[Funland] Một thời thơ ấu với văn học Xô Viết

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,030
Động cơ
481,959 Mã lực
Giời học tiếng Pháp
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,310
Động cơ
341,128 Mã lực
Đúng rồi cụ, em nhớ đợt năm 87 họ kỷ niệm 70 năm nên tặng nhiều sách đẹp cực, ai ngờ 4 năm sau đã sụp! Thực ra quyển này bây giừo nhớ lại em thấy nó cũng bị viết theo kiểu chính trị hóa quá. VN ta cũng bắt chước văn học LX nhiều, em đọc mộ số sách thiếu nhi ngày xưa thấy y hệt!
Việc này cũng là bình thường mà cụ. Thời bao cấp, tất cả sách báo (gọi chung là ấn phẩm) đều do các NXB của NN in ra nên tính tuyên truyền rất cao, nếu ko muốn nói là tính chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng cho độc giả.
Bi giờ việc xuất bản thoáng hơn thời xưa rất nhiều, đọc lại mới hiểu thôi.
Nếu cụ đọc cuốn K'pa Kơlơng ngày xưa chắc còn shock dzữ!:))
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,118
Động cơ
462,607 Mã lực
Văn học Nga Soviet chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể nền văn học Nga, và không có đóng góp giá trị nghệ thuật gì cho nền văn học thế giới, chỉ là một giai đoạn uỷ mị bốc
đồng tính nhân văn. Nền văn học Nga không bao gồm văn học Soviet mới là vĩ đại.
Người ĐI BỘ Vĩ đại Nhất Hành tinh là đây chớ đâu :)) :)) :))
 

