Gần đây tôi thấy các bác tranh luận rất nhiều về nền KT so với một số nước. Việc tranh luận mà không có sở cứ rõ ràng thì chẳng đi đến đâu. Hôm nay là ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi xin có chút ý kiến hầu các bác.
1. GDP đầu người
Theo số liệu mới nhất của IMF, GDP đầu người của VN khoảng $3500, Philippines thấp hơn một chút, Indonesia hơn chúng ta khoảng 20% và Thái lan khoảng gấp đôi. Tính toán GDP là việc khó nhất trong thống kê, vì vậy chúng ta sẽ xem xét thêm một số con số thống kê có độ tin cậy cao hơn.
2. Lượng điện tiêu thụ (tháng)
Thailand (GWh) 16,350. Dân số: 69.6tr
Vietnam (GWh) 19,561 Dân số: 96.5tr
Indonesia (GWh) 23,245 Dân số: 270.6tr
Philippines (GWh) 8836. Dân số:108.1tr
Malaysia (GWh) 13,292 Dân số:32tr
Có thể thấy tiêu thụ điện năng trên đầu người của Indo và Phi thấp hơn chúng ta rất nhiều. Nhiều bác nói tại vì luyện thép, xin thưa là chỉ có 2% điện được dùng để luyện thép. Có bác lại nói công nghệ cũ tốn điện, xin thưa là phần lớn nhà cửa, công xưởng đều xây gần đây và không có chuyện dùng đồ ơ kìa tốn năng lượng. Đèn thì bây giờ toàn dùng LED chứ đèn neon tuyệt chủng lâu rồi. Sau khi xem xét số liệu thống kê này tôi rất nghi ngờ về việc GDP của Phi bằng chúng ta và của Indo hơn chúng ta 20%.
3. Thị trường điều hoà nhiệt độ
Hiện nay mỗi năm VN, Thái và Indo tiêu thụ ngang ngửa nhau, khoảng hơn 2 triệu máy điều hoà nhiệt độ hàng năm, Phi chỉ có vẻn vẹn 1 triệu máy. Có thể thấy tiêu thụ trên đầu người của chúng ta cao hơn Indo và Phi rất nhiều. Các bác đừng nói họ ai cũng có điều hoà nên ko cần mua nữa nhé, chả nhẽ Thái chưa có điều hoà? và sao ai cũng có điều hoà mà tiêu thụ điện thấp thế?
4. Thị trường xe
Thailand 771.141
Indonesia 582.298
Philippines 283.983
Vietnam 407.487
Thật kinh ngạc, tiêu thụ xe trên đầu người của Phi và Indo cũng thấp hơn rất nhiều. Có gì đó rất sai với số liệu GDP.
5. Net worth
Đây là số tiền cần phải có để lọt vào 1% và 0.1% giàu nhất của từng nước
Rất tiếc Thái lan không có trong chart này nên chúng ta dùng số liệu khác của Thái:
91.7% người dân có tài sản (net worth) từ 0-10.000 USD
7.5% 10.000-100.000
0.7% 100.000-1m
0.1% > 1m
Như vậy có thể thấy chỉ cần có 100.000 USD để lọt vào top 0.8% người giàu nhất Thái lan.
Những con số này thật đáng kinh ngạc, nó cho thấy ở Việt nam người giàu và khá giả ở phổ rộng hơn rất nhiều các nước khác.
6. Tăng trưởng kinh tế
Trong 30 năm qua GDP đầu người của chúng ta tăng trưởng đúng 30 lần và bây giờ tôi có cảm giác chúng ta không chỉ tiếp tục tăng trưởng như 30 năm qua, mà có dấu hiệu tăng tốc. Có lẽ tích luỹ kỹ năng, công nghệ và vốn liếng đạt đến một ngưỡng nhất định dẫn đến sự tăng tốc. Chúng ta cần tăng trưởng thêm 10 lần nữa để đạt mức một nước phát triển.
