Vẫn có đô thị mới mà dân Thủ Thiêm vẫn không bị màn trời chiếu đất, ang Cang không vào tù, anh Hải không bị cách chức thì có hơn không?
Sự giàu có đột ngột của một nhóm nhỏ dựa trên sự tước đoạt lợi ích của số đông hàng vạn người ( nhất là tước đoạt nơi ở ) không thể nói là làm giàu bền vững.
Không ai phủ nhận sự tăng trưởng của kinh tế VN trong những năm qua. Vấn đề là tiếp theo sẽ thế nào? Sự tăng trưởng ấy có bền vững, hay tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về bất công xã hội và ô nhiễm môi trường sống? Chờ đến khi bùng phát mới giải quyết sau, còn bây giờ tìm cách chui vào các nhóm lợi ích để hưởng thụ cá nhân? Và cứ ca ngợi thì tự khắc các quả bom nổ chậm sẽ được giải quyết?
Nguy cơ lớn nhất bây giờ không phải là chậm phát triển, mà là phát triển lệch lạc do tham nhũng và ô nhiễm.
Các nước nào đang phát triển, hay đã trải qua quá trình phát triển trong 1 thời gian ngắn, kể cả châu Âu, Can mà ko trải qua những vấn đề mà bác vừa nêu? Quá trình phát triển trải qua giai đoạn càng dài thì càng có thời gian để điều chỉnh, thế thôi.
Trừ 1 số trường hợp rất đặc biệt, rất ổn định như Thụy Sỹ, Bắc Âu, quy mô nhỏ, giàu tài nguyên, thịnh vượng từ rất sớm (thế kỉ 14 - 15) thì mới có sự khác biệt.Cụ nghĩ Mỹ ko ô nhiễm à? Để tìm cho cụ cái bài trình bày của EPA Hoa Kì về ô nhiễm không kí trong thập niên 80 - 90, thiết bị đo CLKK trong nhà rất phổ biến thời gian đó là vì thế. Anh, HK cũng ko kém những năm 60 ở Anh cũng như ở HN bây h, vì là nó phát triển trước. Nhưng nước nào cũng thế, phải nhận ra vấn đề, nhận thức được, điều chỉnh bằng coogn cụ luật pháp và chế tài và hành vi, chứ ko thể đốt cháy giai đoan.
Đưa 1 cá thể như cụ vào xã hội nước ngoài, cụ có thể rón rén tuân theo vì sợ (bị phạt hay sợ bị chúng nó cười) nhưng đưa 1 làng của cụ sang châu Âu, sống 1 cách quy củ chắc chắn ko thể, vì những thứ đó cần thời gian dể học hỏi làm quen và như mình hay nói là đưa chính sách vào cuộc sống. Phải mất 1 thời gian rất rất lâu, khi cơ sở hạ tầng về kinh tế, mức sống đã cải thiện nó mới ảnh hưởng đến kiến trúc thượng tầng, làm thay đổi hành vi được.
Đơn cử như, cụ h cư xử văn minh hơn, là nhờ được đi đây đi đó, được ra nước ngoài, được xem phim ảnh, được học hành, có điều kiện kinh tế. Chứ h bảo bố mẹ cụ ở quê phải tuân thủ đúng luật, ko được tham, ko được ra đường đi sai luật giao thông, qua đường đúng chỗ, đổ rác đúng nơi quy định, ko đun bếp than chuyển sang dùng bếp từ, ko khạc nhổ, ko uống rượu khi ăn và uống xong ko lái xe? bao nhiêu người trong làng cụ làm theo 1 cách tự nguyện?
Có 1 nước có chỉ số dân chủ rất cao là Ấn Độ (Democracy index của Ân Độ rất rất cao, cái này là tc quốc tế đưa ra chứ ko phải em tự nghĩ , các thứu cụ yêu cầu về bầu cử, abc đủ cả), tuy nhiên, các vấn đề như cụ nói ở xã hội Ấn Độ thì như thế nào??