[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

atoxet

Xe tăng
Biển số
OF-417264
Ngày cấp bằng
18/4/16
Số km
1,173
Động cơ
243,071 Mã lực
Tuổi
42
Chương trình học phổ thông 12 năm của Việt Nam, theo ý kiến cá nhân của cháu là tiên tiến và khoa học :

- Nếu học bình thường : bạn vẫn đạt điểm 8 dễ dàng.
- Chăm học một chút : bạn đạt điểm 9 không hề khó khăn.
- Môn học nào bạn thấy yêu thích và hứng thú, đầu tư nhiều công sức : điểm 10 là đương nhiên.

Du học nước ngoài với học bổng, không quá khó như nhiều người vẫn tưởng lầm ạ. Các trường đại học nước ngoài không yêu cầu những học sinh giỏi toàn diện toàn điểm 10 đâu ạ (họ vẫn cấp học bổng cho các bạn với những môn học bạn yêu thích và hứng thú điểm 10, các môn khác điểm 8, 9 cũng không sao ạ).
Cụ là ở mức trên trung bình (khá nhiều) rồi, không nên dựa vào trường hợp của cụ để đánh giá chương trình học phổ thông. Chữ phổ thông nghĩa phải phù hợp cho đại đa số người học. Cụ còn được đi học đàn, học võ, chứng tỏ phụ huynh cụ cũng tương đối tiến bộ và quan tâm (một cách đúng đắn) đến con cái, chúc mừng cụ. Em ngày xưa đi học cũng ko học thêm gì cả, thấy việc vào ĐH là đương nhiên, cảm giác đỗ đại học ko khác gì lên lớp; nhưng với nhiều bạn khác, đỗ ĐH là một mốc quan trọng và vui mừng.

Em có cái này, chả biết nguồn gốc có đúng không, nhưng nội dung nó đúng

Cái thư này lan truyền mấy năm nay rồi, có cả bản tiếng anh và có vẻ đó là thư thật, nhưng nếu cụ tìm hiểu về GD Sing thì bọn trẻ bên này học nặng hơn cả trẻ con nhà mình. Em ở trọ ở 1 nhà có con 6 tuổi (7 tuổi vào lớp 1) mà 1 tuần 4 buổi bố mẹ kèm con học đến 10h30-11h, nhiều khi thấy nó khóc luôn vì mệt + stress (có thể con bé đó học ko nhanh lắm); em hỏi thì nó bảo ở đây đứa nào cũng thế, ko học thì tụt lại ko theo đc, nó ko thích nhưng buộc phải cho con học như thế.

Học kiểu gì thì học, mình phải xác định được thế mạnh và đường đi của con mình. Nếu xác định thi đại học trong nước thì từ C2 phải bắt đầu cày trâu bò thôi, nếu con được học ở môi trường tốt (trường chuyên, lớp chọn) thì khả năng con mình học giỏi (thi giỏi) sẽ cao hơn với cùng 1 công sức bỏ ra.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,807
Động cơ
437,948 Mã lực
Dạ, Hàn Quốc và Trung Quốc thì cháu không biết, còn học đại học ở Nhật Bản (cháu đang học năm thứ hai), thì các bạn đua top toàn là người nước ngoài ạ :D (bản thân cháu nằm trong top 100/15000 sinh viên của trường, cháu học cũng bình thường thôi, nhưng phải đua top để giữ học bổng 100%). Các bạn Nhật Bản chính gốc thì học hành rất nhàn (các bạn chỉ cần các môn điểm B là được, mà học đạt điểm B ở Nhật thì vừa học vừa chơi cũng được).
Cô lại nghĩ đây là bản lĩnh của cháu. Cháu hiểu nếu bây giờ cháu không nằm trong top thì cháu sẽ mất gì, có khi lại tạo gánh nặng kinh tế cho bố mẹ. Cháu chọn con đường giữ học bổng 100% cô nghĩ là sự lựa chọn tuyệt vời. Vì khi đó, cái cháu được ngoài học bổng chính là kiến thức. Nếu cháu đi làm thêm thì cháu có thể để dành tiền đấy đi du lịch để khám phá thế giới, tăng thêm hiểu biết cho bản thân mình. Chúc cháu luôn giữ vũng thành tích nhé.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
62
Các cụ chửi nền giáo dục nhưng lại chưa hề hiểu rõ về ngôi trường Nguyễn Khuyến này. Các cụ trên OF đa phần sống ở HN nên không hiểu rõ NK cũng là việc bình thường. Case này nếu hiểu rõ về trường NK thì em lại thấy áp lực đến từ phía Phụ huynh nhiều hơn. Nay em mạn phép giải thích một tí.

