[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,782
Động cơ
436,149 Mã lực
Vâng cũng đúng. Nhưng kiểu ko cho con học thêm cô sợ bị cô đì ý ạ
Cô đì thì kệ cô. F1 đi học về mợ chịu khó hỏi chuyện ở lớp xem, nếu cô có thái độ với con thì mình có thể gặp cô trực tiếp để nói chuyện mà. E nghĩ mọi chuyện đều có thể trao đổi được mà.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,712
Động cơ
445,144 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cô đì thì kệ cô. F1 đi học về mợ chịu khó hỏi chuyện ở lớp xem, nếu cô có thái độ với con thì mình có thể gặp cô trực tiếp để nói chuyện mà. E nghĩ mọi chuyện đều có thể trao đổi được mà.
Vâng.... chắc phải thế thôi ạ :)
 

Cứ phải cố

Xe tăng
Biển số
OF-537651
Ngày cấp bằng
18/10/17
Số km
1,087
Động cơ
173,669 Mã lực
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)
Mục đích thành tích của oảng và chú phỉnh là nặn ra nhiều Gà sống thiến sót GSTS sánh vai vượt cường quốc năm châu, đè bẹp mấy người ae CLMT.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,666 Mã lực
Vâng, Ốc con nhà em sang năm vào lớp 1 rồi mà em thấy lo thế :(
Con vào lớp 1 vui chứ Ốc. Bình thường, có mấy mốc thực sự mình phải lo lắng:
- Chuyển từ cấp 1 sang cấp 2, các con đang học bán trú, chỉ học 1 cô sang mỗi môn 1 thấy/cô, nếu con không học trường tư thì đưa đón đi học hàng ngày phát ốm.
- Chuyển từ cấp 2 sang cấp 3, rất căng thẳng. Lúc này các con đang tuổi dở dở ương ương, tâm sinh lý thay đổi về chất, cái tôi lớn rất nhanh trong khi cạnh tranh vào trường tốt ngày càng khốc liệt.
- Tốt nghiệp phổ thông và vào đại học hay học nghề: bố mẹ và bản thân các con phải đứng trước lựa chọn khó khăn cho cuộc đời con sau này là theo nghề gì? Cái mà con thích, có tố chất có trùng với cái bố mẹ cho là tốt cho cuộc đời các con sau này hay không? Tỷ lệ canh tranh thế nào?

Quá trình học hành của các con còn lại theo em, Ốc cứ tùy cơ ứng biến thôi vì:
- Xã hội mình ảnh hưởng Nho giáo nặng nên bệnh thành tích, trọng bằng cấp thái quá, bố mẹ tự hào/buồn bực về thành tích của các con quá mức, nhưng cả xã hội cơ bản nó đều như thế nên mình phải chấp nhận sống chung thôi, trừ phi bạn có kinh tế rất tốt, đủ khả năng để cho nó học trường dạy theo kiểu "quốc tế" và sau này có thể lo cho con làm việc ở môi trường hiện đại ở Tây hay ở ta.
- Truyền thống gia đình cũng là chuyện phải tính tới vì đôi khi nó gây áp lực khá nặng lên bố mẹ và con.
- Còn nhà trường, nếu có thể chọn trường thậm chí chọn cô cho con mình được thì tốt. Nếu không thể làm được chuyện này thì cũng đành chấp nhận vậy.
- Và đây mới là điều theo em là quan trọng nhất: con mình nó như thế nào, bố mẹ rồi cũng chẳng lo cho nó được mãi,nó sẽ là nó và dần phải tự lo cho cuộc sống của nó. Nếu nó có tố chất tốt, về cơ bản OK nhưng nhỡ nó là đứa tăng động, tự kỷ hay chậm hiểu thì sao? Ngay cả khi nó có tố chất tốt, thì ươm cái mầm ấy như thế nào cho nó thành cây lớn cũng phải rất bền bỉ, khôn khéo.

