Nên độ những gì cho Vit?

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,312
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Cái cục li tâm nó chính là các cục hình hộp vuông nho nhỏ màu trắng bạc ở ngay hình 1 , nó được gắn trên các lò so lá của bàn ép ngay gần chỗ tiếp xúc với bi T đó cụ, cái thằng này gọi là chuyển đông nhưng nó vẫn đựoc gắn chặt với các lá lò so làm cho đầu các lá lò lo chuyển động ra gần bi T hơn ( hay nói chính xác hơn là bị vít về phía bi T)
Bản thân các lò so lá này nó như 1 cái bập bênh nên khi đầu bên này dịch thì bên kia cũng có xu hướng dịch theo hướng ngược lại, ép bàn ép gắn chặt hơn vào lá côn và bánh đà.

@Viking: Cái xanh xanh thì đúng chứ. Như mình đã nói ở bài trước, giờ nói lại cho rõ:
Nếu diện tích lá côn ở bàn ép và bánh đà bằng nhau thì 1 đơn vị diện tích của lá côn bánh đà chịu 1 lực là N/S, nay diện tích lá côn bánh đà giảm 1/2 thì 1 đơn vị diện tích lá côn bánh đà sẽ chịu 1 lực gấp đôi, tức là N/0,5*S. Nhưng không có nghĩa là lực bám gấp đôi.
Cụ đúng rồi
Cái cháu không hiểu là tăng lực ép lên để làm gì khi mà lực ma sát nó kô đổi, mà dĩ nhiên thì khoai tây nó không ngu. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Cái cục li tâm nó chính là các cục hình hộp vuông nho nhỏ màu trắng bạc ở ngay hình 1 , nó được gắn trên các lò so lá của bàn ép ngay gần chỗ tiếp xúc với bi T đó cụ, cái thằng này gọi là chuyển đông nhưng nó vẫn đựoc gắn chặt với các lá lò so làm cho đầu các lá lò lo chuyển động ra gần bi T hơn ( hay nói chính xác hơn là bị vít về phía bi T)
Bản thân các lò so lá này nó như 1 cái bập bênh nên khi đầu bên này dịch thì bên kia cũng có xu hướng dịch theo hướng ngược lại, ép bàn ép gắn chặt hơn vào lá côn và bánh đà.

Cái cháu không hiểu là tăng lực ép lên để làm gì khi mà lực ma sát nó kô đổi, mà dĩ nhiên thì khoai tây nó không ngu. :D
Đúng! Đúng! Đúng rồi! Cụ nói chả sai tẹo nào! Thế mà mình không phát hiện ra.:-??
ĐỎ: Tăng lực ép lên tức là tăng lực ma sát giữa bàn ép và bánh đà chứ? Nhà cháu chỉ thắc mắc là sao nó lại nỡ lòng nào cắt đi 1/2 diện tích lá côn bên bánh đà mà lại là vật liệu khác???
Tóm lại nhà cháu hiểu nôm na và bói thế này:
Đây là kiểu côn "lưỡng tính".
- "Giống cái" khi vòng tua nhỏ thì làm việc như côn dòng Sedan: Nhẹ nhàng êm ái.
- "Giống đực" mạnh mẽ khi vòng tua lớn nhằm tải sức nặng của hệ 4x4 khi vượt khó, để 2 lớp lá côn khỏi trượt lên nhau.
@Kool2k3: Nhà cháu vừa gọi cho đối tác, hắn bảo: "Cứ từ từ, đang rất bận"
 
Chỉnh sửa cuối:

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,593
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Em thấy khi mình đi sàn nhà trơn trượt, nếu đi dép tông (diên tích lớn) thì dễ trượt ngã hơn so với đi giày đinh. Có lẽ việc giảm diện tích của lá côn bên phía bàn ép cũng có tác dụng như thế?
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,593
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
http://www.moderndriveline.com/md_faqs/Clutch_1.shtml#02137085

What is a dual friction clutch?

