Có tất cả 91 vị giáo hoàng được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, bao gồm cả Giáo hoàng John Paul II được chôn tại đây vào năm 2005.
Tuy nhiên không phải tất cả đều ở trên mặt đất mà phần lớn trong số chúng được đặt ở hầm mộ trong lòng đất ngay bên dưới Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Khu vực hầm mộ này gọi là Thánh địa Vatican (Vatican Necropolis). Có tour thăm quan nơi này, giá vé hình như chỉ có 12~13€ gì đó nhưng rất khó để đăng ký.
Bàn thờ của Sự biến hình là bức tranh khảm đẹp nhất trong Thánh đường. Bức tranh gốc Sự biến hình (Transfiguration) do Raphael vẽ năm 1520 hiện nằm ở trong Bảo tàng Vatican.
Tượng đài Giáo hoàng Pope Pius VII (1800-1823) bên cạnh Nhà nguyện Clementine.
Bàn thờ Thánh Gregory the Great (590 - 604)
Bên dưới bàn thờ là một cỗ quan tài bằng đá cẩm thạch trắng có chứa di hài của Giáo hoàng St. Gregory the Great (590-604). Di hài của ông được bảo quản và được đưa đến đây vào năm 1606. Vị Giáo hoàng này, còn được gọi là "Vị cứu tinh của Giáo hội" và "Người bảo vệ thành Rome".
Bức tranh khảm của bàn thờ được làm từ năm 1772 lấy cảm hứng từ bức tranh gốc của Andrea Sacchi năm 1627 có tên là Phép lạ của Thánh Gregory (The Miracle of St. Gregory) mô tả cảnh Đức Thánh Cha đang cắt một tấm vải lanh trên lăng mộ của Thánh Peter thì bất ngờ chảy máu.
Tượng đài Giáo hoàng Alexander VII (1655-1667). Đây là giáo hoàng đã ủy quyền cho Bernini “bao bọc” Quảng trường Thánh Peter bằng hàng cột colonnade, một trong những tượng đài Giáo hoàng nổi tiếng nhất ở Thánh đường, là kiệt tác cuối cùng của Bernini khi ông đã 80 tuổi.
Tác phẩm mô tả Đức Giáo Hoàng, đang quỳ gối và chăm chú cầu nguyện, bên dưới tấm vải là sự xuất hiện đột ngột của Thần chết dưới hình hài bộ xương bằng đồng mạ vàng đang giơ cao chiếc đồng hồ cát biểu thị rằng thời gian đã trôi qua. Bốn bức tượng xung quanh đại diện cho các đức tính được thực hiện bởi Đức Giáo hoàng. Màu trắng của các bức tượng và màu đen của các cột là dấu hiệu của sự thương tiếc.
Cánh cửa ở phía dưới dẫn đến lối ra của Thánh đường.
Bức tranh khảm ở Bàn thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception) là bản sao của bức tranh do Bianchi vẽ năm 1740.
Chiếc vương miện bằng kim cương đã được thêm vào bức tranh khảm năm 1904.
Đài tưởng niệm Giáo hoàng Innocent VIII (1484 - 1492), tác phẩm của Pollaiolo năm 1498. Đây là tác phẩm duy nhất được giữ lại từ nhà thờ cũ. Tay trái của Giáo hoàng đang cầm cây thương đã đâm vào sườn Chúa Jesus. Hai bên Giáo hoàng là bốn hình ảnh tượng trưng cho bốn đức tính cơ bản: Thận trọng, Công lý, Lòng dũng cảm và Sự khoan dung.
Đài tưởng niệm Stuarts, tác phẩm của Antonio Canova năm 1829 để tưởng nhớ Vua James III và hai con trai của ông là Bonnie Prince Charlie và Henry.
Tác phẩm đánh dấu vị trí trong các hang động bên dưới nơi chôn cất ba thành viên cuối cùng của Hoàng gia Stuart.
Nhà nguyện Baptistery, một trong những nhà nguyện đẹp nhất của vương cung thánh đường và được xây dựng theo thiết kế của Carlo Fontana (1634-1714).
Bức tranh khảm làm vào năm 1722 là bản sao bức tranh gốc của Carlo Maratta mô tả Phép rửa tội của Chúa Jesus ở sông Jordan.
Tuy nhiên không phải tất cả đều ở trên mặt đất mà phần lớn trong số chúng được đặt ở hầm mộ trong lòng đất ngay bên dưới Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Khu vực hầm mộ này gọi là Thánh địa Vatican (Vatican Necropolis). Có tour thăm quan nơi này, giá vé hình như chỉ có 12~13€ gì đó nhưng rất khó để đăng ký.
Bàn thờ của Sự biến hình là bức tranh khảm đẹp nhất trong Thánh đường. Bức tranh gốc Sự biến hình (Transfiguration) do Raphael vẽ năm 1520 hiện nằm ở trong Bảo tàng Vatican.

