[Funland] Nền kinh tế Việt nam chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực?

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,803
Động cơ
-2,221 Mã lực
Em thấy cụ khách quan, Vệ ta đa số dân giàu ngầm, nhà nước ứ thu được thuế triệt để, năng lực thu thuế kém đồng nghĩa với" Khoan sức dân", tiền đề cho dân nghèo đỡ khổ, tiếp cận Y tế, giáo dục tốt là tiền đề hạnh phúc đấy ạ.
Trong này có những "lý luận" thật kỳ lạ:
- Nhà nước cố tình thu thuế kém là để giúp dân đỡ nghèo khổ, giúp dân hạnh phúc.
- Giá đất tăng X2, X3 để giúp dân ai cũng giàu lên.
- Vụ Thủ Thiêm: thốt ra được cái lý luận này thì không biết nói gì nữa
Vậy thì tốt, xã hội nhiều người giàu thì tốt!
Em thật không hiểu nổi ăn cái gì hàng ngày mà có thể "ný nuận" được như vậy... :-o :-o :-o
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Trong này có những "lý luận" thật kỳ lạ:
- Nhà nước cố tình thu thuế kém là để giúp dân đỡ nghèo khổ, giúp dân hạnh phúc.
...
Bác thấy kỳ lạ, nhưng việc này thì nước Việt mình không sáng tác ra, cũng chẳng phải là nơi đầu tiên thực hiện.
Khoán thuế (không tính toán chi li mà định - đúng hơn là thỏa thuận - luôn ra mức phải đóng hàng tháng) có thể là do 1 trong 2 nguyên nhân, hoặc do không thể kiểm soát, hoặc nhắm nửa bên mắt để họ tự kiếm sống, tự tồn tại mà Nhà nước đỡ phải lo. Đức thời mới sát nhập họ cũng đã thực hiện khi tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở phần Đông!
Nhiều bác chỉ nhìn được xung quanh xong hô "Nước Việt nhất thế giới"!
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,499
Động cơ
514,178 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Theo các cụ thì kinh tế VN so với Ai Cập thì thế nào ?
Em thấy Ai cập có dân số và GDP tương đương VN, cả GDP per capita cũng tương đương VN, mà sao thủ đô Cairo của nó hoành tráng vậy, như bên Mỹ:


Chả nhìn thấy 1 cái xe máy nào ở Cairo....:D
Cụ nhìn ngay sang Malina của Phil cũng kiểu này
 

wanting252

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-501778
Ngày cấp bằng
31/3/17
Số km
704
Động cơ
193,820 Mã lực
Thế xã hội nhiều người giàu không tốt thì xã hội toàn ông nghèo mới tốt sao?
Biết vụ thủ thiêm đâỷ bao nhiêu người ra đường, khổ sở hơn mười năm ròng ko? Biết giàu lên từ lấy đất từ dân không?
Người ta nói ông không não cũng ko sai đâu. Giàu còn phải xem giàu từ gì, chứ ăn cướp, buôn xăng giả, thực phẩm bẩn... Thì không biết nói gì hơn.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,465
Động cơ
209,333 Mã lực
Em mới từ Sài Gòn ra Quảng Ninh công tác. Dân Sài gòn ra đó mà cứ như nhà quê lên tỉnh. 10 năm quay lại không ngờ Quảng Ninh phát triển kinh thật.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,380
Động cơ
588,532 Mã lực
Biết vụ thủ thiêm đâỷ bao nhiêu người ra đường, khổ sở hơn mười năm ròng ko? Biết giàu lên từ lấy đất từ dân không?
Người ta nói ông không não cũng ko sai đâu. Giàu còn phải xem giàu từ gì, chứ ăn cướp, buôn xăng giả, thực phẩm bẩn... Thì không biết nói gì hơn.
Không lấy thì dân vẫn cứ nghèo. Người ta biến một xóm nghèo thành khu đô thị hiện đại thì phải có lợi người ta mới làm chứ. Xây nhà cửa, tạo đô thị mới cũng là tạo ra của cải, cơ sở vật chất cho xã hội để làm giàu. Tốt chứ!
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
Em mới từ Sài Gòn ra Quảng Ninh công tác. Dân Sài gòn ra đó mà cứ như nhà quê lên tỉnh. 10 năm quay lại không ngờ Quảng Ninh phát triển kinh thật.
Mô hình Quảng Ninh sắp được nhân ra khắp cả nước!:P
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,687
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Thớt mở ra với cái tít là 1 câu hỏi mà chẳng ai có thể trả lời được.
Nhưng có 1 điều chắc chắn mà ai cũng thấy, chỉ có dám công nhận hay không thôi: đó là cuộc sống của người Việt trên đất nước VN đang thay đổi và thay đổi rất nhanh, mà là thay đổi theo hướng ngày càng tốt lên.