Nguyễn Khuyến là một ngôi trường tư thục nổi tiếng trong SG (và cả các tỉnh phía Nam) trong luyện thi Đại Học. Đa phần lên lớp 12 trường đều yêu cầu vào ở nội trú học hành 3 ca từ 6h sáng đến 9h tối như quân đội. Trường này luyện như vậy nên có những năm số học sinh Thủ Khoa còn nhiều hơn cả các trường chuyên như Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, và Năng Khiếu. Với nhiều cụ, học trường tư là do không đậu công lập nhưng NK không phải như vậy. Ít nhất phải học lực + hạnh kiểm khá + điểm trung bình L9 không môn nào dưới 7.0 mới được vào trường này (thông tin người nhà e bảo nên có thể sai lệch). Vậy nên chuyện học sinh vào trường này do không đậu công lập là rất hiếm.

Nói ra như vậy để làm gì? Để cho các cụ hiểu rõ là không phải vì ép buộc + học không đủ giỏi mà phải vô trường này. Trường này cũng đã nổi tiếng từ lâu về học hành áp lực và môi trường quân đội. Tụi em hồi đó học trường Chuyên cũng thấy chương trình của NK nặng hơn tụi em rất nhiều. Vậy nhưng nhiều phụ huynh vẫn thích vào. Em dự trù hơn 1 nửa số học sinh học trường này là do chính bố mẹ các em thích kiểu luyện gà thi ĐH của NK chứ không phải vì các em không thi nổi vào trường Công Lập.

Chuyện xảy ra cho em rất đáng tiếc nhưng trách một phần rất lớn là ở bố mẹ của em đã không quan tâm theo sát em. Vả lại dại dột chỉ vì điểm TB 8.9 thì thật sự có thể do bố mẹ e đặt kì vọng quá cao (hoặc có thể do chính em đặt kì vọng cao với bản thân mình). Đương nhiên có liên quan cả chương trình GD in general nhưng đây không phải là yếu tố đóng vai trò to nhất. Các cụ thử vào trường Chuyên Lê Hồng Phong xem hay bất cứ trường công nào khác trong SG. Các em vẫn học hành và tham gia hoạt động đầy đủ ở l10 l11, lên 12 bắt đầu mới áp lực do thi ĐH.

Em hồi đó vừa vào trường Chuyên cũng bị khớp điểm TB từ 9.0 mấy rớt còn 8.0 mấy cũng bâng khuâng mất một thời gian. Nhưng rồi nhìn xung quanh bạn bè mình vẫn bình thường cũng tự thấy chính em và bố mẹ là người đã đặt kì vọng quá cao cho bản thân. Vậy nên đến tận bây giờ em vẫn chưa chửi cái chương trình của BGD 1 lần nào vì em vẫn thấy nó có nhiều điểm tốt.
Đồng ý với quan điểm của cụ, các trường này thực chất chỉ là cái lò luyện thi. Hiện BGH của 1 số trường vẫn tư duy theo lối cũ, trường DL NK (Tp HCM ) hay LTV ( HN ) là một ví dụ. Các vấn đề về đổi mới thi cử của bộ GDDT, cách tuyển sinh mới của các trường ĐH ... nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh hình như không được quản lý các trường này quan tâm. Gần đây các trường ĐH đều có số lượng xét tuyển căn cứ vào học bạ 3 năm THPT là khoảng 30%. Như vậy chỉ cần các em học tốt 3 năm 10, 11, 12 và đâu kỳ thi THPT QG là có khả năng được tuyển vào trường ĐH. Theo đánh giá của các trường ĐH tại Tp. HCM, các em đậu vào ĐH thông qua xét tuyển 6 học kỳ THPT học tốt hơn học sinh đậu vào trường thông qua kỳ thi tuyển vì nó phản ánh đúng sự nỗ lực của học sinh trong một thời gian dài hơn là kết quản có phần hên, xui qua 1 bài thi. Xu hướng này chắc chắn mở rộng trong những năm sau, từ đó dần dần đưa đến việc học sinh sau khi thi THPT sẽ ghi danh học ĐH. Vậy tại sao chúng ta phải áp lực cho con chúng ta học để thi ĐH như cách đây chục năm trước?????
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Khi đọc tin về bạn học sinh NK nhảy lầu tự tự vì điểm trung bình môn 8,9
Bố mẹ cháu chỉ lắc đầu : sao mà phụ huynh em này kì lạ thế.