A dual friction clutch is when two different friction material facings are applied to each side of the clutch disk. For added performance and service life, Kevlar is added to the pressure plate side of the clutch disk and the other side remains organic. For street and strip, a dual friction disk is often a combo of Kevlar and metal. This allows the clutch to operate as smoothly as it can with more bite off the line.
Như vậy chữ Dual ở đây ko có nghĩa là độ bám tăng gấp đôi, mà là 2 loại vật liệu ma sát khác nhau ở 2 bên đĩa côn.
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,312
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
ĐỎ: Tăng lực ép lên tức là tăng lực ma sát giữa bàn ép và bánh đà chứ? Nhà cháu chỉ thắc mắc là sao nó lại nỡ lòng nào cắt đi 1/2 diện tích lá côn bên bánh đà mà lại là vật liệu khác???
[/I]
Vầng, nhưng cái cháu nói là lực bám mặt bên kia ( phía bánh đà, khi mà nó căt bớt 1 nửa diện tích ma sát ấy), ý cháu là tăng lăng lực ép N/S ấy chứ tổng không đối.

Em thấy khi mình đi sàn nhà trơn trượt, nếu đi dép tông (diên tích lớn) thì dễ trượt ngã hơn so với đi giày đinh. Có lẽ việc giảm diện tích của lá côn bên phía bàn ép cũng có tác dụng như thế?
Vầng nhưng bác đi tông thì bác thay đổi vật liệu ma sát rồi.
Bác cứ cắt đôi chiếc tông ra, đi không ngã đâu. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Vầng nhưng bác đi tông thì bác thay đổi vật liệu ma sát rồi.
Bác cứ cắt đôi chiếc tông ra, đi không ngã đâu. :D
Chuẩn!
Thêm hình ảnh nữa cho vui: Nếu người trượt tuyết muốn trơn nữa thì ván trượt phải tăng gấp 10 bề rộng để trượt nhanh hơn. =))
Như vậy chữ Dual ở đây ko có nghĩa là độ bám tăng gấp đôi, mà là 2 loại vật liệu ma sát khác nhau ở 2 bên đĩa côn.
RỒI! Nó chỉ hình thức làm việc chứ không phải mức độ làm việc.
Túm lại cái côn kiểu mới này mà làm forum xôm phết. (b)
@Kool2k3: Các thày Bói phán xong rồi, vào spam đi.:))
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,253
Động cơ
594,660 Mã lực
Em thấy khi mình đi sàn nhà trơn trượt, nếu đi dép tông (diên tích lớn) thì dễ trượt ngã hơn so với đi giày đinh. Có lẽ việc giảm diện tích của lá côn bên phía bàn ép cũng có tác dụng như thế?
Hai cái này khác nhau rồi bác Nam vũ. Khi đi giày đinh, do giày có gai rất nhiều nên hệ số ma sát lớn. Dép tông hệ số ma sát nhỏ hơn. Đúng như Viking nói: Không thể tăng lực ma sát bằng cách ... cắt nửa cái tông đi đâu, :))

Lực ma sát phụ thuộc:

1. Áp lực (Lực ép)
2. Hệ số ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc. Cái này phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng bề mặt.

Ấy là xét trong cơ học chất điểm (kích thước các vật đủ nhỏ để coi nó như một điểm). Trường hợp khác (Cơ học vật rắn) thì còn phải tính đến diện tích tiếp xúc nữa. Diện tích tiếp xúc càng to thì lực ma sát càng lớn (Khi các điều kiện khác không đổi)

Với cái ví dụ về người trượt tuyết thì khi diện tích ván trượt lớn lên, áp lực giảm đi nên dễ trượt hơn. Nếu bác vẫn duy trì lực ép như cụ (bằng cách tăng trọng lượng lên) thì ... ko dễ trượt hơn đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Hai cái này khác nhau rồi bác Nam vũ. Khi đi giày đinh, do giày có gai rất nhiều nên hệ số ma sát lớn. Dép tông hệ số ma sát nhỏ hơn. Đúng như Viking nói: Không thể tăng lực ma sát bằng cách ... cắt nửa cái tông đi đâu, :))

Lực ma sát phụ thuộc:

1. Áp lực (Lực ép)
2. Hệ số ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc. Cái này phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng bề mặt.


