CƯỚP BIỂN – HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THẬT
Tôi chắc trong số các bạn cũng đã từng xem bộ phim
“ Cướp biển vùng Caribbean” và không ít trong số chúng ta cũng đem lòng yêu mến anh chàng cướp biển Tài hoa, vui tính Jack Sparrow hay vẻ điển trai hào hoa của Will Turner và đương nhiên cả cô gái cướp biển xinh đẹp Elizabeth nữa
Không riêng gì Hollywood tô mầu cho những tên cướp biển mà cả mấy ông nhà văn từ cổ chí kim đều tô vẽ cho chúng ta thấy mầu sắc lãng mạn của hai từ “Cướp biển”. Có mấy ai đi qua tuổi thơ mà không mang trong phần còn lại của cuộc đời mình hình ảnh đã được mô tả say sưa trong các áng văn kiệt tác của Byron Stevenson về những con tầu cướp biển trên đại dương lộng gió. Những con tầu có nhwungx cái tên thật dữ tợn như là “Trừng Phạt” hay “Nổi giận”… Những lá cờ đen trên đỉnh cột buồm vẽ cái đầu lâu với hai ống xương vắt chéo. Về bọn cướp biển mồm ngậm dao găm leo thang dây nhanh thoăn thoắt. Những viên thuyền trưởng một mắt bắn súng ngắn bằng hai tay điệu nghệ. Những chiếc rương chứa đầy vàng bạc được chôn trong một đảo hoang bốn bề sóng vỗ. Về những bài hát tục tĩu của đám hải tặc vui tính suốt ngày say mềm với thùng rượu Rhum. Và cả những thiên tình sử vô cùng diễm lệ của chàng cướp biển yêu tự do với một cô gái thổ dân xinh đẹp dưới bóng cây cọ ở một hòn đảo nhiệt đới. Cùng các trận đánh vô cùng ác liệt trên biển mà phần thắng luôn thuộc về những tên cướp biển dũng cảm…..
Ở đây có sự pha trộn độc đáo giữa những hiện thực lịch sử và thiên kiến văn học được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại. Cái truyền thống lãng mạn hóa cướp biển nó đã gây không ít hiểu nhầm về bản chất thực của “Tội ác chống lại loài người” đúng như nhận định của luật quốc tế về cướp biển. Hình ảnh những anh chàng cướp biển vui nhộn trung thành, hiên ngang đã che đi mất hiện thực là một tên hải tặc tàn bạo ăn thịt người không biết tanh vậy thì đâu là sự thật và cướp biển hoạt động thế nào.
Khi thực dân Tây Ban Nha chiếm trọn 2 đế chế Aztect và Inca chở hàng đống hàng từ vùng trung và Nam Mỹ về nước. Bà Chúa biển sau này là nước Anh akay lắm muốn kiếm lại nhưng lại là kẻ đến sau. Không chịu ngồi im thì làm gì? Đi cướp lại à? Gây chiến tranh với Tây Ban Nha ngay mà chiến tranh thì vô cùng tổn phí mà chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Thế rồi Hoàng đế Anh cũng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” chỉ giận làm sao mà không xẻ đống vàng đó ra được. Nghĩ mãi rồi cho đến một hôm ngài chợt phát hiện ra. Chắc ngài cũng cởi trần truồng hô Eureka mà chạy ra phố như nhà bác học Archimedes khi tìm ra lực đẩy của nước vậy. Đơn giản chỉ dùng con bài cướp biển, những chiếc tầu không treo cờ nước Anh, chỉ treo chiếc đầu lâu xương chéo thì ai biết được mà kiện. Vậy là bọn cướp biển Corsair ra đời.
Khổ nỗi cái máu vàng nó không chỉ dành đặc quyền cho vua chúa. Những người dân nghèo hay những kẻ tham ăn lười làm cũng có cái máu đấy. Chính Christopher Columbus khi nhìn thấy vàng của người thổ dân cũng đã từng viết rằng “ Vàng! Vật kỳ diệu thay thậm chí có thể mở cửa Thiên đường cho những linh hồn tội lỗi” Mà đúng thật vào những thế kỷ 14, 15 Vatican còn rửa tội lấy tiền. Nó cũng như chúng ta bây giờ đi cầu Phật cho phạm pháp vậy. Chính vì thế nên những kẻ nghèo hèn -thường là những thủy thủ. Không chịu nổi sự khắc nghiệt trên con tầu nào đó mà sau một đêm bạo loạn. Quẳng thuền trưởng xuống biển mà kéo lên lá cờ đen với hình đầu lâu xương chéo. Bọn này được gọi là bọn Filibuster tức là tấn công bất kể con tầu nào. Khác với bọn Corsair ở trên chỉ tấn công những con tầu trong quốc gia thù địch.
