[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

Vanphongluat

Xe tải
Biển số
OF-203596
Ngày cấp bằng
25/7/13
Số km
263
Động cơ
322,348 Mã lực
Chỉ có Thiên đường nhà mình hiện tại, trẻ em mới khổ sở vì học hành như vây.Nhớ lại hồi xưa mình đi học sướng ơi là sướng. Học nửa buổi, còn nửa buổi ở nhà đi chơi, Tối học khoảng 2 tiếng. Hè nghỉ ngơi, chơi bời đủ 3 tháng.
Thôi đi bác, do trường, cô một thì do bố mẹ mười, con tôi 8 điểm là vợ tôi la ầm nhà, đau lắm nhưng phải chịu, vợ nó suốt ngày rền rĩ, so sánh với con bà chị, căn nguyên chính đấy ạ
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đời e khổ quá nên e ép 1 e học hơi bị nhiều . Chí phí học thêm và phụ đạo năng khiếu gần 17t chứ chả phải 11 12 đâu
17 triệu/tháng ~X(

F1 nhà bác sướng thật, còn cháu từ giữa năm lớp 11 là bố mẹ chỉ nuôi ăn ngày 3 bữa, mọi nhu cầu khác tự chi trả bằng tiền làm thêm (gia sư tiếng Anh). Bước chân vào đại học thì bố mẹ tặng cho vé máy bay sang trường đại học ở Nhật + 40 triệu dự phòng, thấm thoắt vậy mà đã gần 02 năm cháu tự lập (40 triệu bố mẹ cho vẫn giữ nguyên làm quỹ dự phòng).
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,488
Động cơ
334,284 Mã lực
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)
Từ 1980 đến ngày nay và tiếp tục về sau, các lãnh đạo ngành giáo dục và các chuyên gia về giáo dục vẫn ngáo với mục tiêu: ĐỔI MỚI CẢI CÁCH .... ĐỔI CÁCH CẢI MỚI .....
 

Ocxinh_85

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,784
Động cơ
502,802 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
17 triệu/tháng ~X(

F1 nhà bác sướng thật, còn cháu từ giữa năm lớp 11 là bố mẹ chỉ nuôi ăn ngày 3 bữa, mọi nhu cầu khác tự chi trả bằng tiền làm thêm (gia sư tiếng Anh). Bước chân vào đại học thì bố mẹ tặng cho vé máy bay sang trường đại học ở Nhật + 40 triệu dự phòng, thấm thoắt vậy mà đã gần 02 năm cháu tự lập (40 triệu bố mẹ cho vẫn giữ nguyên làm quỹ dự phòng).
Quá nhiều cụ nhỉ. Em sẽ chẳng có tiền mà đầu tư đến mức thế hihi
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,755
Động cơ
555,716 Mã lực
Cũng là do cơ chế tiếp nhận đầu ra của nền giáo dục nên các phụ huynh cũng đồng tình đẩy trẻ vào án khổ sai.
 

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,499
Động cơ
230,764 Mã lực
Tuổi
37
Một vấn đề xảy ra và tồn tại bao năm qua thì chắc chắn không phải do 1,2 vấn đề.
Ví dụ như việc tham gia giao thông.Nó tồn là do nhiều vấn đề như người dân,cơ sở hạ tầng.v.v...
Quay lại việc giáo dục cũng như vậy :
1.Là đó phụ huynh,họ phải có trách nhiệm với con mình
1.1.Không chịu lắng nghe con mình
1.2.Tạo áp lực cho con cái ( hay so sánh con mình với con người khác,muốn con mình học sinh giỏi toàn diện mà không biết khả năng của con mình )
1.3.Giao mọi trách nhiệm cho nền giáo dục
1.4.Tự ti khi con mình học kém ( thấy vì trách con,hãy cùng con tìm kiếm điểm mạnh và khuyến khích con )
2.Đó là ngành giáo dục :
2.1.Quá nặng bệnh thành tích
2.2.Buông lỏng quản lý khiến các trường tự ý làm điều họ thấy phù hợp ( đưa các bài học nâng cao.v.v..)
2.3.Không xử lý được vấn nạn học thêm,tổ chức dạy thêm
2.4.Cải cách liên tục,cả dạy học lẫn thi cử
2.5.Chưa có đãi ngộ phù hợp với giáo viên và cán bộ giáo dục ( lương thấp thì khó sống.Nếu lương đủ cao thì chẳng ai đi làm cả ngày,tối còn đi dạy thêm )
2.6.Giáo dục không nên đào tạo theo kiểu " trên thông thiên văn,dưới tường địa lý ".Nên hướng giáo viên tìm hiểu thế mạnh của học sinh mà hướng vào ( cái này khó vì giáo viên mình dốt khoản này,chỉ biết dạy vẹt thôi )