Quy luật của cuộc sống là được cái này thì mất cái kia, nên theo em, Ốc không nên lo lắng quá mức, tùy tình hình mà hiệu chỉnh chuyện học hành của con. Cứ vui sống cho mình và cho con mình được vui sống xen lẫn với việc phải học cái này, làm cái kia (rất nhiều khi nó không thích "phải" như thế). Thi thoảng con có bị bầm dập một chút cũng tốt vì đó cũng là bài học để con để dần tự lập và trưởng thành.
 

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,344
Động cơ
552,719 Mã lực
Chỉ có Thiên đường nhà mình hiện tại, trẻ em mới khổ sở vì học hành như vây.Nhớ lại hồi xưa mình đi học sướng ơi là sướng. Học nửa buổi, còn nửa buổi ở nhà đi chơi, Tối học khoảng 2 tiếng. Hè nghỉ ngơi, chơi bời đủ 3 tháng.
Thực ra đó là hiện trạng không chỉ ở VN mà còn ở một số nước châu Á lân cận như TQ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tỉ lệ tự tử do áp lực học hành ở Hàn và Nhật khá cao và tăng vọt vào thời gian trước các kỳ thi đại học.
Link tham khảo thì đầy:
http://cstc.cand.com.vn/Muon-mau-cuoc-song/Chau-A-bao-dong-nan-tu-tu-vi-hoc-454715/
https://news.zing.vn/cuoc-song-nhu-dia-nguc-tu-tu-vi-qua-ap-luc-cua-hoc-sinh-han-quoc-post754817.html
https://tuoitre.vn/gan-140-hoc-sinh-han-quoc-tu-tu-trong-1-nam-564714.htm
http://tinnuochan.com/nhung-su-bi-tham-cua-nen-giao-duc-han-quoc/
http://ndh.vn/vi-sao-thieu-nien-nhat-tu-tu-cao-nhat-vao-ngay-khai-truong--2015090308275977p125c133.news
 

maitrang1972

Xe điện
Biển số
OF-189866
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
3,468
Động cơ
358,141 Mã lực
Thực sự là ko biết sao nữa ạ.

Ví dụ như nhà em, em chỉ có thể cho con học trường công như nhiều gđ khác. Ko thể học quốc tế được. Và trường công thì học sáng học chiều, học liên tục....nếu ko con sẽ k theo kịp các bạn, rồi "ảnh hưởng đến thành tích tích của cô" Vậy là cô đua, trò cũng phải đua và ba mẹ cũng phải đua theo... Em thấy nhiều cụ nói là do ba mẹ, nhưng nếu như mình cho con mình "khác kiểu" ko học hành như vậy thì sao ạ? Tụt lùi ko qua được lớp hay bị cô đì nữa phải ko ạ... :(
Thật em nghĩ đến là thấy sợ ý lắm
Nhiều bậc phụ huynh cũng chả muốn ép con cái lắm đâu, nhưng cái vòng xoáy thành tích ép xuống từ bộ-sở-phòng-trường - lớp ... làm cho thầy trò và phụ huynh thật là mệt mỏi.

Ví như nhà em, F1 đang học lớp 4, con bé mới chỉ bộc lộ năng khiếu duy nhất là chơi và tổ chức ... trò chơi, còn lại các môn học khác thì rất trung bình, thế là suốt ngày cô gọi điện, bảo phải kèm nó để có điểm cao, thành tích tốt, để không ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp, khối ...

Lần nào họp phụ huynh, cô cũng nhắc nhở này nọ kia, có lần em mệt quá nói với cô: định hướng sau này cho cháu là bán hàng online :D , vậy nên cháu chỉ cần biết độc thông viết thạo và cộng trừ nhân chia trong vòng 1 tỉ là ổn rồi :P , nghe xong cô buồn hẳn. =))
 

coi77

Xe tải
Biển số
OF-11805
Ngày cấp bằng
28/11/07
Số km
450
Động cơ
530,931 Mã lực
Nơi ở
Kẻ Sặt
Bộ Lễ làm ăn như....
 