Lù Rù

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565823
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,377
Động cơ
161,100 Mã lực
Văn học Nga Soviet chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể nền văn học Nga, và không có đóng góp giá trị nghệ thuật gì cho nền văn học thế giới, chỉ là một giai đoạn uỷ mị bốc đồng tính nhân văn. Nền văn học Nga không bao gồm văn học Soviet mới là vĩ đại.
Em đồng ý với cụ, thời CS, văn học Liên Xô là Công cụ tuyên truyền chứ không phải Văn học. Lenin và đồng bọn đã hủy hoại sạch văn hóa Nga. May ra còn có Solzynisyn.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,640
Động cơ
325,200 Mã lực
Em đồng ý với cụ, thời CS, văn học Liên Xô là Công cụ tuyên truyền chứ không phải Văn học. Lenin và đồng bọn đã hủy hoại sạch văn hóa Nga. May ra còn có Solzynisyn.
Có phải tuyệt diệt không cụ mà qua thời đó thì Văn học Nga đến bây giờ chả thấy gì nữa trong khi Văn học các nước khác vẫn phát triển ầm ầm ? Cháu sau đó toàn đọc truyện Tàu, bây giờ lại đọc truyện thiếu nhi của Mỹ. Nhưng mới năm ngoái sẵn có truyện Nga như Sông Đông êm đềm là lại đọc say sưa..
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,310
Động cơ
341,128 Mã lực
Có phải tuyệt diệt không cụ mà qua thời đó thì Văn học Nga đến bây giờ chả thấy gì nữa trong khi Văn học các nước khác vẫn phát triển ầm ầm ? Cháu sau đó toàn đọc truyện Tàu, bây giờ lại đọc truyện thiếu nhi của Mỹ. Nhưng mới năm ngoái sẵn có truyện Nga như Sông Đông êm đềm là lại đọc say sưa..
Vấn đề là các NXB hiện nay chạy theo thị hiếu của độc giả thôi cụ.
Văn học Nga thời nào cũng có ~ tác phẩm hay, nhưng quan trọng là liệu có NXB nào chịu đầu tư chọn lọc tác phẩm & thuê dịch giả có kinh nghiệm + hiểu biết về đất nước/con người Nga để đưa sách đến tay người đọc ko?
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,640
Động cơ
325,200 Mã lực
Vấn đề là các NXB hiện nay chạy theo thị hiếu của độc giả thôi cụ.
Văn học Nga thời nào cũng có ~ tác phẩm hay, nhưng quan trọng là liệu có NXB nào chịu đầu tư chọn lọc tác phẩm & thuê dịch giả có kinh nghiệm + hiểu biết về đất nước/con người Nga để đưa sách đến tay người đọc ko?
Em thấy trong bài báo trích dẫn ở trên cũng có một phần nào câu trả lời đấy cụ ơi.
" Ở phương xa, bản thân nền văn học Nga cũng đang có sự xáo trộn nhất định. Theo chuyên viên Xuân Minh của Nhã Nam: “Theo dõi văn học Nga sẽ thấy lâu lắm rồi họ không có một dấu ấn gì ghê gớm trên thế giới, trong khi các nền văn học khác vận động từng ngày”. Thành thử, trong khi Anh, Pháp Mỹ hay Nhật Bản có thị trường riêng thì sách Nga lại không. Thậm chí, Trung Quốc còn biết tận dụng cực tốt môi trường internet để tạo ra một thế hệ văn học mạng. Trong khi nước Nga, dù sở hữu nền tảng công nghệ chẳng thua ai, nhưng lại trầm lắng hoàn toàn trước sự sôi nổi của kỷ nguyên số."
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,310
Động cơ
341,128 Mã lực
Em thấy trong bài báo trích dẫn ở trên cũng có một phần nào câu trả lời đấy cụ ơi.
" Ở phương xa, bản thân nền văn học Nga cũng đang có sự xáo trộn nhất định. Theo chuyên viên Xuân Minh của Nhã Nam: “Theo dõi văn học Nga sẽ thấy lâu lắm rồi họ không có một dấu ấn gì ghê gớm trên thế giới, trong khi các nền văn học khác vận động từng ngày”. Thành thử, trong khi Anh, Pháp Mỹ hay Nhật Bản có thị trường riêng thì sách Nga lại không. Thậm chí, Trung Quốc còn biết tận dụng cực tốt môi trường internet để tạo ra một thế hệ văn học mạng. Trong khi nước Nga, dù sở hữu nền tảng công nghệ chẳng thua ai, nhưng lại trầm lắng hoàn toàn trước sự sôi nổi của kỷ nguyên số."
Nhà cháu quả thật chưa có cơ hội tiếp xúc vs ông "chuyên viên Xuân Minh của Nhã Nam", tuy nhiên, nhà cháu nghĩ, đây chỉ là nhận định của cá nhân ông ấy - 1 người trong guồng máy KD sách, và Nhã Nam, cũng như nhiều NXB tư nhân khác, vẫn phải chú trọng đến hiệu quả KD.
Khi dự định XB 1 đầu sách nào đó ra thị trường, bộ phận KD sẽ ưu tiên chú ý đến xu hướng của người đọc cần gì, thích xem thể loại nào...,do đó mọi nhận định tính hay/dở của 1 dòng ách, thậm chí cả 1 nền văn học cũng chỉ là quan điểm cá nhân thôi cụ ạ.
Nhà cháu tin rằng, vs 1 bề dày truyền thống, đã tạo nên ~ tác phẩm để đời trong làng văn học TG, thì Văn học LX,và bây giờ là Nga, kế thừa, nó vẫn có 1 chỗ đứng trang trọng trong lòng độc giả yêu sách.
 