Bọn cướp biển có thể tàn bạo, dã man với nạn nhân của chúng. Nhưng chúng đối xử với nhau khá là tử tế. Mỗi con tầu thường có luật riêng. Nhưng thường là bình đẳng, bác ái với nhau và so với đời sống con người trên đất liền hay chính những con tầu của Hải quân một nước lúc đó thì ưu việt hơn nhiều lắm.
Bọn Corsair tài sản sau khi cướp được thường để lại cho Đức Vua bảo trợ 10% còn lại chúng chia theo tỷ lệ. Thường là 3 cấp: Thuyền trưởng và thuyền phó: 1.5, Quản lý, pháo thủ 1.25 và cuối cùng là các thủy thủ được: 1. Còn bọn Filibuster thì có bao nhiêu chia hết bằng đấy.
Thế thì các bạn hỏi bọn Corsair nó được cái gì mà nó phải chia cho Đức Vua bảo trợ 10%. Xin thưa rằng chẳng ai làm được cướp biển mãi. Bọn này khi về già muốn có mảnh đất dung than thì phải nộp phế. Hơn thế nữa nếu tỏ ra hào phóng với Đức Vua thì còn được phong Sr rồi thậm chí cả quý tộc như Nam tước, Bá tước này nọ. Bài học từ Sr Drake hay Sr Morgan vẫn còn đó.
Vào thế kỷ 16, 17 hầu như toàn bộ giới cướp biển tụ tập nhau ở vùng Caribbean. Đơn giản vì đây là con đường vàng từ châu Mỹ về lục địa già. Các Galleon chở đầy vàng từ châu Mỹ về luôn là miếng mồi ngon hấp dẫn bọn cướp biển. Chúng tập trung về các đảo như Tortuga, St Mary hay cảng Hoàng gia (Royal Port) ở Jamaica để sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế lương thực và tiêu những đồng tiền dơ bẩn mà chúng kiếm được.
Chúng kiếm tiền như thế nào?
Lúc rạng đông sắp đến, thuyền hải tặc kéo hết buồm đứng im ngược gió trên biển. Một tên cướp biển trèo lên Tổ quạ ( đài quan sát trên cột buồm) quan sát, phát hiện tàu lạ. Khi thấy con mồi, chúng căng hết buồm chạy trước cùng hướng nhưng ngầm vứt neo nổi để giảm tốc độ của mình lại. Chiếc thuyền đi sau tưởng chúng là chiếc tàu buôn chở hàng nặng lên đi chậm đang cố căng buồm để chạy. Nên thảnh nhiên đi lại gần. Khi nhận ra là tầu cướp thì đã muộn rồi. Mạn áp mạn tàu và lũ cướp biển tràn sang và bắt đầu tàn sát.
Số tàu buôn bi cướp rất là nhiều và nghiêm trọng đến nỗi Hiệp hội thuyền trưởng các tàu buôn quốc tế đã phải phát hành cuốn sách
“Làm gì để chống cướp biển”. Nhưng bọn cướp biển vốn ít đọc sách nên chúng vẫn tiếp tục tấn công. Thực ra ngôn ngữ đối thoại với bọn cướp biển đâu phải là chữ nghĩa mà phải lấy bạo lực trả bạo lực mới dẹp được.
Nhưng nếu bạn nghĩ cướp biển chỉ tấn công các con tàu thì hoàn toàn sai lầm. Bọn chúng còn táo tợn tấn công cả các thành phố làng mạc ven biển. Điển hình là Henry Morgan 36 tuổi dám tấn công một thành phố giầu thứ 2 ở châu Mỹ thời bấy giờ là Panama ( đứng sau Lima) thì các bạn thấy gan chúng to như thế nào? Dẫn tới các thành phố ven biển đều phải có pháo đài để phòng thủ kẻ thù thì ít mà cướp biển thì nhiều.
Sau những cuộc chiến đấu không chỉ có kẻ bị cướp thiệt hại, mà bọn cướp biển cũng mất người. Thế là chúng lại la cà vào các quán rượu. Tìm những người nông dân mất đất, những người không còn đường lùi. Mời đi uống cho say, say xong chúng dí vào tay tờ luật cướp biển. Ký vào là hôm sau lên tầu rũ bỏ bộ quần áo nông dân rồi mặc vào bộ quần áo cướp biển.
Tranh vẽ cảnh cướp biển tấn công vào Thị trấn ven biển của Thomas Kinkade
-----------------------------------------------------
PS: Bài này em viết bên phuot.vn nên văn phong hơi khác bên này một chút