Giả Hủ

Xe tải
Biển số
OF-461105
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
318
Động cơ
205,180 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Some where
Chả hiểu cán bộ toàn lo đâu đâu, cái chuyện khối lượng kiến thức khủng khiếp đè nặng lên thế hệ tương lai cũng có kém số nợ đâu
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,782
Động cơ
436,149 Mã lực
Nhiều bậc phụ huynh cũng chả muốn ép con cái lắm đâu, nhưng cái vòng xoáy thành tích ép xuống từ bộ-sở-phòng-trường - lớp ... làm cho thầy trò và phụ huynh thật là mệt mỏi.

Ví như nhà em, F1 đang học lớp 4, con bé mới chỉ bộc lộ năng khiếu duy nhất là chơi và tổ chức ... trò chơi, còn lại các môn học khác thì rất trung bình, thế là suốt ngày cô gọi điện, bảo phải kèm nó để có điểm cao, thành tích tốt, để không ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp, khối ...

Lần nào họp phụ huynh, cô cũng nhắc nhở này nọ kia, có lần em mệt quá nói với cô: định hướng sau này cho cháu là bán hàng online :D , vậy nên cháu chỉ cần biết độc thông viết thạo và cộng trừ nhân chia trong vòng 1 tỉ là ổn rồi :P , nghe xong cô buồn hẳn. =))
Không biết cụ có đùa không, nhưng thật sự em nghĩ học theo SGK thì không bao giờ có HS trung bình ở cấp 1 đâu=))
 