Lù Rù

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565823
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,377
Động cơ
161,100 Mã lực
Có phải tuyệt diệt không cụ mà qua thời đó thì Văn học Nga đến bây giờ chả thấy gì nữa trong khi Văn học các nước khác vẫn phát triển ầm ầm ? Cháu sau đó toàn đọc truyện Tàu, bây giờ lại đọc truyện thiếu nhi của Mỹ. Nhưng mới năm ngoái sẵn có truyện Nga như Sông Đông êm đềm là lại đọc say sưa..
Nga vẫn kìm kẹp , kiểm soát, nên văn học Nga kém là đúng rồi mà cụ. Phần nữa là ít được dịch qua tiếng Việt, bởi dịch giả biết tiếng Nga già và ít dần.
Hồi bé, khi vẫn ngây thơ thì say mê văn học Liên Xô: Đất vỡ hoang, Tuổi 17, Thép đã tôi...em thấy nó như kiểu chuyện cổ tích, kết thúc đẹp, yêu ghét phân minh. Giờ thì em chịu, không nhai nổi.
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,088
Động cơ
542,067 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Hồi nhỏ tủ sách nhà em là niềm mơ ước với chúng bạn vì bố mẹ thích đọc và truyền đam mê cho các con nên nhiều sách lắm, mà không phải chỉ có sách của Liên xô đâu, còn sách của Trung quốc, của Anh, Pháp, Ba Lan, Mỹ Latin, sách dịch... nhưng sách của nhà văn Việt nam thì lại ít hơn. Hồi đó nghe cô giáo dạy văn cấp 2 có học cùng con gái cụ Đặng Thai Mai , cụ có tủ sách quí nên giữ lắm, thậm chí còn viết hẳn dòng chữ dán vào tủ sách :" Kẻ nào cho mượn sách là đồ ngu nhưng kẻ nào mượn sách rồi mà còn trả lại thì ngu hơn nữa" nên em cũng bắt chước viết vào tủ sách nhà mình dòng chữ đó, nếu có cho ai mượn sách thì phải xem người đó có quí sách không và thường ưu tiên trao đổi, mượn lẫn nhau của những người cũng có tủ sách. Cuốn sách cũ nhất hồi đó em có được là được 1 thầy giáo tặng, cuốn truyện ngắn "Khẩu súng hơi" , thầy cũng được 1 người tặng có đề dòng chữ năm 1970. Suốt cả thời học sinh, mấy anh em giữ gìn nhưng đến khi vào đại học, đi làm, ở riêng thì không quản lý nổi, các em cầm đi, bạn bè, hàng xóm, con cháu mượn rồi không trả lại. Hôm rồi về xem lại tủ sách thì trời ơi, mất đến 9/10, còn lại toàn sách lung tung, tiếc đứt ruột. Em vớ tạm thấy vẫn còn 1 số cuốn , ví dụ như này: (em đoán truyện Số đỏ của NV Vũ Trọng Phụng là hàng bắt chước cuốn Đường công danh của Nicodem Dyzma của Ba lan này, y sì luôn nhưng của họ thì hay hơn hẳn)








Em thấy trong bài báo trích dẫn ở trên cũng có một phần nào câu trả lời đấy cụ ơi.
" Ở phương xa, bản thân nền văn học Nga cũng đang có sự xáo trộn nhất định. Theo chuyên viên Xuân Minh của Nhã Nam: “Theo dõi văn học Nga sẽ thấy lâu lắm rồi họ không có một dấu ấn gì ghê gớm trên thế giới, trong khi các nền văn học khác vận động từng ngày”. Thành thử, trong khi Anh, Pháp Mỹ hay Nhật Bản có thị trường riêng thì sách Nga lại không. Thậm chí, Trung Quốc còn biết tận dụng cực tốt môi trường internet để tạo ra một thế hệ văn học mạng. Trong khi nước Nga, dù sở hữu nền tảng công nghệ chẳng thua ai, nhưng lại trầm lắng hoàn toàn trước sự sôi nổi của kỷ nguyên số."
 
Chỉnh sửa cuối:

sondh21563

Xe máy
Biển số
OF-71809
Ngày cấp bằng
29/8/10
Số km
54
Động cơ
427,229 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Văn học Nga nói chung và Nga-Soviet nói riêng E lại thích chuyện ngắn. Có nhiều chuyện ngắn của Puskin, Chekhov, Paustovsky được xếp vào hàng kinh điển của văn học thế giới. Chuyện ngắn Nga rất tinh tế, các cụ thử đọc "Cây sồi mùa đông" của Iuri Nagibin để cảm nhận. Chuyện dài và đặc biệt tiểu thuyết của Nga E lại không thích, E xếp chúng vào nhóm "tràng giang đại tiểu thuyết" đọc tốn tg kinh khủng.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,640
Động cơ
325,200 Mã lực
Nga vẫn kìm kẹp , kiểm soát, nên văn học Nga kém là đúng rồi mà cụ. Phần nữa là ít được dịch qua tiếng Việt, bởi dịch giả biết tiếng Nga già và ít dần.
Hồi bé, khi vẫn ngây thơ thì say mê văn học Liên Xô: Đất vỡ hoang, Tuổi 17, Thép đã tôi...em thấy nó như kiểu chuyện cổ tích, kết thúc đẹp, yêu ghét phân minh. Giờ thì em chịu, không nhai nổi.
Những sách cụ kể đấy em cũng chưa đọc vì không có nhân vật nữ xinh đẹp là em chán ngay. :)
Em thấy những truyện khoa học viễn tưởng hoặc khoa học thì hay cụ ạ.
Các cụ kể còn sót truyện Mực trắng giấy đen, trong có nhân vật thím dẻ lau, bác địa cầu, cậu phấn trắng. Hoặc những truyện như Ba ngày trên đất nước tý hon..thì bây giờ trẻ con nó cũng vẫn thích. Tuy nhiên hiện nay em thấy ít thư viện cho mượn sách như ngày xưa cụ nhỉ, cái gì cũng phải đi mua. Em phải hạn chế mỗi lần chỉ được mua 1 quyển sách thôi không con em nó tha lôi về đầy nhà cụ ạ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Văn học Nga Soviet chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể nền văn học Nga, và không có đóng góp giá trị nghệ thuật gì cho nền văn học thế giới, chỉ là một giai đoạn uỷ mị bốc đồng tính nhân văn. Nền văn học Nga không bao gồm văn học Soviet mới là vĩ đại.
"Con đường đau khổ", cụ đây mới bước đầu tiên :))
"Số phận con người", cụ đây chắc cũng chả biết người nào.
 