Còn để cãi nhau sau bao lâu với "thu nhập" của người Việt hiện tại mới mua được nhà để ở thì cũng như tìm câu trả lời cho cái tít của thớt. Nhưng đem so tỷ lệ số gia đình (số hộ) có nhà riêng với những nơi khác trên thế giới thì mọi tính toán để cố gắng trả lời cũng đều sai hết.
Mà cái gốc là người dân VN (trên đất nước VN này) có thu nhập thực tế là bao nhiêu thì hoàn toàn mọi ước tính đều sai, các con số thống kê công khai lại càng sai.
Một việc đập vào mắt các nhà quản lý (và những người đi tìm số liệu để thống kê) là ở VN không hiếm những người chẳng có thu nhập (công khai) gì cả mà họ vẫn sống, mà cuộc sống của họ chưa chắc đã tồi.
Rất nhiều lọai hình kinh doanh Nhà nước chẳng thèm để ý để mà thu thuế thì người kinh doanh đủ sức từ đó mua nhà,...
Chính cái điều "bất cập" này làm cho câu hỏi của topic không thể trả lời được.
Mà các bác cũng đừng đỏi hỏi Nhà nước phải đặt ra thuế tài sản, phải tăng thuế quyền sử dụng đất. Các thể chế tài chính quốc tế, các tổ chức có hay không (phi) chính phủ, các chuyên gia,... hàng ngày cũng đang tư vấn cho Chính phủ, cho các cơ quan, viện nghiên cứu kinh tế, chiến lược,... Nếu ai thấy hơn họ thì cứ đăng ký, nếu thấy hay chắc cũng chọn được 1 vị trí nào đó trong các nhóm tư vấn ấy!!!
Chính vì nền kinh tế tiền mặt, sự thiếu nghiêm minh trong thực thi PL, sự thiếu nghiêm túc và trục lợi của một số con người làm nhiệm vụ thực thi PL, dẫn tới thực trạng: kinh tế ngầm phát triển mạnh. Kinh tế ngầm phát triển sẽ có nhiều hệ luỵ, nhà cháu xin đơn cử một số như sau:
- Nhà nước thất thu thuế và không thể thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô.
- Nhà nước không có số liệu cụ thể để lập các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế XH, dẫn đến kế hoạch thực hiện luôn thiếu tính thực tế và hay bị đổ vỡ bởi tính không sát thực.
- Làm tha hoá nghiêm trọng một bộ phần không nhỏ cán bộ công quyền
- Là miếng đất màu mỡ cho các hành vi rửa các dòng tiền bẩn thỉu (tiền tham những, tiền từ các hoạt động tội phạm như buôn lậu, sx hàng giả, ma tuý, cờ bạc, băng đảng... cả trong và ngoài nước)
Dòng tiền từ kinh tế ngầm sẽ đổ sang các hàng hoá, dịch vụ cơ bản và thiết yếu tạo ra sự lũng đoạn, khiến nền kinh tế phát triển lệch lạc, không thể kiểm soát và sự thiệt hại sẽ dồn lên vai của chính người lao động hợp pháp - những người đang hàng ngày bỏ công sức để xây dựng đất nước.
Chúng ta có 1 thể chế NN mạnh, hoạt động dưới tư tưởng của 1 chính đảng đơn nhất nhưng chúng ta đã tự làm yếu mình đi khi thiếu những chính sách và hành động kiên quyết, chúng ta để tham nhũng tràn lan, chúng ta để lợi ích nhóm chi phối. Xuân thu nhị kì quốc hội chúng ta họp rồi truyền hình trực tiếp... nhưng theo nhà cháu, quốc hội nhà ta chưa phải là 1 tô chức mạnh, các vị dân biểu của chúng ta - 1 phần vì thiếu thời gian do kiêm nhiệm, một phần do thiếu kinh phí để thành lập đội ngũ tư vấn có năng lực, phần nữa (có thể) do chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm của 1 nghị sĩ(?). Xã hội đương biến chuyển rất nhanh, tình hình TG có thể nói là thay đổi từng ngày, thuận lợi có mà nguy cơ cũng có... Với những khuyết điểm còn tồn tại, nếu không được sớm khắc phục sẽ kéo lùi tiềm năng phát triển của đất nước - trong đó chúng ta là công dân.
