[CCCĐ] Nam Mỹ - Ký ức còn lại !!!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-5.jpg


Cái hồ Titicaca này nước xanh như ngọc và trong vắt như nước suối. Lát nữa các cụ sẽ được trải nghiệm về độ trong của nó.
Trên hồ cũng có những bè nuôi cá giống như các hồ trên núi của chúng ta.

titicaca-6.jpg


Trời xanh, mây trắng, hoa cúc vài trải ngút tầm mắt, không khí trong lành tràn đầy lồng ngực. Còn gì tuyệt vời hơn?
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-5.jpg


Gần đến Biên giới, chiếc xe dừng lại cho đoàn đổi tiền từ tiền Soles ( Peru ) sang tiền Bolivianos ( Bolivia ). Tôi là thủ quỹ của đoàn nên cũng vào đổi một ít gọi là có tí để chuẩn bị sang bên kia biên giới.
Tôi bị ép làm thủ quỹ vì tất cả các cụ đi cùng đều hơn tôi từ 3 đến 10 tuổi, cho nên làm em ăn thèm vác nặng nhục nhã lắm chứ đùa đâu.

titicaca-9.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-6.jpg


Giữa trưa nắng mà xếp hàng như này bảo sao người nó cứ không đen trũi đi.

titicaca-15.jpg


Đứng ở ngoài được một lúc nắng quá thế là cả đoàn lại gập ngang vào phía sau của ngôi nhà làm thủ tục xuất cảnh. Tức là nếu nhìn từ phía trước lại sẽ không nhìn thấy những người này.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-14.jpg


Không có việc gì làm nên em chạy đi chạy lại chụp choạch tí xe cộ cho đỡ sốt ruột. Xe này ở đây được gọi bằng cái tên mỹ miều là Taxi ba bánh.

titicaca-iphone-7.jpg


Những dạng xe này bữa trước đã nhìn thấy ở Olantaytombo rồi.

titicaca-iphone-8.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-10.jpg


Hãy nhìn các bạn Tây lông cũng tuyệt vọng và mệt mỏi sau mấy giờ đồng hồ xếp hàng nhích từng bước một.

titicaca-iphone-9.jpg


Lão MD vốn người to lớn kềnh càng nên lúc đứng nhanh mệt. Cho nên tranh thủ ngồi được lúc nào là triển khai ngay.

Lão ấy kể lại lúc này như sau:
Chúng tôi cũng hòa vào dòng người xếp hàng và thật sự rất mệt mỏi. Cái nắng gió và thời tiết rất hanh khô, da chúng tôi nứt nẻ, môi rớm máu. Các bạn backpackers khác còn mệt mỏi hơn. Họ nằm, ngồi xuống ngay chỗ xếp hàng ai cũng tỏ ra mệt mỏi, chán chường.
Đang oải vì xếp hàng, anh Thái cứ kêu: "Cửa khẩu dell gì mà nghèo thế, thế này mà cũng gọi là quốc tế à? dell bằng VN mình...." Khổ cái ông này yêu nước đến quên cả lý trí, đi đến đâu cũng so sánh bọn này nghèo hơn VN. Trong khi những đất nước chúng tôi đi qua đất nước nào GDP đầu người cũng cao hơn VN cả.
Còn nói chuyện về cửa khẩu, ngay như ở châu Âu, cửa khẩu giữa hai nước giầu nhất châu Âu là Pháp và Thụy sĩ cũng đơn giản chứ đâu có hoành tráng. Còn cửa khẩu quốc tế của nước mình thì mấy cái như Cầu treo, Nậm Cắn còn thua cửa khẩu này nhiều lắm.
Xếp hàng mất hơn 2h chúng tôi mới vào tới phòng làm thủ tục xuất cảnh. Hóa ra chậm là do mấy anh Hải quan ở đây, chắc có họ với Đại tá Hà Văn Lâu và Đại tướng Chu Huy Mân ở ta, nên cứ mân mê quyển hộ chiếu như nhìn thấy vật thể lạ. Có mỗi 3 cái bàn làm thủ tục. Các anh HQ ở đây đón tiếp chúng tôi với bộ mặt lạnh lùng và dò xét như thể chúng tôi là dân buôn ma túy. Anh Hải trong nhóm tôi, người thông thạo tiếng TBN xông lên trước. Mất đến hơn 15' chưa xong. ANh HQ cứ nhìn quyển hộ chiếu đọc từng chữ một như thể anh này đang học tiếng Việt. Cũng chẳng hỏi han, không nói một câu. Anh này cứ lật đi lật lại.... Rồi lại hỏi han hết người HQ bên trái và bên phải, chẳng biết hỏi han những gì nhưng chắc hỏi linh tinh nhiều quá nên anh HQ bên cạnh nói "Nó xuất cảnh thì mày đóng dấu cho cmn đi" (sau này anh Hải dịch lại thế). Anh HQ mới đóng dấu cái rộp rồi quẳng lên bàn cho anh Hải
Tưởng rằng bọn da vàng, răng vẩu, tất thủng, sịp rách như chúng tôi mới bị lâu như thế. Nhưng không phải, các bạn Tây lông mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng cũng bị ngâm y sì như thế. Ai cũng mất ít nhất 15' mới qua được thủ tục xuất cảnh này
Tôi đi đến đâu luôn có cái nhìn tích cực về nước bạn. Thật sự tôi rất quý mến các anh cảnh sát Peru. Nhưng ngược lại các anh HQ này thì tôi không thể chấp nhận nổi cách làm ăn chậm chạp, hoạnh họe, quan liêu của họ

