Là nhà "Nam Định học nửa mùa", em hình dung thế này
Lúc Pháp chiếm thành Nam Định, đường hữu ngạn Sông Đào (tức đường Trần Nhân Tông ngày nay) chưa có. Nước mênh mông bể sở tràn vào về mùa lũ và rút dần vào mùa khô. Đường Lê Hòng Phong chỉ có một khúc nhỏ chỗ nhà thờ. Phố Khách (Hoàng Văn Thụ) coi như gần mép nước, chỗ đó có bến đò (màu đen) hình như bến đò Chè, Phố Bến Ngự coi như :cảng sông cho người Hoa ở phố Khách. Chỗ Cây đa giao LHP - Hàng Sắt là vùng nước, có bến đò gốc đa
Người dân đi đò từ khu vực Bến Nứa (tức Nguyễn Trãi ngày nay) tới hai bến đò trên
Khu vực Phù Long, Trần Nhật Duật ngày nay là xôi đố, chủ yếu là nước, vì chỗ đó là nơi con sông Vị Hoàng đã chết.
Đường Trường Chinh ngày nay chính là con đê ngăn nước sông Vị Hoàng xửa xưa. Đường băng phi trường Nam Định cắt chéo qua con đê này để vào Rặng xoan (Lương Thế Vinh)
Người Pháp và triều định An Nam cho bồi đắp dần để lấn hồ. Con đường đê Trần Nhân Tông hình thành, bịt kín chỗ cửa khẩu "Bến Ngự"
Bên trong thì cứ đắp đắt lấn hồ ao. Quá trình bồi đắp, tôn tạo kéo dài tới 20 năm. Năm 1917 thì "đất liền" thành phố Nam Định kéo tới đèn xanh đỏ LHP (chỗ Thư viện và nhà thờ Khoái Đồng, đường Nguyễn Du giao Trần Tế Xương hất ra hồ ngày nay vẫn là hồ nước, đường Nguyễn Du, khách sạn, Toà nhà 3-2 và Công viên tượng Trần Hưng Đạo vẫn là hồ
Sau ngày hoà bình lập lại 1956, thì mới bồi đắp thêm và với đường LHP kéo dài tới Trần Nhật Duật. Chỗ Trần Nhật Duật trước đó là xôi đỗ vì gần Phù Long
Rồi khu vực đường Nguyễn Du to song song với Minh khai cũng được bồi đắp rồi lấn thêm thành công viên, khoảng 70 năm trước đây thôi, từ đó mới xây khách sạn, xây toà nhà 3/2 và công viên với mộ Tú Xương và tượng THĐ