Ấy là xét trong cơ học chất điểm (kích thước các vật đủ nhỏ để coi nó như một điểm). Trường hợp khác (Cơ học vật rắn) thì còn phải tính đến diện tích tiếp xúc nữa. Diện tích tiếp xúc càng to thì lực ma sát càng lớn (Khi các điều kiện khác không đổi)

Với cái ví dụ về người trượt tuyết thì khi diện tích ván trượt lớn lên, áp lực giảm đi nên dễ trượt hơn. Nếu bác vẫn duy trì lực ép như cụ (bằng cách tăng trọng lượng lên) thì ... ko dễ trượt hơn đâu.
Đỏ: Còn thiếu 1 đại lượng cơ bản là: Diện tích tiếp xúc
Fms=f*N*S
f: hệ số ma sát giữa 2 vật liệu
N: Thành phần Lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
S: Diện tích tiếp xúc.
Vâỵ nên Xanh: Sai rùi
P/S: tại sao 1 người có thể đấy được 1 xe goòng trên đường ray mà cũng chính nó trên đường nhựa thì không được?
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,253
Động cơ
594,660 Mã lực
Đỏ: Còn thiếu 1 đại lượng cơ bản là: Diện tích tiếp xúc
Fms=f*N*S
f: hệ số ma sát giữa 2 vật liệu
N: Thành phần Lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
S: Diện tích tiếp xúc.
Vâỵ nên Xanh: Sai rùi
Em confirm là chẳng có cái đoạn nào em viết bên trên sai cả. Có lẽ, cụ quên mất thế nào là cơ học chất điểm và cơ học vật rắn rồi, :D.

Cái ví dụ về người trượt tuyết thì nếu tỷ mỷ cần phân tích kỹ càng hơn. Đơn giản, không thể tăng diện tích tiếp xúc lên đến vô tận, để áp lực bằng ko, ma sát bằng không, :)).

Cụ đưa ví dụ người đẩy xe goòng vào thì rất khó phân tích. Không nổi rõ cái ý là tăng diện tích tiếp xúc như cụ muốn đâu, :)). Câu trả lời cho cụ trong trường hợp này là: Khi đẩy xe goòng trên đường, lực cản lớn hơn khi đẩy trên ray. Tuy nhiên, tại sao vậy? Cụ định cho rằng là trên ray thì diện tích tiếp xúc nhỏ, nên lực ma sát nhỏ, phỏng ạ? Không hoàn toàn, vì hệ số ma sát giờ đã khác nhau. Mặt khác, khi goòng chạy trên đường bộ, mặt đất nó bị biến dạng nữa, :)). Túm lại, ko dùng ví dụ này để minh họa được rồi.

Ví dụ: Người trượt tuyết của Nam Vũ hay hơn. Có thể làm rõ bản chất của lực ma sát được.

P/S: Em ko có ý định nói với cụ là công thức của cụ sai đâu nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Em confirm là chẳng có cái đoạn nào em viết bên trên sai cả. Có lẽ, cụ quên mất thế nào là cơ học chất điểm và cơ học vật rắn rồi, :D.

Cái ví dụ về người trượt tuyết thì nếu tỷ mỷ cần phân tích kỹ càng hơn. Đơn giản, không thể tăng diện tích tiếp xúc lên đến vô tận, để áp lực bằng ko, ma sát bằng không, :)).