Liệu chúng ta có thể trở thành một nước phát triển? Có nhiều yếu tố cần xem xét:
- tiếp cập giáo dục và việc làm: ở mục này chúng ta làm rất tốt, ai cũng được học hành, ai cũng có cơ hội vươn lên đi làm cho những công ty danh tiếng nhất. Nếu sinh ra trong gia đình khá giả trở lên cơ hội tiếp cận giáo dục của chúng ta không thua kém một nước nào. Nếu sinh ra trong gia đình khó khăn thì cơ hội được tiếp cận giáo dục ở VN thậm chí còn tốt hơn! Ngay cả những nơi vô cùng xa xôi hiểm trở hầu hết đều có điện, có Internet, có trường học, có thầy cô giáo và chiến sỹ biên phòng lặn lội đi dạy học. Nếu chẳng may sinh ra trong gia đình nghèo ở Mỹ thì các bác chỉ được sống ở khu hạ lưu, đi học trường bãi rác cùng với các bạn đồng lứa từ khu bãi rác mà ra. Các bác không thể xin vào trường của khu khá giả bên cạnh. Ở VN thì giàu hay nghèo đều được học trong trường công với chất lượng khá tốt.
- tự do kinh doanh và cơ hội kinh doanh: tôi không thấy có có vấn đề gì, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của các bác. Cơ hội rất nhiều. Kiếm được tiền không phải đóng thuế bao nhiêu cả, rất nhiều người kiếm rất tốt và họ chưa bị thuế sờ đến, tôi nghĩ một phần cũng là vì ngành thuế còn chưa đủ năng lực, một phần Chính phủ muốn khoan sức dân, ko tìm cách thu bằng hết.
- phát triển cơ sở hạ tầng: đây là mục kém nhất và là nguy cơ cao nhất. Tất cả công trình giao thông đều có trộm cắp, nếu bây giờ yêu cầu lãnh đạo các PMU giải trình về tài sản chìm nổi thì căng đấy, ko biết giải trình thế nào. Nếu cứ tiếp tục thế này, đồng tiền xương máu của nhân dân cứ nướng theo kiểu 1 tỷ USD cho hơn chục km đường sắt trên cao thì sẽ thất bại trong con đường trở thành nước phát triển.
- phẩm chất con người: đây là mấu chốt, nếu như con người VN có thể làm việc tốt như người dân ở các nước phát triển thì chúng ta cũng có thể trở thành nước phát triển. Ngành tech là nơi so kè đáng nói nhất, chứ bác sĩ hay giáo viên VN tôi nghĩ họ đang làm ở mức các nước phát triển rồi. Tôi có may mắn được làm việc với đủ các tộc người, rất nhiều quốc gia, chỉ còn Châu Phi là tôi chưa đặt chân đến. Lần đầu tiên đến Mỹ làm việc tôi rất sốc. Không phải sốc vì trong ngành tech ở Cali rất nhiều người châu Á, điều này tôi tìm hiểu và biết từ trước rồi. Sốc lần 1 là dân lập trình viên châu Á ở bển chủ yếu là Ấn độ, TQ và VN, ko thấy các nước Đông Nam Á khác. Sốc lần 2 khi cũng ko thấy Hàn và Nhật làm ở đây. Sau này làm cho các công ty Nhật và Hàn hàng đầu tôi mới nhận ra một điều sốc thứ 3: trình độ làm phần mềm của người VN ko hề thua kém gì Hàn hay Nhật. Thực tế tôi thường xuyên phải re-architect cho các bạn ấy (dịch nôm na ra tiếng Việt là giải ngố cho họ). Tất nhiên họ cực kỳ nhạy cảm và không phải khi nào họ cũng đồng ý dùng cái mới, nhưng tôi cứ phải làm hết sức với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, lựa chọn là của họ. Thực tế người VN tư duy phần mềm tốt hơn các bạn ấy! Ở Đông Nam Á thì không có công ty nào là đối thủ của FPT và Viettel (và chắc cả Vingoup nữa). Những nghề như thiết kế điện tử, thiết kế chip hay cơ khí chế tạo thì chúng ta đang kém rất xa, tất cả là do rào cản gia nhập nghề nghiệp lớn, chưa có nhiều cơ hội để hành nghề, còn ngành phầm mềm chỉ cần có mỗi chiếc máy tính nối mạng nên 20 năm qua nhiều thế hệ người VN đã có cơ hội xông pha.
Thành quả thực ra không phải là hạnh phúc, mà hành trình để đạt được thành quả đấy là hạnh phúc. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một hành trình huy hoàng, chỉ có một lần trong đời. Hãy tận dụng các cơ hội mà các bác có, đừng để 20-30 năm nữa nhìn lại và hối tiếc về những gì mình đã không làm và cả về những gì mình đã làm.