Vậy công dân chúng ta không có lỗi? khoan tự bỉ bôi về những tư duy tiểu nông còn sót lại, chúng ta tự hỏi: mình đã làm gì với quyền của 1 công dân? Nhà cháu đã nhiều lần đi bầu cử HĐND các cấp, bầu cử quốc hội, nhưng cũng giống như rất nhiều người(?) nhà cháu chẳng mấy quan tâm mình bầu cho ai, coi như đi bầu là 1 nghĩa vụ (dù nó là quyền). Nhà cháu thường cầm thẻ của mình (và cả nắm thẻ của những người nhờ bầu cử hộ) đến bàn bầu cử rồi nghe tổ tư vấn (là mấy cụ già về hiu đã dự hội nghị hiệp thương) chỉ bảo: nên để người lọ, gạch người chai... và làm theo - mà không hề quan tâm họ iu tú đến đâu, đại diện cho mình ntn(?) Đôi khi chứng kiến (qua triền hỳnh) những lời phát biểu ngẫn ngờ, những hình ảnh ĐB ngủ hà mồm trong ĐH mà nhà cháu phì cười - đại diện của chúng ta đấy!:((
Nhà cháu thấy, một số cụ lên diễn đàn chưởi kẻ này, người khác là tham nhũng, bất tài... nhưng tự nhiên họ có được vị trí ấy? Quốc hội bầu ra đấy! Còn tại sao bầu ra và giám sát thế nào thì nhà cháu chịu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,474
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Chính vì nền kinh tế tiền mặt, sự thiếu nghiêm minh trong thực thi PL, sự thiếu nghiêm túc và trục lợi của một số con người làm nhiệm vụ thực thi PL, dẫn tới thực trạng: kinh tế ngầm phát triển mạnh. Kinh tế ngầm phát triển sẽ có nhiều hệ luỵ, nhà cháu xin đơn cử một số như sau:
- Nhà nước thất thu thuế và không thể thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô.
- Nhà nước không có số liệu cụ thể để lập các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế XH, dẫn đến kế hoạch thực hiện luôn thiếu tính thực tế và hay bị đổ vỡ bởi tính không sát thực.
- Làm tha hoá nghiêm trọng một bộ phần không nhỏ cán bộ công quyền
- Là miếng đất màu mỡ cho các hành vi rửa các dòng tiền bẩn thỉu (tiền tham những, tiền từ các hoạt động tội phạm như buôn lậu, sx hàng giả, ma tuý, cờ bạc, băng đảng... cả trong và ngoài nước)
Dòng tiền từ kinh tế ngầm sẽ đổ sang các hàng hoá, dịch vụ cơ bản và thiết yếu tạo ra sự lũng đoạn, khiến nền kinh tế phát triển lệch lạc, không thể kiểm soát và sự thiệt hại sẽ dồn lên vai của chính người lao động hợp pháp - những người đang hàng ngày bỏ công sức để xây dựng đất nước.
Chúng ta có 1 thể chế NN mạnh, hoạt động dưới tư tưởng của 1 chính đảng đơn nhất nhưng chúng ta đã tự làm yếu mình đi khi thiếu những chính sách và hành động kiên quyết, chúng ta để tham nhũng tràn lan, chúng ta để lợi ích nhóm chi phối. Xuân thu nhị kì quốc hội chúng ta họp rồi truyền hình trực tiếp... nhưng theo nhà cháu, quốc hội nhà ta chưa phải là 1 tô chức mạnh, các vị dân biểu của chúng ta - 1 phần vì thiếu thời gian do kiêm nhiệm, một phần do thiếu kinh phí để thành lập đội ngũ tư vấn có năng lực, phần nữa (có thể) do chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm của 1 nghị sĩ(?). Xã hội đương biến chuyển rất nhanh, tình hình TG có thể nói là thay đổi từng ngày, thuận lợi có mà nguy cơ cũng có... Với những khuyết điểm còn tồn tại, nếu không được sớm khắc phục sẽ kéo lùi tiềm năng phát triển của đất nước - trong đó chúng ta là công dân.
Vậy công dân chúng ta không có lỗi? khoan tự bỉ bôi về những tư duy tiểu nông còn sót lại, chúng ta tự hỏi: mình đã làm gì với quyền của 1 công dân? Nhà cháu đã nhiều lần đi bầu cử HĐND các cấp, bầu cử quốc hội, nhưng cũng giống như rất nhiều người(?) nhà cháu chẳng mấy quan tâm mình bầu cho ai, coi như đi bầu là 1 nghĩa vụ (dù nó là quyền). Nhà cháu thường cầm thẻ của mình (và cả nắm thẻ của những người nhờ bầu cử hộ) đến bàn bầu cử rồi nghe tổ tư vấn (là mấy cụ già về hiu đã dự hội nghị hiệp thương) chỉ bảo: nên để người lọ, gạch người chai... và làm theo - mà không hề quan tâm họ iu tú đến đâu, đại diện cho mình ntn(?) Đôi khi chứng kiến (qua triền hỳnh) những lời phát biểu ngẫn ngờ, những hình ảnh ĐB ngủ hà mồm trong ĐH mà nhà cháu phì cười - đại diện của chúng ta đấy!:((
Nhiều người cứ đổ lỗi cho nền kinh tế tiền mặt làm mất sự nghiêm minh trong xã hội. Thực ra xã hội đã nghiêm minh thì tiền mặt hay không tiền mặt vẫn cứ nghiêm minh. Còn đã láo nháo thì không dùng tiền mặt người ta vẫn có cách láo nháo được.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,584
Động cơ
566,726 Mã lực
Gần đây tôi thấy các bác tranh luận rất nhiều về nền KT so với một số nước. Việc tranh luận mà không có sở cứ rõ ràng thì chẳng đi đến đâu. Hôm nay là ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi xin có chút ý kiến hầu các bác.
