[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,712
Động cơ
445,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
khi ngồi nghĩ thì đơn thuần lắm mợ. nhưng rồi khi cái kết quả nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định khi chuyển cấp thì mình lại đắn đo, khi mà lực để cho con sau này đi du học không có thì mình vẫn phải bám trường công, mà bám trường công thì nó lại dính đến thành tích, rất là mệt mỏi.
Đấy là lý do mà em nói rằng sợ không tránh đuợc cái guồng ấy cụ ạ. Thấy cảnh cha mẹ canh giờ or ngồi chờ nộp hs xin học cho con mà thấy oải rồi. Em chỉ muốn con vào đc trường công bình thường thôi ý
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,712
Động cơ
445,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ốc giờ mới bít à
F1 nhà a mới SV lớp 1 thoai mờ ngày học 3 ca, bố cũng bị quay như chong chóng
C1: Sáng học chính;
C2: Chiều học phụ;
C3: Tối học thêm ở nhà cô giáo( 19h-21h), tuần 5 buổi
ngày nào cũng 3 ca quay cuồng đưa đón, ăn uống bla bla
có ái xuynh cũng hok có thời gian mà đi uốn cờ phé uấy chớ
trong khi bố chỉ 8h sáng tới 5h chiều đã vãi ....lúa roài
F1 còn vất vả hưn( tới tận 21h lận )
Ôi em ko cho con học thế được đâu.
Vì nếu phải học như vậy là e cũng nghỉ luôn chả còn tg mà kiếm tiền vì chỉ đưa đón con đi học cũng hết ngày rồi.... thế thì chết ạ :(
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
Ốc giờ mới bít à
F1 nhà a mới SV lớp 1 thoai mờ ngày học 3 ca, bố cũng bị quay như chong chóng
C1: Sáng học chính;
C2: Chiều học phụ;
C3: Tối học thêm ở nhà cô giáo( 19h-21h), tuần 5 buổi
ngày nào cũng 3 ca quay cuồng đưa đón, ăn uống bla bla
có ái xuynh cũng hok có thời gian mà đi uốn cờ phé uấy chớ
trong khi bố chỉ 8h sáng tới 5h chiều đã vãi ....lúa roài
F1 còn vất vả hưn( tới tận 21h lận )
cụ đang cho con cụ đi đày đấy à?
em thậm chí giờ bài tập về nhà cho tự giác, thả lỏng buổi tối nhiều khi thấy ngồi bàn 10 phút đã xong em cũng kệ, chỉ thỉnh thoảng xem vở xem cộng trừ nhân chia có đúng không thôi.
đi học thêm nhà cô có 1 ngày t7 thôi nhưng kì 1 em cắt, gần hết kỳ 2 cho đi học tí vì sợ thi cuối năm mà kém sau không lên đc c2, khổ thế cơ chứ.
 

Tranha131076

Xe điện
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
2,246
Động cơ
244,480 Mã lực
Tuổi
48
Em nói thật với các cụ, em cũng được xem là chăm học, lớp 12 thi đại học cũng được 28 điểm khối A, nhưng em sang Hàn học 1.5 năm thì thấy so với bọn học sinh, sinh viên Hàn ở đây thì ta chẳng là cái gì cả.

Tất nhiên là kết quả cũng thấy rõ luôn:
1. Nền kinh tế Hàn tăng trưởng vù vù mà chẳng có tài nguyên gì mấy
2. Tỷ lệ tự sát ở Hàn hiện giờ là cao nhất OECD, cao hơn Nhật nhiều
Thì toàn các cụ ăn rau muống hút thuốc lào mà thích chém chuyện quốc tế mà. Với họ thì quả nho ở tây nó to bằng quả dưa hấu ở Việt Nam.
 