- Muốn đỗ đại học trong nước thì chỉ cần phân bổ sức học hợp lý là đỗ.
- Muốn học đại học nước ngoài (có học bổng) thì chỉ cần tập trung vào môn học mà con mình hứng thú, còn học bạ muốn điểm cao > 9,0 thì cho con học trường bình thường là được (chắc chắn học ở trường làng sẽ dễ được điểm cao hơn trường Ams rồi - ví dụ thế). Với đại học nước ngoài thì Ams hay trường làng cũng như nhau thôi mà :D (học bạ chỉ để tham khảo), họ chỉ cần quan tâm năng khiếu thế mạnh của học sinh có đáp ứng tiêu chuẩn của nhà trường ?
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,987 Mã lực
Hồi vào đại học, nhìn lại sao hồi phổ thông mình học phất phơ đến vậy!
Mỗi môn thi trong đại học, được nghỉ 4 ngày để ôn, sau đó vào thi vấn đáp, bốc thăm câu hỏi và trả lời các câu vặn vẹo của thày, 4 ngày đó phải nuốt cả cuốn sách dày cỡ vài trăm trang là bình thường, vậy mà vẫn học được, thi được, k quay cóp gì, và nói thật là lúc đó học cũng thấy ham.
Trong khi suốt 3 năm cấp 3, có mấy cuốn sách giáo khoa Lý, Hoá mỏng tang mà không nhồi kỹ vào đầu được, đến lúc đi thi đại học thì chỉ cần nắm chắc lý thuyết 2 môn này là đã có 10đ trong tay (mỗi môn 5 điểm lý thuyết, 5 điểm bài tập) vậy mà k chịu học, về sau mới thấy tiếc.
Giáo dục bây giờ biên giới về cả nội dung lẫn phương tiện học được mở rộng rất nhiều, vấn đề là học sinh có biết tận dụng và chắt lọc hay không, trách mình chứ đừng trách người, sự lựa chọn hiện nay rất đa dạng.
Ham học thì học k biết mệt, còn đã lười hay không thích học thì thấy như khổ sai.
 

hongquan2009

Xe tăng
Biển số
OF-177925
Ngày cấp bằng
22/1/13
Số km
1,093
Động cơ
346,720 Mã lực
Một phần cũng tại phụ huynh muốn con mình phải là thiên tài,hơn con nhà người ta ạ...:D
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,987 Mã lực
Một phần cũng tại phụ huynh muốn con mình phải là thiên tài,hơn con nhà người ta ạ...:D
Thiên tài đếch gì, chỉ cần muốn đừng ngu si đã phải học bù đầu ra rồi.
Kiến thức cách đây vài trăm năm, liệu bao nhiêu ofer nắm vững chứ đừng nói kiến thức hiện đại.
Thật ra phần lớn thời gian của cả trẻ con lẫn người lớn là cho những thứ vô bổ chứ thời gian cho học hỏi được mấy đâu.
 

Ocxinh_85

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,871
Động cơ
520,504 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
hi mợ Ốc,
Mợ yên tâm nhóe, ko cần phải dạy con bất cứ chữ nào trc khi cháu vào lớp 1. Cô giáo cấp 1 Tr con mình học bảo như thế. Mình cũng là y vậy: Kq là cháu vấn vẫn rất chi ngon lành, nay đã lến lớp 2...mà còn đc làm Chủ ticj lớp nữa kia.
Vì sao ko dạy trc chữ cho các cháu: năm đó (cahcs 2 năm) chương trình TV lớp 1 là chương trình gì đó gọi là Giáo dục công nghệ hay công nghệ Gd...(éo hiểu nổi), ở đó cách dạy khác sơ với sach TV lớp 1 thông thường...ko đánh vần nữa...mà đọc thẳng luôn (siêu nhân là ở đây). Nên cô giáo bảo a đừng làm gì hết, để đó lên lớp 1 bọn e dạy, e chịu trách nhiệm.
Mợ quan tâm thì tìm hiểu xem năm đến Bộ "giá" dục có còn áp dụng sách TV công nghệ gđ nữa ko? mà có điều ko hiểu nỗi là áp dụng Công nghệ gd gì mà chỉ cho lớp 1, sách TV thôi, toán thì vũ như cẩn. Lên lớp 2, 3,4,5 thì sách cũng là sách TV như cũ. Hiểu chết liền.
Vâng ạ, em cảm ơn cụ. Em sẽ tìm hiểu dần dần ạ.
Riêng với thớt này, qua tất cả các còm của các cụ em cũng có thêm được nhiều điều lắm ạ.