1. GDP đầu người
Theo số liệu mới nhất của IMF, GDP đầu người của VN khoảng $3500, Philippines thấp hơn một chút, Indonesia hơn chúng ta khoảng 20% và Thái lan khoảng gấp đôi. Tính toán GDP là việc khó nhất trong thống kê, vì vậy chúng ta sẽ xem xét thêm một số con số thống kê có độ tin cậy cao hơn.
2. Lượng điện tiêu thụ (tháng)
Thailand (GWh) 16,350. Dân số: 69.6tr
Vietnam (GWh) 19,561 Dân số: 96.5tr
Indonesia (GWh) 23,245 Dân số: 270.6tr
Philippines (GWh) 8836. Dân số:108.1tr
Malaysia (GWh) 13,292 Dân số:32tr
Có thể thấy tiêu thụ điện năng trên đầu người của Indo và Phi thấp hơn chúng ta rất nhiều. Nhiều bác nói tại vì luyện thép, xin thưa là chỉ có 2% điện được dùng để luyện thép. Có bác lại nói công nghệ cũ tốn điện, xin thưa là phần lớn nhà cửa, công xưởng đều xây gần đây và không có chuyện dùng đồ ơ kìa tốn năng lượng. Đèn thì bây giờ toàn dùng LED chứ đèn neon tuyệt chủng lâu rồi. Sau khi xem xét số liệu thống kê này tôi rất nghi ngờ về việc GDP của Phi bằng chúng ta và của Indo hơn chúng ta 20%.
3. Thị trường điều hoà nhiệt độ
Hiện nay mỗi năm VN, Thái và Indo tiêu thụ ngang ngửa nhau, khoảng hơn 2 triệu máy điều hoà nhiệt độ hàng năm, Phi chỉ có vẻn vẹn 1 triệu máy. Có thể thấy tiêu thụ trên đầu người của chúng ta cao hơn Indo và Phi rất nhiều. Các bác đừng nói họ ai cũng có điều hoà nên ko cần mua nữa nhé, chả nhẽ Thái chưa có điều hoà? và sao ai cũng có điều hoà mà tiêu thụ điện thấp thế?
4. Thị trường xe
Thailand 771.141
Indonesia 582.298
Philippines 283.983
Vietnam 407.487
Thật kinh ngạc, tiêu thụ xe trên đầu người của Phi và Indo cũng thấp hơn rất nhiều. Có gì đó rất sai với số liệu GDP.
5. Net worth
Đây là số tiền cần phải có để lọt vào 1% và 0.1% giàu nhất của từng nước
c522fa31-11f6-4fb9-a29c-a22f9889ed4a.jpeg




a508e726-392a-4c9b-b0c5-50d26ad8bfdf.jpeg


Rất tiếc Thái lan không có trong chart này nên chúng ta dùng số liệu khác của Thái:
91.7% người dân có tài sản (net worth) từ 0-10.000 USD
7.5% 10.000-100.000
0.7% 100.000-1m
0.1% > 1m
Như vậy có thể thấy chỉ cần có 100.000 USD để lọt vào top 0.8% người giàu nhất Thái lan.
Những con số này thật đáng kinh ngạc, nó cho thấy ở Việt nam người giàu và khá giả ở phổ rộng hơn rất nhiều các nước khác.
6. Tăng trưởng kinh tế
Trong 30 năm qua GDP đầu người của chúng ta tăng trưởng đúng 30 lần và bây giờ tôi có cảm giác chúng ta không chỉ tiếp tục tăng trưởng như 30 năm qua, mà có dấu hiệu tăng tốc. Có lẽ tích luỹ kỹ năng, công nghệ và vốn liếng đạt đến một ngưỡng nhất định dẫn đến sự tăng tốc. Chúng ta cần tăng trưởng thêm 10 lần nữa để đạt mức một nước phát triển.
Liệu chúng ta có thể trở thành một nước phát triển? Có nhiều yếu tố cần xem xét:
- tiếp cập giáo dục và việc làm: ở mục này chúng ta làm rất tốt, ai cũng được học hành, ai cũng có cơ hội vươn lên đi làm cho những công ty danh tiếng nhất. Nếu sinh ra trong gia đình khá giả trở lên cơ hội tiếp cận giáo dục của chúng ta không thua kém một nước nào. Nếu sinh ra trong gia đình khó khăn thì cơ hội được tiếp cận giáo dục ở VN thậm chí còn tốt hơn! Ngay cả những nơi vô cùng xa xôi hiểm trở hầu hết đều có điện, có Internet, có trường học, có thầy cô giáo và chiến sỹ biên phòng lặn lội đi dạy học. Nếu chẳng may sinh ra trong gia đình nghèo ở Mỹ thì các bác chỉ được sống ở khu hạ lưu, đi học trường bãi rác cùng với các bạn đồng lứa từ khu bãi rác mà ra. Các bác không thể xin vào trường của khu khá giả bên cạnh. Ở VN thì giàu hay nghèo đều được học trong trường công với chất lượng khá tốt.