trukiphulan

Xe tải
Biển số
OF-170738
Ngày cấp bằng
9/12/12
Số km
209
Động cơ
347,460 Mã lực
Nơi ở
Huyện Phù Ninh
Em thích nhất quyển "Kiến và Chim bồ câu". Các cụ, mợ thích quyển nào?

Gặp lại 'Sông Đông êm đềm', 'Ông già Khốt Tabít': Một thời sách Liên Xô khó quên


Bác sĩ Aibolit, Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn, Buratino, ông già Khốt Tabít, Cánh buồm đỏ thắm, Sông Đông êm đềm
… những đầu sách Liên Xô một thời đã quy tụ trong triển lãm sách của người trẻ.

Ngày 25.8 vừa qua, trong một ngõ nhỏ đường Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội, triển lãm về sách Liên Xô diễn ra, thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu đọc sách tới tham gia

Chị Lương Ngọc Anh, một phụ huynh cùng con đi tàu hỏa từ Hải Dương đến Hà Nội để tham dự chia sẻ: “Tôi không biết tiếng Nga nhưng những cuốn sách thiếu nhi Liên Xô được dịch ra tiếng Việt đã lớn lên cùng với tôi. Đến bây giờ, hằng ngày tôi vẫn đọc cho con nghe mỗi khi rảnh, các cháu đều rất thích”.

Bạn Nguyễn Vũ Thủy, sinh viên Trường ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội, cho biết: "Những tác phẩm trích của Liên Xô chúng em cũng được học ở chương trình phổ thông nên ít nhiều khi đọc em cảm thấy văn phong khá quen thuộc, điều em ấn tượng về sách Liên Xô là dù xuất bản cách đây khá lâu nhưng sách vẫn giữ được màu mực đẹp, đặc biệt là những minh họa rất đặc biệt của các họa sĩ".


Sách thiếu nhi Liên Xô
Đoàn Hải

Kiều Chính, thành viên nhóm sách cũ Liên Xô cũng nằm trong ban tổ chức buổi trưng bày, kể:" Sau khi đọc được một bài viết trên trang sách cũ Liên Xô kể về quá trình hình thành một cuốn sách được in ở Liên Xô và đến với Việt Nam, trải qua bao thăng trầm qua tay bao người sưu tập; tôi quyết định biên tập lại bài viết và tự tay vẽ minh họa để cho ra đời ấn bản này đúng dịp buổi trưng bày sách”.
Anh Kiều Chính chia sẻ thêm: “Minh họa trong các sách thiếu nhi Liên Xô rất ấn tượng với tôi so với các sách cùng thời kỳ. Trong số đó đặc biệt là cuốn Bác sĩ Aibolit chính là cuốn sách dẫn dắt tôi trong những nét vẽ đầu tiên thuở bé thơ, và từ đó từng bước tôi đến với tình yêu hội họa”.
Anh Lê Hải Đoàn, một trong những quản trị của nhóm sách cũ Liên Xô, đại diện ban tổ chức, cho hay đây là lần thứ 2 dự án trưng bày sách cũ Liên Xô tới được với các độc giả. Trước đó, buổi trưng bày đầu tiên diễn ra cách đây 2 năm nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Qua buổi trưng bày sách, các bạn trẻ như anh Lê Hải Đoàn mong muốn mang đến cho mọi người cái nhìn tổng quan về các đầu sách Liên Xô với đa dạng về thể loại như thiếu nhi, danh nhân, chính trị xã hội, khoa học thường thức…