Nói chung giáo dục yếu kém.Lái đò thì bảo thủ trì trệ,suốt ngày đi thi giáo viên giỏi mà không bỏ thời gian tìm hiểu tính cách và hoàn cảnh của từng em.Con phần phụ huynh thì rất nhiều phụ huynh không có kiến thức nên vấn đề bên giáo dục trách nhiệm nằng nề hơn.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,267
Động cơ
215,232 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Em chẳng thấy nó liên quan gì đến giàu nghèo ở đây cả.
Cứ nhìn cách giáo dục của bọn tây lông thì rõ, nhẹ nhàng nhưng cái gì vẫn ra cái đó.
Quay lại cái xứ lừa này, giáo dục nặng nhọc nhưng trình độ thì chẳng có nước phát triển mẹ nào nó công nhận.
Thế đấy, nhìn nhận tận tường đã thấy vấn đề rồi.
Em thấy đúng là mặt bằng chung thì có vẻ nhẹ nhàng hơn ở ta thật, nhưng thực tế thì ở đâu cũng thế thôi, muốn đạt được thành công nào đó (điểm số, học vấn, cơ hội cho tương lai...) thì bất cứ ai cũng phải cày hộc bơ, chả cứ Tây, Ta, Tàu, Nhật:D, nhiều cụ chỉ nhìn thấy nhúm cây mà cứ tưởng đấy là cả cánh rừng nhà họ.
Ông sếp cũ em (Nhựt lùn) có 2 con đều học trường Y bẩu, 2 đứa con tao nó thích trường Y, nên từ hồi trung học tao đã phải mửa mật với cùng chúng nó, đưa đón học thêm học nếm đủ cả, rồi chuyển trường chuyển nhà để chúng nó tiện học hành, tiền thì tốn còn hơn nuôi nghiện... Trước em cũng quen 1 thằng Ấn làm nghiên cứu cùng chỗ làm, nó kể bẩu thời nó đi du học Mèo cũng phải chổng mông lên cày kéo đua tranh với bọn SV bản xứ để ăn được những project ngon, rồi cạnh tranh paper các kiểu... Làm chóa gì có chuyện học hành nhẩn nha mà nên ông nên tướng:P. Và tất nhiên 2 trường hợp em kể trên thì chúng nó chắc chắn có điều kiện để có thể được ngồi ít nhất là ở midle class trong bất cứ xã hội nào, chứ không thể làng nhàng dặt dẹo như phần lớn những thanh niên khác xem chuyện học hành như cưỡi ngựa xem hoa:))
 
Chỉnh sửa cuối:

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Quá nhiều cụ nhỉ. Em sẽ chẳng có tiền mà đầu tư đến mức thế hihi
Chém đấy! Mợ đừng tin rồi lại tự trách mình là k lo được cho con để con mình phải khổ hơn con người khác.
Tháng trăm triệu cũng có nhưng số ấy là bao nhiêu? Tỷ lệ ntn? Con em mấy đứa học trường tư từ nhỏ đây, tốn tiền chủ yếu là tiền học phí trọn gói chứ học từ sáng đến chiều mới đón về thì thời gian đâu nữa mà học thêm các kiểu như cụ kia nói (còn học trường công mà tốn vậy chắc 99% trẻ em thất học :)) )
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Quá nhiều cụ nhỉ. Em sẽ chẳng có tiền mà đầu tư đến mức thế hihi
Dạ, khi cháu thắc mắc với bố mẹ : sao không đầu tư nhiều tiền cho con (giống như bố mẹ các bạn khác) ?