Còn đây là những lời chia sẻ của lão Lông:
Lê mãi mới thì cũng đến được cái quầy làm thủ tục xuất cảnh. Và vào đó thì mới hiểu vì sao khách phải đứng phơi nắng cho da em nâu tươi màu suy nghĩ 3 tiếng đồng hồ ngoài trời: cửa khẩu có ba ông làm thủ tục xuất cảnh. Chẳng đồng phục cũng chẳng máy móc gì ngoài cái máy vi tính cổ lỗ và toàn thấy viết tay cái những cái chết tiệt gì đó ra giấy nếu khách xuất cảnh là nằm trong khu vực nam mỹ. Để làm được xong thủ tục cho một người thì mất rất nhiều thời gian. Khi đến lượt bọn em thì cụ 2S là người biết tiếng Tây ban nha và đã từng sang Chi lê rồi lĩnh ấn tiên phong. Thằng cha làm thủ tục khi nhìn thấy cái hộ chiếu Việt Nam thì như nhìn thấy vật thể lạ ngoài hành tinh. Hắn ta cứ giở ngược rồi lại giở xuôi, kiểm tra tất cả các trang rồi lại thì thầm trao đổi gì đó với tay bên cạnh. Nó cũng chả đưa vào máy quét kiểm tra hộ chiếu giả thật thế nào mà cứ lầm bầm soi cái gì đó. Lát sau hắn ta sang xin ý kiến tay già nhất khoảng hơn 50 tuổi có vẻ là sếp ở đó, ông kia trao đổi gì đó và nó lại cầm hộ chiếu về chỗ ngồi ngắm hộ chiếu tiếp. Ba thằng em cứ lặng lẽ nín thở đứng sau quan sát và đợi điều gì đó không hay sắp xảy ra, còn cụ 2S đứng ở quầy thỉnh thoảng lén lau mồ hôi với dáng vẻ bắt đầu hoang mang xì tai. Sau một khoảng 10 phút im lặng ngắm nghía chán cái hộ chiếu, thằng cha này quay sang tay bên cạnh và hai thằng trao đổi gì đó rồi hắn ta lại đứng dậy sang xin ý kiến tay già nhất: tay kia có vẻ cáu và bắt đầu gắt thì hắn ta mới quay về chỗ và vớ lấy cái dấu cốp vào hộ chiều rồi quẳng lên mặt quầy. Con mệ nhà nó, cả ba thằng bọn em đều nghe rõ tiếng thở phào của nhau, cảm giác như gỡ được kíp quả bom đang bị gắn vào mít :-o^#(^. Sau khi ra ngoài hỏi cụ 2S là chúng nó định làm cái đếu gì thế thì cụ ấy bảo nghe ko rõ nhưng ko biết thằng trẻ tuổi nghi ngờ gì đó định ách hết lại, sao khi tay già hỏi :chúng nó nhập cảnh hay xuất cảnh thì tay trẻ bảo xuất cảnh thế là tay già gắt bảo: xuất cảnh thì mày đóng con mẹ nó dấu cho nó đi còn hỏi léo gì lắm thế.
Đã thể khi vừa vào đến bên trong phòng chuẩn bị chờ đến lượt thì ông 2S lại moi ở đếu đâu ra một tờ giấy xanh xanh hỏi giấy của chúng mày đâu? cả ba thằng đều ngớ ra bảo làm gì có giấy nào? "Giấy này khi nhập cảnh hải quan Pe ru nó đưa cho." " Làm đếu gì có giấy nào đâu anh, bọn em chả được thằng nào phát cho cả" cả ba thằng đồng thanh cãi như học thuộc lòng trước. Mà đúng là khi nhập cảnh chả có cái giấy bỏ mẹ nào thật. Lúc đứng xếp hàng lặng lẽ theo dõi diễn biến trường hợp của cụ 2S cả ba thằng càng thêm thốn. Đúng là pha vãi lái thật. Vớ vẩn nó quy cho tội nhập cảnh trái phép rồi tống mẹ vào tù thì nhục. Nam mỹ quả là khó lường !!:-o
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-16.jpg