Những cuốn sách khơi dậy tuổi thơ của nhiều người

“Nếu miêu tả dòng sách Liên Xô, chắc khó lòng gói gọn trong một từ thuần túy, nó vừa thân thương, có một chút mộc mạc lại thêm chút hoài niệm của những ngày tháng cũ. Dù lớp bụi có phủ dày trên những bìa sách đã sờn theo năm tháng, những trang sách có giòn theo sự chuyển động của thời gian thì những giá trị mà sách Liên Xô mang lại đối với độc giả Việt Nam nói chung và những thành viên yêu sách Liên Xô nói riêng còn mãi. Đọc những tác phẩm văn học Liên Xô, chẳng khó để nhận ra hình ảnh quen thuộc của những người dân lao động hăng say, những cô chú công nhân miệt mài trong các công xưởng, những người cha, người mẹ ngày đêm chăm bón những luống rau xanh trên nông trường...”, anh Lê Hải Đoàn bộc bạch

https://thanhnien.vn/gioi-tre/gap-lai-song-dong-em-dem-ong-gia-khot-tabit-mot-thoi-sach-lien-xo-kho-quen-1119161.html
giờ mua những cuốn này ở đâu các bác nhỉ, e cũng thấy nhớ nhớ
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,525
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào đọc cuốn "Trên công trường Bai-ac-ca" chưa?
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,719
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
1 thời người Nga cố gắng nâng cấp họ thành 1 cường quốc toàn cầu, thống trị cả văn hóa vẫn chính trị, quân sự. Việt Nam phải quay quoanh cái quĩ đạo của Liên Xô, kể cả văn hóa. Thực tế VN ta thời ấy là 1 vệ tinh của LX, 1 dạng chư hầu.

Nhưng cố quá thành quá cố. Không đủ sức.

Và những người như du hs từ Soviet, hay những người được hưởng ưu đãi, cũng là 1 dạng bị ảnh hưởng của thiên triều.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,640
Động cơ
325,200 Mã lực
1 thời người Nga cố gắng nâng cấp họ thành 1 cường quốc toàn cầu, thống trị cả văn hóa vẫn chính trị, quân sự. Việt Nam phải quay quoanh cái quĩ đạo của Liên Xô, kể cả văn hóa. Thực tế VN ta thời ấy là 1 vệ tinh của LX, 1 dạng chư hầu.

Nhưng cố quá thành quá cố. Không đủ sức.

Và những người như du hs từ Soviet, hay những người được hưởng ưu đãi, cũng là 1 dạng bị ảnh hưởng của thiên triều.
Thì Việt nam mình đối với Lào, Cam cũng thế thôi. Các nhạc sỹ Hoàng Long Hoàng Lân chuyên viết cho thiếu nhi cũng một thời mang bút danh Lào viết bài hát cho thiếu nhi lào đấy ạ.
 

Henry 27

Xe tăng
Biển số
OF-397315
Ngày cấp bằng
18/12/15
Số km
1,540
Động cơ
249,525 Mã lực
Em đã đọc gần hết các tác phẩm trong tonic. Em xin bổ sung: Tuổi mười bảy. Truyện rất hay về tâm lý của các cô cậu học trò cuối cấp ở Nga. Tuy nhiên, em thích nhất là Nga có dòng sách khoa học nhưng viết 1 cách rất dễ hiểu cho thiếu nhi. Em vẫn nhớ 2 cuốn: 1/ Sinh lý học giải trí. Cực ấn tượng với chương về con trùng roi amip. 5 tuổi em bắt đầu đọc sách và yêu khoa học từ quyển này. 2/ Cuộc phiêu lưu của số pi ( em không nhớ chính xác), giải thích rất dễ hiểu về các kiến thức số học như số phức, số hữu tỷ,.. Em lớp 2 đã hiểu số hữu tỷ là thế nào, vô hạn tuần hoàn ra sao là nhờ cuốn này.
 
  • Vodka
Reactions: aym

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
3,500
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Chinghiz Aitmatov đã ra đi




Ở tuổi 79, Chinghiz Aitmatov, nhà văn nổi tiếng của Cộng hòa Kyrgyzstan thuộc Liên Xô trước đây đã qua đời vì bệnh viêm phổi và suy thận tại một bệnh viện ở Nuremberg - Đức, vào chiều tối ngày 10.6 vừa qua.