Bố mẹ cháu giải thích như thế này : nhà mình không có nhiều tiền, cho nên việc học của con phải thật hợp lý. Giống như khi con vào siêu thị, con sẽ thấy những khay thịt gà, thịt heo đóng gói với trọng lượng khác nhau (0,563 kg - 0,571kg - 0,612 kg v.v...). Bởi vì có những nhân viên chia thịt rồi cân lên, được bao nhiêu đóng nhãn bấy nhiêu. Việc chia thịt như vậy rất dễ và rẻ tiền, nhưng người mua thịt cũng phải đủ khôn ngoan để nhặt ra những khay thịt sao cho tổng trọng lượng = số thịt cần mua. Bố mẹ giống như người bán, con giống như người mua, hai bên phải hợp tác với nhau.

Còn muốn tất cả các khay thịt đều có trọng lượng chính xác bằng nhau (500g - ví dụ thế) thì cần phải đầu tư cả một dây chuyền đắt tiền. Nhưng người mua sẽ rất nhàn, muốn mua bao nhiêu thì nhặt bấy nhiêu, không cần tính toán mệt đầu. Nhà người khác có điều kiện (đầu tư cả dây chuyền chia thịt chính xác) thì con họ sung sướng.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,267
Động cơ
215,232 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
17 triệu/tháng ~X(

F1 nhà bác sướng thật, còn cháu từ giữa năm lớp 11 là bố mẹ chỉ nuôi ăn ngày 3 bữa, mọi nhu cầu khác tự chi trả bằng tiền làm thêm (gia sư tiếng Anh). Bước chân vào đại học thì bố mẹ tặng cho vé máy bay sang trường đại học ở Nhật + 40 triệu dự phòng, thấm thoắt vậy mà đã gần 02 năm cháu tự lập (40 triệu bố mẹ cho vẫn giữ nguyên làm quỹ dự phòng).
Ở Nhật thì như thế là hợp lý rồi, không có thì cháu lại thấy mình lạc lõng với bọn xung quanh:P.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Đó là thực trạng chung của cả xã hội, vd như xếp hàng hay giao thông, cứ có thằng chồi lên là y như rằng cả lũ hùa theo, nên thấy con người khác học nhiều thì con mình cũng phải học nhiều, thấy con người khác 4 tuổi đã học tiếng anh thì con mình cũng phải học. Con thi được có 5 điểm mới đầu thì bố mẹ chửi, nhưng con bảo bạn con còn được có 3 điểm thôi thì lại hết chửi và lại thấy hài lòng. Nói chung là quan niệm bằng bạn bằng bè, tao có ngu thì mày không được khôn, tao với mày đều khôn nhưng mày khôn hơn là tao không thích, nhưng tao với mày đều ngu mà mày ngu hơn tao là tao hài lòng
Trên quan điểm đó thì đâu cũng vậy bác ạ:
Khi đi làm việc, ở bển, mình hơi ngu 1 tý, nhưng chỗ toàn thằng ngu hơn, thì bác vẫn là VIP và lương cao như thường.

Và ngược lại.
Tiếc là cái này lại xảy ra nhiều hơn.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy đúng là mặt bằng chung thì có vẻ nhẹ nhàng hơn ở ta thật, nhưng thực tế thì ở đâu cũng thế thôi, muốn đạt được thành công nào đó (điểm số, học vấn, cơ hội cho tương lai...) thì bất cứ ai cũng phải cày hộc bơ, chả cứ Tây, Ta, Tàu, Nhật:D, nhiều cụ chỉ nhìn thấy nhúm cây mà cứ tưởng đấy là cả cánh rừng nhà họ.
Ông sếp cũ em (Nhựt lùn) có 2 con đều học trường Y bẩu, 2 đứa con tao nó thích trường Y, nên từ hồi trung học tao đã phải mửa mật với cùng chúng nó, đưa đón học thêm học nếm đủ cả, rồi chuyển trường chuyển nhà để chúng nó tiện học hành, tiền thì tốn còn hơn nuôi nghiện... Trước em cũng quen 1 thằng Ấn làm nghiên cứu cùng chỗ làm, nó kể bẩu thời nó đi du học Mèo cũng phải chổng mông lên cày kéo đua tranh với bọn SV bản xứ để ăn được những project ngon, rồi cạnh tranh paper các kiểu... Làm chóa gì có chuyện học hành nhẩn nha mà nên ông nên tướng:P
Dạ, Tây - Tàu thì cháu không rõ, nhưng ở Nhật thì học thêm, đua top hầu hết là vì truyền thống gia đình (nghĩa là giàu sang rồi thì muốn đời F1 giàu sang tiếp) chứ cháu chưa thấy học thêm, đua top với mục đích đổi đời hay vì thấy thua kém bạn bè. Nên thành ra áp lực thời gian hay tài chính cũng không quá nặng (với nhà giàu).