Phucyenxanh

Xe điện
Biển số
OF-206889
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
4,313
Động cơ
351,710 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Sói
cụ đang cho con cụ đi đày đấy à?
em thậm chí giờ bài tập về nhà cho tự giác, thả lỏng buổi tối nhiều khi thấy ngồi bàn 10 phút đã xong em cũng kệ, chỉ thỉnh thoảng xem vở xem cộng trừ nhân chia có đúng không thôi.
đi học thêm nhà cô có 1 ngày t7 thôi nhưng kì 1 em cắt, gần hết kỳ 2 cho đi học tí vì sợ thi cuối năm mà kém sau không lên đc c2, khổ thế cơ chứ.
Gần full lớp nóa như vậy, mềnh ko có mẹt tỵ vãi cụ ợ
Đấy là chưa kể : Eng líc, bơi, võ, vẽ, nhạc họa....bla bla
Vãi lúa cụ nhá
Mời cụ tới trường tiểu học : Lưu Quý An - Phúc Yên - mới lên thoành phố xong
 

minhhoang05

Xe hơi
Biển số
OF-375680
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
173
Động cơ
248,376 Mã lực
Cũng do chính phụ huynh nữa, o ép con quá mà ko tìm hiểu con mình sức "gánh tạ" đến đâu.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
3,481
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Nó có thể học tốt nhưng kỹ năng sống chưa tốt,như thế chưa hẳn nó đảm bảo có tương lai hơn bọn học kém hơn mà kỹ năng sống tốt hay thậm chí là có một năng khiếu khác tốt.Vậy tại sao các vị phụ huynh lại cố ép con mình phải nhồi nhét để có điểm số môn toán văn và ngoại ngữ bằng bọn có năng khiếu môn đó để mất đi bao nhiêu thời gian quý giá để rèn và phát triển năng khiếu của chính mình.
Là một GV, tôi biết, toàn bộ thời gian và nỗ lực học thêm toán văn ấy chẳng có mấy hiệu quả,chúng ko thông minh thêm (và còn ngược lại) những điểm số chúng kiếm được từ học thêm ko khác số từ mà con vẹt học được trong đời!
Đọc còm cụ, em nhớ đến 1 truyện có nói rằng giáo viên giỏi ko phải là người đào tạo ra 1 loạt học sinh giỏi 1 thứ như nhau mà là người phát huy đc mặt mạnh của tất cả các học trò.
Tỉ như môn chạy, có người cơ địa chỉ chạy nhanh đc thì ko thể ép họ chạy marathon, có người cơ địa phù hợp cự li trung bình thì ko thể ép họ chạy nhanh đc chẳng hạn.

Em cho rằng giáo dục của nước mình quá sức lạc hậu rồi. Mà học nhồi thế cũng có nước nào nó công nhận đâu.
Em nghĩ chỉ nên học toán, kế toán, ngoại ngữ, tiếng Việt, 1 môn tự nhiên, 1 môn xã hội và thể dục. Thế là đủ vỡ mồm rồi chứ nói gì đến nhồi nhét như giờ.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,712
Động cơ
445,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng do chính phụ huynh nữa, o ép con quá mà ko tìm hiểu con mình sức "gánh tạ" đến đâu.
Xã hội ngày hôm nay mà mong mỏi thành công từ con đường học tập ở trường lớp đã quá là lạc hậu. Những nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu như Đức, Nhật không bao giờ có khái niệm học thêm ngoài một buổi học chính, thời gian còn lại dành cho giao tiếp với môi trường bên ngoài rèn kỹ năng sống. Sâu thẳm trong nguyên nhân của một nền giáo dục thất bại và thối nát của VN đó là "bệnh thành tích" đến từ 2 phía: nhà trường và phụ huynh.
 

K&K

Xe buýt
Biển số
OF-20963
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
647
Động cơ
756,331 Mã lực
Em đọc thấy đa số các cụ nói đại ý "tất cả đều do cha mẹ".
Em thấy chỉ đúng 1 phần của bề nổi thôi ah.
1. Về logic, ở bất cứ đâu, nước nào, và với bất cứ cha mẹ nào cũng đều muốn con mình học giỏi. Nhưng tại sao ở số nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc,...), đặc biệt là Việt Nam mình thì cái niềm mong muốn con phải học giỏi của cha mẹ lại lớn đến mức tiêu cực như vậy?
2. Cha mẹ chúng ta hồi xưa có mong muốn con mình học giỏi không?
Em nghĩ nếu ta trả lời được 2 câu hỏi trên thì chắc sẽ rõ nét hơn về lý do mà em nghĩ không phải "tất cả đều do cha mẹ"
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Nhẽ lôi mấy đời Bộ trưởng bộ Dục ra mà diệt dục!

Các cụ các mợ xem lại lời hứa của anh Nhạ giờ thực hiện đc bao nhiêu?
 