Như vậy sau hơn 2 tiếng xếp hàng làm thủ tục xuất cảnh, mấy anh em đã được phép rời khỏi Peru. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại. Cái cổng tròn tròn phía xa kia chính là cánh cửa bước vào Bolivia, một thiên đường trong các thiên đường.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-17.jpg


Xuất cảnh xong anh em lại xiêu xiêu vẹo vẹo đi bộ thêm mấy trăm mét nữa để sang làm thủ tục nhập cảnh tại Hải Quan Bolivia

titicaca-18.jpg


Cái nhà có cái chảo vệ tinh kia chính là nơi đóng dấu nhập cảnh cho chúng tôi. Bên này thì khỏi bàn, vào phát đóng luôn. Thật là thân thiện. Chắc họ biết đội doanh nhân OF mang tiền sang tiêu nên có thái độ niềm nở khác hẳn.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-19.jpg


Chiếc xe bus đưa chúng tôi đến giữa Copacabana. Rồi dừng lại trước một đại lý vé xe và du lịch. Chúng tôi vào hỏi vé đi La Paz, người bán vé nói đến 18h mới có vé đi La Paz. Và recommend chúng tôi trong thời gian đó nên ra đảo Mặt trời chơi. Uh, tốt quá đi chứ, được đi trên mặt hồ thiêng này ra hòn đảo thiêng thì còn gì bằng. Ok chúng tôi mua vé, nhưng người bán vé bảo nhanh lên 13h30' tàu chạy rồi.
Nhìn đồng hồ đan à 13h20', chúng tôi vội gửi đồ ở đại lý đó rồi bắt đầu vắt chân lên cổ chạy. Mà bố khỉ, chạy ở nhà với túi đồ 10kg đã khổ rồi, ở đây chúng tôi chạy trên độ cao gần 3,900m thì đúng là vừa chạy vừa thở không ra hơi. Dân tình xung quanh nhìn chúng tôi chắc tưởng bọn buôn lậu bị CS đuổi nên cứ trố mắt ra nhìn
Chạy khoảng 500m tới cầu tàu thì con tàu vừa nhổ neo. Thế là ông thì khua tay, ông thì hua mũ, ông thì cho 2 ngón tay vào mồm thổi còi...cứ như là dân bị bỏ trên hoang đảo khi nhìn thấy tàu tới cứu.
Ơn trời, thế nào mà cái tàu nó lại quay lại đón nốt 4 ông Vietnam dở dở này (MD)

33114213684_6af049a8aa_c.jpg


Độ cao ở đây là 3845m so với mực nước biển. Cao hơn đỉnh Phanxipan. Không khí loãng hơn nhiều. Mời các cụ hay đeo một cái Balô nhỏ khoảng 7kg và cùng chạy 500m trên độ cao này với tụi em sẽ biết ngay sấp mặt là như thế nào.

33928034136_afd5aaa744_c.jpg


Bến tàu nơi con tàu đón 4 du khách cuối cùng.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-23.jpg
\

Ổn định chỗ ngồi xong em mới có dịp đi lang thang để quan sát thì mới phát hiện ra trên nóc tầu cũng có chỗ ngồi và khung cảnh rất phù hợp với mấy dân phượt tụi em. Dặn dò trong lòng lát phải trèo lên xin một spot trên này.

extra-1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
extra-2.jpg


Nhộn nhịp xuống tàu.

extra-3.jpg


Tàu vừa cập cảng, ngay trên đường bước qua cầu cảng thì đã thấy nước hồ trong vắt như thế này. Hỏi các cụ không mê sao được?