- tự do kinh doanh và cơ hội kinh doanh: tôi không thấy có có vấn đề gì, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của các bác. Cơ hội rất nhiều. Kiếm được tiền không phải đóng thuế bao nhiêu cả, rất nhiều người kiếm rất tốt và họ chưa bị thuế sờ đến, tôi nghĩ một phần cũng là vì ngành thuế còn chưa đủ năng lực, một phần Chính phủ muốn khoan sức dân, ko tìm cách thu bằng hết.
- phát triển cơ sở hạ tầng: đây là mục kém nhất và là nguy cơ cao nhất. Tất cả công trình giao thông đều có trộm cắp, nếu bây giờ yêu cầu lãnh đạo các PMU giải trình về tài sản chìm nổi thì căng đấy, ko biết giải trình thế nào. Nếu cứ tiếp tục thế này, đồng tiền xương máu của nhân dân cứ nướng theo kiểu 1 tỷ USD cho hơn chục km đường sắt trên cao thì sẽ thất bại trong con đường trở thành nước phát triển.
- phẩm chất con người: đây là mấu chốt, nếu như con người VN có thể làm việc tốt như người dân ở các nước phát triển thì chúng ta cũng có thể trở thành nước phát triển. Ngành tech là nơi so kè đáng nói nhất, chứ bác sĩ hay giáo viên VN tôi nghĩ họ đang làm ở mức các nước phát triển rồi. Tôi có may mắn được làm việc với đủ các tộc người, rất nhiều quốc gia, chỉ còn Châu Phi là tôi chưa đặt chân đến. Lần đầu tiên đến Mỹ làm việc tôi rất sốc. Không phải sốc vì trong ngành tech ở Cali rất nhiều người châu Á, điều này tôi tìm hiểu và biết từ trước rồi. Sốc lần 1 là dân lập trình viên châu Á ở bển chủ yếu là Ấn độ, TQ và VN, ko thấy các nước Đông Nam Á khác. Sốc lần 2 khi cũng ko thấy Hàn và Nhật làm ở đây. Sau này làm cho các công ty Nhật và Hàn hàng đầu tôi mới nhận ra một điều sốc thứ 3: trình độ làm phần mềm của người VN ko hề thua kém gì Hàn hay Nhật. Thực tế tôi thường xuyên phải re-architect cho các bạn ấy (dịch nôm na ra tiếng Việt là giải ngố cho họ). Tất nhiên họ cực kỳ nhạy cảm và không phải khi nào họ cũng đồng ý dùng cái mới, nhưng tôi cứ phải làm hết sức với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, lựa chọn là của họ. Thực tế người VN tư duy phần mềm tốt hơn các bạn ấy! Ở Đông Nam Á thì không có công ty nào là đối thủ của FPT và Viettel (và chắc cả Vingoup nữa). Những nghề như thiết kế điện tử, thiết kế chip hay cơ khí chế tạo thì chúng ta đang kém rất xa, tất cả là do rào cản gia nhập nghề nghiệp lớn, chưa có nhiều cơ hội để hành nghề, còn ngành phầm mềm chỉ cần có mỗi chiếc máy tính nối mạng nên 20 năm qua nhiều thế hệ người VN đã có cơ hội xông pha.
Thành quả thực ra không phải là hạnh phúc, mà hành trình để đạt được thành quả đấy là hạnh phúc. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một hành trình huy hoàng, chỉ có một lần trong đời. Hãy tận dụng các cơ hội mà các bác có, đừng để 20-30 năm nữa nhìn lại và hối tiếc về những gì mình đã không làm và cả về những gì mình đã làm.
Còn một thứ nữa mà dân ta rất khá đó là mức độ ủng hộ tự do kinh tế, ủng hộ các hiệp định tự do thương mại, toàn cầu hóa thì gần như không có dân nước nào bằng dân VN ta. <:-P
Globalisation good bad-01.png
Immigration-01.png
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,584
Động cơ
566,726 Mã lực
Bọn Ai cập nó có cái kênh Sue. Bọn nó mà lãnh đạo khéo thì phải giàu như Sing mới đúng, ngang VN thì là thất bại rồi.
Đúng rồi. 4k năm trước họ đã xây được kim tự tháp như vậy rồi trong khi lúc đó dân ta chắc vẫn đang ở hang.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Chính vì nền kinh tế tiền mặt, sự thiếu nghiêm minh trong thực thi PL, sự thiếu nghiêm túc và trục lợi của một số con người làm nhiệm vụ thực thi PL, dẫn tới thực trạng: kinh tế ngầm phát triển mạnh. Kinh tế ngầm phát triển sẽ có nhiều hệ luỵ, nhà cháu xin đơn cử một số như sau:
- Nhà nước thất thu thuế và không thể thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô.