Ví dụ như mấy bạn người Nhật (~10 tuổi) cháu đang làm gia sư tiếng Anh, đều là con nhà giàu sang, quyền thế. Các bạn ấy đã trải qua nhiều gia sư chính gốc người Anh (nhưng vì gia sư "xịn" quá nên các bạn ấy lại thấy thiếu tự tin thành ra tiến bộ chậm). Tới khi gia sư tiếng Anh (là cháu, thua kém các bạn ấy hoàn toàn về gia thế) các bạn ấy tự tin nên tiến bộ rất nhanh :). Kiểu như ở Việt Nam mà osin đẹp hơn bà chủ thì osin không làm việc được, còn bà chủ cũng luôn thấy khó ở :D.
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Ví dụ như mấy bạn người Nhật (~10 tuổi) cháu đang làm gia sư tiếng Anh, đều là con nhà giàu sang, quyền thế. Các bạn ấy đã trải qua nhiều gia sư chính gốc người Anh (nhưng vì gia sư "xịn" quá nên các bạn ấy lại thấy thiếu tự tin thành ra tiến bộ chậm). Tới khi gia sư tiếng Anh (là cháu, thua kém các bạn ấy hoàn toàn về gia thế) các bạn ấy tự tin nên tiến bộ rất nhanh :). Kiểu như ở Việt Nam mà osin đẹp hơn bà chủ thì osin không làm việc được, còn bà chủ cũng luôn thấy khó ở :D.
Em tin mợ làm mấy đứa trẻ Nhật tiến bộ môn tiếng Anh. Nhưng lí do tự tin/ thiếu tự tin thì em nghĩ mợ nhầm, nghe nó vô lí thế nào ấy.
 

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
3,016
Động cơ
-242,380 Mã lực
Ông Lê bảo rồi Học ,Học nữa ,Học mãi!!!! Quá chuản với nen giao dục cua Việt Nam hiện nay luon !!!
 

newt

Xe hơi
Biển số
OF-106825
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
151
Động cơ
394,810 Mã lực
Quan trọng là phụ huynh phải hiểu con mình để cho cháu học trường nào cho phù hợp, không bắt ép nhưng cũng cần định hướng cho các cháu một cách hợp lý theo khả năng, như bạn Jochi Daigaku là một trong những trường hợp may mắn có cha mẹ rất tâm lý vậy.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,267
Động cơ
215,232 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Dạ, Tây - Tàu thì cháu không rõ, nhưng ở Nhật thì học thêm, đua top hầu hết là vì truyền thống gia đình (nghĩa là giàu sang rồi thì muốn đời F1 giàu sang tiếp) chứ cháu chưa thấy học thêm, đua top với mục đích đổi đời hay vì thấy thua kém bạn bè. Nên thành ra áp lực thời gian hay tài chính cũng không quá nặng (với nhà giàu).