Sinh năm 1928 trong gia đình cách mạng, bố là Turekul Aitmatov, BT T.Ư Kyrgyzstan, bị xử bắn năm 1938, từ nhỏ C.Aitmatov đã sớm tiếp cận và yêu thích văn học Nga. Tham gia thế chiến II, sau đó khi là sinh viên của ĐH Nông nghiệp, ông bắt đầu viết ký và truyện ngắn đăng trên các báo địa phương. Tuy nhiên, phải đến 1956, khi C.Aitmatov học khóa đào tạo cao cấp tại Học viện Văn học M.Gorky - Moscow và sau đó 2 năm, ấn hành tác phẩm Jamilia kể về tình yêu thầm kín của một sơn nữ với chàng trai nghèo khó, thì thế giới mới bắt đầu biết đến ông.

C.Aitmatov viết văn bằng tiếng Nga thành thạo như tiếng mẹ đẻ Kyrgyzstan. Điều này cho ông khả năng hiểu biết tường tận công chúng trong khi không đánh mất cội rễ của mình. Hình tượng tiêu biểu của nhân vật trong tiểu thuyết Và một ngày dài hơn thế kỷ xuất bản năm 1980, dựa trên truyền thuyết cổ xưa kể về con người đã biến thành Mankurtlar - nô lệ, không hiểu mình là ai và từ đâu đến. Thông qua hình tượng Mankurtlar, nhà văn khẳng định cội rễ là điều quan trọng nhất của mình cũng như của từng người.

Nhà văn của Người thầy đầu tiên (1962) viết không nhanh. Sau Jamilia, Người thầy đầu tiên là Chuyện núi đồi và thảo nguyên (1963), Vĩnh biệt Gunxarư (1966); Con tàu trắng (1970)..., và Đoạn đầu đài (1988) - tác phẩm được sánh ngang với tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của nhà văn bậc thầy M.Bulgakov. Các tác phẩm này được dịch qua tiếng Việt khiến hàng triệu độc giả VN say mê vào đầu thập niên 1980. Đặc trưng nghệ thuật của C.Aitmatov là kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với chất thi ca của truyền thuyết, hòa trộn với hiện thực đời sống để tạo nên một giọng điệu không thể bắt chước. Dù là thiên tài, nhưng C.Aitmatov là người cũng rất "cổ lỗ". Ông thú nhận mình không biết 3 điều: lái xe, sử dụng computer và ngoại ngữ.

Ngoài hoạt động văn học, C.Aitmatov là nhà ngoại giao lớn. Ông từng là đại sứ của Liên Xô tại Luxemburg, đại sứ Kyrgyzstan tại Đức, Bỉ, Hà Lan, và nhận được nhiều danh hiệu, huân chương của Liên Xô và Kyrgyzstan. Dù vậy, C.Aitmatov vẫn coi văn học là trên hết. Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông muốn mau bình phục, trở về quê hương với gia đình và tiếp tục viết văn. Nhà nước Kyrgyzstan đã quyết định lấy năm 2009 là Năm Chinghiz Aitmatov. Lễ tang C.Aitmatov sẽ được các nước thuộc Liên Xô trước đây - SNG và cả thế giới tổ chức vào thứ bảy 14.6 tại thủ đô Bishkech của Kyrgyzstan.

Bàn về văn học, Samuel Beckett nói: "Nghệ sĩ đích thực không bao giờ viết xong cuốn sách hoàn hảo nhất của mình". Trong một cuộc phỏng vấn, C.Aitmatov cũng bộc lộ điều này: "Mỗi nhà văn phải có ý thức để nhận ra mình vẫn chưa kết thúc tác phẩm nào đó".

Trong bức điện chia buồn gửi gia quyến nhà văn, TT Nga V.Putin viết: "Đây là tổn thất không gì bù đắp nổi. Chinghiz Aitmatov sống mãi trong chúng ta với tư cách là một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà trí thức và nhà nhân đạo vĩ đại".

https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tintuc&action=detail&id=1731
Một thời say mê đọc và sưu tầm sách cũ của cụ từ anh Dư điếc Bà Triệu.

Lúc không có tiền thì mua sách. Lúc có tiền rồi thì... :((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top