- Nhà nước không có số liệu cụ thể để lập các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế XH, dẫn đến kế hoạch thực hiện luôn thiếu tính thực tế và hay bị đổ vỡ bởi tính không sát thực.
- Làm tha hoá nghiêm trọng một bộ phần không nhỏ cán bộ công quyền
- Là miếng đất màu mỡ cho các hành vi rửa các dòng tiền bẩn thỉu (tiền tham những, tiền từ các hoạt động tội phạm như buôn lậu, sx hàng giả, ma tuý, cờ bạc, băng đảng... cả trong và ngoài nước)
Dòng tiền từ kinh tế ngầm sẽ đổ sang các hàng hoá, dịch vụ cơ bản và thiết yếu tạo ra sự lũng đoạn, khiến nền kinh tế phát triển lệch lạc, không thể kiểm soát và sự thiệt hại sẽ dồn lên vai của chính người lao động hợp pháp - những người đang hàng ngày bỏ công sức để xây dựng đất nước.
Chúng ta có 1 thể chế NN mạnh, hoạt động dưới tư tưởng của 1 chính đảng đơn nhất nhưng chúng ta đã tự làm yếu mình đi khi thiếu những chính sách và hành động kiên quyết, chúng ta để tham nhũng tràn lan, chúng ta để lợi ích nhóm chi phối.
...
Ý của bác giống như 1 ông nông dân, trước khi lên cái chõng tre đi ngủ dùng chân này xoa xoa chân kia cho sạch, được đem ra 1 tòa biệt thự, khóa cho cái bộ củ com lê rồi bắt ông ấy phải đi, đứng, hành xử cho xứng với bộ củ, cái tòa nhà,...?
Chắc chắn con cháu ông ấy sẽ đạt được mức hành xử sau khi được đi học, đạt bằng cấp, nhận được những vị trí làm việc xứng đáng.
Còn ông ấy sau khi ở trong tòa nhà, khoác bộ củ, tiếp xúc rất lâu với nhiều người sống, ăn mặc,... như vậy cũng có thể thay đổi được, nhưng phải rất cố gắng và cần rất nhiều thời gian. Còn không, ông ấy sẽ rất bức bối trong cái cuộc sống mới này!
Những điều bác thấy, cả XH đều thấy, thế giới bên ngoài cũng thấy và mấy ông quản lý nhà nước cũng thấy (các thể chế, chuyên gia đang tư vấn, ép buộc sự thay đổi của VN). Nhưng không thể nhẩy vọt, như mấy cái khẩu hiệu được. Nhẩy quá cao sẽ ngã đau, mà chỉ ngã đau thôi thì lần sau rút được kinh nghiệm sẽ không nhảy cao như vậy nữa, chứ tử vong thì sẽ không có cơ hội để lần sau nhẩy thấp hơn!
VN cũng mới chưa lâu lắm là 1 nước rất nghèo, dân đói, qua chiến tranh, bị cấm vận,... chẳng khác cái ông nông dân kia, nhưng lại chưa được đưa vào ở biệt thự, mà mới chỉ được nói là sẽ phải (hay được) khoác bộ củ, nhưng cũng đã cố gắng rất nhiều và đang thay đổi rất nhiều. .
Chẳng phải đi châu Mỹ (nam-trung Mỹ), châu Phi làm gì, loanh quanh xứ ao làng ASEAN thôi, bác cứ chịu khó tìm hiểu xem XH VN mình thay đổi không chỉ so với mình trước đây mà cả so với họ như thế nào (đừng so với Sing nhé, đó là nước PT từ gần 2 chục năm rồi)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,687
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Ý của bác giống như 1 ông nông dân, trước khi lên cái chõng tre đi ngủ dùng chân này xoa xoa chân kia cho sạch, được đem ra 1 tòa biệt thự, khóa cho cái bộ củ com lê rồi bắt ông ấy phải đi, đứng, hành xử cho xứng với bộ củ, cái tòa nhà,...?
Chắc chắn con cháu ông ấy sẽ đạt được mức hành xử sau khi được đi học, đạt bằng cấp, nhận được những vị trí làm việc xứng đáng.
Còn ông ấy sau khi ở trong tòa nhà, khoác bộ củ, tiếp xúc rất lâu với nhiều người sống, ăn mặc,... như vậy cũng có thể thay đổi được, nhưng phải rất cố gắng và cần rất nhiều thời gian. Còn không, ông ấy sẽ rất bức bối trong cái cuộc sống mới này!
Những điều bác thấy, cả XH đều thấy, thế giới bên ngoài cũng thấy và mấy ông quản lý nhà nước cũng thấy (các thể chế, chuyên gia đang tư vấn, ép buộc sự thay đổi của VN). Nhưng không thể nhẩy vọt, như mấy cái khẩu hiệu được. Nhẩy quá cao sẽ ngã đau, mà chỉ ngã đau thôi thì lần sau rút được kinh nghiệm sẽ không nhảy cao như vậy nữa, chứ tử vong thì sẽ không có cơ hội để lần sau nhẩy thấp hơn!