Nhân Mã_8x

Xe buýt
Biển số
OF-496816
Ngày cấp bằng
11/3/17
Số km
776
Động cơ
192,800 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ, cháu viết bài ở thread này vì mong muốn góp một góc nhìn của một học sinh mới học xong phổ thông. Nếu những bài viết của cháu làm chú hiểu lầm thì cháu thành thật xin lỗi chú ạ. Cháu cũng xin lỗi các cô, các chú nếu cháu viết gì đó (có thể) gây hiểu lầm. Cháu xin dừng ở đây ạ. Cháu xin chúc mọi người thảo luận vui vẻ ạ.
Cứ còm thoả mái đi em :D
 

Sweethome

Xe điện
Biển số
OF-322704
Ngày cấp bằng
7/6/14
Số km
2,764
Động cơ
307,333 Mã lực
Cháu khoe cháu toàn 9-10,0 là kiểu khoe tiêu cực trong nền giáo dục thối tha từ nhiều năm nay này. Cho dù cháu có là thiên tài thì một nền giáo dục phải đáp ứng cho nhu cầu của số đông, với một chỉ số thông minh trung bình khoảng 80-110 điểm.
Chú đánh giá cách dạy của bố mẹ cháu là sai khi không dạy cháu cách quan tâm đến cộng đồng. Nhưng cũng đúng vì hầu hết là như vậy.
Không nên nhìn mặt mà bắt hình dong. Bạn Jochi Daigaku này có topic trong CCCĐ rất hay. Đánh giá cao bạn ấy.
Năng lực của một con người gồm Kiến thức, Kỹ năng, Kinh nghiệm, Thái độ và Tố chất. Chỉ trừ Tố chất là không hoặc rất khó để đào tạo được (ngấm từ từ thì cũng có :D) còn lại thì đều phải nên tập luyện để thành. Chịu đựng hay vượt qua chính mình hay đối diện với mình cũng là một kỹ năng cần phải được tập luyện. Con người cần cởi mở, tránh trói buộc.
Tự kỷ là bệnh là việc khó chữa cơ mà đừng để xảy ra tự kỷ, đừng giá mà.
 

cổ cồn xanh

Xe điện
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
2,231
Động cơ
253,302 Mã lực
Thực sự là em ko muốn cho con học trước khi vào lớp 1 đâu. (Và đến giờ vẫn đang nghĩ sẽ ko cho học) em sẽ ko bắt nó học, ko bắt nó phài làm hết bài tập về nhà đâu... E đã từng nghĩ chỉ cần nó đủ điểm lên lớp là được ý. Nó chỉ cần học đủ- đúng lực học của nó thôi...
Rồi nay mai vào cuộc thực sự sẽ khác lắm Ốc ạ. Để xem ốc có bám được giữa dòng xoáy này không? Cô chỉ cần nhắn một tin: con hơi chậm so với các bạn chị ạ hoặc con không hoàn thành bài tập xem lúc đó ốc có nhẩn nha mà bò kiểu bài toán con sên leo cột điện không nhá!
Nhà này đã không dưới đôi ba lần vợ chồng hục hặc về chuyện học của con đây. Gấu nó còn mắng mình vì ngày xưa anh học âmatơ thế giờ anh mới thế này éo làm được cái vị trí hái ra xèng. Điên lắm chả lẽ thay mịa nó mái.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,782
Động cơ
436,149 Mã lực
Em đọc thấy đa số các cụ nói đại ý "tất cả đều do cha mẹ".
Em thấy chỉ đúng 1 phần của bề nổi thôi ah.
1. Về logic, ở bất cứ đâu, nước nào, và với bất cứ cha mẹ nào cũng đều muốn con mình học giỏi. Nhưng tại sao ở số nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc,...), đặc biệt là Việt Nam mình thì cái niềm mong muốn con phải học giỏi của cha mẹ lại lớn đến mức tiêu cực như vậy?
2. Cha mẹ chúng ta hồi xưa có mong muốn con mình học giỏi không?
Em nghĩ nếu ta trả lời được 2 câu hỏi trên thì chắc sẽ rõ nét hơn về lý do mà em nghĩ không phải "tất cả đều do cha mẹ"
Tất cả vân do cha mẹ thôi cụ.
- Vấn đề 1: Do tính hiếu thắng, muốn con mình thành vào lớp chọn trường, trường điểm nên phải cho con học tối học ngày. Cụ hỏi các cụ có F1 ôn thi trường top cấp 2 thì các cho phải thi gì thì các cụ mới hiểu tại sao lại như vây. Bài thi toàn kiến thức nâng cao, không học thêm thì sao biết. Nếu F1 nhà bác học giỏi ,kiến thức chắc (trên lớp - không học thêm) thì điểm toán sẽ từ 6-8 điểm, còn tiếng việt thì vô biên có thể hôm nay 8 nhưng ngày mai sẽ 4điểm. Vậy để đáp ứng kiến thức thi sẽ phải đi học thêm. Nên nếu xác định con làm thầy và giỏi thì phải học thêm là điều tất yếu.
- Vấn đề 2: Cha mẹ chúng ta cũng muốn con học giỏi, nhưng có thể là do khi đó kinh tế chưa có, và do thời cuộc nên ta không phải đi học thêm. Nhưng mà các cụ 7x đừng bảo em không học thêm nhé, e ứ tin đâu, thật đấy ạ.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,712
Động cơ
445,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rồi nay mai vào cuộc thực sự sẽ khác lắm Ốc ạ. Để xem ốc có bám được giữa dòng xoáy này không? Cô chỉ cần nhắn một tin: con hơi chậm so với các bạn chị ạ hoặc con không hoàn thành bài tập xem lúc đó ốc có nhẩn nha mà bò kiểu bài toán con sên leo cột điện không nhá!
Nhà này đã không dưới đôi ba lần vợ chồng hục hặc về chuyện học của con đây. Gấu nó còn mắng mình vì ngày xưa anh học âmatơ thế giờ anh mới thế này éo làm được cái vị trí hái ra xèng. Điên lắm chả lẽ thay mịa nó mái.
Thì em đã nói rôì mà. Sang năm em mới biết được ý :( thực sự là em thấy sợ. Vì mình đã trải qua rồi. Nhưng như cụ nào đó còm ở trên là, ở cấp 1 ko có gì và cần phải học thêm cả, ko có bài tập về nhà nữa....