Ví dụ như mấy bạn người Nhật (~10 tuổi) cháu đang làm gia sư tiếng Anh, đều là con nhà giàu sang, quyền thế. Các bạn ấy đã trải qua nhiều gia sư chính gốc người Anh (nhưng vì gia sư "xịn" quá nên các bạn ấy lại thấy thiếu tự tin thành ra tiến bộ chậm). Tới khi gia sư tiếng Anh (là cháu, thua kém các bạn ấy hoàn toàn về gia thế) các bạn ấy tự tin nên tiến bộ rất nhanh :). Kiểu như ở Việt Nam mà osin đẹp hơn bà chủ thì osin không làm việc được, còn bà chủ cũng luôn thấy khó ở :D.
Đúng rồi cháu, bởi vậy chú mới nói người phải chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục con trẻ phải là phụ huynh chứ không phải nhà trường hay xã hội, chính phụ huynh mới cần phải hiểu rõ bản chất và hoàn cảnh của mình và con cái để có những định hướng và kỳ vọng phù hợp, chứ không phải "cứ thấy người ta ăn khoai mình cũng phải hùng hục bắt con đi đào":P. Đấy là hạn chế của hầu hết các thế hệ phụ huynh của ta, bởi chính các vị phụ huynh cũng không có được một nền tảng giáo dục chuẩn mực (thứ cho em nói thật nếu cụ nào thấy động chạm:D).
À! Nói thêm với cháu là mặt bằng chung tuy là như vậy, nhưng xã hội thì muôn màu muôn vẻ, ở đâu cũng có những con người nỗ lực vươn lên thay đổi vận mệnh mà cháu, không có gì tuyệt đối cả:)). Và áp lực của bọn nhà giàu với khoản đầu tư của ông bà già là không nhỏ đâu, lão giám đốc chú bây giờ đang ăn chơi thả phanh để bù lại tháng năm tuổi trẻ bị thầy u đầy đi du học đấy, sang VN chơi là rủ chú đi hư hỏng ngay được:P.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
976
Động cơ
200,821 Mã lực
Vậy thì em, em sẽ chỉ cần con mình lên lớp thôi ạ. Nhất định ko tạo áp lực chạy theo thành tích con phải giỏi, giỏi toàn diện... :)
Em hy vọng mợ làm được thế. Con em đi học một trường gần bán công (khá nổi tiếng), học rất nhẹ vì chủ trương nhà trường, tới năm cuối cấp 3/4 phụ huynh đề nghị tăng bài tập để các cháu theo kịp lớp sau!
Em nghĩ trước khi ông pv kia chê nhà trường, bởi tự do và giá tiền mà ông ấy có toàn quyền cho con đi học trường tư hay quốc tế, và ở đó không học nhiều theo nghĩa Việt Nam nhưng bố mẹ lao động nhiều bù vào. Em không tin học ít theo được tây, con các cụ lớp 12 có thể ngồi làm luận trong vòng 6h cho bài tú tài thay vi 2,5h như ở Vn không?
Nhưng có điều em công nhận, cách học của chúng ta có vấn đề.
Thực ra hs ta học ít kiến thức vì thụ động và lười và nghe lỏm người lớn, gv thì thiếu phương pháp, bố mẹ thì ham điểm số và ganh đua!
 

pthvietnam

Xe hơi
Biển số
OF-431246
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
142
Động cơ
215,450 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.pthvietnam.com
Cái bất cập của nền giáo dục này đã bao đời bộ trưởng có thay đổi được đâu, chỉ suốt ngày cải với chả cách
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Nói chung thớt này có 2 kiểu còm :
A/ chưa có con . Chưa có con thì ai hát cũng hay ( số má hiểu biết như cụ thichduthu vẫn hát như cụ ấy đang ở cali là hiểu)
B/ nhóm còn lại là những phụ huynh có f1 đang học . Trăn trở nhưng ko thể ko cho con học thêm
Như mợ thớt oc xinh : f1 chuẩn bị vào lớp 1 thì trăm đường trăn trở . Cho học thêm thì thương con xót con . Ko cho thì guồng máy gạt ra ... ko nỡ nhìn con như vậy .
Diễn đàn ảo mà toàn lời hay ý đẹp . Déo ao dám nói thật lòng ... tạch.
Làm sao nói thật lòng được hả bác?
Tôi mà nói đúng những gì tôi đang nghĩ về cái Nền giáo dục ở Triều Tiên chẳng hạn, thì anh Ủn ám sát tôi mất.

Còn nền giáo dục ở Việt Nam, có định hướng xã hội chủ nghĩa, thì kinh dồi. Nhì thế dới luôn.
Có nước nào dám mạnh dạn cải cách nhanh và nhiều như nước ta đâu, một tư duy đổi mới - liên tục đổi mới thật vĩ đại.
 

smallbrother

Xe buýt
Biển số
OF-374979
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
677
Động cơ
261,535 Mã lực
Muôn sự tại nhân, đừng đổ lỗi cho nhà trường, phụ huynh mới là tác nhân lớn nhất gây sức ép cho các cháu. Học giỏi mà chỉ biết cày thì cũng chỉ làm thằng làm thuê giỏi là cùng, cứ để các cháu phát huy năng lực của mình, điểm số có thể không tốt nhưng biết cách quản lý tiền, cảm xúc và mối quan hệ thì sau này thuê mấy thằng học giỏi nó cày giúp mình là ok :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top