VN cũng mới chưa lâu lắm là 1 nước rất nghèo, dân đói, qua chiến tranh, bị cấm vận,... chẳng khác cái ông nông dân kia, nhưng lại chưa được đưa vào ở biệt thự, mà mới chỉ được nói là sẽ phải (hay được) khoác bộ củ, nhưng cũng đã cố gắng rất nhiều và đang thay đổi rất nhiều. .
Chẳng phải đi châu Mỹ (nam-trung Mỹ), châu Phi làm gì, loanh quanh xứ ao làng ASEAN thôi, bác cứ chịu khó tìm hiểu xem XH VN mình thay đổi không chỉ so với mình trước đây mà cả so với họ như thế nào (đừng so với Sing nhé, đó là nước PT từ gần 2 chục năm rồi)!
Oh! Vậy tại sao cũng Ông nông dân ấy, sống nghìn đời trong XH phong kiến đói nghèo và mù chữ, sống trong hàng trăm năm bị bần cùng hoá, ngu dân hoá dưới thời thực dân, quanh quẩn xóm làng - dòng họ, lại dám dũng cảm đứng lên cầm giáo mác, cầm bom ba càng lao vào xe tăng giắc, cầm súng đứng lên giải phóng dân tộc dù phải hy sinh xương máu? Và sau đó họ rất bức bối với cuộc sống mới?
Tại sao thủa cách đây 80-90 năm (khi còn thiếu hiểu biết và lạc hậu gấp cả trăm lần bây giờ) họ lại đồng lòng làm được công việc lớn lao ấy - Mà bây giờ, lại không làm được 1 việc nhỏ nhoi hơn rất nhiều lần?
Lập luận của cụ không đủ thuyết phục!
 
Chỉnh sửa cuối:

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Ý của bác giống như 1 ông nông dân, trước khi lên cái chõng tre đi ngủ dùng chân này xoa xoa chân kia cho sạch, được đem ra 1 tòa biệt thự, khóa cho cái bộ củ com lê rồi bắt ông ấy phải đi, đứng, hành xử cho xứng với bộ củ, cái tòa nhà,...?
Chắc chắn con cháu ông ấy sẽ đạt được mức hành xử sau khi được đi học, đạt bằng cấp, nhận được những vị trí làm việc xứng đáng.
Còn ông ấy sau khi ở trong tòa nhà, khoác bộ củ, tiếp xúc rất lâu với nhiều người sống, ăn mặc,... như vậy cũng có thể thay đổi được, nhưng phải rất cố gắng và cần rất nhiều thời gian. Còn không, ông ấy sẽ rất bức bối trong cái cuộc sống mới này!
Những điều bác thấy, cả XH đều thấy, thế giới bên ngoài cũng thấy và mấy ông quản lý nhà nước cũng thấy (các thể chế, chuyên gia đang tư vấn, ép buộc sự thay đổi của VN). Nhưng không thể nhẩy vọt, như mấy cái khẩu hiệu được. Nhẩy quá cao sẽ ngã đau, mà chỉ ngã đau thôi thì lần sau rút được kinh nghiệm sẽ không nhảy cao như vậy nữa, chứ tử vong thì sẽ không có cơ hội để lần sau nhẩy thấp hơn!
VN cũng mới chưa lâu lắm là 1 nước rất nghèo, dân đói, qua chiến tranh, bị cấm vận,... chẳng khác cái ông nông dân kia, nhưng lại chưa được đưa vào ở biệt thự, mà mới chỉ được nói là sẽ phải (hay được) khoác bộ củ, nhưng cũng đã cố gắng rất nhiều và đang thay đổi rất nhiều. .
Chẳng phải đi châu Mỹ (nam-trung Mỹ), châu Phi làm gì, loanh quanh xứ ao làng ASEAN thôi, bác cứ chịu khó tìm hiểu xem XH VN mình thay đổi không chỉ so với mình trước đây mà cả so với họ như thế nào (đừng so với Sing nhé, đó là nước PT từ gần 2 chục năm rồi)!
Cụ chuẩn.
Người Tàu có câu "nhà giàu sau ba đời thì biết ăn, sau năm đời thì biết mặc", người ta đi từ giàu đến sang chứ ai đi được từ sang đến giàu?
Ngoài ra nhiều người không hiểu thế nào là văn hoá. Những chuyện như vượt đèn đỏ, ồn ào... chỉ là lớp vỏ rất mỏng thôi, chưa phải là văn minh, chưa phải là văn hoá đâu.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
800
Động cơ
282,019 Mã lực
Đúng rồi. 4k năm trước họ đã xây được kim tự tháp như vậy rồi trong khi lúc đó dân ta chắc vẫn đang ở hang.
Dân Ai cập cổ là giống dân xây Kim tự tháp đã tuyệt chủng rồi.