Và không phải là: e chưa va vào nên chém to đâu. Mà là đó là ý định mong muốn của em ý ạ. Nhưng em chỉ sợ rồi vì nhiều thứ mà mình cũng lại bị cuốn vào cái guồng đó thôi. Thật chứ đôi khi thấy thương lũ trẻ vì nó phải làm những điều quá sức của mình.... Em ngày xưa (mà có lẽ cũng rất nhiều bạn thế hệ 8x) cùng chung cảnh ngộ, luôn bị cha mẹ mang ra so sánh với con nhà khác..."con nhà người ta" là cụm từ luôn bị phải nghe nhiều nhất...
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,407
Động cơ
-60,389 Mã lực
Gớm, chả biết đc bn % các cụ ta thán, phê phán GDVN ở đây thực sự có con trải qua các cấp học để đưa ra ý kiến đúng từ kinh nghiệm của bản thân, hay toàn hóng rồi auto chửi!
Em có 2 f1, 1 đứa đã đi du học năm t2 (cấp 3 học chuyên ngữ) 1 đứa đang học lớp 10 Ams. Nói vậy để biết các f1 nhà e đều học giỏi, trường chuyên lớp chọn, nhưng chúng nó vẫn chơi điện tử, fb, youtube ... ầm ầm, chả có đâu mà học ngày học đêm.

Các con bị bắt học suốt từ sáng đến đêm đều là do bố mẹ hết, đặc biệt là cứ ép con phải học giỏi ko đúng sở trường của nó, kiểu học vì bố mẹ, học để bố mẹ tự hào có thành tích đi khoe.... Nên hãy tự trách mình trước khi chửi ngành giáo dục!
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,208
Động cơ
224,302 Mã lực
Đọc còm cụ, em nhớ đến 1 truyện có nói rằng giáo viên giỏi ko phải là người đào tạo ra 1 loạt học sinh giỏi 1 thứ như nhau mà là người phát huy đc mặt mạnh của tất cả các học trò.
Tỉ như môn chạy, có người cơ địa chỉ chạy nhanh đc thì ko thể ép họ chạy marathon, có người cơ địa phù hợp cự li trung bình thì ko thể ép họ chạy nhanh đc chẳng hạn.