titicaca-iphone-11.jpg


titicaca-iphone-12.jpg


Hồ Titicaca là hồ cao nhất thế giới có thể đi thuyền được, ở độ cao 3,812 m trên mực nước biển. Tọa lạc trên đỉnh Altiplano trong dãy Andes trên biên giới của Peru và Bolivia, , Titicaca có độ sâu trung bình là 107 m, và độ sâu tối đa là 281 m. Phần tây của hồ thuộc về vùng Puno của Peru, và phần đông thuộc về Bolivian La Paz Department.
Có hơn 25 con sông chảy vào hồ Titicaca, và hồ có 41 hòn đảo, một số có cư dân đông đúc.
Titicaca được cung cấp bởi nước mưa và nước tan ra từ các tảng băng trên các dãy núi lởm chởm tiếp giáp với Altiplano. Nó thoát nước ra sông Desaguadero, chảy về phía nam qua Bolivia đến hồ Poopó. Điều này chỉ tính đến ít hơn 5% lượng nước mất đi từ hồ, tuy nhiên, phần còn lại gây ra bởi sự bốc hơi do gió mạnh và sức nóng mặt trời tại độ cao này.

Isla Del Sol hay còn gọi là Đảo Mặt Trời, là hòn đảo trên hồ Titicaca, thuộc về lãnh thổ Bolivia. Diện tích đảo vào khoảng 21 km², vốn được cho là nơi khởi nguồn của nền văn minh Inca. Nằm bên cạnh là Đảo Mặt Trăng, cả hai hiện có rất nhiều những di tích của người Inca và là một điểm du lịch nổi tiếng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-14.jpg


Từ sáng tới giờ chưa được miếng nào vào miệng, lại còn phải chạy vắt chân lên cổ. Nhưng lên được để thăm quan đảo này là mấy anh em vui mừng lắm rồi.
Sau bức ảnh này anh em đi mua được mấy miếng Sandwich ăn trệu trạo để lấy sức lại tiếp tục leo lên đỉnh đảo.

titicaca-iphone-13.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-15.jpg


Nhìn cái bậc thang dựng đứng này cũng hốt, nhưng không sao, hy sinh vì cái đẹp và sự hiểu biết là điều tương đối dễ dàng.
Trên Isla del Sol lại đa phần là đồi dốc và sỏi đá. Ngay cả bây giờ, nó vẫn chưa có đường trải nhựa hay xe cơ giới, dẫu vẫn có khoảng 800 hộ dân sinh sống.

extra-4.jpg


Ngay chỗ chân bậc thang của Suối nguồn tươi trẻ có một nhóm các bà các chị tập trung làm một buổi lễ gì đó rất kỳ lạ.

extra-6.jpg


Nhưng theo thuyết tự do tôn giáo nên em coi như không thấy không biết.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
33969464615_7b77693d41_c.jpg


Hình ảnh tổng quan của Đảo mặt trời và ngôi làng Yumani cùng 800 hộ dân trên đó.

33969480015_a6a4c07e47_c.jpg


Đây là chỗ bàn ghế quán ăn mà chúng tôi ngồi để nhai tí sandwich.

extra-5.jpg


Làm dăm ba kiểu kỷ niệm xong bắt đầu chính thức chinh chiến ngọn đồi này.

extra-7.jpg


extra-8.jpg


Đi được vài bước đã gặp các lãnh đạo ngồi nghỉ chém gió chuyện xã hội ngay được.

extra-9.jpg


Càng lên cao nhìn xuống đảo và hồ quyện vào nhau vô cùng đẹp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,738
Động cơ
741,069 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
titicaca-iphone-18.jpg


Khi Leo lên tới đỉnh tôi mới cảm nhận được vẻ hùng vĩ của Hồ Titicaca và những hòn đảo đang nằm trên nó.

titicaca-iphone-19.jpg


Quanh hồ cỏ mọc xanh tốt, nước trong hồ trong suốt như gương, cá, tôm…thì lại nhiều vô kể. Lại có nghề chăn nuôi dê, cừu, ngựa, lạc đà châu Mỹ.

33159913813_1f13fb5dff_c.jpg


Phương tiện đi lại trên hồ chủ yếu là thuyền bện đan bằng cây sậy thô. Thuyền sậy thô hai đầu vút nhọn uốn cong lên, đến nay nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc riêng cho hồ Titicaca.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top