Hiện tại em chỉ đang cho Ốc con học vẽ và bắt đầu học tiếng anh thôi mà cũng vấp phải nhiều ý kiến từ trong gđ vì cho rằng chưa đến tuổi cần học và việc dạy chữ/số cần thiết hơn...
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ là ở mức trên trung bình (khá nhiều) rồi, không nên dựa vào trường hợp của cụ để đánh giá chương trình học phổ thông. Chữ phổ thông nghĩa phải phù hợp cho đại đa số người học. Cụ còn được đi học đàn, học võ, chứng tỏ phụ huynh cụ cũng tương đối tiến bộ và quan tâm (một cách đúng đắn) đến con cái, chúc mừng cụ. Em ngày xưa đi học cũng ko học thêm gì cả, thấy việc vào ĐH là đương nhiên, cảm giác đỗ đại học ko khác gì lên lớp; nhưng với nhiều bạn khác, đỗ ĐH là một mốc quan trọng và vui mừng.
Dạ, bố mẹ cháu đúng là rất quan tâm đến cháu. Nhiều khi gặp bài toán khó quá, bố mẹ cháu sau khi xem xét bài toán, hai người xác nhận là bài toán này sẽ chả có ích gì trong thực tế cuộc sống sau này và sẽ chả ảnh hưởng đến điểm toán thi đại học của cháu (vì những bài khó cỡ đó dành cho các bạn điểm 8, 9, 10) ... thế là bỏ qua ngay và luôn =)). Thông thường bố mẹ xem trước bài tập về nhà của cháu, rồi đánh dấu vào những bài cần làm, những bài khác ... cho lượn luôn (thầy cô giáo bắt làm bản kiểm điểm thì để bố mẹ gọi điện nói rõ lý do =))).
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,946
Động cơ
966,926 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Dạ vâng, em cảm ơn cụ .
Ốc con hiện đang học mầm non Yên Hoà. Em định xin lên tiểu học Yên Hoà ngay cạnh luôn.
Tháng 9 năm sau là vào học rồi ạ.
Mình phải xin truớc, chuẩn bị từ lúc nào vậy cụ
Chuẩn bị gì hả mợ? Đến hẹn là vào trường học thôi.
Khi đọc tin về bạn học sinh NK nhảy lầu tự tự vì điểm trung bình môn 8,9
Bố mẹ cháu chỉ lắc đầu : sao mà phụ huynh em này kì lạ thế.