Cụ đưa ví dụ người đẩy xe goòng vào thì rất khó phân tích. Không nổi rõ cái ý là tăng diện tích tiếp xúc như cụ muốn đâu, :)). Câu trả lời cho cụ trong trường hợp này là: Khi đẩy xe goòng trên đường, lực cản lớn hơn khi đẩy trên ray. Tuy nhiên, tại sao vậy? Cụ định cho rằng là trên ray thì diện tích tiếp xúc nhỏ, nên lực ma sát nhỏ, phỏng ạ? Không hoàn toàn, vì hệ số ma sát giờ đã khác nhau. Mặt khác, khi goòng chạy trên đường bộ, mặt đất nó bị biến dạng nữa, :)). Túm lại, ko dùng ví dụ này để minh họa được rồi.

Ví dụ: Người trượt tuyết của Nam Vũ hay hơn. Có thể làm rõ bản chất của lực ma sát được.

P/S: Em ko có ý định nói với cụ là công thức của cụ sai đâu nhá.
Đậm: Trọng lượng người trượt tuyết không đổi N; Hệ số ma sát f giữa ván gỗ và tuyết = hằng số; Diện tích ván gỗ tăng bao nhiêu thì lực ma sát tăng bấy nhiêu.
Tại sao tăng diện tích ván gỗ lên lại giảm lực ma sát?????
Đó là điều cơ bản trong câu chuyện này.
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,253
Động cơ
594,660 Mã lực
Đậm: Trọng lượng người trượt tuyết không đổi N; Hệ số ma sát f giữa ván gỗ và tuyết = hằng số; Diện tích ván gỗ tăng bao nhiêu thì lực ma sát tăng bấy nhiêu.
Tại sao tăng diện tích ván gỗ lên lại giảm lực ma sát?????
Đó là điều cơ bản trong câu chuyện này.
Hì, cụ không đọc comment trên của Nam vũ à? Đôi khi người ta phải dùng ván trượt to hơn để dễ trượt hơn đấy ạ (có nghĩa lực ma sát nhỏ đi, dễ trượt hơn). Đây là thực tế.

Còn cụ thể với ví dụ trượt tuyết thì khi diện tích ván trượt tăng lên nhưng không vượt quá một giá trị giới hạn, vẫn ông vận động viên như cũ thì lực ma sát lại giảm đi ạ. Em xin suy nghĩ thêm một tẹo, rồi sẽ phân tích cụ tỷ.
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Mình hỏi Khoa nhé:
Khoa ngồi trên 1 tấm gỗ kích thước 60x40cm cho 1 người kéo trên cát. Nay ngồi trên tấm 1,2x0,8m thì người kéo sẽ nhẹ hơn không? (2 tấm gỗ có trong lượng bằng nhau)
P/S: Ngoài lề tý: Cụ có biết giá máy Nikon D3 (không ống kính) mới 98% bây giờ muốn bán thì được bao nhiêu? Vì nặng quá không hợp nữa rồi.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,253
Động cơ
594,660 Mã lực
Đỏ:
Fms=f*N*S
f: hệ số ma sát giữa 2 vật liệu
N: Thành phần Lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
S: Diện tích tiếp xúc.
Em xin tóm tắt lại một phần hiểu biết về lực ma sát, để các cụ ngâm cứu cái dual friction cluth của Nam Vũ nhé. Xin xuất phát từ công thức bên trên của bác Tptiteo (Đây là công thức tổng quát nhất, đúng trong mọi trường hợp). Trong đó:

1. f: hệ số ma sát. Phụ thuộc bản chất và tình trạng mặt tiếp xúc giữa hai vật liệu. Nôm na, vật liệu là rắn, bề mặt xù xì, góc cạnh thì f lớn và ngược lại.
2. N: Lực nén hoặc thành phần lực vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
3. S: Diện tích mặt tiếp xúc. Đương nhiên, S càng to thì lực ma sát càng lớn.

Những cái này, hiển nhiên đúng, sách đã dạy. Giờ em phân tích ví dụ người trượt tuyết của Nam Vũ.