Em cho rằng giáo dục của nước mình quá sức lạc hậu rồi. Mà học nhồi thế cũng có nước nào nó công nhận đâu.
Em nghĩ chỉ nên học toán, kế toán, ngoại ngữ, tiếng Việt, 1 môn tự nhiên, 1 môn xã hội và thể dục. Thế là đủ vỡ mồm rồi chứ nói gì đến nhồi nhét như giờ.
Theo thông tin ko chính thức từ trong ngành, từ 2023, học sinh cấp ptth học các môn:toán, văn, gdcd,td,quốc phòng còn tất cả các môn khác đều là tự chọn.Nếu vậy thì đây là bước cải tổ cơ bản nền gd nước nhà.
 

Mphco

Xe buýt
Biển số
OF-376766
Ngày cấp bằng
7/8/15
Số km
511
Động cơ
88,028 Mã lực
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)
Em có 2 F1 sinh đôi, giờ đang học 2 trường đại học ở VN, 1 đứa học kỹ thuật, 1 đứa học kinh tế. Em là người đưa chúng đi học và quan sát chúng từ nhỏ nên em cũng biết tý và xin chia xẻ cùng các cụ/mợ.
- C1: ơn giời bọn nhỏ nhà em không phải thi chuyển cấp, chúng học rất dốt văn và chữ rất xấu.
- C2: Văn vẫn rất dốt và chữ càng xấu, chúng chỉ được 3/4 năm học sinh giỏi. Khi thi vào C3 1 đứa trượt nguyện vọng 1 (thiếu đúng 0,5 điểm) em cho học trường quốc tế luôn (em không cho học trường NV2 dù thừa nhiều điểm).
-C3: - Đứa ở trường công học bình thường, điểm toán lý hoá tốt, các môn khác qua, 3 năm tiên tiến. Năm lớp 11 em cho đi cày Ielts đầu năm lớp 12 thi được 6.0 đủ điều kiện đi du học. Nó đăng ký trường Polytechnic của Pháp và được nhận. Em gạ thi học bổng FPT và cũng đạt, cho đến trường để lựa chọn đi hay ở, may quá nó thích học FPT.
- Đứa học trường Quốc tế học liên tục giỏi các môn (em cũng không tin) và được tạo cơ hội đi thi HSG các cấp, may quá năm nào cũng được giải nên được học bổng, em thưà tiền lại phải đi uống rượu hehe nó làm hư em. Đứa này hồ sơ rất đẹp nhưng em dụ dỗ doạ nạt kiểu gì nó cũng không thèm làm hồ sơ xin học bổng đi ngoài. Cuối cùng em cũng cho nó thi Ielts và đạt 6.0 cũng (quả này bị kém) rồi thi đại học cũng được 25 điểm.
Khi vào ĐH vì cả 2 có Ielts 6.0 nên chúng có nhiều lựa chọn và được miễn nhiều môn TA nhưng cái chính là cả em và chúng đều biết được thực lực của mình.
Em dài dòng vậy vì em cũng dốt văn.
Thực sự khi giáo dục cho bọn nhỏ em không gây áp lực gì cho chúng, em chỉ cố tạo môi trường tốt nhất có thể và cố chọn thời điểm hợp lý nhất. Em chỉ thấy nặng nề nhất là khi thi vào C3 nhưng em thấy bọn khỉ nhà em học nhàn lắm ít khi thức quá 22h. Chỉ khi ôn Ielts mới thấy chúng học xuyên đêm thôi và cũng chỉ mấy buổi đầu (em cho học chỗ cô bọ cạp đấy nhé, sau cô ấy bỏ em mới cho học chỗ khác).
Em cũng rất không thích mang con nhà người ta ra để gây áp lực cho mình và bọn nhỏ, em cố hiểu - biết chúng nó để uốn nắn thôi.
Đôi lời cùng các Cụ/Mợ, chúc các Cụ/Mợ thành công trong việc giáo dục các F.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thật ra ngày trước bọn em cũng học tủ, học lệch, học đối phó bỏ mẹ ra ấy chứ. Hơi đâu mà dàn trải ra để học tốt tất cả các môn.
Cháu bé tự tử kia có vẻ là người cầu toàn, sống xa gia đình lại đặt mục tiêu quá cao.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top