Converter

Xe tải
Biển số
OF-562474
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
240
Động cơ
150,760 Mã lực
Thực ra đó là hiện trạng không chỉ ở VN mà còn ở một số nước châu Á lân cận như TQ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tỉ lệ tự tử do áp lực học hành ở Hàn và Nhật khá cao và tăng vọt vào thời gian trước các kỳ thi đại học.
Link tham khảo thì đầy:
http://cstc.cand.com.vn/Muon-mau-cuoc-song/Chau-A-bao-dong-nan-tu-tu-vi-hoc-454715/
https://news.zing.vn/cuoc-song-nhu-dia-nguc-tu-tu-vi-qua-ap-luc-cua-hoc-sinh-han-quoc-post754817.html
https://tuoitre.vn/gan-140-hoc-sinh-han-quoc-tu-tu-trong-1-nam-564714.htm
http://tinnuochan.com/nhung-su-bi-tham-cua-nen-giao-duc-han-quoc/
http://ndh.vn/vi-sao-thieu-nien-nhat-tu-tu-cao-nhat-vao-ngay-khai-truong--2015090308275977p125c133.news
Gì chứ ráo rục mà học Hàn với Nhật thì chỉ có ăn c ứt cả lũ!
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,244
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Lớp 1 chỉ có cộng trừ không nhớ trong phạm vi 10, đọc, viết cơ bản.
Em chưa hiểu hổng kiến thức lớp 1 là thế nào? Cụ nói chi tiết hơn được không ạ?
Lớp 1 giờ cộng trừ trong vòng 100 và giải toán đố dạng hơn/kém, thêm/ bớt rồi
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,781
Động cơ
463,289 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Bạn em có đứa con học dốt, cô giáo gọi điện ý nói chung chi để nâng điểm con lên để nó lên lớp. Nó kệ cmn luôn, bảo cô : cứ để cháu học lại cho chắc, xong rồi nó vẫn lên lớp thôi ( đứa bạn em nhà cũng có điều kiện với quan tâm đến con). Cháu nó mải chơi, không chịu học, học không vào thì ai mà ép được.
Bản thân em ngày xưa. Từ bé rất thông minh nhưng càng lớn học càng kém. Đầu như cái kho, bé chứa nhiều thì sau còn éo chỗ mà chữa. Cứ ép ngồi vào bàn học nhưng đầu lơ ngơ có giải quyết được gì đâu.
Bé nhà em sau này cứ cấp 1 chơi thoải mái từ năm lớp 8 trở lên bắt đầu kèm hơn. Không học được thì học nghề. Gs, ts làm cái éo gì khổ con mình.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,244
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em thấy đúng là mặt bằng chung thì có vẻ nhẹ nhàng hơn ở ta thật, nhưng thực tế thì ở đâu cũng thế thôi, muốn đạt được thành công nào đó (điểm số, học vấn, cơ hội cho tương lai...) thì bất cứ ai cũng phải cày hộc bơ, chả cứ Tây, Ta, Tàu, Nhật:D, nhiều cụ chỉ nhìn thấy nhúm cây mà cứ tưởng đấy là cả cánh rừng nhà họ.
Ông sếp cũ em (Nhựt lùn) có 2 con đều học trường Y bẩu, 2 đứa con tao nó thích trường Y, nên từ hồi trung học tao đã phải mửa mật với cùng chúng nó, đưa đón học thêm học nếm đủ cả, rồi chuyển trường chuyển nhà để chúng nó
tiện học hành, tiền thì tốn còn hơn nuôi nghiện... Trước em cũng quen 1 thằng Ấn làm nghiên cứu cùng chỗ làm, nó kể bẩu thời nó đi du học Mèo cũng phải chổng mông lên cày kéo đua tranh với bọn SV bản xứ để ăn được những project ngon, rồi cạnh tranh paper các kiểu... Làm chóa gì có chuyện học hành nhẩn nha mà nên ông nên tướng:P. Và tất nhiên 2 trường hợp em kể trên thì chúng nó chắc chắn có điều kiện để có thể được ngồi ít nhất là ở midle class trong bất cứ xã hội nào, chứ không thể làng nhàng dặt dẹo như phần lớn những thanh niên khác xem chuyện học hành như cưỡi ngựa xem hoa:))
Chuẩn rồi cụ ạ. Ở đâu muốn thành công, học giỏi chả phải đổ mồ hôi, sôi nc mắt
Vấn đề là nền giáo dục của ta bắt đứa hs nào cũng phải là thiên tài
2 đứa nhà em, thằng đầu nó chỉ thích bóng rổ với âm nhạc, thế nên suốt ngày bị cô gọi điện than thở là không chép bài trên lớp, dù điểm số nó không đến mức tệ. Tức là nó ở nhà vẫn làm bài, chỉ là không chép đủ bài những môn phụ trên lớp thôi. Kết quả là Gấu nhà suốt ngày than phiền
Đứa thứ 2 thì nó thích học, thích ganh đua, ước mơ du học Đức, vậy là giờ em cũng phải cày mửa mật để nó học tiến Đức với 1 ông thày bản địa.
Cái em dạy bọn nhỏ nhà em là đọc sách. Em nghiệm ra là những kiến thức trong sách (kể cả truyện) nó giúp em về kiến thức nhiều hơn tiết học khô khan ở trường, thế nên em khuyến khích tụi nhỏ nhà em đọc nhiều sách, kể cả truyện. Thôi thì mỗi cây mỗi nhà mỗi cảnh, liệu cơm gắp mắm
 
Biển số
OF-564314
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
51
Động cơ
148,520 Mã lực
Tuổi
36
Nhiều bậc phụ huynh cũng chả muốn ép con cái lắm đâu, nhưng cái vòng xoáy thành tích ép xuống từ bộ-sở-phòng-trường - lớp ... làm cho thầy trò và phụ huynh thật là mệt mỏi.

Ví như nhà em, F1 đang học lớp 4, con bé mới chỉ bộc lộ năng khiếu duy nhất là chơi và tổ chức ... trò chơi, còn lại các môn học khác thì rất trung bình, thế là suốt ngày cô gọi điện, bảo phải kèm nó để có điểm cao, thành tích tốt, để không ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp, khối ...