Để có thể dễ dàng trượt được thì lực ma sát của hai cái bàn trượt và mặt tuyết càng nhỏ, càng tốt. Lực ma sát trong trường hợp này sẽ phụ thuộc:

1. Trọng lượng của người trượt (Coi như không đổi vì cùng một ông)
2. Hệ số ma sát. Với cùng loại vật liệu, cũng vẫn cái đống tuyết đấy, hệ số này không đổi. Nếu mặt tiếp xúc bị biến dạng, xù xì hơn thì nó tăng
3. Áp lực lên mặt đất. Lực này phụ thuộc vào trọng lượng của người và diện tích tiếp xúc. Khi trọng lượng không đổi, diện tích bàn trượt càng lớn thì áp lực này trên một đơn vị diện tích càng nhỏ.

Lực ma sát trên một đơn vị diện tích lúc này sẽ quá trình "đấu tranh" của hai thế lực:

1. Một thành phần tăng lên vì diện tích tiếp xúc tăng
2. Thành phần còn lại thì giảm đi vì áp lực trên đơn vị diện tích giảm.

Khi diện tích tiếp xúc rất nhỏ, thành phần 1 sẽ nhỏ, nhưng thành phần 2 lớn vì áp lực lớn. Khi tăng diện tích tiếp xúc lên, thành phần 1 tăng lên, nhưng thành phần 2 bắt đầu giảm. Tổng hòa lại thì lực ma sát sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng diện tích tiếp xúc (ván trượt to như cái thuyền, :D) thì áp lực trên một đơn vị diện tích không thể tiếp tục giảm mãi vì lúc này trọng lượng tự thân của ván trượt bắt đầu lớn và đáng kể rồi. Do vậy, cả thành phần 1 và 2 đều tăng, dẫn đến lực ma sát sẽ tăng.

Mặt khác, khi diện tích tiếp xúc nhỏ, sự biến dạng của mặt tiếp xúc lớn, có thể làm tăng hệ số ma sát nữa (Tỉ mỉ hơn thì còn phải tính đến việc tuyết sẽ tan và "bôi trơn" mặt tiếp xúc nữa).

Tóm lại, sau khi phân tích linh tinh một hồi thì em cho rằng, lực ma sát của ván trượt tuyết sẽ:

1. Khi ván trượt nhỏ, lực ma sát sẽ lớn do áp lực lớn, sự biến dạng của mặt tiếp xúc và nước do tuyết tan "thoát" mất, bôi trơn kém.
2. Khi ván trượt đủ lớn, nhưng không quá lớn, áp lực giảm do trọng lượng được chia đều ra trên ván, bề mặt ít bị biến dạng hơn (Thực chất, nó là phẳng một đám tuyết), và nước do tuyết tan sẽ có tác dụng bôi trơn. Do vậy, lực ma sát giảm.
3. Khi ván trượt quá lớn, dù áp lực có giảm, nhưng sẽ đạt đến giá trị tới hạn (do bản thân trọng lượng của ván trượt), bề mặt vẫn ngon, nước vẫn bôi trơn như trước nhưng lực ma sát sẽ tăng (chủ yếu vì tăng diện tích tiếp xúc).

Tạm thời quên cái côn nhà Nam Vũ đi, các cụ phân tích trường hợp này cho vui, :)).
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Em xin tóm tắt lại một phần hiểu biết về lực ma sát, để các cụ ngâm cứu cái dual friction cluth của Nam Vũ nhé. Xin xuất phát từ công thức bên trên của bác Tptiteo (Đây là công thức tổng quát nhất, đúng trong mọi trường hợp). Trong đó:

1. f: hệ số ma sát. Phụ thuộc bản chất và tình trạng mặt tiếp xúc giữa hai vật liệu. Nôm na, vật liệu là rắn, bề mặt xù xì, góc cạnh thì f lớn và ngược lại.
2. N: Lực nén hoặc thành phần lực vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
3. S: Diện tích mặt tiếp xúc. Đương nhiên, S càng to thì lực ma sát càng lớn.

Những cái này, hiển nhiên đúng, sách đã dạy. Giờ em phân tích ví dụ người trượt tuyết của Nam Vũ.