Tượng đài Giáo hoàng Pope Pius VII (1800-1823) bên cạnh Nhà nguyện Clementine.

Bàn thờ Thánh Gregory the Great (590 - 604)
Bên dưới bàn thờ là một cỗ quan tài bằng đá cẩm thạch trắng có chứa di hài của Giáo hoàng St. Gregory the Great (590-604). Di hài của ông được bảo quản và được đưa đến đây vào năm 1606. Vị Giáo hoàng này, còn được gọi là "Vị cứu tinh của Giáo hội" và "Người bảo vệ thành Rome".
Bức tranh khảm của bàn thờ được làm từ năm 1772 lấy cảm hứng từ bức tranh gốc của Andrea Sacchi năm 1627 có tên là Phép lạ của Thánh Gregory (The Miracle of St. Gregory) mô tả cảnh Đức Thánh Cha đang cắt một tấm vải lanh trên lăng mộ của Thánh Peter thì bất ngờ chảy máu.




Tượng đài Giáo hoàng Alexander VII (1655-1667). Đây là giáo hoàng đã ủy quyền cho Bernini “bao bọc” Quảng trường Thánh Peter bằng hàng cột colonnade, một trong những tượng đài Giáo hoàng nổi tiếng nhất ở Thánh đường, là kiệt tác cuối cùng của Bernini khi ông đã 80 tuổi.
Tác phẩm mô tả Đức Giáo Hoàng, đang quỳ gối và chăm chú cầu nguyện, bên dưới tấm vải là sự xuất hiện đột ngột của Thần chết dưới hình hài bộ xương bằng đồng mạ vàng đang giơ cao chiếc đồng hồ cát biểu thị rằng thời gian đã trôi qua. Bốn bức tượng xung quanh đại diện cho các đức tính được thực hiện bởi Đức Giáo hoàng. Màu trắng của các bức tượng và màu đen của các cột là dấu hiệu của sự thương tiếc.
Cánh cửa ở phía dưới dẫn đến lối ra của Thánh đường.

Bức tranh khảm ở Bàn thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception) là bản sao của bức tranh do Bianchi vẽ năm 1740.

Chiếc vương miện bằng kim cương đã được thêm vào bức tranh khảm năm 1904.

Đài tưởng niệm Giáo hoàng Innocent VIII (1484 - 1492), tác phẩm của Pollaiolo năm 1498. Đây là tác phẩm duy nhất được giữ lại từ nhà thờ cũ. Tay trái của Giáo hoàng đang cầm cây thương đã đâm vào sườn Chúa Jesus. Hai bên Giáo hoàng là bốn hình ảnh tượng trưng cho bốn đức tính cơ bản: Thận trọng, Công lý, Lòng dũng cảm và Sự khoan dung.

Đài tưởng niệm Stuarts, tác phẩm của Antonio Canova năm 1829 để tưởng nhớ Vua James III và hai con trai của ông là Bonnie Prince Charlie và Henry.
Tác phẩm đánh dấu vị trí trong các hang động bên dưới nơi chôn cất ba thành viên cuối cùng của Hoàng gia Stuart.

Nhà nguyện Baptistery, một trong những nhà nguyện đẹp nhất của vương cung thánh đường và được xây dựng theo thiết kế của Carlo Fontana (1634-1714).
Bức tranh khảm làm vào năm 1722 là bản sao bức tranh gốc của Carlo Maratta mô tả Phép rửa tội của Chúa Jesus ở sông Jordan.