Dân Ai cập ngày nay là người Arab di cư đến sau.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Oh! Vậy tại sao cũng Ông nông dân ấy, sống nghìn đời trong XH phong kiến đói nghèo và mù chữ, sống trong hàng trăm năm bị bần cùng hoá, ngu dân hoá dưới thời thực dân, quanh quẩn xóm làng - dòng họ, lại dám dũng cảm đứng lên cầm giáo mác, cầm bom ba càng lao vào xe tăng giắc, cầm súng đứng lên giải phóng dân tộc dù phải hy sinh xương máu? Và sau đó họ rất bức bối với cuộc sống mới?
Tại sao thủa cách đây 80-90 năm (khi còn thiếu hiểu biết và lạc hậu gấp cả trăm lần bây giờ) họ lại đồng lòng làm được công việc lớn lao ấy - Mà bây giờ, lại không làm được 1 việc nhỏ nhoi hơn rất nhiều lần?
Lập luận của cụ không đủ thuyết phục!
Bác lại theo ý chí 1 thời của các bác bộ đội được chuyển sang làm kinh tế!
Đánh giặc với làm kinh tế giống nhau là đều cần quyết tâm.
Nhưng khác nhau ở chỗ đánh giặc thì nhiều khi phải đánh đổi tất cả, chỉ cần chiến thắng cuối cùng,
Nhưng làm kinh tế thì kể cả việc nhỏ, người làm nhỏ đến người làm lớn đều phải tính trên hiệu quả, chí mỗi ý chí và quyết tâm chưa đủ.
1 thời các cụ nhà mình đã nghĩ chỉ cần quyết tâm, ý chí là đủ để làm kinh tế.
Lúc cần để đánh giặc, có thể hô hào để người dân không quản hy sinh, chấp nhận đem hết của cải, tính mạng của mình để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Khi chuyển sang làm kinh tế mà chỉ hô hào như vậy sẽ không còn được nữa. Nghe hô hào, có thể hưởng ứng, nhưng trước khi làm theo, người dân sẽ xem con, cháu họ có cái gì ăn cho hôm nay và ngày mai, có rồi họ vẫn còn phải xem là làm theo họ sẽ thu được cái gì. Có được họ mới theo, chỉ ý chí của người hô hào thì sẽ gọi được rất ít, thậm chí chẳng ai theo cả!
 
Chỉnh sửa cuối:

budu2810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307745
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
479
Động cơ
305,212 Mã lực
- Giá đất tăng X2, X3 để giúp dân ai cũng giàu lên.

quá đúng cụ ạ, chỉ những nước như VN và TQ mới có Cải cách ruộng đất : ai cũng được chia đất chia nhà . vì thế xuất phát điểm của toàn dân đều tương đương nhau. giá đất tăng thì toàn dân đều có lợi. vì đất đai là "sở hữu toàn dân"
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,687
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Bác lại theo ý chí 1 thời của các bác bộ đội được chuyển sang làm kinh tế!
Đánh giặc với làm kinh tế giống nhau là đều cần quyết tâm.
Nhưng khác nhau ở chỗ đánh giặc thì nhiều khi phải đánh đổi tất cả, chỉ cần chiến thắng cuối cùng,
Nhưng làm kinh tế thì kể cả việc nhỏ, người làm nhỏ đến người làm lớn đều phải tính trên hiệu quả, chí mỗi ý chí và quyết tâm chưa đủ.
1 thời các cụ nhà mình đã nghĩ chỉ cần quyết tâm, ý chí là đủ để làm kinh tế.
Lúc cần để đánh giặc, có thể hô hào để người dân không quản hy sinh, chấp nhận đem hết của cải, tính mạng của mình để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Khi chuyển sang làm kinh tế mà chỉ hô hào như vậy sẽ không còn được nữa. Nghe hô hào, có thể hưởng ứng, nhưng trước khi làm theo, người dân sẽ xem con, cháu họ có cái gì ăn cho hôm nay và ngày mai, có rồi họ vẫn còn phải xem là làm theo họ sẽ thu được cái gì. Có được họ mới theo, chỉ ý chí của người hô hào thì sẽ gọi được rất ít, thậm chí chẳng ai theo cả!
Rõ ràng việc bầu cử HĐND và Quốc hội không phải là làm kinh tế, mà chúng ta bầu ra những người chúng ta kì vọng họ giúp chúng ta có những quyết sách kinh tế - XH đúng đắn, sáng tạo và quyết liệt giúp đất nước phát triển. Để bầu cử, chả cần ý chí hay sự hy sinh nào sất. Chỉ cần họ xuất hiện trước chúng ta (trực tiếp hoặc qua các nền tảng truyền thông) để thể hiện mình cũng như các ý định, cam kết mà họ sẽ thực hiện khi trúng cử. Từ đó, chúng ta sẽ lựa chọn.
Lỗi của chúng ta là không yêu cầu việc ấy!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top