Để có thể dễ dàng trượt được thì lực ma sát của hai cái bàn trượt và mặt tuyết càng nhỏ, càng tốt. Lực ma sát trong trường hợp này sẽ phụ thuộc:

1. Trọng lượng của người trượt (Coi như không đổi vì cùng một ông)
2. Hệ số ma sát. Với cùng loại vật liệu, cũng vẫn cái đống tuyết đấy, hệ số này không đổi. Nếu mặt tiếp xúc bị biến dạng, xù xì hơn thì nó tăng
3. Áp lực lên mặt đất. Lực này phụ thuộc vào trọng lượng của người và diện tích tiếp xúc. Khi trọng lượng không đổi, diện tích bàn trượt càng lớn thì áp lực này trên một đơn vị diện tích càng nhỏ.

Lực ma sát trên một đơn vị diện tích lúc này sẽ quá trình "đấu tranh" của hai thế lực:

1. Một thành phần tăng lên vì diện tích tiếp xúc tăng
2. Thành phần còn lại thì giảm đi vì áp lực trên đơn vị diện tích giảm.

Khi diện tích tiếp xúc rất nhỏ, thành phần 1 sẽ nhỏ, nhưng thành phần 2 lớn vì áp lực lớn. Khi tăng diện tích tiếp xúc lên, thành phần 1 tăng lên, nhưng thành phần 2 bắt đầu giảm. Tổng hòa lại thì lực ma sát sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng diện tích tiếp xúc (ván trượt to như cái thuyền, :D) thì áp lực trên một đơn vị diện tích không thể tiếp tục giảm mãi vì lúc này trọng lượng tự thân của ván trượt bắt đầu lớn và đáng kể rồi. Do vậy, cả thành phần 1 và 2 đều tăng, dẫn đến lực ma sát sẽ tăng.

Mặt khác, khi diện tích tiếp xúc nhỏ, sự biến dạng của mặt tiếp xúc lớn, có thể làm tăng hệ số ma sát nữa (Tỉ mỉ hơn thì còn phải tính đến việc tuyết sẽ tan và "bôi trơn" mặt tiếp xúc nữa).

Tóm lại, sau khi phân tích linh tinh một hồi thì em cho rằng, lực ma sát của ván trượt tuyết sẽ:

1. Khi ván trượt nhỏ, lực ma sát sẽ lớn do áp lực lớn, sự biến dạng của mặt tiếp xúc và nước do tuyết tan "thoát" mất, bôi trơn kém.
2. Khi ván trượt đủ lớn, nhưng không quá lớn, áp lực giảm do trọng lượng được chia đều ra trên ván, bề mặt ít bị biến dạng hơn (Thực chất, nó là phẳng một đám tuyết), và nước do tuyết tan sẽ có tác dụng bôi trơn. Do vậy, lực ma sát giảm.
3. Khi ván trượt quá lớn, dù áp lực có giảm, nhưng sẽ đạt đến giá trị tới hạn (do bản thân trọng lượng của ván trượt), bề mặt vẫn ngon, nước vẫn bôi trơn như trước nhưng lực ma sát sẽ tăng (chủ yếu vì tăng diện tích tiếp xúc).

Tạm thời quên cái côn nhà Nam Vũ đi, các cụ phân tích trường hợp này cho vui, :)).
Cụ có 1 sai lầm trong quan niệm về lực:
Trong mọi trường hợp, nếu Lực gây ra ma sát là N không đổi, thì dù có giảm áp lực trên 1 đơn vị diện tích tiếp xúc bao nhiêu lần thì lực gây ma sát vẫn bằng giá trị ban đầu là N:
N/100cm2 (S1) hay N/200cm2 (S2) ; Thì lực ma sát vẫn là F1=f*N*S1 < F2=f*N*S2
 
Chỉnh sửa cuối:

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,312
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Ấy là xét trong cơ học chất điểm (kích thước các vật đủ nhỏ để coi nó như một điểm). Trường hợp khác (Cơ học vật rắn) thì còn phải tính đến diện tích tiếp xúc nữa. Diện tích tiếp xúc càng to thì lực ma sát càng lớn (Khi các điều kiện khác không đổi)
Cái trên không đúng ạ.
Có 1 bài toán ntn:
1/ Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 40kg theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0.15. Tính lực ma sát giữa thùng mà mặt phẳng. Lấy g= 9.8 m/s

Câu trả lời đúng của câu hỏi trên là:

Fms = kN = kmg = 40*0,15*9,8

Và ngừoi ta không cần xét đến S tiếp xúc.