- Muốn đỗ đại học trong nước thì chỉ cần phân bổ sức học hợp lý là đỗ.
- Muốn học đại học nước ngoài (có học bổng) thì chỉ cần tập trung vào môn học mà con mình hứng thú, còn học bạ muốn điểm cao > 9,0 thì cho con học trường bình thường là được (chắc chắn học ở trường làng sẽ dễ được điểm cao hơn trường Ams rồi - ví dụ thế). Với đại học nước ngoài thì Ams hay trường làng cũng như nhau thôi mà :D (học bạ chỉ để tham khảo), họ chỉ cần quan tâm năng khiếu thế mạnh của học sinh có đáp ứng tiêu chuẩn của nhà trường ?
Em cũng cho rằng chương trình học không quá nặng. Thi ĐH bây giờ dễ hơn thời 8x bọn em (căn cứ vào đề thi). Ngày xưa em học cũng thuộc loại làng nhàng, thi ĐH vừa đủ điểm vào. Hồi đó đề ngắn, nhưng hóc búa, nhiều phần ngoài SGK, không học thêm khó được điểm cao.
Nhìn đề thi ĐH mấy năm rồi, em thấy không khó, nhưng dài, bám sát chương trình, ít ra đề kiểu đánh đố. Học sinh chỉ cần chăm 1 chút, nắm vững các bài trên lớp là có thể được 7-8đ/môn.
Có thể bạn hs ở NK vừa rồi đặt mục tiêu cao, kiểu như vào các trường lấy 27-28đ, nên mới áp lực thế.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,946
Động cơ
966,926 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Dạ, bố mẹ cháu đúng là rất quan tâm đến cháu. Nhiều khi gặp bài toán khó quá, bố mẹ cháu sau khi xem xét bài toán, hai người xác nhận là bài toán này sẽ chả có ích gì trong thực tế cuộc sống sau này và sẽ chả ảnh hưởng đến điểm toán thi đại học của cháu (vì những bài khó cỡ đó dành cho các bạn điểm 8, 9, 10) ... thế là bỏ qua ngay và luôn =)). Thông thường bố mẹ xem trước bài tập về nhà của cháu, rồi đánh dấu vào những bài cần làm, những bài khác ... cho lượn luôn (thầy cô giáo bắt làm bản kiểm điểm thì để bố mẹ gọi điện nói rõ lý do =))).
Cụ này giống em thế!!! Em xác định đối với những bài toán khó, nếu con có khả năng, hoặc suy nghĩ thêm 1 chút có thể làm được thì em khuyến khích. Những bài khó quá, nhường bạn giỏi.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,267
Động cơ
215,198 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Chương trình học phải thiết kế cho học sinh có học lực trung binhi, có thể cháu là loại học sinh giỏi nên thấy việc được TB môn 9.0 là bình thường.
Nếu chỉ học theo chương trình chuẩn của bộ thì việc thi các trường đại học top 2 rất khó khăn chứ chưa nói đến top 1.
Con bác trước đây học ở trường dân lập chủ yếu cho học sinh du học dạy song ngữ với chương trình của bộ. Khi nó thi vào đại học trong nước top 2, các bà quản lý tròn mắt hỏi:" con dám thi đại học trong nước cơ à".
Điều đó có nghĩa muốn thi vào đại học trong nước thì phải ôn luyện suốt ngày như gà chọi. Nhưng đến khi học đại học chơi là chủ yếu vẫn được cấp bằng như ai.
Cụ hơi phiến diện và các bà quản lý trường học của con cụ còn quan liêu hơn, em thật! Em tin là với 1 học sinh cơ bản chỉ cần có định hướng đúng đắn thì chương trình hiện tại hoàn toàn có thể vượt qua một cách đơn giản, nó vốn được thiết kế cho đại chúng mà. Còn mục tiêu thì đương nhiên nên nhìn vào thực lực mà đặt ra, bởi nhận thức, khả năng tiếp thu của mỗi cá thể là khác nhau, nhưng trước hết phải thử thì mới biết giới hạn của mình đến đâu.
Với cách nói của cụ thì em phải thẳng thắn mà nói là cụ hơi thiển cận, việc bạn "...chơi là chủ yếu vẫn được cấp bằng như ai." không đồng nghĩa với trình độ nhận thức của bạn tương đương với các bạn khác cầm tấm bằng giống bạn. Bằng cấp là công cụ để xác định điều kiện cần, chứ nó không phải là bảo chứng cho năng lực của người cầm nó, vậy nên để khẳng định giá trị của bạn thì phải dựa vào thực lực của bạn, chứ chắc chắn bạn sẽ không được đánh đồng với những người có điều kiện ban đầu tương đương bạn, xã hội muôn đời là vậy.
 

matran241091

Xe điện
Biển số
OF-57194
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,778
Động cơ
466,063 Mã lực
Dạ, cháu là loại học sinh học lực trung bình ạ (đúng đối tượng thiết kế của sách giáo khoa Việt Nam luôn). Bố mẹ cháu biết sức học của cháu (học lực trung bình các môn toán, lý, hoá) và hứng thú (ngoại ngữ), nên khuyến khích cháu học tiếng Anh cực giỏi, các môn khác học chăm một chút là được.

Kết quả là cháu vừa đủ sát sạt đỗ vào Ngoại Thương (cháu cũng không rõ Ngoại Thương là top1 hay top2 vì cháu đi thi để kiểm tra sức học thôi).
Anh văn : 9,63 x 2 = 19,26
Toán : 7
Văn : 7,5

Chiến lược học do bố mẹ cháu hướng dẫn cho cháu rất chính xác : cháu học bình thường toán, văn nên chỉ cần loanh quanh 7 (điểm 8, 9, 10 xin nhường cho các bạn giỏi hơn). Nhưng tiếng Anh là thế mạnh thì phải đạt gần tuyệt đối.

