năng lượng tái tạo vốn lớn lắm. Còn tái chế phế liệu mấy năm trước, em nhớ không nhầm là năm 2018 bên cụ đi tham quan các mô hình trong Nam, ngoài Bắc rồi mà về sau không thấy triển khai, lại đi làm khẩu trang y tế là sao ạ ?. Vốn thì không phải là khó với bên cụ rồi.Quay trở lại với tiêu đề của thớt này, cá nhân em cho rằng nên đầu tư sản xuất những gì liên quan đến chế biến nông sản và thực phẩm. Năng lượng tái tạo, tái chế phế liệu là những việc mà em nghĩ là luôn luôn có tương lai, nhưng phải làm những gì mang tính đột phá một chút, không lặp lại những gì người khác đã làm !
Em ko làm europlas, em làm riêng, bé tí thôi. Europlas có nhiều việc họ làm em ko tán thành !Cụ trước chắc làm ở Europlas phải không ạ ?. Em thấy tư duy làm kinh doanh của cụ hao hao giống. Xin lỗi cụ nếu em nhầm nhé, mà làm năng lượng tái tạo vốn lớn lắm. Còn tái chế phế liệu mấy năm trước, em nhớ không nhầm là năm 2018 bên cụ đi tham quan các mô hình trong Nam, ngoài Bắc rồi mà về sau không thấy triển khai, lại đi làm khẩu trang y tế là sao ạ ?. Vốn thì không phải là khó với bên cụ rồi.
Họ làm toàn sản phẩm tốt, không huỷ hoại môi trường mà cụ không tán thành nghe khó hiểu quá.Em ko làm europlas, em làm riêng, bé tí thôi. Europlas có nhiều việc họ làm em ko tán thành !
Suy nghĩ như cụ, có mấy tỷ nhàn dỗi bây giờ chỉ biết vào đất cho an toàn, chứng hay đầu tư sản xuất thì quá rủi ro.Ở mình cứ nói khuyến khích sản x, nhưng toàn trên tivi. Mặt bằng mở xưởng, cửa hàng thì đắt do giá bđs cao, lãi suất vay vốn cũng cao ( so vs thế giới), nhân công cao hẳn hay thấp ( công nhân) thì bị đội nn, FDI vợt hết. Nhân lực tàng tàng kiểu mới ra trường thì phần lớn phải đào tạo lại, dư luận xh, gia tộc thì đề cao mấy a nhiều tiền từ đất đai, tài chính . Vậy lấy cái nịt gì mà cạnhtranh, sản xuất tạo công ăn việc làm.
Có nhà mình nó thế thôi, chứ mấy nc kt sản xuất phát triển nó không thế đâu. Định ném vào đất đầu cơ, nó đánh thuế bđs thứ 2, thuế đất không sử dụng rất cao, tiền buộc chảy vào đầu tư, sản xuất. Ông nào ngại làm thì bắt buộc phải để tiền ở ngân hàng vs lãi suất thấp , để tiền ấy cho người khác vay ng ta làm ( vs lãi suất rẻ) . Như thế không phát triển đầu tư SX hơi phí. Sao dễ thế mà ta không làm, làm làm gì, liên thông vs nhau ngồi thu phế, đầu cơ lãi lớn chả thích hơn à.Suy nghĩ như cụ, có mấy tỷ nhàn dỗi bây giờ chỉ biết vào đất cho an toàn, chứng hay đầu tư sản xuất thì quá rủi ro.
Em dự QL chỉ rình phạt nhân viên hoặc mở (NC không khách quan) nó mấy dễ sinh ra cái hiện trạng này. CŨng có thể họ làm cái biển thông báo đó chỉ để nhắc nhở NV cụNhân sự VN có 2 điểm này, chắc phải nhiều thế hệ nữa mới cải thiện được:
1/ sáng kiến thì ít, tiểu xảo thì nhiều.
2/ em mới phát hiện ra gần đây, khi đến một NM của nc ngoài tại VN, hoi khó diễn đạt hiện tượng này. Nhưng phải nói là quản lý nc ngoài phát hiện rất đúng vấn đề.
Trong nhà máy này họ dán một cái biển ở tất cả các vị trí điều khiển máy: "báo cáo đúng sự việc".
Tức là công nhân VN thường báo cáo quản lý sự việc mà đã được biến tấu theo ý chủ quan của họ, hoặc là để bao biện nếu có lỗi, hoặc là thể hiện sự hiểu biết (mà cái hiểu của họ thường không đúng). Điều này làm người quản lý phán đoán sai, hoặc mất thời gian điều tra lại.
Vd: thấy đau vùng bụng, thì chỉ báo cáo trung thực sự việc là đau ở bụng, chứ đừng nói là Đau Ruột Thừa