Bào toán trên chính là bài toán ta đang xét, cái thùng chắc chắn không thể đủ nhỏ để coi thành 1 điểm
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,253
Động cơ
594,660 Mã lực
@Viking: tùy từng trình độ mà người ta có xét bài toán một cách tổng quát không. Đôi khi, chấp nhận một số gần đúng, để bài toán đơn giản, vừa sức học sinh. Vì vậy, lấy bài tập ra, đôi khi, ko được tổng quát lắm.

Để có thể coi nó là chất điểm hay không, cần quan tâm đến kích thước và khối lượng của nó. Ví dụ: Trái đất trong các bài toán thiên văn học, luôn được coi là chất điểm. Nhưng cái bánh xe ô tô của ta, khi xét chuyển động của nó trên đường thì ko được coi là chất điểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

volant oval

Xe đạp
Biển số
OF-55156
Ngày cấp bằng
17/1/10
Số km
44
Động cơ
449,540 Mã lực
Không biết bác Nhovo đặt mua cái khóa lốp ở đâu nhỉ? có bác nào biết có thể mua cái khóa lốp như của bác vctv ở đâu ko? chỉ giáo cho em với*-)*-)
Em cũng mua một cái của SU luôn, thiệt hại 1 củ bác ạ, nhưng mới zin long lanh luôn !
 

volant oval

Xe đạp
Biển số
OF-55156
Ngày cấp bằng
17/1/10
Số km
44
Động cơ
449,540 Mã lực
Bác nào biết chỗ bán cái khóa ốc cho bánh sơ cua chỉ em với. Em tìm ở mấy cửa hàng nội thất ô tô nhưng không có. Thanks!
Em mua ở Suzuki Nguyễn v Trỗi Sài gòn 1củ mới keng của SUZUKI lươn bác ạ !
 

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,677
Động cơ
528,800 Mã lực
Mình hỏi Khoa nhé:
Khoa ngồi trên 1 tấm gỗ kích thước 60x40cm cho 1 người kéo trên cát. Nay ngồi trên tấm 1,2x0,8m thì người kéo sẽ nhẹ hơn không? (2 tấm gỗ có trong lượng bằng nhau)
Cái trên không đúng ạ.
Có 1 bài toán ntn:
1/ Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 40kg theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0.15. Tính lực ma sát giữa thùng mà mặt phẳng. Lấy g= 9.8 m/s

Câu trả lời đúng của câu hỏi trên là:

Fms = kN = kmg = 40*0,15*9,8

Và ngừoi ta không cần xét đến S tiếp xúc.

Bào toán trên chính là bài toán ta đang xét, cái thùng chắc chắn không thể đủ nhỏ để coi thành 1 điểm
Như vậy là cụ không công nhận lực ma sát phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc?
Thế cụ giải thích cho nhà cháu: Đóng 2 cái cọc có kích thước và vật liệu như nhau xuống đất, 1 cái sâu 0,5m, 1 cái sâu 1,0m. Vậy nhổ cái nào dễ hơn? Cái gì gây cho sự khác biệt đó?
Và cả câu hỏi bài trước:
Mình hỏi Khoa nhé:
Khoa ngồi trên 1 tấm gỗ kích thước 60x40cm cho 1 người kéo trên cát. Nay ngồi trên tấm 1,2x0,8m thì người kéo sẽ nhẹ hơn không? (2 tấm gỗ có trong lượng bằng nhau)
P/S: MỆT quá, nhưng mà VUI
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top