Học bình thường (nhưng phải học đúng cách) vẫn đỗ đại học mà, không cần phải học ngày học đêm, học như gà chọi để phí hoài tuổi trẻ.




https://www.otofun.net/threads/cau-chuyen-cua-mot-du-hoc-sinh-nhat-ban-2016-2020.1100373/page-14
thôi cụ bớt xạo hộ em cái
Văn làm sao để được 7.5 ???
Cụ phải cày bao nhiêu bài văn mới được từng đấy ???
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,632
Động cơ
272,228 Mã lực
Em kệ mịa cho F1 tự học, chỉ dạy nó những cái cơ bản thôi, học lắm lại ngu ngơ. Sau này cho học nghề, ngoại ngữ ổn là được
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
thôi cụ bớt xạo hộ em cái
Văn làm sao để được 7.5 ???
Cụ phải cày bao nhiêu bài văn mới được từng đấy ???
Dạ, Văn > 8 điểm khác với dưới 8 điểm một trời một vực ạ. Bố mẹ cháu hiểu rõ điều đó nên hướng dẫn cháu đủ tiệm cận mức 8 điểm thôi (không cần cố vượt qua 8 làm gì cả). Còn tiếng Anh phải đạt 10 hoặc gần sát 10, kết quả cháu đỗ sát sạt Ngoại thương nhờ tiếng Anh (điểm chuẩn 33,5 còn điểm của cháu 33,76).
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,267
Động cơ
215,198 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Một nền giáo dục khổ sai,nhưng tỉ lệ tù nhân học tập kém lại quá cao.Số học sinh lớp 9,lớp 10 ko viết nổi 1 lá đơn cho ra hồn.
Mịe! Đến đại bộ phận các tân cử nhân/kỹ sư còn không viết nổi một cái email nộp hồ sơ xin việc cho ra hồn, nữa là các cháu còn ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới:D
Em hồi bé tí đã fang thẳng ông cụ nhà em là cán bộ giáo dục, rằng cái ngành giáo của bố rồi chả thể nặn ra được những sản phẩm cho ra hồn đâu:D. Ơn zời là các cụ nhà em tuy cũng quan trọng thể diện, nhưng cuộc sống, tương lai của thằng con các cụ còn quan trọng hơn, nên các cụ cho phép em được tự do và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình, được phép tách ra khỏi dòng chảy giáo dục thông thường (tất nhiên là trong khuôn khổ:D).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ này giống em thế!!! Em xác định đối với những bài toán khó, nếu con có khả năng, hoặc suy nghĩ thêm 1 chút có thể làm được thì em khuyến khích. Những bài khó quá, nhường bạn giỏi.
Dạ, khi cháu học văn, lời dạy của bố mẹ cháu còn hài hước hơn cơ ạ : khi con học bài thơ, văn nào mà con nhớ ngay, chứng tỏ bài đó hay, hãy học thật kỹ (và thường là những bài đó hay có trong đề thi). Bài nào học mãi chả thuộc (chứng tỏ không hay và chứng tỏ cũng chả mấy ai nhớ, bỏ qua ngay và luôn).
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
4,577
Động cơ
182,790 Mã lực
Còm của cụ đây:

Thế theo cụ diễn đàn này là của phân khúc nào? Em cũng tham gia OF lâu rồi và chưa bao giờ em chi cho con 10-12tr/tháng để đi học tiểu học cả. Con số thực nhỏ hơn thế nhiều lần. Mấy đứa cháu em hiện học tiểu học tại 1 QUẬN ở HN nhưng số tiền chi cho chúng nó 1 tháng trung bình không quá 3tr (kể cả ăn) . Chắc tại phân khúc của em thấp quá. :(
3t là học chính khoá . Con cụ ko phụ đao ko học thêm ?????????? B
 

Ocxinh_85

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
10,871
Động cơ
520,504 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trách nhiệm đấy trước hết là của phụ huynh em ốc ạ, không có những kỳ vọng quái đản từ phụ huynh thì nhà trường cũng chả nảy sinh những sức ép thành tích dẫn đến tiêu cực nhiều như vậy. Ở chiều ngược lại anh đồng ý là giáo dục VN nát, nhưng chúng ta nên có sự lựa chọn riêng của mình thay vì trông chờ vào quyết định của người khác:D.
PS: Ý kiến của 1 thằng 12 năm học phổ thông không năm nào chép bài đầy được 1 quyển vở:)), chỉ nhờ được thầy yêu cô mến để đủ điểm lên lớp:D
Vâng, Ốc ghi nhận ý kiến của anh Chuối ạ. Hii

Cảm ơn cụ đã chia sẻ ạ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top