Lần nào họp phụ huynh, cô cũng nhắc nhở này nọ kia, có lần em mệt quá nói với cô: định hướng sau này cho cháu là bán hàng online :D , vậy nên cháu chỉ cần biết độc thông viết thạo và cộng trừ nhân chia trong vòng 1 tỉ là ổn rồi :P , nghe xong cô buồn hẳn. =))
Cụ trả lời chất quá =))=))=))

Em chưa có con, mà con em mai mốt em sẽ xác định tư tưởng ngay từ đầu cho nó luôn...thi cử điểm số bao nhiêu cũng được, thiếu bao nhiêu cứ để bố lo =))=))=))
 

luckyhiro

Xe điện
Biển số
OF-107636
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
3,577
Động cơ
422,555 Mã lực
Nơi ở
クイニョン
Ngày xưa e toàn trốn học đi chơi điện tử :D
Bg nghe gấu dậy bọn nhóc học cũng thấy mệt :D
 

Bigcat

Xe buýt
Biển số
OF-41386
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
629
Động cơ
480,518 Mã lực
Tư lệnh đầu ngành Bộ giáo dục nói còn....ngọng. Tại sao bằng cấp giáo dục của Paris lại không được thế giới công nhận? ( hết lời trích bài phát biểu của TT).
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
35,998
Động cơ
552,472 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net

Huyen_Linh

Xe hơi
Biển số
OF-549245
Ngày cấp bằng
6/1/18
Số km
115
Động cơ
159,197 Mã lực
Các cụ cho em hỏi sao giờ chương trình học của các cháu cấp 1, cấp 2 nặng thế ạ? Sáng học, chiều cũng học? Tổng cộng số tiết nhiều hơn thời bọn em đi học nhiều (gần cuối 8x). Thời bọn em cấp 1, cấp 2, cấp 3 chỉ học 1 buổi, ngày nhiều thì 5 tiết ít thì 3 tiết. Thế mà giờ em tìm hiểu thì các cháu học cả sáng lẫn chiều, tối về thì tự học ko thì học thêm. Vậy còn thời gian đâu nữa ạ?

Con em mới 5 tuổi, nhưng em thấy mấy chị ở cơ quan có con lớp 5, mà giờ thấy quay cuồng để cho con thi vào mấy trường cấp 2. Hỏi ra thì e thấy cũng sợ các cụ à.
 

Huyen_Linh

Xe hơi
Biển số
OF-549245
Ngày cấp bằng
6/1/18
Số km
115
Động cơ
159,197 Mã lực
Các cụ mợ kêu vừa thôi, chính phụ huynh mới phải tự xem lại mình. Em không nói đâu xa, lớp con em mới cấp 2; học tư thục đã cả ngày rồi, vậy mà phụ huynh còn lập riêng group, chỉ cần 1 người đề xuất học thêm là bắt đầu vài người a dua vào, số khác còn do dự nhưng sợ con nhà người ta học thêm nếm giỏi hơn con mình, vậy là cũng a lô xô, e chóng cả mặt, họ không thương con mình sao, khi mà nào toán, văn, anh, hóa, lý... Sợ luôn. Các bố còn đỡ, chứ các mẹ thì hiếu thắng, bon chen, luôn khao khát con mình phải là số 1; cưỡng ép con học đến đầu tắt mặt tối. Ba em là một nhà giáo dục chân chính, ba luôn nhắc bọn em học kiến thức chỉ là một phần, tập luyện thể chất thậm chí còn quan trọng hơn... Nên em không ép con, tối cứ 10g là đi ngủ, ngày nào cũng giành thời gian vận động, tập luyện... Vợ chồng em đều từ các trường chuyên có tiếng, nhưng ngày xưa bọn em không khổ sai như đa số các cháu bây giờ.
Em tâm đắc còm này của cụ. Em nghĩ do phụ huynh cũng nhiều chứ, nhiều người cứ a dua theo tâm lý đám đông sợ con mình ko theo kịp nọ kia... Như mấy bà chị cty em cũng thế, con mới chuẩn bị vào cấp 2 thôi mà đã lo toáng hết cả lên, nào chạy trường nọ trường kia, đưa con học lớp nọ lớp kia để chuẩn bị thi. Cứ như là thi đại học ấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top